Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Quảng cáo sai sự thật

.DOCX
3
16
77

Mô tả:

BÀI LÀM Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Theo Điều 102 Luật Thương mại Việt Nam 2005 có sự quy định: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình”. Như vậy, có thể thấy rõ, mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Thông qua các hình thức truyền đạt thông tin, thương nhân giới thiệu về một loại hàng hoá, dịch vụ mới, tính ưu việt về chất lượng, giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng . Như vậy, thương nhân có thể tạo sự nhận biết và kiến thức về hàng hoá, dịch vụ; có thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hoá, dịch vụ của công ty khác thông qua việc nhấn mạnh đặc điểm và những đặc điểm và những lợi ích của một nhãn hiệu cụ thể (quảng cáo cạnh tranh) hoặc thông qua việc so sánh tính ưu việt của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại (quảng cáo so sánh). Đây là một hoạt động đem lại hiệu quả rất cao trong việc xúc tiến thương mại. Song, để đạt được lợi nhuận cao nhất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, các thương nhân sẵn sang sử dụng nhiều chiêu trò trong quảng cáo để thu hút người tiêu dùng. Một trong những chiêu trò phổ biến nhất hiện nay là quảng cáo sai sự thật. Pháp luật Việt Nam không có sự định nghĩa cụ thể thế nào là quảng cáo sai sự thật, dù vậy, tại Điều 109 Luật Thương mại 2005 khi liệt kê các loại các cáo bị pháp luật cấm có nhắc đến vấn đề về quảng cáo sai sự thật như sau: “7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ”. Theo đó, quảng cáo sai sự thật là việc các thương nhân tiến hành quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ có sự sai lệch hoặc giả dối một trong mười nội dung của hàng hóa, dịch vụ được liệt kê trong Điều luật bao gồm: số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành. Thực tế, nó có thể sai lệch nhiều nội dung trong cùng một quảng cáo. Việc quảng cáo đưa ra những thông tin không chính xác về các nội dung trên của hàng hóa, dịch vụ sẽ dẫn đến những hiểu lầm của người tiêu dùng và sử dụng khi xem quảng cáo về hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân đưa ra. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống xã hội, nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng, sử dụng khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ không đúng chất lượng hay có thời gian sử dụng đã hết hạn…và gây ra sự cạnh tranh không công bằng giữa các thương nhân. Để ngăn chặn tình trạng trên, pháp luật Việt Nam cũng có đưa ra một số hình thức xử phạt đối với những quảng cáo sai sự thật như: Nghị định 19/2012/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tại Điều 8 “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân là bên thứ ba cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp; không có chứng cứ chứng minh hoặc không thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ”. Song, những quy định này dường như còn rất nhẹ trước những món lợi khổng lồ từ việc quảng cáo sai sự thật của những thương nhân mang lại. Do đó, việc quảng cáo sai sự thật vẫn xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng gây nhiều bất cập. Ví như đoạn quảng cáo với thông điệp “Mỳ Tiến Vua - Mỳ vì sức khỏe”, “Mỳ Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành)” được phát trên truyền hình, khán giả ngay lập tức có cảm giác lo sợ về việc ăn phải loại mỳ có chứa chất Transfat và mỳ Tiến Vua của công ty CP Hàng tiêu dùng Masan mới là loại tốt cho sức khỏe.Tuy nhiên, khi kiểm nghiệm mẫu mỳ Tiến Vua, nhiều người mới ngã ngửa vì trong thành phần của mỳ cũng có Transfat. Với loại thực phẩm rất phổ biến và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như vậy, các thương nhân lại lợi dụng tâm lý mong sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất cho sức khỏe của mình để quảng cáo sai sự thật về chất lượng, thành phần của hàng hóa, lừa gạt họ. Hay, tiêu biểu hơn nữa là vụ quảng cáo rầm rộ cho vòng đeo tay titan vào cuối năm 2009 trên rất nhiều kênh truyền hình Việt Nam. Theo quảng cáo, “Sản phẩm có chứa 99,99% titan và germanium, đã được hãng SGS của Thụy Sĩ kiểm định và chứng nhận có tác dụng tăng khả năng lưu thông máu, chống bức xạ”. Một bộ sản phẩm gồm 2 vòng đeo tay và 2 dây chuyền có giá 1.688.000 đồng, khuyến mãi có giá 999.000 đồng. Song, theo kết quả điều tra của cơ quan chức năng, vòng vàng “Titan – Phật Quan âm” đã được công ty trên mua từ Công ty đồ trang sức Thâm Quyến (Trung Quốc) với giá 32 nhân dân tệ/20 bộ sản phẩm (tương đương với 4.000 đồng/ bộ sản phẩm. Giám định tại Viện Khoa học mỏ - luyện kim cho thấy, loại vòng này có tới 71,31% là sắt, chỉ có 2,8% titan, còn lại là các tạp chất... Như vậy, chỉ trong một quảng cáo, các nhà quảng cáo đã làm sai sự thật rất nhiều nội dung của hàng hóa như chất lượng, thành phần, xuất xứ, giá, công dụng của hàng hóa.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan