Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan niệm nghệ thuật qua di cảo và phê bình tiểu luận của nguyễn minh châu...

Tài liệu Quan niệm nghệ thuật qua di cảo và phê bình tiểu luận của nguyễn minh châu

.PDF
113
64
95

Mô tả:

-1- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Quang Long, người thầy, người hướng dẫn khoa học đã chỉ bảo, giúp đỡ em rất chu đáo, nhiệt tình trong suốt quá trình học tập và viết luận văn. Em xin gửi lời biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong tổ bộ môn Lý luận văn học, khoa Văn, phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ động viên chúng em trong khóa học. Em xin gửi lời cảm ơn tới Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, trường THPT Tiền Phong, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân yêu đã dành cho em sự giúp đỡ, sẻ chia về mọi mặt trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011 Tác giả luận văn Đặng Thị Phương Lan -2- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và không sao chép của ai, chưa được công bố trong các công trình khác. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011 Tác giả luận văn Đặng Thị Phương Lan -3- MUC LUC MỞ ĐẦU..............................................................................................................................5 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................5 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU........................................................................................10 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU........................................................................................10 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................11 NỘI DUNG..........................................................................................................................12 CHƯƠNG 1:.....................................................................................................................12 QUAN NIỆM VỀ VĂN HỌC VÀ NHÀ VĂN................................................................12 1.1. Phê bình văn học từ cách nhìn của Nguyễn Minh Châu.....................................12 1.2. Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về văn học..................................................14 1.2.1. Quan niệm về tính tư tưởng trong văn học ...............................................14 1.2.2. Quan niệm về cảm xúc văn học:..............................................................16 1.2.3. Tính thời sự của văn học................................................................................18 1.2.3.2. Tính thời sự trong nội dung phản ánh của tác phẩm văn học.................20 1.3. Quan niệm về nhà văn ........................................................................................21 1.3.1. Trách nhiệm của người viết và vai trò đích thực của nhà văn...................21 1.3.2. Một số kiểu nhà văn theo quan niệm của Nguyễn Minh Châu:..................25 1.3.2.1. Nhà văn - công dân.................................................................................26 1.3.2.2. Nhà văn tài năng.....................................................................................29 1.3.2.3. Nhà văn " vô sự".................................................................................30 1.4. Nhà văn với cuộc sống.........................................................................................31 CHƯƠNG 2 :....................................................................................................................41 QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ VIỆC PHẢN ÁNH HIỆN THỰC TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC...........................................................................................................41 2.1. Quan niệm về hiện thực........................................................................................41 2.1.1. Quan hệ giữa văn học và hiện thực..............................................................41 2.1.1.1. Thực tiễn là tư liệu cho tác phẩm văn học. ...........................................42 2.1.1.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn, là thước đo nhận thức của nhà văn..................47 2.1.1.3. Thực tiễn là cảm hứng của văn học. ...................................................48 2.1.1.4. Khoảng cách giữa hiện thực cuộc sống và hiện thực trong tác phẩm văn học........................................................................................................................49 2.1.2.Nhà văn thâm nhập cuộc sống thực tế............................................................51 2.1.2.1. Vì sao nhà văn phải thâm nhập cuộc sống thực tế.................................51 2.1.2.2. Cách thức nhà văn thâm nhập cuộc sống thực tế...................................52 2.2. Hiện thực trong văn học.......................................................................................54 2.2.1. Hiện thực trong văn học cách mạng viết về chiến tranh.............................54 2.2.1.1. Vượt lên trên cái hiện thực đang sống. ..................................................54 2.2.1.2. Hiện thực được thi vị và lý tưởng hóa....................................................55 2.2.2. Hiện thực trong văn học khi trở về với đời thường.......................................56 2.2.2.1. Sự nới rộng phạm vi hiện thực. .......................................................56 2.2.2.2. Hiện thực đa sự, đa đoan. ..................................................................58 2.3. Yêu cầu đổi mới cách phản ánh hiện thực...........................................................59 2.3.1. Đoạn tuyệt với cách phản ánh mang tính minh hoạ......................................59 2.3.2. Tự do sáng tạo của nghệ sĩ............................................................................61 2.3.3. Nhà văn và những tìm kiếm mang tính thể nghiệm......................................62 CHƯƠNG 3:.....................................................................................................................65 -4- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHỀ VĂN VÀ SÁNG TÁC CỦA .........................................65 NGUYỄN MINH CHÂU.................................................................................................65 3.1. Nghề văn:............................................................................................................65 3.1.1. Viết văn là một nghề.................................................................................65 3.1.2. Về ‘‘ bản năng và ý thức của người cầm bút’’. ..........................................66 3.2. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức..............................................................69 3.3. Về thể loại văn học...............................................................................................71 3.3.1. Tiểu thuyết.....................................................................................................72 3.3.2. Truyện ngắn...................................................................................................76 3.3.3. Những vấn đề của nghệ thuật tự sự...............................................................79 3.3.3.1. Cốt truyện trong văn xuôi tự sự..............................................................79 3.3.3.2. Bố cục tác phẩm.....................................................................................86 3.3.3.3. Tình thế truyện.......................................................................................89 3.4. Nhân vật...............................................................................................................94 3.4.1. Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về nhân vật trong tác phẩm văn học....94 3.4.1.1. Nhân vật văn học trong chiến tranh. ......................................................95 3.4.1.2. Nhân vật trong văn học sau chiến tranh.................................................98 3.4.2. Nhân vật trong thực tế sáng tác của Nguyễn Minh Châu. ..........................101 3.4.2.1. Nhân vật thuần nhất...............................................................................101 3.4.2.2. Nhân vật phân thân, phức tạp...............................................................103 KẾT LUẬN........................................................................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................108 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ........................................ 114 -5- MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1. Nguyễn Minh Châu là một trong số ít những nhà văn hiện đại Việt Nam đã thu hút được sự chú ý mạnh mẽ, đa chiều của giới nghiên cứu, phê bình, sáng tác cũng như công chúng yêu văn học trong và ngoài nước. Trước 1975, Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những trang viết đậm chất sử thi và tràn đâỳ cảm hứng lãng mạn. Thế nhưng sau đó, chính xác hơn là những năm “tiền đổi mới” cho đến trước khi nhà văn về cõi vĩnh hằng, người ta lại tìm đến ông với một sự ngưỡng vọng và kinh ngạc bởi những trang văn “xác thực, đa dạng và cận nhân tình”, đưa văn chương trở về với tất cả những sự đa dạng, phức tạp, nhiều chiều của đời sống. Điều này được phản ánh rất rõ không chỉ thông qua sáng tác mà còn qua cả những trang tiểu luận - phê bình. Nguyễn Minh Châu tham gia viết tiểu luận - phê bình, chân dung văn học từ rất sớm. Cuốn sách Trang giấy trước đèn là tập hợp những bài viết được đăng rải rác trên các báo, những ghi chép tản mạn và những bài trả lời phỏng vấn từ năm 1969 đến tận khi ông qua đời. Tôn Phương Lan đã tập hợp lại với ý định làm một cuốn sách riêng về mảng phê bình - tiểu luận và Nguyễn Minh Châu tự đặt tên cho tập sách. Cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu được Nhà Xuất bản Hà Nội và gia đình công bố vào quý III năm 2009, đúng dịp kỉ niệm lần thứ hai mươi ngày mất của ông, giúp cho những ai quan tâm đến nền văn học hiện đại Việt Nam và tác giả Nguyễn Minh Châu có một bức chân dung hoàn chỉnh về ông, một nhà văn chiễn sĩ suốt đời không ngừng trăn trở, lo âu về số phận con người, -6- về sự vận động và hướng phát triển của nền văn học nước nhà. Qua cuốn sách, chúng ta hiểu sâu sắc hơn những quan niệm của ông về nghề văn và nghiệp cầm bút. Đây là những quan niệm nghệ thuật chưa được công bố hoặc nếu có thì chỉ là những ý kiến lẻ tẻ về một vài vấn đề trên báo và tạp chí. Qua những cuốn sách trên và những bài phê bình tiểu luận của ông chứng tỏ ông đã có cả một hệ thống quan niệm rất rõ về trách nhiệm của nhà văn, của ngòi bút mình trước nhân dân, đất nước, trước cuộc sống. 1.2. Nguyễn Minh Châu viết phê bình - tiểu luận với một tấm lòng hăm hở, nhiệt tình của một người lính xông pha, người đầu tiên khuấy động sự tĩnh lặng nhiều năm liền của văn học thời hậu chiến. Cũng như những sáng tác, tiểu luận - phê bình của Nguyễn Minh Châu là những suy ngẫm, tìm tòi, trăn trở đầy tâm huyết, bộc lộ trực tiếp và sâu sắc tư chất nghệ sĩ và ý thức nghệ thuật của ông. Nó vừa mang tính lập thuyết, vừa là sự chiêm nghiệm đầy trách nhiệm trong quá trình sáng tác của nhà văn; nó vừa là sự tìm đường cho những sáng tác vừa là sự giao thoa, hắt bóng những sáng tác của ông. Nó đã góp phần không nhỏ vào tiến trình đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới, phát triển văn học Việt Nam sau chiến tranh. 1.3. Sẽ là không đầy đủ đối với công việc nghiên cứu văn học đương đại nói chung, sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Minh Châu nói riêng nếu không nghiên cứu chuyên sâu tiểu luận - phê bình của ông. Qua những bài tiểu luận hoặc di cảo của ông, có thể thấy rất rõ những băn khoăn, trăn trở, những độ vênh, lệch giữa những suy nghĩ mang tính tư tưởng, triết lý nhân sinh ...với những hình tượng nghệ thuật của ông. Nói chính xác hơn thì giữa hình tượng nghệ thuật với những suy tư của ông về nghề viết, văn học, cuộc đời... có những khoảng cách, khoảng trống. Hai phương diện này bổ sung cho nhau, đem đến cho người đọc một Nguyễn Minh Châu đa diện và đầy đủ hơn. Qua những trang viết này, chúng ta có thêm căn cứ để hiểu đúng hơn về -7- những hình tượng nghệ thuật của ông. Bởi những quan niệm nghệ thuật của nhà văn tập trung rất đầy đủ và sâu sắc qua phê bình - tiểu luận. Như thế, nghiên cứu tiểu luận - phê bình của Nguyễn Minh Châu, chúng ta sẽ có được một cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về cuộc đời, văn nghiệp của một nhà văn tâm huyết, tài năng trong văn học hiện đại Việt Nam. 1.4. Lịch sử vấn đề Tìm hiểu tiểu luận - phê bình của Nguyễn Minh Châu diễn ra khá muộn so với quá trình nghiên cứu về sáng tác của ông. Bảy năm sau ngày ông qua đời, năm 1994, những trang tiểu luận - phê bình của ông mới được nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan tập hợp và cho ra mắt bạn đọc một cách đầy đủ trong tập Trang giấy trước đèn. Khi giới thiệu Trang giấy trước đèn, Tôn Phương Lan đã viết bài Nguyễn Minh Châu qua phê bình - tiểu luận (tháng 9 - 1993) thay cho lời tựa cuốn sách. Tôn Phương Lan khẳng định: “Lịch sử lý luận phê bình đương đại sẽ nhớ đến ông với tư cách là người đầu tiên khuấy động sự tĩnh lặng hàng bao nhiêu năm của một nền văn học thời chiến bằng tiểu luận viết về chiến tranh” .[42- tr6] Cũng vẫn là Tôn Phương Lan, trong Hành trình dẻo dai của một ngòi bút đã nhận thấy: “Và cũng không nên quên rằng ở lĩnh vực lý luận phê bình văn học, chúng ta bắt gặp vẫn Nguyễn Minh Châu ấy: trăn trở, dằn vặt, hao tâm, tổn trí để khám phá, tìm tòi cho ra cái lẽ của nghề, của nghiệp, của thiên chức người nghệ sĩ và văn chương” [32- tr42]. Như thế, Tôn Phương Lan là người đầu tiên không chỉ có công biên soạn, giới thiệu phê bình tiểu luận của Nguyễn Minh Châu mà còn là người đầu tiên phát hiện ra sự vận động trong ý thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu ở mảng phê bình tiểu luận. Hồng Diệu trong Nguyễn Minh Châu nghĩ và viết về việc viết văn (tháng 1 - 1994) cho rằng: “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh -8- họa của Nguyễn Minh Châu là biểu hiện của một nhà văn có tinh thần trách nhiệm cao - tuy bài báo còn những điều cần được làm rõ, để hiểu có lý, có tình, tránh khen chê theo cảm tính” [34,tr427]. Cách tiếp cận phê bình tiểu luận của Nguyễn Minh Châu trong bài viết của Hồng Diệu dù đã nêu ra được khá nhiều ván đề nhưng đó mới chỉ là một phần trong những gì nhà văn đã “nghĩ và viết”. PGS Phạm Quang Long trong bài viết Thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con người: niềm tin pha lẫn với âu lo (năm 1996) đã khẳng định: “Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình Nguyễn Minh Châu khi thì bằng tác phẩm, khi thì bằng những suy nghĩ đầy tâm huyết đã nêu ra những vấn đề có ảnh hưởng quan trọng tới cả một xu hướng phát triển của văn học nước nhà.” [44, tr1]. Tác giả bài viết còn cho rằng nhà văn còn làm được nhiều hơn thế. Dấu ấn ông để lại “ không phải chỉ là số đầu sách đã xuất bản mà là một vệt tư tưởng về con người, một sự thức tỉnh cho cả xã hội và cho văn chương nói chung” [44, tr1]. Mai Hương trong bài Nguyễn Minh Châu và di sản văn học của ông (mùa thu năm 2000) đã chỉ ra rằng nơi bộc lộ trực tiếp, rõ nhất ý thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu chính là phần phê bình tiểu luận nên nhà nghiên cứu đã dùng chính phần này để soi chiếu vào sáng tác của nhà văn, từ đó có cơ sở khẳng định những đóng góp to lớn của ông đối với nền văn học cách mạng nước nhà bằng cả “thực tiễn sáng tác và tiểu luận phê bình, bằng cả ý thức nghệ thuật và phương thức biểu đạt”. Nguyễn Trọng Hoàn (tháng 1 - 2002) trong bài Tiếp tục hành trình đọc Nguyễn Minh Châu đã nhận xét: “Cùng với sáng tác là công việc được xem như chính yếu trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu còn viết khá nhiều trang tiểu luận phê bình có giá trị thể hiện suy nghĩ của ông về những phương diện khác nhau của quá trình văn học” [34, tr27]. -9- Giáo sư Trần Đình Sử đã nhận xét về phê bình lý luận của Nguyễn Minh Châu trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX (tháng 9 - 2004): “Giá trị của ngòi bút phê bình của nhà văn là ở tính tư tưởng rõ ràng, chân thật, mạch lạc của nó…nhưng vị trí cao nhất của ông là người thổi bùng ngọn lửa đổi mới văn học của giai đoạn mới. Di sản lý luận phê bình văn học của ông được tập hợp trong cuốn Trang giấy trước đèn.” [18, tr788] Trong bài Cái nhìn ngược sáng từ Di cảo Nguyễn Minh Châu (năm 2009)của Tôn Phương Lan có viết: “ Di cảo Nguyễn Minh Châu không chỉ cho chúng ta thấy được phần nào sự thật của một giai đoạn lịch sử : cuộc chiến tranh, số phận mỗi con người, số phận mỗi dân tộc cũng như những trăn trở, suy tư của nhà văn về trách nhiệm nghệ sĩ của mình mà qua đó chúng ta cũng có một hình dung rõ hơn về một Nguyễn Minh Châu - một trong số các nhà văn sớm đi đầu trong công cuộc đổi mới và cũng hiểu được vì sao ông chọn cách đi ấy do đâu mà ông lại thành công như vậy”. Trong chuyên luận Nhà văn Nguyễn Minh Châu và cảm hứng nhân văn của Phạm Duy Nghĩa, tác giả đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa nhân văn trong các sáng tác của nhà văn và nhận ra “ Không chỉ trong địa hạt sáng tác mà cả bình luận văn học, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Minh Châu đã thắp lên ngọn lửa Đankô của tình yêu thương cháy bỏng đối với con người” [20, tr5]. Bên cạnh đó chúng ta còn thấy nhiều bài viết, cuốn sách xuất bản trong những năm gần đây cũng đề cập nhiều ý kiến xác đáng về những đóng góp của nhà văn Nguyễn Minh Châu cả trong mảng phê bình tiểu luận, cả trong mảng sáng tác. Như trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX ( Lý luận – phê bình 1975 – 2000, quyển năm - tập XIII) do PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên năm 2010, cuốn Chân dung và bút tích nhà văn Việt Nam, tập I do Trần Thanh Phương và Phan Thu Hương biên soạn, chuyên luận Một chặng - 10 - đường đổi mới lý luận văn học Việt Nam ( 1986 - 2011) của TS Cao Hồng năm 2011… Nhìn một cách khái quát, các bài viết tiêu biểu nghiên cứu về tiểu luận phê bình của Nguyễn Minh Châu còn ít so với loạt bài nghiên cứu về sáng tác của ông. Các bài viết điểm trên mặc dù đã đánh giá được một số đóng góp của Nguyễn Minh Châu qua tập Trang giấy trước đèn nhưng mới chỉ dừng ở mức độ riêng lẻ. Còn riêng cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu do mới xuất bản nên hầu như chưa có những bài viết, những đề tài khoa học nghiên cứu. Cho đến nay cuốn sách này giống như một cánh rừng còn nhiều bí ẩn cần được khám phá. Như vậy, một công trình chuyên biệt về quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình tiểu luận từ góc độ Lý luận văn học thì chưa có nhiều. Vì thế chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài : Quan niệm nghệ thuật qua Di cảo và phê bình tiểu luận của Nguyễn Minh Châu nhằm đi sâu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của ông, từ đó soi chiếu vào thực tế sáng tác của Nguyễn Minh Châu để tìm hiểu những điều nhà văn đã làm được và chưa thực hiện được giữa lý luận và thực tiễn và trong một chừng mực nào đó lý giải về những độ vênh lệch này trong quá trình sáng tác của nghệ sĩ như một trường hợp điển hình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận văn nhằm mục đích nghiên cứu một cách hệ thống những quan niệm nghệ thuật của nhà văn qua các tiểu luận phê bình và di cảo. Trên cơ sở đó góp phần lý giải quá trình sáng tạo của ông từ nhiều góc độ nhằm đưa đến một cách nhìn đa chiều hơn về một hiện tượng độc đáo của văn học dân tộc. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Luận văn tập trung vào nghiên cứu ba nội dung chính sau: 1.Quan niệm về văn học và nhà văn. - 11 - 2.Quan niệm về hiện thực và việc phản ánh hiện thực. 3. Một số vấn đề về nghề văn và sáng tác của Nguyễn Minh Châu 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu những quan niệm nghệ thuật của ông trong cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu, đó là những quan niệm nghệ thuật chưa được công bố chính thức trước đây, hoặc chỉ là những bài viết rải rác . Đồng thời, luận văn cũng tập trung vào nghiên cứu những trang nhật ký, những ghi chép tản mạn của Nguyễn Minh Châu được tập hợp lại cuốn Trang giấy trước đèn và những bài viết được in trên những tạp chí, đối chiếu, so sánh, làm sáng tỏ thêm quá trình hình thành một cá tính sáng tạo Nguyễn Minh Châu. Ngoài ra, luận văn này còn đi vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận đặt ra trong một vài sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu, từ đó soi chiếu vào những tác phẩm của ông để nhận ra được những sự đồng nhất và vênh chệch giữa lý luận và thực tiễn sáng tác . 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp phân loại. 2. Phương pháp phân tích, tổng hợp. 3. Phương pháp so sánh. 6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN. Đây là một trong những công trình khoa học đầu tiên chọn cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu làm đối tượng nghiên cứu, kết hợp với những bài phê bình tiểu luận trước đây của ông để từ đó đưa ra quan niệm nghệ thuật của nhà văn về văn học, về nghề văn, về nhà văn, về hiện thực và việc phản ánh hiện thực, về các yếu tố cấu thành nên tác phẩm văn chương rồi soi chiếu vào thực tế sáng tác của nhà văn để thấy sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của ngòi bút Nguyễn Minh Châu…Với định hướng nghiên cứu này, luận văn - 12 - hy vọng đóng góp thêm một phần vào những thành tựu nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu ở cả phương diện lý luận và sáng tác . NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ VĂN HỌC VÀ NHÀ VĂN 1.1. Phê bình văn học từ cách nhìn của Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn đồng thời còn viết với tư cách là nhà phê bình. Với ông, phê bình văn học là nơi để ông trình bày rõ hơn về mặt lý thuyết những quan niệm của ông về nghề văn, đồng nghiệp và về chính mình. Sự nghiệp phê bình của nhà văn được đánh dấu qua hàng chục bài viết và những bài ghi chép suốt vài chục năm, tập Trang giấy trước đèn và đặc biệt là những ghi chép của ông được giới thiệu trong cuốn Di cảo. Hoạt động phê bình văn học đã thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của ông đối với nền văn học nước nhà. Ông đối diện với nền lý luận phê bình văn học đương đại, nhìn thẳng, nhìn sâu vào nó với tư cách là một chủ thể sáng tạo. Công việc phê bình văn học xuất hiện ở nước ta và thực sự có đời sống riêng khá muộn. Phê bình văn học những năm 1930 – 1945 đã đem đến cho đời sống văn học một không khí mới. Nhưng trong hai cuộc kháng chiến, mảng phê bình vẫn bộc lộ nhiều khiếm khuyết về nghề, lại thường khen chê một chiều. Sau chiến tranh giờ đây các nhà phê bình biết “chê” một cách thuyết phục hơn như một cảnh tỉnh cho giới sáng tác. Việc làm này buộc người cầm bút phải có trách nhiệm hơn với những cái họ viết ra, chấm dứt kiểu phê bình đã cổ xưa quen “dĩ hòa vi quý”. Những nhà phê bình chỉ biết khen – chê, theo Nguyễn Minh Châu, là “công việc của một người đi sau sáng tác chờ anh ta làm được cái gì rồi hạ bút xuống bình phán” [42, tr301]. Ông phê phán những người làm công tác phê bình “ không có chính kiến, ý kiến riêng” [19, tr316 ].Trước thực tế của văn học, Nguyễn Minh Châu yêu cầu đổi - 13 - mới lý luận phê bình tức là yêu cầu lý luận “phải đi trước sáng tác một bước, để dẫn dắt, để tác thành, chứ không phải ngồi chờ đợi và “hành nghề” căn cứ trên những thành phẩm của người sáng tác” [42, tr302]. Đã đến lúc lý luận phê bình phải nhìn lại mình để xem mình có đưa ra rào cản cho sáng tác không, có góp được phần nào vào sự phát triển của văn học nước nhà không. Phải có một tầm nhìn xa rộng để xác định được con đường, được chân lý mà văn học cần phải đi đến. Bởi vì nhiệm vụ của lý luận phê bình là rất quan trọng và nặng nề nhất là khi hiện nay trong lý luận phê bình còn nhiều vấn đề về nghề nghiệp cần giải quyết. Nguyễn Minh Châu đã khao khát trong đời sống văn học hoạt động phê bình là nơi sáng tác tìm về với sự đồng cảm, sẻ chia, là nguồn động viên lớn. Như thế, sẽ tránh được tình trạng “lý luận phê bình và sáng tác ngồi quay lưng lại với nhau hay gần như thế” [42, tr304] và văn học mới sản sinh ra những tác phẩm có giá trị nghệ thuật đích thực. Cuối cùng, để đổi mới lý luận phê bình văn học, Nguyễn Minh Châu đòi hỏi “một không khí trao đổi tranh luận trong văn học thật cởi mở và bổ ích” [42, tr311]. Bởi theo nhà văn, sự thật chỉ nảy sinh trong quá trình trao đổi, tranh luận. Những trăn trở của Nguyễn Minh Châu đã gặp gỡ với những suy nghĩ của nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Ngọc Thiện sau này. Trong bài viết Động lực lớn trong thời kỳ mới của lý luận phê bình, nghiên cứu văn học, PGS đã viết “Sự lạc hậu của lý luận: sự chậm trễ, thiếu nhạy bén hoặc một chiều của phê bình; sự thiếu nghiêm túc, được chăng hay chớ trong lao động nghiên cứu khoa học...là những căn bệnh tồn tại từ nhiều năm nay, không dễ khắc phục được ngay” [59, tr3]. Như thế, từ tư cách một người cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã đứng vào vị trí của nhà phê bình để thấy được “cái khó” của họ, đòi hỏi người sáng tác hãy cảm thông, chia sẻ. Đồng thời với tư cách là người cầm bút sáng tác ông - 14 - đưa ra cách phê bình sao cho hai hoạt động này cùng bổ trợ cho nhau , cùng thúc đẩy văn học phát triển. 1.2. Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về văn học. 1.2.1. Quan niệm về tính tư tưởng trong văn học Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì Tính tư tưởng “ chỉ mối liên hệ giữa nhà văn với các hiện tượng được mô tả, xác định mối tương quan giữa những hiện tượng đó với lí tưởng về cuộc sống và về con người được nhà văn khẳng định . Như vậy, tính tư tưởng là khuynh hướng khái quát về cuộc sống cần phải có toát ra từ tác phẩm văn học “[28, tr359]. Tính tư tưởng là linh hồn của tác phẩm văn học, nó có ý nghĩa quyết định đối với tầm vóc và tác dụng xã hội của tác phẩm. Khơi gợi cho người đọc tiếp tục tư duy về những vấn đề người nghệ sĩ tạo ra, tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm tất nhiên khác với tư tưỏng trực tiếp trong triết học hay trong xã hội học nhưng một nền văn học, một tác phẩm văn học nếu thiếu chiều sâu tư tưởng sẽ ít để lại những ấn tượng trong lòng người đọc. Tư tưởng của nghệ sĩ như “cái đinh” treo cái hình tượng nghệ thuật, để nó neo lại trong trí nhớ người đọc suốt cuộc đời. Nguyễn Minh Châu là nhà văn nhận thức rất sâu sắc vai trò của tư tưởng trong sáng tác văn học, bởi vậy ông đã phê phán những ngưòi cầm bút không có tính tư tưởng: “Cái sự ỡm ờ trong văn chương bây giờ là một điêu cần đả kích , người viết đã xa rời người cày ruộng, người quai búa, người chiến sĩ đánh giặc ”. Qua quá trình hoạt động văn nghệ, ông thấy nhiều văn nghệ sĩ “viết dài mà chẳng nói gì cả... những người cầm súng, cầm bút tay đã chai đi, đã từng vào sinh ra tử, nhưng khi cầm bút lại viết những cái không phải mình đã có, những ý nghĩ thực của mình mà lại đi vay mượn tính ỡm ờ, cái không có nội dung ” [19, tr315-316] . Chính tình hình văn học này - 15 - nảy sinh ra thứ văn chương“ con đẻ của tính kín miệng và xu thời ”, khôn ngoan ngoài xã hội. Không chỉ nhận ra một thực tế đáng lo ngại trong sáng tác văn học là đang thiếu tính tư tưởng, nhà văn Nguyễn Minh Châu còn thẳng thắn đưa ra hướng khắc phục làm thế nào để tác phẩm văn học có tính tư tưởng. Đó là người nghệ sĩ phải đi thực tế, nhiều khi đi thực tế nhà văn cũng chỉ như một người đi nhặt chi tiết mà thôi, chứ không biết “ bám theo cái luồng tư tưởng, cái luồng nghĩ của mọi người thực sự chiến đấu và sản xuất người ta đang nghĩ gì ? ”. Không chỉ dừng lại ở đó, Nguyễn Minh Châu còn muốn “ nhà văn còn có sự hướng dẫn, mở đường, còn có cái phần rất lớn là mở đường tư tưởng ” [19, tr317]. Tư tưởng của nhà văn, theo Nguyễn Minh Châu, là tiền đề cho nghệ sĩ thành công nhưng đó không phải là thứ tư tưởng dễ dãi, ai cũng thấy mà là tầm cao và chiều sâu của những vấn đề của thời đại, ở những tư tưởng nhân sinh hoá thân vào câu chữ, hình tượng nghệ thuật. Cái vẻ đẹp khai sáng, dẫn đường của tư tưởng văn học là ở đó và trong sáng tác của mình ông cũng đã thể hiện được. Như vậy ta thấy rất rõ quan niệm đúng đắn của nhà văn, người nghệ sĩ ấy hiểu ” tính tư tưởng là cái cuối cùng ” của một sáng tác thì ông mới có nỗi trăn trở đến thế. Ông chỉ rõ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan rất nặng nề dẫn đến tình trạng thiếu tính tư tưởng của văn học, trong đó nhấn mạnh yếu tố chủ quan của người viết, với tinh thần tự phê bình của người cầm bút đầy trách nhiệm. Từ những nhận thức đúng đắn ấy mà trong cả cuộc đời cầm bút, nhà văn đã thể hiện rõ nét tính tư tưởng của mình thông qua những hình tượng nghệ thuật. Từ tác phẩm đầu tay Cửa sông đến các tiểu thuyết Dấu chân người lính, Lửa từ nhhững ngôi nhà, Miền cháy, các tập truyện Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, đến truyện ngắn cuối cùng Chợ tết (tháng 2/ 1988), người đọc nhận ra rất rõ khao khát và năng lực rất - 16 - lớn của nhà văn trong hành trình tìm kiếm những tư tưởng giàu chất nhân văn để gửi tới con người. 1.2.2. Quan niệm về cảm xúc văn học: Là một nhà văn nặng lòng với đời và nghề, một ngòi bút có lương tâm và trách nhiệm, Nguyễn Minh Châu luôn muốn viết những tác phẩm có giá trị để không phải ân hận vì “chúng ta chưa làm cho người đọc khi gấp cuốn sách lại, người ta phải liên tưởng không dứt về cuộc đời và con người” [42, tr109]. Nhà văn đã bàn đến những cảm xúc trong tác phẩm văn học không phải từ chủ thể mà từ vấn đề, từ tư tưởng chủ đạo của tác phẩm như giới làm nghề vẫn nói. Cảm xúc thẩm mĩ là những trạng thái tình cảm, tâm tư của con người trước cái đẹp, cái hay của cuộc sống trong tác phẩm văn học. Thực ra, bàn tới cảm xúc thẩm mĩ chính là nhắc tới những giá trị chân- thiện- mĩ của tác phẩm. Văn học giúp con người khám phá những vấn đề xã hội, những bí ẩn trong đời sống tình cảm và tâm hồn của con người. Cảm xúc thẩm mĩ quan trọng bởi đó là sự kết tinh của những quan niệm về cái đẹp và những giá trị nhân sinh qua hình tượng. Một tác phẩm văn học hay một hình tượng, một câu văn, nói như Nguyễn Minh Châu, bị trơn tuột đi khỏi trí nhớ người đọc là do nó không gây ra một hiệu quả thẩm mĩ nào. Sự lấp lánh của hình tượng không còn thì câu văn, dù đúng cũng rất ít gây ra một ảnh hưởng có ý nghĩa. Một tác phẩm lớn là tác phẩm đặt ra được những vấn đề lớn về tư tưởng và quan niệm mĩ học sâu sắc. Nguyễn Minh Châu có quan niệm về cảm xúc văn học thật thú vị: “Cảm xúc văn học là điểm tiếp tuyến giữa hai vòng tròn khác tâm là người viết và người đọc”,“là điểm tiếp tuyến giữa tài năng và thực tại đời sống khách quan”, “cảm xúc văn học là một cái gì thần thánh nhưng lại có thể giải thích được trong một con người viết, bởi nó được tạo ra bởi vô số những nguyên nhân hết sức minh bạch và chuẩn xác” [19, tr318].Theo kinh nghiệm của một - 17 - người đã nhiều năm cầm bút lăn lộn trên nhiều miền của tổ quốc, Nguyễn Minh Châu nhận thấy khi nhà văn yêu hay ghét một người nào đó tức là anh đã đem người đó đối chiếu với lý tưởng thẩm mĩ của chính anh, riêng anh. “ Cảm xúc văn học là một vụ nổ lớn của tâm hồn người viết và không biết bao nhiêu người khác tới đó nhặt mảnh vỡ để làm mảnh gương tự soi mình”[19, tr321]. Ông hiểu rằng ở người đọc chuyện đời mà họ“ đọc chán chê trong cuộc đời” đọng lại thành một cái gì khác như chất muối biển, họ muốn đọc sách bởi họ muốn đem so cái chất muối của họ và của người nghệ sĩ xem có gì đậm hơn, tức là đến với mỗi tác phẩm văn học, người đọc có dịp trải nghiệm mình, kiểm định chính mình, mỗi tác phẩm văn học như một mảnh gương để mgười đọc tự soi vào, từ đó nhận ra mình, hoàn thiện chính mình. Có cảm xúc này là những trải nghiệm từ cuộc sống, được cộng hưởng, thăng hoa thêm khi bắt gặp cảm xúc của người nghệ sĩ đã kết tinh lại trong tác phẩm. Trong những trang ghi chép của Nguyễn Minh Châu về Nghề văn trong Di cảo Nguyễn Minh Châu ông còn phê phán những ngời cầm cầm bút không có cảm xúc đồng thời chỉ ra con đường để nhà văn đến với cảm xúc văn học và cách biểu hiện nó trong tác phẩm. Trước tiên ông phê phán cả thơ cả văn bây giờ “ như một người khoe áo, khoe quan sát, khoe chi tiết, khoe cảm xúc... trong sáng tác thấy nhiều chim, nhiều mây, nhiều những thứ gì dìu dịu hiền hiền mà lại mát mẻ, nhưng thiếu một cái gì đứt ruột đứt gan”. Đó chính là sự thờ ơ của người viết trước cuộc sống, trước thân phận con người. Nhà văn khẳng định cảm xúc văn học chỉ đến với người viết "trong những lúc anh chân thành với mình và với mọi người nhất, nó chập chờn như một cánh bướm khó tính, nó là tiếng cười, tiếng khóc, là sự giận ghét và yêu thương thật sự, là sự thổn thức trước cái đẹp" [19,tr318]. - 18 - Vì vậy, đỉnh điểm cảm xúc thẩm mĩ chính là sự thanh lọc tâm hồn con người. Nguyễn Minh Châu cho rằng tác phẩm văn chương mà thiếu cái "đứt ruột đứt gan" với đời, chỉ là "sự khoe" kĩ xảo, cảm xúc thì đó chưa phải là văn chương đích thực. Cái lớn của một nghệ sĩ lại cũng bắt đầu từ thái độ công dân , trách nhiệm xã hội, "đau nỗi đau nhân thế" hay nói như Xuân Diệu trước đây là phải " cùng xương thịt với nhân dân của tôi" 1.2.3. Tính thời sự của văn học. Nguyễn Minh Châu nhấn mạnh tới tính thời sự và cho đó là điều nhà văn tâm đắc nhất, vì nhà văn nhận thấy thực trạng văn học sau chiến tranh của ta đang đi sau cuộc sống. Ông khẳng định: “Tác phẩm văn học phải là một thứ vũ khí trên mặt trận tư tưởng và ít nhiều mang tính thời sự” [42, tr43]. “Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối thoại với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống.” [42, tr78]. Chính vì thế, thời sự trong văn học phải được hiểu như cái hiện thời, cái đang có của hôm nay, cái mà toàn xã hội đang quan tâm, dõi theo.Tính thời sự trong văn học mà Nguyễn Minh Châu nhắc tới phải gắn với không gian, thời gian lịch sử đang diễn ra. “Ngày” được hiểu rộng ra là thời đại, là năm tháng. Ngày hôm nay, tức cái khoảng thời gian hiện thời, cái nhất thời mà người dân đang quan tâm nóng bỏng chứ không phải là những điều đã xảy ra “ngày hôm qua”. Tính thời sự cũng chỉ được hiểu một cách tương đối. Bởi có trường hợp chính những vấn đề của quá khứ xa xưa nếu cho tới hôm nay vẫn là những vấn đề mà người dân còn quan tâm, còn có ý nghĩa với cuộc sống thì nó vẫn còn nguyên tính thời sự. Tính thời sự cần được hiểu một cách không cứng nhắc, không phải chỉ cái hiện tại mà mà có khi là cả cái quá khứ, cái tương lai. Chính vì thế, mỗi khi cầm bút, Nguyễn Minh Châu luôn thận trọng - 19 - lựa chọn viết cái gì thật cần thiết và cấp bách, kịp thời nhất đưa đến độc giả hôm nay. 1.2.3.1.Tính thời sự là một yêu cầu của độc giả. Đổi mới trong suy nghĩ, quan niệm của Nguyễn Minh Châu không chỉ ở đề tài, chất liệu, cách thức viết văn… mà theo nhà văn, muốn thành công phải đổi mới cả trong suy nghĩ của chính người cầm bút khi xác định đối tượng của văn học. Đối tượng thưởng thức của văn học cũng mang tính thời sự . Nó cần phải thay đổi theo thị hiếu của người đọc mỗi thời. Nguyễn Minh Châu đã nói với những người cùng cầm bút rằng: “Đừng bao giờ nên coi nhẹ tầm quan trọng của thị hiếu người đọc, vì chính đó là cái nôi để cho tác phẩm thế này hoặc thế khác ra đời và sống được”[42, tr58]. Thị hiếu người đọc cho chúng ta biết đối tượng thưởng thức của văn học mỗi thời kỳ là những ai? Họ mong muốn được đọc những tác phẩm như thế nào? Tuy không có điều kiện để nói kỹ hơn điều này nhưng bằng sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu cho rằng nhà văn phải đổi mới cách nghĩ để hiểu đối tượng hơn, đổi mới cách viết để đến với người đọc, bởi theo ông, người đọc cũng đang vận động và cũng là một tác nhân để nhà văn phải đổi mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12.1986 thực sự mở ra một chặng đường mới cho cách mạng Việt Nam. Từ đây, đổi mới văn học bắt đầu được đặt ra không chỉ ở phía người cầm bút mà cả ở phía người tiếp nhận. Đối tượng thưởng thức văn học đã khác trước. Không còn chỉ là người lính viết về mình và cho mình nữa mà đã đủ mọi tầng lớp trong xã hội với những đòi hỏi phức tạp hơn, yêu cầu cao hơn. Họ “là những người hết sức từng trải về chính trị và đời sống, là những người đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và cầm súng đánh Mỹ. Họ là những người đã làm chủ đất nước và cuộc đời mình”[42, tr290]. - 20 - Chính đối tượng tiếp nhận mới, phong phú, đông đảo, có trình độ đã khiến cho văn học Việt Nam dấy lên một không khí đổi mới chưa từng có. Những người cầm bút đều hiểu rằng, chính người đọc là nguyên nhân quan trọng khiến cho văn học buộc phải đổi mới bởi một nền văn học không có độc giả là một nền văn học bị gạt ra ngoài lề cuộc sống. Đổi mới là vấn đề sống còn lúc này để tìm lại chính mình. Đổi mới bắt nguồn từ chính nhu cầu của đối tượng thưởng thức văn học. 1.2.3.2. Tính thời sự trong nội dung phản ánh của tác phẩm văn học. Trong công cuộc đổi mới văn học, khi mà đối tượng thưởng thức đã không còn đơn điệu như trước nữa, khi mà người đọc đòi hỏi phải có những sáng tác mang hơi thở, sức sống của đời thường, thì buộc những người cầm bút phải đổi mới về nội dung trong sáng tác của mình. Nguyễn Minh Châu cho rằng nội dung phản ánh của văn học cũng phải mang tính thời sự, có ý nghĩa thời sự. Vấn đề toàn dân tộc quan tâm bây giờ là đổi mới đất nước, văn học không được né tránh những điều đó. Vấn đề mà độc giả vẫn dành sự quan tâm nhiều nhất là chiến tranh và người lính, sự sống còn của dân tộc mình. Ngoài ra, còn là những nội dung mà Nguyễn Minh Châu đã viết khá thành công như thời bình với những lo toan thường nhật, thói tật của con người, sự phức tạp của chính giới mình, những hạn chế của văn học trong 35 năm qua. Bàn đến những nội dung trên, Nguyễn Minh Châu đã nhận thấy tính hai mặt của vấn đề. Người đọc quan tâm hơn tới những khía cạnh mà trước kia văn học cố tình “né tránh” nên bây giờ nhiệm vụ của văn học phải lấp được những “khoảng trống” của văn học thời chiến để lại. Nhưng tính thời sự của văn học biểu hiện ở khía cạnh nội dung phản ánh cũng có tính tương đối của nó. Không phải cứ viết về những vấn đề cuộc sống hôm nay là tác phẩm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất