Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Quốc dân đại hội tháng 8 năm 1945...

Tài liệu Quốc dân đại hội tháng 8 năm 1945

.DOCX
7
110
85

Mô tả:

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU.................................................................................................... NỘI DUNG................................................................................................ 1.Hoàn cảnh ra đời Đại hội Quốc dân Tân Trào tháng 8 năm 1945.... 2.Nội dung của Đại hội Quốc dân tân Trào tháng 8 năm 1945............ 3.Vai trò của Hồ Chí Minh và Đảng trong Đại hội............................... MỞ ĐẦU “ Đại hội Quốc dân Tân Trào là hội nghị Diên Hồng lần thứ hai trong lịch sử nước ta”. Thể hiện lòng tin sâu sắc của đồng bào với Đảng, Mặt trận và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự đoàn kết nhất trí của toàn dân trong giờ phút quyết định vận mệnh đất nước. Vậy Đại hội Quốc dân Tân Trào diễn ra ở đâu?trong hoàn cảnh như thế nào? Nội dung của Đại hội ra sao? Ý nghĩa của Đại hội là gì? Tại sao lại được ví như Hội nghị Diên Hồng lần thứ hai trong lịch sử nước ta? Dưới đây là phần trình bày của nhóm chúng em để trả lời cho các câu hỏi trên đây. NỘI DUNG 1.Hoàn cảnh ra đời Đại hội Quốc dân Tân Trào tháng 8 năm 1945. *Hoàn cảnh thế giới. Đầu năm 1945,chiến tranh thế giới thứ 2 ngày càng bước vào giai đoạn quyết định.Ở châu Âu,Phát xít Đức bị Hồng quân Liên Xô tiêu diệt ngay tại xào huyệt của chúng vào tháng 05/1945.Ở châu Á,Nhật bị hạm đội của Mỹ và Anh đánh tan, bị cắt đứt con đường tiếp tế trên biển và trở nên cô lập.Ngày 08/08/1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật, trng vòng một tuần Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt một triệu quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Mất hết lực lượng chủ yếu Nhật chính thức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện 14/08/1945.Như vậy chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Quân Nhật thua trận ở thế giới làm cho quân Nhật ở Đông Dương hoang mang lo sợ, Chính Phủ Nhật hoàn toàn tê liệt.Kẻ thù không còn thống trị nhân dân ta được nữa.Trong lúc quân đồng minh chưa tiến vào giải gíap quân đội Phát xít.Đây cũng là điều kiện có một không hai để nước ta tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền.Vì thế, đây chính là điều kiện làm cho Đại hội Quốc dân Tân Trào(Tuyên Quang) được triệu tập để hoàn thành nhiệm vụ đó. *Hoàn cảnh trong nước. Cuối năm 1944,đầu 1945 tình hình có nhiều chuyển biến có lợi cho Cách mạng trong nước.Tháng 10/1944,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho quốc dân đồng bào để thông báo chủ trương triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân.Trong thư có đoạn viết: “...chúng ta phải có một cơ cấu đại biểu...đại biểu Đại hội gồm tất cả các Đảng phái cách mệnh và các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra.Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và oai tín trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang.” Ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập và đã đánh chiếm nhiều căn cứ quân sự của Nhật ở Yên Bình , Chợ chu,phủ yên Thế...Các cuộc biểu tình chống thuế, chống bắt phu bắt lính, phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo, trấn áp bọn tay sai...diễn ra khắp nơi,từ nông thôn đến thành thì,khí thế chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền lan khắp cả nước.Giữa năm 1945,cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi, cơ hội ngàn năm có một cho nhân dân ta khởi nghĩa giành chính quyền đang đến gần,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gấp rút triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để thành lập Chính phủ lâm thời của cách mạng Việt Nam.Giữa tháng 08/1945 khi chủ nghĩa phát xít đầu hàng đồng minh vô điều kiện và cách mạng trong nước đã phát triển mạnh mẽ.Trước thời cơ có một không hai để giải phóng dân tộc, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp tại Tân Trào(Tuyên Quang) từ ngày 13 đến 15/018/1945 để quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa. Trước tình hình đó, sau Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp tại Tân Trào kết thúc thì Đại hội quốc dân Tân Trào khai mạc(tại Tuyên Quang),do Tổng bộ Việt Minh triệu tập vào hai ngày 16 và 17/08/1945. 2.Nội dung của Đại hội Quốc dânTân Trào tháng 8 năm 1945. Ngày 13/08/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào Đông Dương và ngay đêm hôm đó,Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng đã hạ lệnh khới nghĩa.Ủy ban khởi nghĩa cũng đã ra quân lệnh số 1.Quân lệnh viết: “Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam đứng lên giành lấy quyền độc lập của nước nhà!...chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!...Cuộc thắng lợi nhất định sẽ về ta.” Sáng 15/08/1945 được tin Vua Nhật ra lệnh đầu hàng cho quân đội Nhật,Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh thấy không thể chờ đợi đông đủ tất cả các đại biểu nữa nên đã quyết định khai mạc Đại hội đại biểu Quốc dân vào chiều ngày 16/08/1945 và tiến hành rất nhanh chóng để các đại biểu có thể mang lệnh tổng khởi nghĩa về các địa phương.Hơn 60 đại biểu đại diệ cho các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc, các dân tộc, tôn giáo, có cả đại biểu từ Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Việt Kiều ở Thái Lan, Lào về dự đại hội.Đại hội đã phân tích tình hình trog nước và thế giới, hiệu triệu các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh, thi hành 10 chính sách lớn của Việt Minh. Đại hội họp tại đình Tân Trào,huyệ n Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Hồ Chí Minh vừa bị cơn sốt nặng, sức còn yếu nhưng người vẫn ra dự đại hội.Đây là lần đầu tiên từ khi về nước,Người trực tiếp lãnh đạo cách mạng,Người ra mắt anh chị em đại biểu khắp ba kỳ, cả đại biểu Việt Kiều ở Thái Lan và Lào. Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương đọc bản báo cáo trước đại hội nêu ra hai vấn đề lớn: Tổng khởi nghĩa và bầu Ủy ban dân tộc giải phóng. Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Nhật trước khi quân đồng minh vào Đông Dương,giành lấy chính quyền từ tay Nhật, lật đổ bọn bù nhìn tay sai của Nhật, đứng địa vị cầm quyền mà đón quân đồng minh vào giải ngũ quân Nhật trên đất Đông Dương. Đại hội đã nghe Hoàng Quốc Việt báo cáo về phong trào công nhân,Trần Đức Thịnh về nông dân, Nguyễn Đình Thi về vă hóa, Hoàng Đạo Thúy về hướng đạo...Đại hội đã nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng cộng sản Đông Dương và hiệu triệu nhân dân toàn quốc, các đoàn thể cách mạng phải kịp thời đứng lên phấn đấu, thi hành 10 điểm sau: “1.Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trên nền tảng hoàn toàn độc lập. 2.Võ trang nhân dân . Phát triển quân giải phóng Việt Nam. 3.Tịch thu tài sản của giặc nước và của Việt Gian.Tùy từng trường hợp xung công là của quốc gia hay chia cho dân nghèo. 4.Bỏ các thứ thuế do Pháp và Nhật đặt ra; đặt một thứ thuế công bằng và nhẹ. 5.Ban bố những quyền của dân, cho dân;nhân quyền, tài quyền(quyền sở hữu), dân quyền, quyền phổ thông đầu phiếu,quyền tự do dân chủ( tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hộp họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền. 6.Chia lại ruộng đất cho công bằng,giảm địa tô, giảm lợi tức,hoãn nợ, cứu tế nạn dân. 7.Ban bố luật lao động: ngày làm 8 giờ, định lương tối thiểu, đặt xã hội bảo hiểm. 8.Xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển nôgn nghiệp.Mở mang quốc gia ngân hàng. 9.Xây dưng nền quốc dân giáo dục,chống nạn mù chữ,phổng thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp, kiến thiết nền văn hóa mới. 10.Thân thiện và giao hảo với các nước Đồng minh và các nước nhược tiểu dân tộc để giành lấy sự đồng tình và sức ủng hộ của họ.” Đại hội đã quyết định lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trần Huy Liệu phó chủ tịch và các Ủy viên là Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng,Dương Đức Hiền, Chu Văn Tấn,Nguyễn Văn Xuân, Cù Huy Cận,Nguyễn Đình Thi, Lê Văn Hiến,Nguyễn Chí Thanh, Phạm Ngọc Thạch,Nguyễn Hữu Đang.Ủy ban còn củ ra Ủy ban thường trực gồm 5 vị: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng,Nguyễn Lương Bằng, Dương Đức hiền.Ngày 17/08/1945 Ủy ban giải phóng dân tộc làm lễ ra mắt. Đại hội quốc dân Tân Trào cũng quy định Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh,Quốc ca là bài Tiến Quân Ca. 3.Vai trò của Hồ Chí Minh và Đảng trong Đại hội quốc dân Tân Trào tháng 8/1945. Triệu tập Quốc dân địa hội Tân Trào đêm trước khởi nghĩa là sự sáng tạo độc đáo của Người trong sự vận dụng và thực thi từng bước tư tưởng dân quyền ngay trong tiến trình đấu tranh giành quyền độc lập bằng hình thức tổ chức Quốc dân Đại hội để thông qua quyết sách chuyển xoay vận nước bằng tổng khởi nghĩa, xóa bỏ chế độ nô dịch thực dân, thi hành chính sách 10 điểm của Mặt trận Việt Minh. Cùng với công lao của Hồ Chí Minh đó là công lao của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam trong điều kiện lúc bấy giờ đã tạo nên thắng lợi của Đại hội Quốc dân Tân Trào. Qua đó cho ta thấy bai trò to lớn của Hồ Chí Minh,của Đảng và của Tổng bộ Việt Minh không chỉ trong việc triệu tập kịp thởi , đưa ra các chủ trương đường lối đúng đắn và rộng lớn đó chính là trong cả sự nghiệp dân tộc. 4.Ý nghĩa của đại hội. *Ý nghĩa đối với dân tộc. Thứ nhất, Đại hội Quốc dân Tân Trào đã thể hiện sư đoàn kết,nhất trí của toàn thế dân tộc, trong giờ phút quyết định vận mệnh của đất nước.Đại hội thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh,quyết tâm thực hiên đường lối tổng khởi nghĩa do Đảng đề ra. Thứ hai,Quốc dân đại hội Tân Trào là một tiến bộ lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc ta như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đánh giá.Thể hiện: - Đây là lần đầu tiên nước ta thực hiện dân chủ đối với việc cử ra người đúng đầu đất nước sau hơn 1000 năm trải qua chế độ phong kiến.Đại hội quốc dân Tân Trào được ví như hội nghị Diên Hồng cách mạng tức là hỏi ý kiến của toàn dân về vấn đề trọng đại của đất nước.Khi đưa ra chủ trương triệu tập Hồ Chí Minh đã xác định: đó phải là một cơ cấu đại biểu do sự chân thành, đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta để tạo nên sức mạnh dân tộc ở bên trong và tranh thủ ngoại viện của quốc tế.Quốc dân đại hội Tân Trào thể hiện tư tưởng pháp quyền rất cơ bản cảu một nhà nước do dân làm chủ, tức là phát huy quyền làm chủ của nhân dân. - Đây là một đại hội mang tầm vóc lịch sử của một Quốc hội, một cơ quan quyền lực nhà nước lâm thời của nước ta.Ủy ban dân tộc giải phóng(tức chính phủ lâm thời) mới được bầu ra ngày 16/08/1945 là người đại diện chân chính , hợp pháp nhất của nhân dân Việt Nam để thực hiện những quyết sách lớn của công cuộc kiến quốc và cứu quốc. Như vậy, Quốc dân Đại hội Tân Trào là tiền đề để nhân dân ta dưới sự lãnh đọa của Đảng tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, bầu đại biểu Quốc Hội khóa I.Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt vĩ đại đưa dân tộc ta bước sang thời kỳ mới-thời kỳ nhà nước của nhân dân,do nhân dân và vì nhân dân. Thứ ba, đại hội Quốc dân Tân Trào là một mốc lịch sử quan trọng đối với dân tộc ta. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đại hội, các địa phương trong cả nước đã nhất tề khởi nghĩa giành chính quyền,đưa cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 đến thắng lợi hoàn toàn,thành lập Chính phủ mới, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời,mở ra một trang sử mới cho dâ tộc.Với việc triệu tập Đại hội quốc dan Tân Trào và tổ chức khơi nghĩa giành chính quyền thành công trong cả nước , mặt trận Việt Minh đã hoàn toàn lớn mạnh, được toàn dân ủng hộ,là cơ sở cho sự đoàn kết,đấu tranh của toàn dân tộc.Trong lịch sử 80 năm của MTDTTN Việt Nam,mặt trận Việt Minh với những hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ mà điển hình là Đại hội Quốc dân Tân Trào và cách mạng Tháng 8 năm 1945 mãi là một điểm sáng chói ngời, là niềm tự hào của MTDTTN Việt Nam. *Ý nghĩa đối với thế giới. Ngay sau Đại hôi Quốc dân Tân Trào bế mạc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Chính phủ Hoa Kỳ(qua trung úy John-một sĩ quan của cơ quan tình báo CSS-CIA ngày nay đang đóng quân ở Côn Minh) có nội dung như sau: “ Nhân danh mặt trận dân tộc giải phóng Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam yêu cầu nhà cầm quyền Hoa Kỳ thông báo với Liên Hợp Quốc rằng : chúng tôi đứng về phía Liên Hợp Quốc chống lại bọn Nhật Bản nay đã đầu hàng. Chúng tôi yêu cầu Liên Hợp Quốc thực hiện lời hứa long trọng của mình là tất cả các dân tộc đều được hưởng dân chủ và độc lập...”.Và đây cũng là văn bản đối ngoại của Chính Phủ lâm thời có tính pháp lí cao vì được chính người đứng đầu của tổ chức cách mạng là Mặt trận tổ quốc và chính phủ hợp pháp của thời chiến do Đại hội quốc dân như Quốc hội bầu ra.Việc triệu tập đại hội cũng có tác động nhất định đến cách mạng của Lào và Cam-pu-chia và là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho việc giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới. Như ông Phù Ninh, nhà văn.nhà nghiên cứu lịch sử Tân Trào cũng đã từng cho rằng: ...Cái ý nghĩa, bài học của Quốc dân Đại hội Tân Trào còn nguyên giá trị của nó, người dân quyết định vận mệnh của đất nước mình, người dân phải quyết định người thay mặt cho mình điều hành đất nước. Với ý nghĩa đó nó còn tồn tại mãi cho đến hôm nay. 5.Bài học quân sự. Đây là thắng lợi lớn của nghệ thuật chớp đúng thời cơ của Tổng Bộ Việt Minh, của chủ tịch Hồ Chí Minh.Kể từ Bản yêu sách của nhân dân An Nam(1919) đến Quốc dân Đại hội Tân Trào 1945,tư tưởng về xây dựng một nhà nước pháp quyền trong Hồ Chí Minh đac đươc cụ thể hóa từng bước, chuẩn bị tiền đề từ nhận thức đến hành động để đi đến thắng lợi cuối cùng, đó là bước đi hợp quy luật.Điều này đã trở thành bài học quý báu cần được vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ và văn minh. Qua hình thức, nội dung và tinh thần khẩn trương,đồng thuận trong sinh hoạt của Đại hội Quốc dân Tân Trào trước thời cơ Tổng khởi nghĩa,ngày nay chúng ta có thể hình dung đó là Hội nghị Diên Hồng đời nhà Trần,vua Trần Nhân Tông năm 1283 trước họa ngoại xâm, được hỏi ý kiến nên hòa hay nên đánh, các bô lão đồng thanh xin đánh. Lịch sử vẻ vang đó đã được ghi tiếp trong trang mới mang tên Đại hội Quốc dân Tân Trào. KẾT LUẬN Đại hội Quốc dân Tân Trào là một sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam , phát động giành chính quyền một cách nhanh nhất, khẩn trương nhất để cả đất nước Việt Nam đứng lên tự làm chủ vận mệnh của mình của đất nước mình.Thắng lợi của đại hội biểu hiện sự sáng tạo độc đáo của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc vận dụng và thực thi tư tưởng dân quyền ngay trong tiến trình đấu tranh giành quyền độc lập bằng hình thức tổ chức Quốc dân Đại hội để thông qua quyết sách chuyển xoay vận nước bằng Tổng khởi nghĩa, xóa bỏ chế độ cũ,thi hành 10 chính sách của Việt Minh, đặt cơ sở mang tính pháp lí cách mạng đầu tiên cho một chế độ mới của dân, do dân và vì dân sắp ra đời. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan