Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Quy định của pháp luật hiện hành về công nghệ thông tin và truyền thông đối với ...

Tài liệu Quy định của pháp luật hiện hành về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật. thực tiễn ở việt nam

.DOC
16
96
84

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................- 1 NỘI DUNG.......................................................................................................- 1 1. Những quy định của pháp luật hiện hành về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật..........................................................................- 1 2. Thực tiễn về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay............................................................................................- 4 2.1. Thành tựu đạt được....................................................................................- 4 2.2. Một số hạn chế.........................................................................................- 10 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật........................................................................- 12 KẾT LUẬN....................................................................................................- 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................- 15 - LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, với sự xâm nhập của những công nghệ hiện đại và tiên tiến trên thế giới, nhiều sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông đã được ra đời, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Một trong những đối tượng mà công nghệ thông tin và truyền thông hướng đến đó là người khuyết tật. Với những công nghệ sản xuất và dây chuyền hiện đại, hàng loạt sản phẩm đã ra đời để không chỉ đáp ứng của những người bình thường, mà còn hướng đến việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khuyết tật. Mặc dù vậy, để tiếp cận được với công nghệ thông tin và truyền thông người khuyết tật vẫn gặp khá nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Để giải quyết điều đó, pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể để nhằm giúp người khuyết tật có điều kiện tiếp cận tốt hơn công nghệ thông tin và truyền thông trong thực tiễn, góp phần cải thiện cuộc sống, giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. NỘI DUNG 1. Những quy định của pháp luật hiện hành về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật Truy cập thông tin và công nghệ thông tin, truyền thông tạo ra nhiều cơ hội cho mỗi người nói chung, cho người khuyết tật nói riêng. Công nghệ này giúp con người mở mang tầm nhìn, cập nhật thông tin, phát huy được tiềm năng của mình. Đối với người khuyết tật, công nghệ thông tin có thể giúp họ phát huy được vai trò đóng góp cho sự phát triển xã hội. Hiệp sĩ công nghệ thông tin năm 2005 Nguyễn Công Hùng, người mắc chứng bại liệt bẩm sinh làm Giám đốc cơ sở đào tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo Công Hùng là ví dụ. Người khuyết tật ở một số dạng nhất định như khiếm thính, khiếm thị thường gặp khó khăn hơn trong việc học tập và trao đổi thông tin với xã hội bên ngoài, bởi người khiếm thị thông thường chỉ có thể đọc thông tin qua hệ thống chữ nổi, trong khi hầu hết các tài liệu đều không ở dạng này. Tuy nhiên, công nghệ thông tin và truyền thông có thể giúp họ tháo gỡ, khắc phục được những khó khăn này, thậm chí họ có thể tìm được việc làm phù hợp để có thu nhập. Thông qua một số phần mềm 1 chuyên dụng và với sự hỗ trợ của máy tính, người khiếm thính có thể gửi, nhận thông tin qua email, hình ảnh. Việc phát triển các phần mềm như Jaw, NDC, Via Voice đã giúp người khiếm thính có thể nghe được nội dung các tài liệu mình cần đọc thông qua máy tính, trong khi các tài liệu được viết bởi những người bình thường. Với sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng, người khiếm thị có thể tham gia các công việc văn phòng, dịch thuật tài liệu; người khiếm thính có thể làm tốt việc nhập dữ liệu hoặc điều hành các Internet shop. Trên thế giới, một số hãng như IBM, Microsoft là các hãng dẫn đầu trong việc phát triển các loại công nghệ dành cho người khuyết tật. Ở các nước phát triển phần lớn đều có những trung tâm thiết kế công cụ hỗ trợ người tàn tật trong lĩnh vực này. Đa số người khuyết tật có thể tự làm việc, hòa nhập với cộng đồng qua công cụ đó từ internet. Ngoài ra, công nghệ thông tin còn có thể là công cụ làm tăng khả năng phục hồi, khắc phục khiếm khuyết ở người khuyết tật. Với người chậm phát triển về não, các trò chơi trên máy tính giúp cho sự phát triển trí óc do tác dụng kích thích sự tìm tòi, vận động suy nghĩ... Bên cạnh công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông một mặt phản ánh thông tin cần thiết về người khuyết tật trên mọi lĩnh vực đến cộng đồng, mặt khác cũng cung cấp thông tin từ đời sống cộng đồng đến với người khuyết tật, nếu họ có khả năng tiếp nhận hoặc được hỗ trợ phương tiện tiếp cận thuận tiện. Chất lượng đời sống tinh thần của người khuyết tật qua đó được nâng lên. Xuất phát từ vai trò đó của công nghệ thông tin và truyền thông, pháp luật đã xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật. Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất, cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn, tài liệu đọc dành cho người khuyết tật nghe, nói và 2 người khuyết tật trí tuệ (Điều 43 khoản 1, khoản 4 Luật người khuyết tật). Luật công nghệ thông tin năm 2006 cũng nhấn mạnh việc nhà nước có chính sách ưu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đối với người khuyết tật. Ví dụ: có thể được ngân hàng cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư để thực hiện dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh... (Điều 5 Luật công nghệ thông tin). Ngày 14/9/2009, Bộ thông tin và truyền thông ban hành thông tư số 28/2009/TT-BTTTT quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Ban hành kèm theo Thông tư này là “Danh mục tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông”. Các tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông được quy định áp dụng theo hai hình thức: bắt buộc áp dụng và khuyến nghị áp dụng. Chẳng hạn, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối, bán lẻ thiết bị viễn thông bắt buộc phải sắp xếp kí tự số, kí tự chữ và kí hiệu trên máy điện thoại và các thiết bị khác để giúp người khuyết tật tiếp cận và sử dụng mạng điện thoại. Khi thiết kế và xây dựng trang thông tin điện tử (website), bắt buộc phải hướng dẫn khả năng tiếp cận và sử dụng nội dung thông tin của trang thông tin điện tử phiên bản 1.0... Bên cạnh đó, ngày 11/03/2013 vừa qua, Bộ thông tin và truyền thông đã ban hành Công văn số 723/BTTTT-KHCN đề xuất nhiệm vụ hỗ trợ người khuyết tật trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông năm 2013 và năm 2014. Đây là nội dung tiếp theo của Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 – 2010. Các nhiệm vụ quy định trong công văn gồm những nội dung sau: - Nghiên cứu phát triển các công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; - Nghiên cứu phát triển và tổ chức sản xuất các công cụ tiện ích hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; - Duy trì, phát triển, nâng cấp các cổng/trang thông tin điện tử hỗ trợ người khuyết tật; 3 - Xây dựng nội dung đào tạo, hướng nghiệp theo các hình thức đào tạo mới cho người khuyết tật dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông; Trong Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 ban hành ngày 05/08/2012 cũng quy định mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2012 - 2015 sẽ có 30% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, và đến giai đoạn 2016 – 2020 tỷ lệ đó sẽ là 50%. Bên cạnh đó, để thực hiện được đề án , nội dung Quyết định cũng quy định các hoạt động nhằm giúp người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông theo như quy định tại Công văn số 723/BTTTT-KHCN. Trong lĩnh vực truyền thông, cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật để cộng đồng bắm bắt được thông tin về bộ phận cư dân đặc biệt này. Ngược lại, để người khuyết tật có thể tiếp cận được thông tin, Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khuyết tật (Điều 43 Khoản 2 Luật người khuyết tật). Các đài truyền hình trung ương được cấp phép phủ sóng toàn quốc có trách nhiệm áp dụng công nghệ hỗ trợ người khiếm thính tiếp cận chương trình thời sự chính trị tổng hợp phát hàng ngày tối thiểu trên một kênh. Đối với các đài truyền hình thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đài truyền hình có diện phủ sóng khu vực, Nhà nước khuyến khích áp dụng công nghệ hỗ trợ người khiếm thính (Điều 4 Thông tư 28/2009/TT-BTTTT). Tóm lại, công nghệ thông tin nói chung dù được phát triển khá mạnh mẽ nhưng vẫn là lĩnh vực tương đối mới mẻ ở nước ta. Tuy vậy, ở mức độ nhất định, pháp luật đã có những quy định cụ thể (chủ yếu mang tính “khuyến khích”, “ưu tiên”) nhằm tạo điều kiện để người khuyết tật có thể tiếp cận với lĩnh vực hiện đại này, đảm bảo quyền được hòa nhập cộng đồng của họ. 2. Thực tiễn về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay 2.1. Thành tựu đạt được 4 Có thể khẳng định, từ trước đến nay ở Việt Nam chưa có một cuộc điều tra quy mô, tổng thể và đầy đủ nào về tình hình và thực trạng người khuyết tật. Nguyên nhân chính của tình trạng đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, song có vấn đề là chưa có quan niệm thống nhất như thế nào là người tàn tật, như thế nào là người khuyết tật, vì vậy không thể có con số thống kê chính xác được. Liên quan tới các cuộc điều tra về thực trạng người khuyết tật ở Việt Nam có nhiều tổ chức quốc tế và trong nước tham gia, tuy nhiên hầu hết các cuộc điều tra chỉ trong phạm vi nhất định và như vậy kết quả tổng thể chưa có thể kiểm chứng. Tuy nhiên, việc vào cuộc của các tổ chức chứng minh sự quan tâm về đời sống của người khuyết tật và bước đầu đưa ra cách nhìn tổng quan về thực trạng người khuyết tật ở nước ta nói chung cũng như thực trạng áp dụng các quy định về pháp luật công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật nói riêng. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê năm 2006, người khuyết tật chiếm 15,3% dân số, tương đương 13 triệu người, trong đó có 1,2-1,5 triệu thanh niên khuyết tật. Trên cơ sở các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật, cùng với sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, tại một số địa phương trong cả nước đã có những kế hoạch cụ thể và bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan. Theo số liệu thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, năm 2011 toàn tỉnh có hơn 35.800 người khuyết tật, trong đó số không có khả năng tự phục vụ là gần 19.000 người, đối tượng tâm thần phân liệt chiếm hơn 6000 người... Đối với những người khuyết tật nặng không có khả năng tự phục vụ, địa phương này đã hỗ trợ 360.000 đồng/người/tháng, các đối tượng còn lại được trợ cấp 270.000 đồng/tháng. Mới đây, trong năm 2011 Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tình Quảng Nam đã phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức các khóa đào tạo công nghệ thông tin miễn phí và hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại trong suốt thời gian học tập cho người khuyết tật theo chương trình phối hợp năm 2011. Theo đó, đối tượng đăng 5 ký là người khuyết tật có tuổi đời từ 16 đến 45, tốt nghiệp THCS trở lên, có nhu cầu học công nghệ thông tin. Dự kiến trong tháng 9/2011 sẽ mở 2 lớp đào tạo, mỗi khóa đào tạo trong vòng 4 tháng. Những nỗ lực của Quảng Nam đã tạo điều kiện cho người khuyết tật trong tỉnh có việc làm ổn định, giúp họ vượt qua mặc cảm để hòa nhập cộng đồng. Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã xây dựng bản kế hoạch số 20 về thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 trên địa bàn của tỉnh. Tại một số địa phương khác như Lào Cai, Đà Nẵng... cũng đã cho ban hành những bản kế hoạch với nội dung tương tự. Bên cạnh đó, cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện của chính quyền các cấp, các, các tổ chức quốc tế đã đầu tư tiền và công nghệ cho một số hoạt động khuyến khích, hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông. Nhà nước cũng đã có những đầu tư phù hợp cho công tác giúp đỡ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông. Tại TP. Đà Nẵng, sáng ngày 3/12/2012, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), phối hợp với tổ chức Catholic Relief Services (CRS) và trường Đại họ Đông Á Đà Nẵng đã tổ chức khai giảng khóa đào tạo Công nghệ thông tin cho người khuyết tật Đà Nẵng và một số tỉnh, thành, địa phương miền Trung. Đây là một dự án lớn đầu tiên được triển khai tại miền Trung – Tây Nguyên, với kinh phí là 9 tỷ đồng. Theo đó, dự án sẽ kéo dài từ 2012-2015. Khóa đào tạo đầu tiên sẽ kéo dài trong 6 tháng với hơn 250 sinh viên khuyết tật. Hai tổ chức này sẽ tài trợ mọi chi phí học tập, ăn ở, đi lại của toàn bộ sinh viên. Ngoài công nghệ thông tin với các ngành như thiết kế đồ họa, lập trình web, học viên còn được dạy tiếng Anh và các kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hòa nhập xã hội... và ngoài ra các học viên còn được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp Công nghệ thông tin trên địa bàn. Dự kiến sau khi đào tạo sẽ có khoảng 80% học viên sẽ có việc làm, thu nhập ổn định. Đây là một trong những dự án tiêu biểu nhằm đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật được tham gia đầy đủ và bình đẳng vào các lĩnh vực của cuộc sống thông qua việc đảm bảo tiếp cận bình đẳng trong giáo dục và việc làm. 6 Buổi khai giảng dự án đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông cho người khuyết tật ngày càng được trang bị hiện đại, người khuyết tật dần được tiếp cận với các công nghệ mới trên thế giới. Cơ sở hạ tầng dành riêng cho người khuyết tật cũng ngày càng được đảm bảo tốt nhất có thể. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho học viên là người khuyết tật học tập tốt, các đơn vị đào tạo công nghệ thông tin cũng đã cắt cử cán bộ thường xuyên liên hệ và tổ chức các buổi giao lưu với học viên. Ví dụ như ngày 30/08/2011 đã diễn ra hội thảo “việc làm về công nghệ thông tin cho người khuyết tật” tại Trường Đại học Văn Lang, TP. Hồ Chí Minh. Hội thảo ngoài mục đích giúp cho sự phát triển của dự án, còn là dịp để các nhà tổ chức, điều hành chương trình, các nhà hảo tâm nhìn lại những thành quả bước đầu về xóa bỏ rào cản, định kiến xã hội đối với người khuyết tật. Đã có 45 cơ quan, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hành chính, công nghệ thông tin từ miền Trung đến Nam Bộ đăng ký tiếp nhận thực tập sinh và tuyển dụng học viên cùng con số 87,9% học viên khuyết tật của tất cả các ngành tìm được việc sau khi tốt nghiệp. Như vậy, không chỉ giúp người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông, mà thông qua quá trình đào tạo này đã góp phần giúp cho người khuyết tật có việc làm, tạo nguồn thu nhập, sớm hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, đến tháng 6/2010, dự kiến sẽ có ít nhất 400 học viên tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Mnh được đào tạo 7 từ dự án Đào tạo Công nghệ thông tin cho người khuyết tật do cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ. Bên cạnh đó, các nhà hảo tâm, các tổ chức trong nước cũng đã có sự giúp đỡ và tạo điều kiện nhất định cho người khuyết tật tiếp cận với công nghệ thông tin. Ngày 26/03 vừa qua, Vietinbank Bến Tre phối hợp với Agribank Bến Tre đã tiến hành trao tặng 25 bộ máy vi tính để phục vụ công tác giảng dạy của Trường dạy nghề người khuyết tật tỉnh Bến Tre. Đây là một hoạt động ý nghĩa thiết thực, đã góp phần đảm bảo tốt cho việc tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông của người khuyết tật. Đối với lĩnh vực truyền thông, để giúp người khuyết tật có thể tiếp cận thông tin đại chúng một cách tốt nhất có thể, Nhà nước đã có sự đầu tư nhất định các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ cho người khuyết tật tiếp cận truyền thông nhanh chóng, đặc biệt là đối với người khiếm thính. Nhằm tiếp tục điều phối hiệu quả các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, Cục Bảo trợ xã hõi (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) phối hợp với Trung tâm Tin, Tổ chức hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam (VNAH) và Chương trình Điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam (NCCD) xây dựng Trang thông tin điện tử Hỗ trợ người khuyết tật. Website ra đời nhằm trợ giúp người khuyết tật tiếp cận và sử dụng đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật, mô hình dự án, chương trình và những trao đổi hỏi-đáp. Đây cũng là địa chỉ để cộng đồng người khuyết tật xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt là tại thời điểm khi Luật Người khuyết tật có hiệu lực, trang thông tin điện tử này là công cụ hữu hiệu để tuyên truyền, góp phần đưa luật vào cuộc sống của những người khuyết tật. Đặc biệt là từ ngày 1/4/2011, chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam đã đưa vào phát sóng chương trình thời sự dành cho người khiếm thính. Chương trình được phát sóng vào lúc 22 giờ tối các ngày trong tuần với thời lượng 45 phút. Đây là kên thông tin nhằm giúp người khiếm thính tiếp cận tốt hơn với những thông tin văn hóa – xã hội. Ngoài hình ảnh và lời của phát thanh viên, trên màn hình tivi sẽ có dòng phụ đề để người khiếm thính có thể 8 theo dõi được. Những phụ đề cũng được biên tập ngắn gọn hơn, giúp giảm bớt khó khăn trong việc tiếp nhận của người khiếm thính. Biên tập viên đang diễn đạt bằng ngôn ngữ cử chỉ Việc ra đời chương trình này là một tin vui cho 400.000 người khiếm thính trên toàn quốc. Bởi trước đó họ xem bản tin thời sự mà không hiểu gì hoặc hiểu rất ít. Bên cạnh việc giúp người khuyết tật tiếp cận truyền thông thì Nhà nước cũng chú trọng việc giúp người bình thường có cái nhìn đúng về người khuyết tật, giúp cho việc xóa bỏ rào cản giữa người bình thường với người khuyết tật. Tại buổi tọa đàm về “xóa bỏ rào cản đối với người khuyết tật bằng truyền thông đúng” đã nêu lên những quan điểm đúng đắn về người khuyết tật, đồng thời trình bày những phương pháp tiếp cận đúng đắn về vấn đề này. Buổi tọa đàm đã thu hút sự tham gia của các diễn giả đến từ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, IDEA, Kênh truyền hình VOV, Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội, Trung tâm sống độc lập và đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí. Hầu hết các diễn giả đều đánh giá cao vai trò của truyền thông trong việc thay đổi định kiến của cộng đồng đối với người khuyết tật. Bà Hồng Oanh, Trưởng ban IDEA nhận định: “Báo chí đã đóng góp tiếng nói lớn để chuyển tải đến cộng đồng thông tin về người khuyết tật, giúp cộng đồng thay đổi cách nhìn nhận tích cực hơn: người khuyết tật không phải là những người đáng thương mà cần phải 9 được tôn trọng bởi những thành công và có đóng góp nhất định cho sự phát triển của đất nước” Như vậy, công nghệ thông tin và truyền thông đã thực sự được Nhà nước ta chú trọng, tạo điều kiện và đảm bảo để người khuyết tật tiếp cận nhanh chóng và từ đó giúp họ xóa bỏ những mặc cảm, tự ti, sớm hòa nhập cộng đồng, vươn lên bằng sự nỗ lực, sống có ích, làm việc và có thu nhập nuôi sống bản thân. 2.2. Một số hạn chế Mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định trong việc quy định về tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật. Một là mặc dù đã có sự chú trọng đầu tư và có những đóng góp nhất định cho công tác đảm bảo tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông cho người khuyết tật, song không phải địa phương nào cũng đảm bảo tốt các điều kiện vật chất cũng cho người khuyết tật một cách đầy đủ. Hai là nguồn kinh phí hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông có hạn, chủ yếu lấy từ sự đóng góp của các các nhân, tổ chức trong và ngoài nước, trong khi nhu cầu tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông khá lớn. Hơn nữa, giá cả trang thiết bị máy móc phục vụ cho công nghệ thông tin và truyền thông cũng không phải là rẻ. Bên cạnh đó, để có không gian cho dạy và học công nghệ thông tin và truyền thông cũng cần phải bỏ ra chi phí thuê mặt bằng. Vì vậy, số lượng và chất lượng cơ sở vật chất cũng chưa được đảm bảo, những máy móc thiết bị được tặng cho đa số là đồ đã qua sử dụng. Ba là hệ thống máy móc, công nghệ nhằm giúp cho người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông còn kém phát triển so với các nước tiên tiến trên thế giới. So với một số nước như Nhật Bản, Mỹ... thì chúng ta còn kém xã về trình độ kỹ thuật và công nghệ. Những nước này đã có rất nhiều thiết bị hỗ trợ phù hợp và rất tiên tiến dành riêng cho những người khuyết tật. Bốn là rào cản giữa người bình thường và người khuyết tật vẫn chưa thực sự được xóa bỏ ở một số nơi. Khi người khuyết tật đi xin việc làm liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, thậm chí khi có mong muốn tiếp 10 cận công nghệ thông tin và truyền thông vẫn còn có một khoảng cách tồn tại với đối tượng đặc biệt này. Yếu tố tâm lý vẫn chưa được giải quyết khi mà người ta vẫn còn nhìn người khuyết tật bằng ánh mắt thương hại thay vì nhìn nhận một cách khách quan năng lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của họ. Năm là một số ngành nghề trong lĩnh vực truyền thông mà người khuyết tật vẫn chưa thực sự có thể tham gia. Lý do đơn giản bởi vì người khuyết tật không thể hoặc rất khó đáp ứng được yêu cầu cơ bản của ngành nghề đó. Ví dụ như người khuyết tật nói sẽ gặp khó khăn trong lĩnh vực truyền thanh. Sáu là cơ sở hạ tầng dành riêng cho người khuyết tật tại một số trung tâm đào tạo công nghệ thông tin chưa thực sự được chú trọng và đảm bảo. Ví dụ như chưa có đường dành riêng cho xe lăn của người khuyết tật vận động ở các trung tâm. Đây là vấn đề cần thiết phải giải quyết triệt để, bởi ở một số trung tâm đào tạo tin học dành cho người khuyết tật vẫn chưa đáp ứng được những cơ sở hạ tầng dành riêng cho người khuyết tật, bộ phận người khuyết tật vẫn phải sử dụng như điều kiện dành cho người bình thường. Bảy là tại một số vùng sâu, vùng xa, do điều kiện khó khăn về mặt địa lý cũng như một số điều kiện tự nhiên khác, công nghệ thông tin và truyền thông vẫn chưa thực sự đến với người khuyết tật. Thậm chí có nhiều vùng trong cả nước, ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hệ thống trang thiết bị, máy móc và công nghệ chưa có. Thực tế cho thấy có nhiều vùng chưa kể đến việc trang thiết bị máy móc về công nghệ thông tin, chỉ mới nói đến những nhu cầu thiết yếu cơ bản mà mỗi gia đình đều phải có là điện đường, trường, trạm vẫn chưa có nói gì đến xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông dành riêng cho người khuyết tật. Tám là trong thực tiễn áp dụng, đội ngũ cán bộ, nhân viên trợ giúp người khuyết tật trong tiếp cận thông tin và truyền thông vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do đó, một số nhu cầu về máy móc thiết bị vẫn chưa được giải quyết cho người khuyết tật. 11 Cuối cùng, pháp luật về quyền tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật khi áp dụng vào thực tế vẫn còn nhiều khiếm khuyết nhất định. Ở một số địa phương triển khai kế hoạch vẫn chưa sát với luật, thậm chí có nơi còn chưa hiểu đúng bản chất của việc hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật. Do đó, việc triển khai trên thực tế vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn. 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật Hiện nay, quy định của pháp luật về quyền tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông đã vẫn còn những thiếu sót nhất định. Thực tiễn cho thấy khi triển khai áp dụng những quy định của pháp luật trong thực tế vẫn chưa được áp dụng đúng đắn và thậm chí chưa giải quyết thỏa đáng quyền lợi của người khuyết tật. Do đó, để hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công nghệ thông tin của người khuyết tật, em xin đưa ra một số giải pháp hoàn thiện như sau: Thứ nhất, cần xây dựng và củng cố hơn nữa pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật. Hiện tại, các quy định về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật vẫn còn khá ít và cần có thêm những điều khoản thiết thực hơn nữa nhằm giúp người khuyết tật tiếp cận gần hơn với công nghệ thông tin và truyền thông trên thực tế. Thứ hai, cần xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác phát triển pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc cũng như các điều kiện cơ sở hạ tầng giúp cho người khuyết tật có thể tiếp cận tốt nhất với công nghệ thông tin và truyền thông. Hệ thống trang thiết bị hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng hết được các yêu cầu về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật. Thứ ba, đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật. Đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện tại vẫn chưa đáp ứng hết được các yêu cầu của người khuyết tật trong việc tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông. Do đó, cần 12 có nhiều hơn nữa những cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông để có thể đáp ứng được những yêu cầu chung của người khuyết tật về công nghệ thông tin và truyền thông. Thứ tư, không ngừng học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới về việc xây dựng các điều luật nhằm đảm bảo tốt hơn cho người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông mọi lúc mọi nơi. Tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn các nước trong việc phát triển hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, đảm bảo người khuyết tật được tiếp cận phần nào công nghệ hiện đại của thế giới. Ví dụ như một số công nghệ hỗ trợ người mù trong việc đọc và viết chữ, hệ thống máy tính đọc cho người khiếm thị nghe. Hoặc như một số nước có thể tổ chức những đoàn xe lưu động mang công nghệ thông tin đến từng vùng sâu, vùng xa, những vùng khó khăn nhằm phục vụ cho cả đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo và người khuyết tật. Thứ năm, Cần không ngừng nâng cao nhận thức của người dân về người khuyết tật, giúp họ hiểu đúng về người khuyết tật, xóa bỏ mọi rào cảng giữa họ với những người bình thường trong đời sống xã hội, góp phần đưa người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, xóa bỏ mặc cảm, tự ti. Thứ sáu, Đài truyền hình cần có một kênh chuyên biệt dành riêng cho người khuyết tật và điều này thiết nghĩ nên quy định trong các điều khoản trong lĩnh vực thông tin truyền thông. Bởi hiện tại, đài truyền hình trung ương mới chỉ có một hoặc một số chương trình dành cho người khuyết tật, thực sự là rất ít ỏi đối với người khuyết tật. Thứ bảy, nhà nước tạo mọi điều kiện về mặt bằng, hỗ trợ mọi mặt nhằm giúp người khuyết tật có được không gian và điều kiện để tiếp cận tốt hơn công nghệ thông tin và truyền thông. Để làm được điều đó, Nhà nước cần ban hành các văn bản để từ đó các địa phương đề ra những kế hoạch cụ thể góp phần giúp người khuyết tật thực hiện được các quyền lợi của mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Thứ tám, Nhà nước cần chú trọng việc xây dựng hệ thống hỗ trợ mọi mặt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông tại những vùng còn nhiều 13 khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, để đảm bảo sự bình đẳng giữa tất cả những người khuyết tật trên cả nước, để người người đều được tiếp cận với công nghệ thông tin và truyền thông. Ngoài việc hỗ trợ những chính sách ưu đãi về thuế và hỗ trợ kỹ thuật cần tạo sự bình đẳng trong việc thụ hưởng các chính sách của đối tượng bảo trợ xã hội ở trung tâm bảo trợ xã hội trong hay ngoài công lập, trong đó có chính sách về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật. Thứ chín, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực của các tổ chức xã hội trong việc chăm sóc và đảm bảo quyền tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông của người khuyết tật. Các chính sách xã hội hóa cần áp dụng và mở rộng mô hình trung tâm bảo trợ xã hội không chỉ do nhà nước thiết lập. Trong đó, chú trọng xây dựng hệ thống trang thiết bị, máy móc công nghệ thông tin và truyền thông dành cho người khuyết tật. Cuối cùng, để làm được những điều đó cần có những nguồn kinh phí hỗ trợ nhất định. Do đó, nhà nước ta cần tạo mọi điều kiện hết sức có thể để thu hút sự đóng góp của các nhà hảo tâm, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, cần có một chính sách cụ thể cùng với cơ chế mở để thu hút được nguồn tài trợ của các nhà tài trợ. KẾT LUẬN Qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã góp phần giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện về tình hình tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông của người khuyết tật Việt Nam trong thực tế, hiểu được những khó khăn mà người khuyết tật gặp phải trong quá trình thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông của mình. Qua đó đề ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa những điều kiện về vật chất và tinh thần, giúp cho người khuyết tật nước ta ai ai cũng được đảm bảo quyền lợi trong việc tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông. 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật người khuyết tật Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2011. 2. Luật người khuyết tật năm 2010. 3. Luật công nghệ thông tin năm 2006. 4. Thông tư số 28/2009/TT-BTTTT về quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. 5. Công văn số 723/BTTTT-KHCN đề xuất nhiệm vụ hỗ trợ người khuyết tật trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông năm 2013 và năm 2014. 6. Website: http://www.danangcity.gov.vn/ http://www.baomoi.com/ http://www.tienphong.vn/ http://www.dphanoi.org.vn/ http://www.vietinbank.vn/ http://vov.vn/ và một số website khác. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan