Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Quy chế pháp lý về khuyến mại...

Tài liệu Quy chế pháp lý về khuyến mại

.DOC
19
17
140

Mô tả:

MỤC LỤC Trang 1. Tổng quan về khuyến mại...................................................................................................3 1.1. Khái niệm và đặc điểm khuyến mại...............................................................................3 1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về khuyến mại...............................................................4 2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về khuyến mại ở Việt Nam hiện nay. .7 2.1. Về thời hạn giảm giá......................................................................................................7 2.2. Mức giảm giá..................................................................................................................7 2.3. Về hình thức khuyến mại...............................................................................................8 2.4. Về quy định thông báo khuyến mại.............................................................................10 2.5. Thực trạng khác...........................................................................................................10 3. Những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành về khuyến mại và giải pháp........11 3.1. bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động khuyến mại và các giải pháp hoàn thiện.............................................................................................................11 3.2. Nguyên nhân................................................................................................................15 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại.......15 Kết luận....................................................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................19 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường không ngừng chuyển mình như ngày nay thì việc tiêu thụ số lượng hàng hóa cũng ngày càng tăng theo. Đứng trước tình thế cạnh tranh như vậy thì việc làm thế nào để các thương nhân có thể thu hút khách hàng về phía mình, hay nói đúng hơn là về sản phẩm, hàng hóa của mình, thì ngoài việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, điều quan trọng hơn nữa là phải tích cực hơn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Bởi đó chính là chìa khóa giúp thương nhân đạt được doanh thu, lợi nhuận mà mình mong muốn cũng như góp phần vào việc phát triển nền kinh tế đất nước. Và công cụ giúp các thương nhân có thể làm được đó chính là thông qua việc xúc tiến thương mại, nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Nằm trong chuỗi xúc tiến thương mại có rất nhiều hoạt đông, như là: khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. Hoạt động nào cũng đem lại lợi ích, hiệu quả cho thương nhân. Nhưng với việc khuyến mại bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: dùng thử hàng mẫu miễn phí, tặng quà, giảm giá, tặng phiếu mua hàng, các chương trình may rủi...đã, đang và sẽ mang lại tính hiệu quả cao là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua hoặc mua nhiều hơn các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối. Bởi lẽ tính đa dạng hóa nhiều chiều đó mà cần phải có một cơ chế pháp lý để ràng buộc, để việc các thương nhân áp dụng hình thức khuyến mại trong hoạt động kinh doanh không nằm ngoài đường ray trật tự của đạo đức xã hội và của hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì lý do trên nên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài khai thác trong bài tiểu luận này là :"Quy chế pháp lý về khuyến mại". Mục đích của việc nghiên cứu, triển khai đề tài này là nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn phần nào về khuyến mại cũng như cơ chế pháp lý về khuyến mại. Quan trọng hơn đưa ra được thực trạng của khuyến mại nước nhà hiện nay để phân tích, đánh giá và có được những giải pháp thiết thực nhằm một phần nào khắc phục tình trạng bất cập của pháp luật khuyến mại trong nước. Phạm vi của đề tài có rất nhiều pháp luật điều chỉnh như pháp luật cạnh tranh, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng trong bài tiểu luận này nhóm chúng tôi sẽ chỉ tiếp cận trong phạm vi Luật thương mại 2005 và các Nghị định liên quan tới cơ chế pháp lý khuyến mại. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp phân tích. Phân tích từ cơ chế pháp lý đến thực trạng về khuyến mại qua nội dung đi từ khái niệm, đặc điểm đến thực tiễn hoạt động khuyến mại để có được cái nhìn bao quát cả hiệu quả và cả những mặt còn hạn chế, rất nhiều bất cập của thực tế khuyến mại nước ta. Rồi từ tất cả những cơ sở trên nhóm chúng tôi sẽ có những giải pháp đối với từng mặt bất cập, chưa thỏa đáng trong khâu thực hiện pháp luật để có thể đưa ra những kiến nghị nhằm mong muốn có thể sửa đổi pháp luật khuyến mại cho phù hợp với đời sống thực tế, tránh pháp luật khuyến mại quá xa rời, không sát với thực tế hoạt động khuyến mại trong nước và cũng để phù hợp với thông lệ Quốc tế về khuyến mại. Vậy "Quy chế pháp lý về khuyến mại" là gì? Tác dụng của nó trong việc thực hiện hoạt động khuyến mại ra sao? Nó có ảnh hưởng gì đến sức cạnh tranh giữa các thương nhân, ảnh hưởng như thế nào đến sức mua của khách hàng và ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế của đất nước? Những câu hỏi đó sẽ được trả lời trong đề tài nghiên cứu này của nhóm chúng tôi. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ cố gắng đúc kết, tóm gọn những nội dung chủ yếu, những vấn đề cốt lỗi của đề tài với mong muốn giúp người đọc giải đáp được phần nào thắc mắc về cơ chế pháp luật khuyến mại. 2 1. Tổng quan về khuyến mại 1.1. Khái niệm và đặc điểm khuyến mại 1.1.1. Khái niệm Theo quy định tại khoản 1 Điều 88 LTM 2005: “Khuyến mãi là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”. Về cơ bản thì quy định này cũng giống với quy định tại Điều 180 LTM 1997, tuy nhiên LTM 1997 đưa ra khái niệm hành vi thương mại còn LTM 2005 là hoạt động xúc tiến thương mại. Xuất phát từ phạm vi điều chỉnh của LTM 1997 là các hành vi thương mại. Luật này định nghĩa “hành vi thương mại” là “hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan”, còn “hoạt động thương mại” là “việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại khác nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội”. Các định nghĩa này không cho thấy rõ nội hàm của các khái niệm này có gì khác biệt nhau, mà dường như lại làm một trong hai trở nên thừa, do đó, LTM 2005 chỉ còn sử dụng khái niệm hoạt động thương mại để chỉ mục đích tồn tại của thương nhân và phạm vi điều chỉnh của Luật này. Một vấn đề nữa là bên cạnh thuật ngữ “khuyến mại” được LTM 2005 sử dụng, thực tiễn thương mại còn sử dụng khá phổ biến thuật ngữ “khuyến mãi”. Cả hai thuật ngữ này đều là từ Hán – Việt với ý nghĩa khác nhau. “Mại” là bán, “mãi” là mua, như vậy “khuyến mại” là khuyến khích việc bán hàng, vốn được dùng để chỉ các biện pháp, chính sách của thương nhân nhằm khuyến khích nhân viên của chính mình thúc đẩy việc tiếp thị để tiêu thụ hàng hóa và là biện pháp, chính sách nội bộ của thương nhân. Trong khi đó, “khuyến mãi” là khuyến khích việc mua hàng của khách hàng và vì thế không còn là biện pháp nội bộ nữa mà trực tiếp hướng ra thị trường, do đó, pháp luật thương mại nên sử dụng thuật ngữ “khuyến mãi” mới là chuẩn xác, tuy nhiên cho đến khi các nhà lập pháp sửa lại việc sử dụng thuật ngữ cho phù hợp về mặt ngôn ngữ thì thuật ngữ “khuyến mại” vẫn cần được sử dụng với tư cách là thuật ngữ pháp lý với ý nghĩa mà pháp luật dành cho nó. 1.1.2. Đặc điểm Từ định nghĩa nêu trên có thể dễ dàng nhận thấy được những đặc điểm của hoạt động khuyến mại. Thứ nhất, phù hợp với mục đích của xúc tiến thương mại nói chung, khuyến mại cũng nhằm mục đích xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của thương nhân. Với khuyến mại, thương nhân luôn kì vọng sẽ mua bán được hàng hóa hoặc cung ứng được dịch vụ với khối lượng và giá trị tối ưu mà mình đặt ra khi thực hiện một chương trình khuyến mại cụ thể dù áp dụng bất kì hình thức khuyến mại nào. Cần lưu ý rằng, thương nhân khuyến mại không chỉ nhằm xúc tiến việc bán hàng, cung ứng dịch vụ của mình ở thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ), mà cũng còn có thể nhằm xúc tiến việc mua hàng, việc được cung ứng dịch vụ ở thị trường đầu vào mặc dù khuyến mại thuộc trường hợp này ít phổ biến hơn. Thứ hai, chủ thể khuyến mại là thương nhân. Để tăng cường cơ hội thương mại, pháp luật cho phép thương nhân có thể tự mình tiến hành hoạt động khuyến mại hoặc thông qua đối tác thương mại của mình (như nhà đại lý, nhà phân phối) hay thương nhân cung ứng dịch vụ 3 khuyến mại chuyên nghiệp; bên cạnh đó, có thể kinh doanh dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác. Quan hệ dịch vụ này được xây dựng trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ. Thứ ba, đối tượng hướng đến của hoạt động khuyến mại là khách hàng. Khách hàng của một chương trình khuyến mại có thể là người tiêu dùng, nhưng cũng có thể là đối tác thương mại của thương nhân khuyến mại. Một chương trình khuyến mại có thể chỉ áp dụng đối với một nhóm đối tượng khách hàng nhất định. Trường hợp nhóm đối tượng khách hàng là người tiêu dùng thì chương trình khuyến mại thường được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ngoài việc phải thông báo công khai theo quy định tại Điều 97, 98 LTM 2005; trong khi đó các chương trình khuyến mại chỉ áp dụng cho đối tượng khách hàng là đối tác thương mại thường chỉ được thông báo đến nhóm khách hàng mục tiêu này mà thôi. Thứ tư, đặc điểm riêng có và là đặc điểm để phân biệt hoạt động khuyến mại với các hoạt động xúc tiến thương mại khác là khuyến mại luôn dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Những lợi ích này có thể là lợi ích về vật chất hoặc tinh thần, nhưng đối với thương nhân khuyến mại bao giờ cũng có thể quy về giá trị vật chất. Tùy vào mục tiêu của đợt khuyến mại, trạng thái cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thương trường, vào điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu dùng thử, mua hàng giảm giá...hay lợi ích về tinh thần khác. Khách hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dùng hoặc các trung gian phân phối. 1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về khuyến mại 1.2.1. Quy định pháp luật về các hình thức khuyến mại Dựa theo Điều 92 Luật Thương mại 2005 và từ điều 7 đến điều 13 của Nghị định 37/2006/ NĐ-CP ngày 04/04/2006, các hình thức khuyến mại bao gồm: 1.Dùng thử hàng mẫu miễn phí: Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Hàng mẫu đưa cho khách hàng dùng thử là hàng đang bán hoặc sẽ được bán trên thị trường, cách thức khuyến mại bằng hàng mẫu không nhất thiệt phải gắn với hành vi mua bán của khách hàng, và không bị hạn chế về số lượng, giá trị hàng mẫu, thời gian phát tặng hàng mẫu cho khách. 2.Tặng quà: Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền. Hàng hóa dịch vụ được làm quà tặng có thể là hàng hóa mà thương nhân đang kinh doanh hoặc của thương nhân khác. Quy định này khuyến khích sự liên kết, xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm khai thác lợi ích tối đa. Tặng quà được thực hiện với khách hàng có hành vi mua bán hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân, nhưng cũng có thể không gắn với hành vi mua bán hàng hóa hay sử dụng dịch vụ. Giá trị hàng hóa hay dịch vụ tặng cho khách hàng không bị hạn chế theo đơn giá hàng hóa, dịch vụ, tức có thể “mua một tặng một” hay “mua một tặng hai”, nhưng tổng giá trị hàng hóa dịch vụ khuyến mại không vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại. 3.Giảm giá: Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Khi khuyến mại theo cách thức này, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống hành vi mua bán phá giá, Luật thường quy định giới hạn mực độ giảm giá đối với từng đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Mức độ giảm giá cụ thể do Chính phủ quy định.. 4.Tặng phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo 4 phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định. Phiếu mua hàng thường có ý nghĩa giảm giá hoặc có mệnh giá nhất định để thanh toán cho những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của thương nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ có thể chi phép sử dụng dịch vụ miễn phí hoặc rẻ hơn theo điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Giống như giảm giá, giá trị vật chất dùng để khuyến mại không vượt quá 50% giá trị của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mãi trước khi khuyến mãi; tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng khuyến mãi không vượt quá 50% tổng giái trị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại. 5.Phiếu dự thi: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. Phiếu dự thi có thể mang lại giải thương hoặc không mang lại lợi ích gì cho khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi của họ. Việc khuyến mại bằng phiếu dự thi không bị giới hạn mức giá trị tính theo đơn giá hàng hóa nhưng cũng phải đảm bảo quy định tổng giái trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại. 6.Các chương trình may rủi: Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. 7.Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên: theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác. 8.Chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí: Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. 9.Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại chấp nhận: như khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác… 1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân hoạt động khuyến mại Theo điều 95 Luật Thương mại 2005, khi tổ chức hoạt động khuyến mại, thương nhân có quyền: 1. Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. 2. Quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng phù hợp với khoản 4 Điều 94 của Luật này. 3. Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình. 4. Tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 của Luật này. Theo điều 96 Luật Thương mại 2005, khi tổ chức hoạt động khuyến mại, thương nhân có các nghĩa vụ cơ bản sau: 1. Thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện các hình thức khuyến mại. 2. Thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng theo quy định tại Điều 97 của Luật này. 3. Thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và các cam kết với khách 5 hàng. 4. Đối với một số hình thức khuyến mại quy định tại khoản 6 Điều 92 của Luật này, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng. Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định các hình thức khuyến mại cụ thể thuộc các chương trình mang tính may rủi phải thực hiện quy định này. 5. Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại. 1.2.3. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại được quy định tại Điều 100 Luật Thương mại 2005 và khoản 7 Điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP. Không chỉ là những hành vi cấm được quy định trong Luật Thương mại mà ngay cả các điều kiện, thủ tục khuyến mại mà thương nhân phải tuân thủ nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng, làm trái với các quy định đó cũng được xem là hành vi bị cấm. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại cũng là nhằm bảo vệ cho các nhóm lợi ích. Và việc phân nhóm các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại một mặt nhằm giúp làm rõ tính chất của từng loại hành vi bị cấm đó, mặt khác giúp hiểu rõ hơn hậu quả pháp lý của việc vi phạm quy định cấm đối với từng loại hành vi. Có ba nhóm lợi ích được bảo vệ như sau: - Lợi ích công cộng: + Khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; + Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; + Khuyến mại hoặc sử dụng rược, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi; + Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức; + Khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khỏe con người và lợi ích công cộng khác; + Khuyến mại tại trường học, bệnh viện trụ sở của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; + Khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này; + Dùng thuốc chữa bệnh cho người, kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc. - Quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, đặc biệt là của người tiêu dùng: + Khuyến mại thiếu trung thực và gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng; + Hứa tặng thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. - Quyền cạnh tranh trong kinh doanh giữa các thương nhân. Đây không chỉ nằm trong phạm vi của Luật Thương mại 2005 mà còn dẫn chiếu sang Luật Cạnh tranh cụ thể tại Điều 46. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gồm: + Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng; 6 + Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng; + Phân biệt đối xử với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại; + Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình; + Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm. Việc pháp luật quy định các quy định cấm như trên là hoàn toàn hợp lý. Nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi Nhà nước, quyền lợi khách hàng và quan trọng hơn nữa là môi trường cạnh tranh lành mạnh, đạo đức trong kinh doanh giữa các thương nhân. Khuyến mại không chỉ là một hình thức pháp lý để xúc tiến thương mại ở Việt Nam mà nó còn được ghi nhận và chịu sự điều chỉnh của pháp luật của đa phần các nước có nền kinh tế thị trường trên quốc tế. 2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về khuyến mại ở Việt Nam hiện nay. 2.1. Về thời hạn giảm giá Nhiều doanh nghiệp khi niêm yết giá đề là giá được giảm 20% hay 30%, nhưng bảng đó được yết quanh năm, với mức giá là một con số tuyệt đối không thay đổi. Như vậy, giá đó là giá bán thật, không phải là giá giảm và hành vi này được coi là lừa dối khách hàng. Bởi vậy, để tránh việc lừa dối khách hàng bằng giảm giá ảo, Nghị định 37/2006 ngày 04/04/2006 của Chính Phủ đã quy định : “ Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 90 ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 ngày”. Như vậy, các doanh nghiệp vẫn có thể quanh năm thực hiện giảm giá, nhưng là sự giảm giá luân phiên từng nhóm mặt hàng mà mình kinh doanh vẫn không vi phạm quy định. Hình thức giảm giá luân phiên thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có số mặt hàng kinh doanh lớn như siêu thị, đối với các doanh nghiệp chuyên doanh áp dụng ở mức hạn chế hơn. Ví dụ : Hệ thống siêu thị Citimart đưa ra chương trình 365 ngày giá sốc với hơn 500 mặt hàng có giá rẻ hơn thị trường và giảm giá đến 50% cho các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Khách mua hàng ở Citimart còn được ưu đãi phí giữ xe, nhân đôi giảm giá trong ngày 30.4 và 1.5 với mức chiết khấu ưu đãi từ 6 – 10%. 2.2. Mức giảm giá Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp, vì muốn bán hàng tồn kho hoặc hết thời trang, muốn thực hiện “đại hạ giá” ở mức 60% - 80%. Do giá bán khuyến mại chỉ so sánh với giá “ngay trước thời gian khuyến mại” nên để thực hiện được điều này, doanh nghiệp phải chia làm nhiều chặng thời gian giảm giá, mỗi chặng có thể ngắn, hết chặng đầu có thể nâng lên cao hơn một chút và sau đó lại giảm mạnh ở chặng thứ hai mà vẫn không trái với quy định là: “ Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại”. Trên thực tế cho thấy, nhiều mức giá được niêm yết một đằng, giá bán lại một nẻo. Ví dụ, theo quy định, giá gas bán lẻ phải được đăng kí với cơ quan chức năng. Song, trên thực tế thị trường gas luôn bát nháo, khiến người tiêu dùng cũng rơi vào tình trạng lệch thông tin về giá và chất lượng. Mỗi khi có sự điều chỉnh giá gas, hầu hết các nhãn hiệu đều có chung mức tăng hoặc giảm, tuy nhiên, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng lại được niêm yết khác nhau, có khi chênh nhau đến vài chục ngàn đồng. Chẳng hạn, với mức giảm 17000 đồng vào ngày 7 1/5, giá mỗi bình MT Gas 12kg còn 363000 đồng, Gia Đình gas 371000 đồng, Thành Tài Gas là 392000 đồng. Có nghĩa là mỗi bình MT Gas thấp hơn Thành Tài Gas gần 30000 đồng. Trong khi đó, theo một đại lý ở Q.Bình Tân (TP.HCM), mặc dù giá của nhiều nhãn hiệu được niêm yết ở mức cao, song khi bán ra, giá được giảm xuống từ20000 – 40000 đồng thông qua hình thức khuyến mãi. (Một đại lý Gas - Ảnh minh họa) Không ít người tiêu dùng chỉ biết so sánh về giá, nên loại nào rẻ, loại nào nhiều quà tặng là họ mua. Trước tâm lý này, các đại lý buộc phải tung ra các chương trình khuyến mãi bằng hình thức tặng quà. “Biết làm vậy là sai quy định, nhưng không tặng quà không thể bán gas. Nhiều người tiêu dùng không cần biết đại lý có bán đúng giá hay không, mà họ quan tâm đến quà tặng kèm theo” – chủ một đại lý cửa hàng Gas cho biết. Chủ đại lý trên còn cho biết thêm, mới đây, các doanh nghiệp đã bắt đầu có chính sách trợ giá bằng cách áp doanh số đại lý. Chính vì thế, nhiều đại lý đã đẩy mạnh khuyến mãi nhằm cạnh tranh. Tuy nhiên, tình trạng khuyến mãi quá mạnh tay khiến nhiều người phải giật mình và đặt nghi vấn như một số đại lý bán bình gas Gia Đình chưa tới 330000 đồng. Biết rằng, đại lý bán thấp hơn giá niêm yết của công ty là tốt cho người tiêu dùng, tuy nhiên kiểu bán này cần phải xem lại. Trong khi đó, tình trạng chiết nạp gas lậu ngày càng rầm rộ. 2.3. Về hình thức khuyến mại Các hình thức khuyến mại được pháp luật quy định rất chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng các hình thức này còn có nhiều sự nhầm lẫn. Nhiều thương nhân đã lợi dụng những “ranh giới” mỏng manh giữa các hình thức này để thực hiện hoạt động khuyến mại bất hợp pháp. Giữa hình thức “tặng quà” và dùng thử hàng mẫu miễn phí: mục đích của thương nhân là khi đưa hàng mẫu cho khách hàng là muốn giới thiệu với họ về hàng hóa, dịch vụ của mình, định hướng hành vi mua bán của họ sau khi kiểm nghiệm chất lượng của hàng hóa, dịch vụ của thương nhân. Bởi với hàng hóa có chất lượng tương đương, khách hàng sẽ có tâm lý muốn chọn mua hàng hóa đang được khuyến mại, khách hàng vì quà tặng mà mua hàng. 8 Ví dụ : tháng 6 -2006, tại trung tâm thương mại Thăng Long, Hà Nội (Big C Hà Nội), công ty trách nhiệm nước giải khát Cocacola tổ chức “phát tặng tại chỗ” số lượng lớn chai Cocacola loại 300ml cho mọi đối tượng khách hàng. Đây thực chất là hình thức phát hàng mẫu chứ không phải tặng quà. Hình thức khuyến mại mà các hãng viễn thông rất hay sử dụng hiện nay là “mua 1 tặng 1” hay “nạp thẻ nhân đôi tài khoản”… Hình thức này có phần giống với hình thức “giảm giá” nhưng thực ra về bản chất thì không phải như vậy. Khi giảm giá, khách hàng sẽ được mua sản phẩm với giá bán thấp hơn lúc chưa khuyến mại, còn với hình thức “mua 1 tặng 1” khách hàng sẽ được tặng 100% giá trị của hàng hóa đã mua. Trong 8 hình thức khuyến mại mà Luật Thương mại 2005 quy định thì không có hình thức nào gọi là “mua 1 tặng 1”. Nếu các doanh nghiệp muốn áp dụng hình thức khác ngoài 8 hình thức đó thì phải đăng kí với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tại địa phương. Nhưng nếu các doanh nghiệp sử dụng hình thức “mua 1 tặng 1” với việc tăng 100% giá trị của hàng hóa như vậy cũng vi phạm quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Trên thực tế, vào khoảng cuối năm 2012, các công ty mạng di động Viettel, MobiFone và VinaPhone sẽ bắt buộc phải dừng chương trình khuyến mại tặng thẻ nạp theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo thống kê, bình quân cứ 10 ngày 3 mạng di động này thực hiện một chương trình khuyến mại tặng 50% giá trị thẻ nạp cho thuê bao trả trước. Các chương trình khuyến mại này được các mạng di động triển khai đều đặn và đã hình thành thói quen tiêu dùng của khách hàng. Lãnh đạo một mạng di động cho biết, trước đây các mạng di động đồng loạt khuyến mãi tặng 100% giá trị thẻ nạp, nhưng sau buộc phải giảm xuống mức tặng 50% giá trị thẻ nạp theo quy định. (Ảnh minh họa) Sau khi Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện quy định và bắt buộc phải dừng các chương trình khuyến mại giảm giá, các mạng di động đã lên tiếng cho rằng nếu thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh của họ. Và các mạng di động vẫn “lách” quy định để khuyến mại thẻ nạp cho khách hàng. Thời gian gần đây, cả 3 mạng trên đều đưa ra các 9 chương trình khuyến mại tặng 50% giá trị thẻ nạp cho khách hàng thường xuyên với nội dung “Tặng 50% giá trị thẻ nạp cho khách hàng thường xuyên từ ngày…Chỉ áp dụng cho khách hàng nhận được tin nhắn này”. Đại diện Cục Viễn thông cho biết, nếu các mạng di động áp dụng chiêu khuyến mại cho khách hàng thường xuyên sẽ không phạm luật. Như vậy, chỉ với chiêu lách luật trên, về cơ bản các thuê bao di động trả trước của các mạng di động vẫn nhận được khuyến mại 50% giá trị thẻ nạp như bình thường, ngoại trừ các thuê bao mới không đủ điều kiện. Như vậy, quy định dừng khuyến mại từ nay đến hết năm 2012 sẽ gần như không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu như nhà mạng lo ngại. Qua đó, cho thấy việc áp dụng các quy định về hình thức khuyến mại còn rất nhiều bất cập: Về hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi. Có những doanh nghiệp khi thực hiện các chương trình may rủi chưa trung thực và minh bạch, như yêu cầu khách hàng sưu tập đủ số nắp chai có in hình các bộ phận chiếc xe đạp để ghép thành chiếc xe sẽ có giải cao nhưng trên thực tế, không phát hành đủ các nắp chai có in hết các bộ phận; hoặc thẻ cào trúng thưởng nhưng không phát hành thẻ có giải đặc biệt. Do đó, có những chương trình khuyến mại được quảng cáo với giải thưởng rất cao nhưng không có người trúng. Doanh nghiệp “câu” người tiêu dùng mua nhiều hàng để hy vọng trúng giải nhưng cuối cùng không mất chi phí giải thưởng cho khách hàng. Tuy nhiên, các hình thức cụ thể của khuyến mại mang tính may rủi khá đa dạng. Do đó, một doanh nghiệp thực hiện chương trình một cách trung thực và minh bạch vẫn có thể xảy ra việc không có người trúng giải ( giải cao hoặc thấp) và phải thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách.  Về chất lượng hàng hóa, dịch vụ dùng cho khuyến mại. Theo quy định của pháp luật thì việc khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khỏe con người và lợi ích công cộng khác là hoàn toàn bị cấm. Tuy nhiên, trên thực tế thì quy định này hầu như không được các doanh nghiệp áp dụng khi thực hiện hoạt động khuyến mại. Ví dụ như chương trình khuyến mại của Tứ gia Computer dành cho khách hàng thuộc 30 tỉnh miền Bắc và miền Trung từ ngày 20-9 đến ngày 19/10/2008. Theo đó, khách hàng thuộc tính được mua hàng khuyến mãi hàng ngày sẽ được mua các sản phẩm trong danh sách với giá ưu đãi (VD : Ram 512, loa….). Nhưng khi khách hàng đến mua thì nhận được các sản phẩm không đúng với thông tin mà công ty đã đưa ra, phần lớn các sản phẩm bán cho khách hàng là hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hoặc hàng cũ, đã qua sử dụng… 2.4. Về quy định thông báo khuyến mại Theo điều 96 của Luật thương mại, trước khi tiến hành hoạt động khuyến mại, thương nhân phải đăng kí và gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tại địa phương nơi tổ chức khuyến mại. Nhưng qua các dấu hiệu khảo sát cho thấy, hầu như các thương nhân thực hiện khuyến mại đều không thực hiện quy định này của pháp luật. 2.5. Thực trạng khác Hiện nay, hiện tượng khuyến mại không rõ ràng, mập mờ gây hiểu nhầm cho khách hàng xảy ra khá thường xuyên. Năm 2009, tại Việt Nam xảy ra nhiều trường hợp khuyến mại của các doanh nghiệp lớn đã khiến người tiêu dùng rất bất bình. Ví dụ, hãng sữa Abbott không đáp ứng được hàng 10 khuyến mại cho khách hàng tham gia chương trình như cam kết ban đầu. Hay cũng năm 2009, được quảng cáo là tặng đến 150% cho các loại thẻ cào, thuê bao di động Viettel vô tư nạp tiền vào tài khoản. Nhưng sau đó mới vỡ lẽ, số tiền khuyến mãi đó bị ràng buộc nhiều điều kiến oái ăm. Câu chuyện này cũng ầm ĩ một thời gian gây bất bình cho khách hàng. Hay gần đây nhất là đợt khuyến mãi tặng 170% giá trị thẻ nạp của Mobifone đã gây sốc cho nhiều khách hàng, rất nhiều khách hàng đã mua tới hàng triệu đồng. Yuy nhiên, do việc thông báo không rõ lắm nên đã gây hiểu nhầm. Đồng thời, việc thực hiện cam kết tặng 170% giá trị đã không diễn ra ngay khiến nhiều khách hàng bất bình. Những trường hợp khuyến mại như vậy không ít, không kể đến hàng trăm vụ lừa đảo thực sự của nhiều cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp nhỏ khác. 3. Những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành về khuyến mại và giải pháp. 3.1. Những bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động khuyến mại và các giải pháp hoàn thiện Qua khái quát tình hình, thực trạng hoạt động khuyến mại ở nước ta hiện nay cho thấy, trong hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về khuyến mại rõ ràng có những hạn chế, bất cập, chưa tương thích và chưa đủ các cơ chế, biện pháp để giúp nhà nước quản lí, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khuyến mại hiện nay. 3.1.1. Về trình tự, thủ tục thực hiện khuyến mại Luật thương mại 2005 và Nghị định số 37/2006/NĐ-CP đã có những quy định hợp lí. Tuy nhiên, theo khoản 3 điều 16 và khoản 3 điều 17 của nghị định số 37/2006/NĐ-CP thì cơ quan quản lí Nhà nước có thẩm quyền khi nhận hồ sơ đăng kí thực hiện chương trình khuyến mại phải xem xét, xác nhận bằng văn bản về việc đăng kí thực hiện chương trình khuyến mại, trường hợp không xác nhận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lí do. Nhưng Luật lại không quy định các điều kiện để thương nhân có được sự xác nhận của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền và trong trường hợp bị từ chối xác nhận thì luật cũng không quy định những quyền của thương nhân trong trường hợp này. Quy định như trên đã biến thủ tục “đăng kí” thành thủ tục “xin phép”. Như vậy sẽ hạn chế quyền tự do hoạt động khuyến mại của thương nhân, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Trên thực tế, không ít doanh nghiệp vẫn qua được tầm kiểm soát của các cơ quan quản lí nhà nước. Do vậy cần phải có sự quản lí, giám sát chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng và các thương nhân khác. 3.1.2. Về việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các chương trình khuyến mại mang tính may rủi Trong các chương trình khuyến mại mang tính may rủi thì việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng là việc rất khó bởi lẽ: Luật thương mại 2005 chỉ quy định thương nhân có nghĩa vụ “thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và cam kết với khách hàng” (khoản 3 điều 96 Luật thương mại 2005). Chỉ với quy định này thì việc kiểm soát tính trung thực của thương nhân khi thực hiện khuyến mại bằng hình thức này là vô cùng khó khăn. Ví dụ như trong chương trình khuyến mại “bật nắp chai trúng thưởng” với cơ cấu 200.000 giải thưởng trong đó có 6 xe ô tô BMW của một công ty bia, không ai có thể chắc chắn rằng có đủ 200.000 giải thưởng với 6 nắp chai in hình xe ô tô BMW trong số sản phẩm được bán trong đợt khuyến mại. Như vậy, quyền lợi của người tiêu dùng là không thể đảm bảo trong khi hàng hóa vẫn được tiêu thụ trong thời gian khuyến mại. 11 3.1.3. Vấn đề về trách nhiệm pháp lí trong việc vi phạm pháp luật về hoạt động khuyến mại của thương nhân: Quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lí của thương nhân khuyến mại chưa thực sự đầy đủ để đảm bảo lợi ích của khách hàng. Trong thực tế khách hàng là người phải chịu thiệt thòi do những gian lận trong khuyến mại, do các sai sót kĩ thuật trong in ấn tem, phiếu, vật phẩm có chứa đựng thông tin về lợi ích vật chất mà khách hàng được hưởng trong đợt khuyến mại. Và trong hệ thống pháp luật hiện hành đang còn thiếu các quy định làm cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong những trường hợp này. Như phần trên đã nêu, một trong những đặc điểm của hoạt động khuyến mại đó là chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân, các quy định của pháp luật về khuyến mại hiện hành chủ yếu điều chỉnh các hành vi khuyến mại của thương nhân, do đó mà hầu như không cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân của thương nhân trong việc để xảy ra hành vi vi phạm trong hoạt động khuyến mại. Cần phải thấy rằng, dù nhà nước có đề ra các chế tài, biện pháp để quản lí, kiểm soát hoạt động khuyến mại của thương nhân thì một thực trạng đó là các hành vi vi phạm trong hoạt động khuyến mại vẫn diễn ra và không có xu hướng thuyên giảm, thậm chí ngày một phức tạp, tinh vi và bất chấp pháp luật, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng. Một vấn đề quan trọng nữa, đó là hiện nay vẫn đang thiếu quy định để xử lí hình sự đối với thương nhân là pháp nhân khi vi phạm pháp luật trong hoạt động khuyến mại và các hoạt động xúc tiến thương mại khác. Bộ luật hình sự hiện hành quy định chủ thể của trách nhiệm hình sự là cá nhân, trong khi đó, có thể xuất hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội do cá nhân thực hiện nhưng với danh nghĩa của pháp nhân. Chắng hạn: hành vi lừa dối khách hàng, quảng cáo gian dối, làm tem giả,…thì trong những trường hợp đó, việc xử lí hình sự đối với cá nhân sẽ thiếu cơ sở, không công bằng và không có tác dụng ngăn ngừa đối với pháp nhân. 3.1.4. Về các hoạt động khuyến mại : - Về hình thức khuyến mại : Mặc dù quy định của pháp luật Thương mại có bổ sung thêm mục đích xúc tiến việc mua hàng nhưng quy định về các cách thức khuyến mại vẫn chỉ tập trung vào hoạt động xúc tiến việc bán hàng. Trong tám cách thức khuyến mại được quy định tại Điều 92 Luật thương mại năm 2005, chỉ có thể áp dụng hình thức tặng quà, hình thức tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên và tổ chức các sự kiện quy định tại khoản 2 và khoản 7,8 cho hoạt động khuyến mại để mua hàng. Trong thực tế, nếu như việc giảm giá để tiêu thụ hàng hóa có thể nảy sinh hiện tượng bán phá giá thì việc nâng giá để thu mua, gom hàng cũng có thể làm xuất hiện những nguy cơ đáng kể cho hoạt động kinh doanh của thương nhân trong cùng lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, pháp luật Thương mại hiện hành lại không quy định về điều này. Các hình thức khuyến mại được pháp luật quy định rất cụ thể và chi tiết với các hình thức khác để thực hiện khuyến mại bất hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng các hình thức này vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn. Nhiều Thương nhân đã lợi dụng những “ranh giới” mong manh giữa các hình thức này.Ví dụ : Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Thực tế hiện nay cho thấy các Thương nhân khi sử dụng hình thức khuyến mại này thường gặp một số khó khăn, đó là phát hàng mẫu ở đâu? Việc phát hành hàng mẫu phải tiến hành như thế nào? Luật Thương mại 2005 và văn bản hướng dẫn không có quy định cụ thể những vấn đề này nên khi các Thương nhân tiến hành hoạt động phát hàng mẫu họ không biết 12 bắt đầu từ đâu để có thể đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, có thể thấy các biện pháp phổ biến mà Thương nhân sử dụng hiện nay là phát hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu tại nơi bán hàng, nơi cung ứng dịch vụ; tổ chức phân phát đến tận tay khách hàng .Các biện pháp cũng bộc lộ một số nhược điểm. Như việc tổ chức phân phát đến tận tay người tiêu dùng: nhiều hoạt động lừa đảo hay cung cấp sản phẩm kém chất lượng đã được sử dụng thông qua hình thức này. Do đó, pháp luật cần có thêm những quy định rõ ràng hơn trong việc tổ chức phát hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để vừa đảm bảo cho hoạt động khuyến mại phục vụ mục đích kinh doanh của các Thương nhân vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. - Vấn đề xác định hình thức khuyến mại “tặng quà” và “hàng mẫu”: Khi thương nhân dùng hàng hóa, dịch vụ mà mình được kinh doanh hợp pháp để phát tặng khách hàng mà không kèm theo hành vi mua bán hàng hóa thì khi nào hàng mẫu, khi nào quà tặng? Một ví dụ là đầu tháng 9/2011, tại hồ Thành Công, Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình khuyến mại: “samurai – thưởng thức miễn phí”, công ty TNHH nước giải khát coca-cola tổ chức uống tại chỗ miễn phí số lượng lớn chai samurai loại 250ml cho khách hàng. Đó là hình thức “quà tặng” hay “hàng mẫu”? Nếu là hàng mẫu, thương nhân không phải thực hiện quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại. Vấn đề này, có ý kiến cho rằng pháp luật chỉ nên quy định việc tặng quà kèm theo việc mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ, còn trong các trường hợp đưa hàng hóa cho khách hàng mà không thu tiền sẽ được coi là hình thức hàng mẫu, bởi vì mục đích của thương nhân khi đưa hàng mẫu cho khách hàng là muốn giới thiệu với họ về hàng hóa, dịch vụ của mình, định hướng hành vi mua bán của họ sau khi kiểm nghiệm chất lượng của hàng mẫu. Khác với điều này, mục đích của hình thức quà tặng là dùng giá trị của quà tặng để thu hút khách hàng mua hàng hóa,dịch vụ của thương nhân, bởi vì cùng loại hàng hóa có chất lượng tương đương, khách hàng sẽ có tâm lí muốn chọn mua hàng hóa đang được khuyến mại. - Về chất lượng hàng hóa, dịch vụ dùng cho khuyến mại Theo quy định của pháp luật thì việc khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng làm phương hại đến môi trường, sức khỏe con người và lợi ích công cộng khác là hoàn toàn bị cấm. Tuy nhiên, trên thực tế thì quy định này hầu như không được các doanh nghiệp áp dụng khi thực hiện hoạt động khuyến mại. Mua hàng hóa được khuyến mại thì ai cũng thích nhưng không phải sản phẩm nào cũng tốt. Nhiều cửa hàng thông báo khuyến mại rất hoành tráng, rầm rộ nhưng khi khách đến mua hàng thì mới vỡ lẽ hàng hóa được khuyến mại có cùng chủng loại nhưng chất lượng kém hơn hẳn hàng chính hãng, hay các chương trình mua bếp ga có tặng thêm một chảo chống dính nhưng chỉ hơn một tuần thì chảo có hiện tượng dính… - Ngoài ra còn có một số bất cập khác mà hiện nay đang xảy ra: Thứ nhất, khuyến mại gần như chỉ sôi động vào những ngày cuối tuần và hai ngày “vàng” : 13-14/11. Tuy nhiên, không phải điểm khuyến mại nào cũng được tấp nập khung cảnh mua sắm vào những ngày này mà phải là những điểm mua sắm uy tín như : Metro, BigC, Fivimart, Intimex,..và đây cũng là những siêu thị phục vụ nhiều mặt hàng tiêu dùng,thực phẩm tươi sống. Những siêu thị còn lại, không khí mua sắm trong cả tháng khuyến mại khá ảm đạm. Thứ hai, năm nay giá cả tăng cao nên người dân chỉ tập trung vào vấn đề ăn uống, chi tiêu sinh hoạt. Địa điểm khuyến mại nhiều, thực hiện trên diện rộng nhưng ít tập trung vào ngành hàng ăn uống, sinh hoạt. Trong khi đây là những mặt hàng người tiêu dùng có nhu cầu cao. Nhu cầu cao lại ít khuyến mại. Chủ yếu tập trung vào các mặt hàng điện máy, điện tử, điện lạnh,…người tiêu dùng ít nhu cầu và cũng không mua thường xuyên. Thứ ba, có rất nhiều khuyến mại trúng thưởng như trúng mua hàng, trúng xe ô tô, bốc 13 thăm trúng xe máy, thiết bị nội thất giá trị lớn nhưng khi khuyến mại kết thúc vẫn không thấy công bố ai trúng thưởng. Trong khi đó, theo quy định trong Nghị định số 33/1999/NĐ-CP về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại thì tất cả những khuyến mại rủi ro, giá trị trên 100 triệu đồng trở lên đều phải được kiểm tra. Doanh nghiệp tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng phải nộp 50% số tiền rủi ro vào kho bạc trước khi tổ chức khuyến mại (tuy nhiên, theo thông tin nhận được từ Sở Công thương và Kho bạc Thành phố Hà Nội thì đến thời điểm khuyến mại kết thúc, cả hai đơn vị này đều chưa nhận được khoản tiền rủi ro nào từ những chương trình khuyến mại lớn). Thứ tư, chương trình khuyến mại hiện nay vẫn không được quản lí khép kín. Nghĩa là những món quà sẽ thực hiện trao giải khi trúng thưởng như xe máy, ô tô, quạt điện, điều hòa, tủ lạnh,..không được kiểm tra trước khi khuyến mại. Nghĩa là kiểm tra có niêm phong hẳn hoi. Vì nếu không thực hiện khâu này thì kết thúc chương trình khuyến mại, những sản phẩm khuyến mại không bao giờ tìm được chủ nhân đó sẽ được đưa ra thị trường mà không ai có thể phát hiện được. Thứ năm, nhiều cửa hàng tư nhân lợi dụng tháng khuyến mại của thành phố để “ăn theo”, hòa vào tháng khuyến mại của Sở Công Thương làm mất uy tín. 3.1.5. Vấn đề hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại: Pháp luật Thương mại quy định tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà Thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền (khoản 2 Điều 5 Nghị định 37/2006). Quy định này gặp khá nhiều vướng mắc khi thi hành. Đối với các chương trình khuyến mại của Thương nhân kinh doanh dịch vụ việc xác định hạn mức giá trị dùng để khuyến mại rất khó thực hiện. Nếu Thương nhân tặng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền thì hạn mức tổng giá trị dịch vụ dùng để khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị dịch vụ được khuyến mại. Cả hai mức tổng giá trị này chỉ có thể xác định sau khi kết thúc thời gian khuyến mại. Nếu xác định vi phạm và xử lí vi phạm khi chưa hết thời gian khuyến mãi sẽ không tránh khỏi bất đồng giữa cơ quan quản lí Nhà nước và Thương nhân do mọi số liệu có thể chỉ là ước tính. Chẳng hạn, một Thương nhân kinh doanh trong ngành du lịch, nếu đề ra một chương trình khuyến mại là ba chuyến du lịch miễn phí trọn gói ra nước ngoài cho các khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Thương nhân (trong các dịch vụ của Thương nhân đưa ra trong thời gian khuyến mại), trong trường hợp này khó có thể xác định được một cách chính xác tổng giá trị các gói dịch vụ đưa ra trong thời gian triển khai chương trình khuyến mại đó là bao nhiêu , ba chuyến du lịch miễn phí khuyến mại đó có vượt hạn mức tối đa mà pháp luật quy định hay không khi mà tổng doanh số của các gói dịch vụ thường vẫn không cụ thể, công khai; hơn nữa, đặc trưng của dịch vụ là tiêu dùng ngay, do đó khi chưa hết thời gian khuyến mại chỉ có thể ước tính giá trị các gói dịch vụ miễn phí và tổng giá trị các gói dịch vụ đã được thực hiện trong thời gian đó. Nếu như áp dụng các quy định hiện hành về hạn mức tối đa giá trị dịch vụ dùng để khuyến mại (50%) sẽ gặp phải vướng mắc này. Một ví dụ điển hình khác là trong ngành viễn thông, các mạng di động mobile lớn trong cả nước thường triển khai các chương trình khuyến mại theo từng giai đoạn; trong đó, có thể thấy phổ biến là các cuộc gọi nội mạng miễn phí, trong trường hợp này chúng ta cũng khó có thể xác định trong thời gian khuyến mại đó, tổng giá trị dịch vụ dùng để khuyến mại có vượt quá 50% tổng giá trị dịch vụ được khuyến mại hay không, vì con số doanh thu thường là lí do để Thương nhân đưa ra phản đối kết luận của các cơ quan Nhà nước. 14 3.1.6. Vấn đề quản lí Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến thương mại Việc phân công trách nhiệm của các Bộ ngành giữa trung ương với địa phương đối với các hoạt động xúc tiến thương mại cần phải được xác định đầy đủ, rõ ràng, tránh tình trạng tiến hành một hoạt động xúc tiến thương mại thì chịu sự chỉ đạo của quá nhiều ngành, địa phương dẫn đến tình trạng địa phương này cho phép nhưng địa phương khác thì không. Vì vậy việc thực hiện pháp luật không đồng bộ, thiếu thống nhất làm cho giới thương nhân không biết dựa trên những “chuẩn mực” nào và phát sinh những thắc mắc, những khó khăn không cần thiết trong hoạt động thương mại của họ. 3.2. Nguyên nhân Có thể thấy hai nguyên nhân lớn đó là : Pháp luật hiện hành còn nhiều kẽ hở và sự nhẹ dạ cả tin của người tiêu dùng. Việc pháp luật còn thiếu những chế tài xử phạt nghiêm khắc làm giảm đi tính răng đe của pháp luật. Mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm về khuyến mại chỉ từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Mức phạt này so với số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau mỗi chương trình khuyến mại vi phạm pháp luật chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Nguyên nhân thứ hai, có thể kể đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng hiện nay một phần vì không nắm bắt được hết các thông tin từ nhà sản xuất, một phần không hiểu biết hết các quy định của pháp luật. Vì vậy, khi tham gia mua bán hàng hóa,sử dụng dịch vụ trên thị trường họ rất dễ bị các nhà sản xuất lợi dụng. Những doanh nghiệp này thường đánh vào tâm lí ham rẻ, muốn thử vận may của người tiêu dùng. Với mục đích tiêu thụ sản phẩm, thu lợi lớn từ thị trường mà không cần biết đến tác hại to lớn của các sản phẩm kém chất lượng có thể gây ra cho khách hàng. Do đó, người tiêu dùng hiện nay cũng cần được bảo vệ mình, tự trang bị cho mình những kiến thức pháp luật tối thiểu, hãy tham khảo thật kĩ lưỡng sản phẩm mà mình định mua trước khi quyết định. 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại Khuyến mại là hình thức xúc tiến thương mại không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đây là một khái niệm khá mới mẻ khi nước ta dần bắt đầu chuyển từ kinh tế thì trường bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên pháp luật điều chỉnh còn nhiều thiếu sót. Mục tiêu của việc hoàn thiện pháp luật về Thương mại là nâng cao tính chặt chẽ của pháp luật nhưng vẫn đảm bảo được các nguyên tắc vốn có. Nhưng pháp luật về khuyến mại nước ta còn rất nhiều tồn tại và hạn chế. Trong đó, đặc biệt nổi lên những vấn đề như việc hiểu và vận dụng các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật, các quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa,..để hoàn thiện pháp luật về khuyến mại, nhóm có một số kiến nghị sau: Thứ nhất, về trình tự , thủ tục thực hiện khuyến mại: pháp luật khuyến mại hiện hành không quy định các điều kiện để thương nhân có được sự xác nhận của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền và trong trường hợp bị từ chối xác nhận thì Luật cũng không quy định những quyền của thương nhân trong trường hợp này. Do vậy cần phải bổ sung quy định về các điều kiện để thương nhân có được sự xác nhận của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền và trong trường hợp bị từ chối xác nhận phải quy định những quyền của thương nhân trong trường hợp này; đồng thời thực tiễn thi hành cũng cần phải có sự quản lí, giám sát chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng 15 và các thương nhân khác. Thứ hai, tạo điều kiện cho người tiêu dùng thành lập các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuyên truyền pháp luật đến từng người dân một cách có hệ thống và tích cực hơn nữa. Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo để người tiêu dùng có điều kiện thực hiện quyền công dân của mình hơn nữa. Hoạt động giải quyết tố cáo, khiếu nại cần phải minh bạch hơn, quy định cụ thể thẩm quyền và mức xử phạt cụ thể hơn. Thứ ba, cần bổ sung quy định trách nhiệm cá nhân của thương nhân hay người đại diện hợp pháp của thương nhân và trách nhiệm cá nhân của người được giao tổ chức chương trình khuyến mại để đảm bảo tính trung thực về giải thưởng và chọn người trúng giải thưởng, bao gồm: trách nhiệm trung thực trong tổ chức, trong thực hiện các cam kết với khách hàng và trách nhiệm tôn trọng tối đa lợi ích của người tiêu dung. Quy định rõ ràng hơn nữa các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại, quy định rõ về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của thương nhân khi thực hiện hoạt động khuyến mại. Hơn nữa, cần quy định bổ sung pháp nhân là chủ thể của trách nhiệm hình sự. Điều này là hoàn toàn có cơ sở và sẽ cho phép xử lí hình sự đối với nhiều hành vi vi phạm trong trường hợp cần thiết, góp phần tăng cường ý thức pháp luật của thương nhân trong hoạt động xúc tiến thương mại. Thực tiễn pháp luật hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới cũng có quy định tương tự như vậy. Thứ tư, về các hình thức khuyến mại : Như trên đã nêu, quy định của pháp luật Thương mại có bổ sung thêm mục đích việc xúc tiến mua hàng nhưng quy định về các cách thức khuyến mại vẫn chỉ tập trung vào hoạt động xúc tiến việc bán hàng. Trong thực tế,nếu như việc giảm giá để tiêu thụ hàng hóa có thể làm nảy sinh hiện tượng bán phá giá thì việc nâng giá để thu mua, gom hàng cũng có thể làm xuất hiện những nguy cơ đáng kể cho hoạt động kinh doanh của thương nhân trong cùng lĩnh vực hoạt động. Do đó, pháp luật Thương mại cũng cần có quy định để điều chỉnh về hoạt động khuyến mại nhằm nâng giá để thu mua, gom hàng để phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, pháp luật chỉ nên quy định việc tặng quà kèm theo việc mua bán hàng hóa,sử dụng dịch vụ. Còn lại, các trường hợp đưa hàng hóa cho khách hàng mà không thu tiền sẽ được coi là hình thức hàng mẫu. Việc xác định rõ bản chất của hình thức tặng quà và thể hiện trong quy định của pháp luật còn cho phép phân biệt nó với hình thức xúc tiến Thương mại khác. Ví dụ : Hãng điện tử Panasonic phát tặng bóng bay có in dòng chữ “Panasonic” tại một trung tâm Thương mại. Hành vi này thực chất là quảng cáo chứ không phải tặng quà, vì lợi ích khách hàng có được từ quả bóng bay không thể là sức hút họ đến với các sản phẩm của công ty. Thứ năm, về chất lượng hàng hóa dùng cho khuyến mại. Trong các văn bản quy định chi tiết về hoạt động khuyến mại, thường chỉ tập trung vào giá của hàng hóa được các thương nhân sử dụng cho hoạt động khuyến mại. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đua nhau giảm giá, thậm chí giảm giá rất cao, từ 60% - 80%,mà theo quy định của Luật, hạn mức chỉ là 50%. Kéo dài sự giảm giá rất cao đó là chất lượng của hàng hóa,dịch vụ. Khi giảm giá cao như vậy,hàng hóa thường là sản phẩm tồn kho lâu năm, chất lượng đã suy giảm rất nhiều. Vì thế, pháp luật cần bổ sung các quy định về chất lượng, chủng loại,..của các hàng hóa được sử dụng cho khuyến mại nhằm tránh tình trạng lừa dối khách hàng. Thứ sáu, nên bỏ quy định về hạn mức khuyến mại. Bởi vì trên thực tế, một số Thương nhân kinh doanh dịch vụ (ví dụ kinh doanh dịch vụ du lịch, thông tin di động,..)thì khó có thể tính được hạn mức để áp dụng. Hơn nữa, đây là quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh của thương nhân. Thương nhân khi áp dụng chương trình khuyến mại giảm giá hay tặng quà, nếu thực sự thu hút được khách hàng, bản thân họ dù có khuyến mại nhiều hơn hạn mức vẫn tồn 16 tại được. Ngược lại, nếu không thu hút được khách hàng tham gia vào chương trình khuyến mại của họ, tự họ sẽ bị đào thải. Pháp luật không cần thiết phải quy định. Cũng không có cơ sở khoa học để nói rằng hạn mức khuyến mại là bao nhiêu % thì sẽ tạo ra cạnh tranh không lành mạnh, bao nhiêu % thì không. Do đó, nên bỏ hạn mức này và dành quyền tự do hơn nữa cho thương nhân. Ngoài ra, còn một số quy định khác cần bổ sung cho hoàn thiện. Các nhà làm luật cần xem xét hủy bỏ định nghĩa nộp 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào Ngân sách Nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng. Theo các thương nhân, quy định này không đảm bảo quyền lợi cho họ. Bởi vì, số hàng hóa các thương nhân sử dụng cho khuyến mại cũng tương ứng với lượng hàng hóa cần tiêu thụ. Thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại khi doanh số của họ không được như mong muốn, vậy họ còn phải mất chi phí cho việc khuyến mại thì điều này không thực tế. Nhiều vấn đề cũng nảy sinh khi hàng hóa khuyến mãi là vật mà việc nộp Ngân sách Nhà nước lại tính bằng giá trị. Do đó, sẽ gây khó khăn khi định giá sản phẩm do nhiều của thị trường vào giai đoạn cụ thể. Quy định này có ưu điểm là hạn chế tình trạng khuyến mại gian dối, thiếu trung thực của thương nhân. Tuy nhiên, không phải mọi thương nhân khi thực hiện hành vi khuyến mại đều có hành vi gian lận, lừa dối khách hàng. Như vậy , muốn hạn chế được sự gian lận của hoạt động khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải bắt đầu từ khi thương nhân nộp đơn đăng kí hoạt động khuyến mại, các cơ quan quản lí Nhà nước về hoạt động Thương mại sẽ tiếp nhận và tiến hành các biện pháp kiểm tra tính trung thực của giải thưởng. 17 Kết luận Như vậy, qua việc tìm hiểu "Quy chế pháp lý về khuyến mại" và thực tế hoạt động khuyến mại ở Việt Nam trong bài viết của nhóm như trên thì quá trình giải quyết vấn đề của nhóm là đưa ra những quy định của pháp luật về khuyến mại, rồi dẫn chiếu việc áp dụng những quy định đó vào thực tiễn ra sao. Chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong tư duy của các nhà làm luật về khuyến mại, pháp luật khuyến mại đang từng bước phát triển, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế đó là kéo theo các hình thức khuyến mại ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta cũng không khó khăn để nhận ra rằng đang có rất nhiều bất cập trong cơ chế pháp lý khuyến mại, bất cập từ chính khâu quy định của pháp luật, như trình tự, thủ tục thực hiện khuyến mại đến việc đặt ra hạn mức khuyến mại hay phải nộp 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào Ngân sách Nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng...là những quy định hết sức vô lý. Bởi bề ngoài có vẻ như pháp luật khuyến mại rất chặt chẽ khi đưa ra nhiều quy định ràng buộc như vậy. Nhưng vô hình chung đã tạo rất nhiều kẻ hở để những kẻ gian trá thực hiện hành vi lừa đảo thông qua quy định của pháp luật về các hình thức khuyến mại. Còn người ngay thẳng, những thương nhân có đạo đức trong kinh doanh lại chịu sự gò bó, mất tự do sáng tạo trong khi đưa ra các hình thức khuyến mại dành riêng cho hàng hóa, sản phẩm của họ bởi việc không có tính mềm dẻo vốn phải có của một nền pháp luật. Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài này ngoài việc đánh giá hoạt động pháp luật khuyến mại thì song song đó còn đưa ra những giải pháp kiến nghị để quy chế pháp lý về khuyến mại ngày càng hoàn thiện hơn. Để không chỉ thương nhân tự do sáng tạo hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật mà còn để pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được tốt hơn. Nhằm tạo niềm tin của khách hàng về pháp luật khuyến mại nói chung và về sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng trên thị trường nói riêng. Bởi việc khuyến mại không đơn thuần kích cầu tiêu dùng mà thông qua đó còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nước nhà. Đó chính là ý nghĩa mà nhóm chúng tôi hướng đến trong khi thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, còn có những vấn đề chưa giải quyết được và có những vấn đề giải quyết nhưng chưa triệt để như là việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các chương trình khuyến mại mang tính may rủi, chất lượng hàng hóa khuyến mại...bởi công tác thực hiện những điều này rất khó khăn trong bối cảnh dường như hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức dùng khuyến mại như một chiêu thức đánh vào tâm lý người tiêu dùng. Cuối cùng hướng phát triển của đề tài là một hướng phát triển mở, các giải pháp đưa ra để người đọc tham khảo, từ đó phát triển theo cách suy nghĩ của mình và đi đến một mục đích chung cuối cùng là hoàn thiện một "Quy chế pháp lý về khuyến mại" rõ ràng, minh bạch và thống nhất nhất. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Thương mại 2005 2. Nghị định 37/2006/NĐ-CP 3. Giáo trình Pháp luật về Thương mại Hàng hóa và Dịch vụ của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh 4. http://luanvan.com 5. http://vi.wikipedia.org 6. Hình ảnh được lấy từ các trang báo điện tử 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan