Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý xây dựng thư viện tiên tiến xuất sắc ở các trường trung học cơ sở huyện ...

Tài liệu Quản lý xây dựng thư viện tiên tiến xuất sắc ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang tỉnh hải dương

.PDF
124
2
120

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI ANH TUẤN QUẢN LÝ XÂY DỰNG THƯ VIỆN TIÊN TIẾN, XUẤT SẮC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG Ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN QUANG UẨN THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả khảo sát, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Luận văn này cho đến nay chưa từng được bảo vệ tại bất kỳ hội đồng bảo vệ luận văn nào trên toàn quốc và cho đến nay chưa hề được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì mà tôi cam đoan ở trên. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 6 năm 2018 Tác giả Bùi Anh Tuấn i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài: "Quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương", đến nay luận văn đã hoàn thành và em được phép bảo vệ luận văn. Với tình cảm chân thành, em xin cảm ơn các thầy giáo, các cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm, thuộc Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tận tình cho em trong quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Sư phạm, các bộ phận quản lý, đặc biệt là khoa sau đại học, đã chỉ dẫn, quản lý chặt chẽ về thủ tục, thời gian và tạo những điều kiện thuận lợi cần thiết cho việc hoàn thành luận văn thạc sĩ của em. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Quang Uẩn - người đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian em làm luận văn này. Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song chắc chắn trong luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Hải Dương, tháng 6 năm 2018 Tác giả Bùi Anh Tuấn ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .................................................................... v MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THƯ VIỆN TIÊN TIẾN, XUẤT SẮC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề ................................................................ 8 1.1.1. Ở nước ngoài ....................................................................................................... 8 1.1.2. Ở trong nước ..................................................................................................... 11 1.2. Lý luận chung về thư viện và thư viện tiên tiến, xuất sắc ................................... 14 1.2.1. Khái niệm thư viện trường học ......................................................................... 14 1.2.2. Khái niệm thư viện trường học tiên tiến, xuất sắc ............................................ 15 1.2.3. Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của thư viện trường phổ thông .......................... 15 1.3. Lý luận về xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ................................................. 17 1.3.1. Khái niệm xây dựng thư viện trường học tiên tiến, xuất sắc ............................ 17 1.3.2. Những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng thư viện các trường trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn tiên tiến, xuất sắc ...................................................... 18 1.3.3. Xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở trường trung học cơ sở....................... 20 1.4. Quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở trường trung học cơ sở ............. 24 iii 1.4.1. Khái niệm quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở trường trung học cơ sở ................................................................................................................. 24 1.4.2. Nội dung quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ................................... 26 1.4.3. Quản lý và chỉ đạo xây dựng thư viện trường trung học cơ sở đạt tiên tiến, xuất sắc............................................................................................................. 30 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo ................................. 35 1.5.1. Các yếu tố chủ quan .......................................................................................... 35 1.5.2. Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 37 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THƯ VIỆN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THUỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG ............................................. 41 2.1. Khái quát về tình hình các trường trung học cơ sở nói chung và tình hình thư viện các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương nói riêng .. 41 2.1.1. Khái quát tình hình các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang ................. 41 2.1.2. Khái quát tình hình thư viện ............................................................................. 41 2.2. Thực trạng xây dựng và hoạt động thư viện ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương ................................................................. 43 2.2.1. Xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang ....................................................................................................... 43 2.2.2. Quản lý việc xây dựng thư viện đạt tiên tiến xuất sắc ...................................... 61 2.2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý việc xây dựng thư viện đạt tiên tiến, xuất sắc............................................................................................................. 70 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THƯ VIỆN TIÊN TIẾN, XUẤT SẮC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG ................................................................................... 73 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................................. 73 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ................................................................... 73 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ..................................................................... 73 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................................... 74 iv 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ................................................................... 74 3.2. Biện pháp quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương .................................................. 75 3.2.1. Biện pháp 1: Tích cực tham mưu để tăng cường sự lãnh đạo có hiệu quả của các cấp, sự hỗ trợ, phối hợp của các lực lượng giáo dục, lực lượng xã hội trong việc xây dựng thư viện trường học ..................................................... 75 3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng có hiệu quả trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, nhân viên phụ trách thư viện đáp ứng chuẩn quốc gia........... 78 3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý xây dựng, khai thác, sử dụng thư viện trường học ................................................... 81 3.2.4. Biện pháp 4: Phòng Giáo dục đẩy mạnh việc kiểm tra, đánh giá, phân loại, rút kinh nghiệm xây dựng, bình xét thư viện trường tiên tiến xuất sắc ............. 84 3.2.5. Biện pháp 5: Đề xuất với các cấp quản lý, chính quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo, các lực lượng xã hội về cơ chế, chính sách về tăng cường đầu tư kinh phí cho thư viện.......................................................................................... 87 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 91 3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .. 92 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................................... 92 3.4.2. Địa bàn khảo nghiệm ........................................................................................ 93 3.4.3. Khách thể khảo nghiệm .................................................................................... 93 3.4.4. Thời gian tiến hành khảo nghiệm ..................................................................... 93 3.4.5. Nội dung khảo nghiệm...................................................................................... 93 3.4.6. Hình thức khảo nghiệm..................................................................................... 93 3.4.7. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................ 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 103 PHỤ LỤC....................................................................................................................... v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BP: Biện pháp CBQL: Cán bộ quản lý CBTV: Cán bộ thư viện ĐLC: Độ lệch chuẩn ĐTB: Điểm trung bình GV: Giáo viên HS: Học sinh TT: Thứ tự iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 2.1. Những thuận lợi trong việc xây dựng thư viện các trường trung học cơ sở tiên tiến, xuất sắc ........................................................................... 43 Bảng 2.2. Những khó khăn trong việc xây dựng thư viện các trường trung học cơ sở tiên tiến, xuất sắc ........................................................................... 45 Bảng 2.3. Sách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa ........ 47 Bảng 2.4. Cơ sở vật chất của thư viện ..................................................................... 50 Bảng 2.5. Nghiệp vụ công tác thư viện ................................................................... 52 Bảng 2.6. Tổ chức và hoạt động thư viện ................................................................ 54 Bảng 2.7. Quản lý thư viện ...................................................................................... 57 Bảng 2.8. Quản lý công tác thư viện của các trường trung học cơ sở ..................... 61 Bảng 2.9. Thực hiện chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang về xây dựng thư viện các trường trung học cơ sở ................................... 64 Bảng 2.10. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở trường trung học cơ sở ........................................................... 67 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý ..................................................................................................... 94 Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Tổng hợp đánh giá chung thực trạng xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang .................. 59 Biểu đồ 2.2. Tổng hợp kết quả quản lý việc xây dựng thư viện đạt tiên tiến, xuất sắc ..... 70 Sơ đồ Sơ đồ 3.1: Quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ........................................................... 92 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một xã hội muốn phát triển bền vững và đi lên thì phải lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu, muốn có nền giáo dục phát triển, đào tạo con người toàn diện, có khả năng suy luận cao, hiểu biết nhiều lĩnh vực, chúng ta phải xây dựng các cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc dạy học và giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn vậy phải xây dựng các thư viện đạt chuẩn và trên chuẩn theo Quyết định 01 của Bộ giáo dục và Đào tạo vì sách là kho tàng tri thức, “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa Cộng sản” (V.I.Lênin). Trong xã hội chúng ta ngày nay, đòi hỏi con người cần phải tìm tòi học hỏi, học để nâng cao sự hiểu biết về văn hoá dân tộc, hiểu biết về loài người trong quá trình phát triển, hiểu biết về khoa học xã hội, hiểu biết về sự phát triển của xã hội... Tất cả đều được xã hội, con người, các bậc tiền bối, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn học, lịch sử... đúc kết và in ấn thành sách, các tài liệu, các ấn phẩm văn hóa, khoa học, giáo dục. Hiện nay, một số trường vẫn còn xem nhẹ công tác thư viện, chưa có sự quan tâm đúng mức về các hoạt động của thư viện nhà trường. Cán bộ thư viện kiêm nhiệm quá nhiều việc hoặc nghiệp vụ còn hạn chế, cán bộ quản lý còn thiếu sự chỉ đạo và quản lý sát sao hoặc quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến công tác thư viện chưa đạt hiệu quả cao. Theo báo cáo tổng kết hàng năm, công tác quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, nhưng bên cạnh đó còn có những mặt hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có nguyên nhân là do công tác quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đối với các trường trung học cơ sở còn chậm đổi mới tư duy và phương thức quản lý. Vì vậy, cần phải làm thế nào để xây dựng thư viện trường học hoạt động đạt hiệu quả, chủ động khai thác vốn sách, vốn tư liệu, tài liệu tham khảo, tổ chức các hoạt động của thư viện, quản lý thư viện, để kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu 1 mới, sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí đầu tư cho thư viện nhà trường đúng mục đích. Một nền giáo dục tiên tiến thì không thể thiếu thư viện tiên tiến, xuất sắc, đó là điều mà chúng tôi băn khoăn, trăn trở trong vai trò công tác quản lý của mình. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang chúng tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu để đề ra biện pháp quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc, chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” làm luận văn tốt nghiệp cao học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn hoạt động thư viện và quản lý xây dựng thư viện ở các trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương, đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương đối với các trường trung học cơ sở nhằm góp phần nâng cao kết quả xây dựng thư viện, qua đó góp phần nâng cao kết quả giáo dục trong đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động xây dựng thư viện trường học tiên tiến, xuất sắc. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở. 4. Giả thuyết khoa học Việc quản lý xây dựng thư viện ở các trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả nhất định song còn những hạn chế, bất cập, trong đó có những biện pháp quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hợp lý sẽ góp phần xây dựng được các thư viện tiên tiến, xuất sắc ở địa phương, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của các thư viện, nâng cao kết quả giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở cấp Phòng Giáo dục. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động thư viện và thực trạng quản lý xây dựng thư viện ở các trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, lý giải nguyên nhân thực trạng. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về khách thể 43 CBQL, 215 giáo viên và cán bộ thư viện. 6.2. Giới hạn về đối tượng Quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng thư viện trường trung học cơ sở đạt tiên tiến, xuất sắc. 6.3. Giới hạn về địa bàn 20 trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương. 6.4. Giới hạn về thời gian Năm học 2016 - 2017 và năm học 2017 - 2018. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.1.1. Mục tiêu của phương pháp Tổng quan những nghiên cứu về xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở nước ngoài và trong nước, xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về xây dựng thư viện đạt chuẩn tiên tiến, xuất sắc và quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở trường trung học cơ sở. 7.1.2. Nội dung của phương pháp - Đánh giá những công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc và quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các nhà trường. 3 - Xây dựng hệ thống các vấn đề lý luận về thư viện tiên tiến, xuất sắc và xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc. - Xây dựng hệ thống các vấn đề lý luận về quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở trường trung học cơ sở. 7.1.3. Cách tiến hành phương pháp Thu thập thông tin qua đọc sách báo, tài liệu, phân tích, tổng hợp hóa, khái quát hóa nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản về quản lý, xây dựng thư viện đạt chuẩn tiên tiến, xuất sắc, hình thành giả thuyết khoa học, xây dựng khung cơ sở lý luận về quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở trường trung học cơ sở. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp chuyên gia (Phụ lục 2) a) Mục tiêu của phương pháp Thu thập, xin ý kiến của các chuyên gia về xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc và quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở trường trung học cơ sở. b) Nội dung của phương pháp Xin ý kiến về việc xây dựng đề cương nghiên cứu, xây dựng khung cơ sở lý luận về thư viện tiên tiến, xuất sắc. Xin ý kiến chuyên gia về những vấn đề lý luận xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc và quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở trường trung học cơ sở. c) Cách tiến hành phương pháp Tham khảo, hỏi ý kiến về các vấn đề chuyên sâu của đề tài. Trong đề tài, tác giả luận văn sử dụng phương pháp này để hỏi ý kiến một số cán bộ quản lý, một số chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc để xây dựng khung cơ sở lý luận cũng như đánh giá, nhận định về kết quả nghiên cứu thực trạng, xây dựng và khảo nghiệm các biện pháp đề xuất cho việc nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Phụ lục 1) a) Mục tiêu của phương pháp Thu thập số liệu giúp cho việc đánh giá thực trạng xây dựng thư viện tiên tiến xuất sắc và quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở, tìm ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế này. 4 b) Nội dung của phương pháp - Đánh giá về những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng thư viện các trường trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn tiên tiến, xuất sắc. Đánh giá thực trạng phấn đấu xây dựng thư viện đạt tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở về 5 tiêu chuẩn nói chung về thư viện trường trung học cơ sở. Tiêu chuẩn 1: Về sách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa. Tiêu chuẩn 2: Cơ sở vật chất của thư viện Tiêu chuẩn 3: Nghiệp vụ công tác thư viện Tiêu chuẩn 4: Về tổ chức và hoạt động thư viện Tiêu chuẩn 5: Quản lý thư viện - Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng thư viện đạt chuẩn tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương về: Quản lý công tác thư viện của các trường trung học cơ sở. Chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang về xây dựng thư viện các trường trung học cơ sở. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở trường trung học cơ sở. c) Cách tiến hành phương pháp Chúng tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ thư viện thiết bị trường học. Phát phiếu cho các khách thể tại 20 trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giang, các khách thể được giải thích rõ về mục đích khảo sát, các yêu cầu đối với người trả lời. Các phương án trả lời được chia làm ba mức độ: chưa tốt, trung bình và mức tốt. Đối với nội dung các yếu tố ảnh hưởng mỗi item có ba phương án trả lời ít ảnh hưởng, vừa phải và ảnh hưởng nhiều. Đối với các biện pháp đề xuất, các biện pháp được trả lời ở ba mức độ về tính cần thiết và tính khả thi, từ ít cần thiết đến cần thiết và từ ít khả thi đến khả thi. 7.2.3. Phương pháp quan sát (Phụ lục 3) a) Mục tiêu của phương pháp Quan sát điều kiện xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường trung học cơ sở về thực hiện và quản lý thực hiện 5 tiêu chuẩn xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc và 5 quan sát việc quản lý xây dựng các kế hoạch, các báo cáo của nhà trường và sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục với việc xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc, nhằm thu thập tư liệu thực tế minh họa cho các phương pháp nghiên cứu khác. b) Nội dung của phương pháp Quan sát các kết quả thực hiện 5 tiêu chuẩn về sách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa; về cơ sở vật chất của thư viện; về nghiệp vụ công tác thư viện; về tổ chức và hoạt động thư viện và quản lý thư viện. Quan sát các báo cáo về tình hình quản lý xây dựng thư viện về phát triển đội ngũ cán bộ thư viện về chuyên môn, nghiệp vụ. c) Cách tiến hành phương pháp Quan sát các kết quả xây dựng thư tiện tiên tiến, xuất sắc ở các trường được khảo sát về số lượng đâu sách, các trang thiết bị có trong thư viện, cách bố trí, sắp xếp, trình bày và bảo quản các đồ dùng, hiện trạng của các phương tiện, trang thiết bị. 7.2.4. Phương pháp phỏng vấn (Phụ lục 4) a) Mục tiêu của phương pháp Cung cấp thông tin định tính về thực trạng xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc và quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang. b) Nội dung của phương pháp Phỏng vấn về xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang về những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng thư viện các trường trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn tiên tiến, xuất sắc. Phỏng vấn về việc phấn đấu xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia và tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở. Phỏng vấn về kết quả thực hiện 5 tiêu chuẩn nói chung về xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở trường trung học cơ sở. Phỏng vấn về thực trạng quản lý xây dựng thư viện đạt chuẩn tiên tiến, xuất sắc về quản lý công tác thư viện của các trường trung học cơ sở và về chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang về xây dựng thư viện các trường trung học cơ sở. 6 c) Cách tiến hành phương pháp Tiến hành phỏng vấn đối với các thành viên trong Ban Giám hiệu, đội ngũ giáo viên, nhân viên thư viện trường học được khảo sát. Các nội dung phỏng vấn tập trung vào những thuận lợi, khó khăn khi xây dựng thư viện, các biện pháp quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc. 7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu với sự trợ giúp của SPSS 7.3.1. Mục đích của phương pháp Xác định một cách định lượng các kết quả khảo sát từ bảng hỏi, các kết quả phỏng vấn, quan sát. 7.3.2. Nội dung của phương pháp Kết quả thu được sẽ được tính theo điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tương quan nhị biến. 7.3.3. Cách tiến hành biện pháp Kết quả các số liệu thu được về định lượng sẽ được tiến hành trên phần mềm SPSS 16.0 (Statistical Package for the Social Sciences). 8. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở. Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng thư viện ở các trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng thư viện tiên tiến, xuất sắc ở các trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THƯ VIỆN TIÊN TIẾN, XUẤT SẮC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài Thư viện là một thiết chế ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và đi liền với sự ra đời là các nghiên cứu về xây dựng và phát triển hệ thống thư viện. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh của tri thức và sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nghiên cứu về sự phát triển của thư viện được đặc biệt quan tâm. Hai tác giả người Mỹ Wofford, Azile trong nghiên cứu “Thư viện trường học nơi làm việc, thu nhận, tổ chức, sử dụng và bảo quản các tài liệu” từ năm 1959 [37]. Tác giả cho rằng thư viện trong các trường phổ thông không chỉ là nơi phục vụ đọc sách, nghiên cứu, lưu trữ và bảo quản nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập mà còn là nơi tổ chức học tập hiệu quả của cả giáo viên và học sinh. Vì vậy, cần phải chú trọng quản lý xây dựng thư viện theo hướng hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến để giáo viên và học sinh có thể đến đọc sách và làm việc tại đây hiệu quả. Nghiên cứu “Sự hợp tác trong các hệ thống thư viện công cộng: Các mẫu dịch vụ quản trị” của nhóm tác giả người Mỹ Gregory, Ruth W. and Lester L. Stoffel xuất bản năm 1971 [30]. Trong nghiên cứu các tác giả khẳng định tầm quan trọng của việc đổi mới cung cách phục vụ trong các thư viện công cộng. Công việc phục vụ chủ yếu theo hướng thủ công nên tính hiệu quả không cao, khó kích thích được nhu cầu sử dụng các thư viện công cộng, do vậy cần hướng đến tăng tính hiệu quả phục vụ bằng cách xây dựng thư viện tiên tiến, đẩy mạnh các hình thức quản trị, ứng dụng công nghệ để tăng cường tương tác trong phục vụ thay vì chỉ sử dụng nhân tố con người. Cuốn sách “Quản lý thư viện” [35] của tác giả Robert D. Sueart và John Taylor xuất bản năm 1981 nêu khía cạnh lịch sử của quản lý thư viện các chức năng của quản lý thư viện hiện đại. Cuốn sách “Quản lý chất lượng thông tin và quản lý thư viện” [33] của tác giả Peter Broply và Kate Coulling xuất bản năm 1996 đưa ra 8 những tiêu chuẩn về chất lượng quản lý thông tin thư viện, so sánh thư viện với các dịch vụ thông tin của các cơ quan thông tin khác. C.K. Sharma, Kiran Singh hai chuyên gia nghiên cứu về phát triển thư viện của Ấn Độ đã cho xuất bản cuốn sách “Quản lý thư viện” [36] năm 2005. Quản lý thư viện không phải là khái niệm mới, nhưng trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, đáng chú ý là những ứng dụng của công nghệ thông tin tiên tiến tạo ra sự thay đổi đáng kể về phương thức phục vụ với đội ngũ quản trị thư viện trong hiệu quả và dịch vụ nhanh. Nội dung cuốn sách quản lý thư viện cung cấp các thông tin mới nhất liên quan đến hệ thống thư viện, thủ tục, tự động hoá và các hoạt động của các thư viện ảnh hưởng đến người đọc. Năm 2007, tác giả người Mỹ Richard C. McCarthy một kiến trúc sư có chuyên môn sâu về xây dựng thư viện cho xuất bản cuốn sách “Hướng dẫn các bước quản lý dự án xây dựng thư viện” [32]. Tác giả cho rằng việc quản lý xây dựng thư viện giúp cho những người có quyền truy cập vào một chuyên gia đáng tin cậy có thể giải thích quy trình theo từng bước sẽ có cơ hội tốt nhất để nhanh chóng tiếp cận được với các thông tin. Trong cuốn sách ông đưa ra các lời khuyên thiết thực để hiểu các mối quan hệ quan trọng và quản lý xây dựng thư viện do vậy, các giám đốc thư viện, các chuyên gia, các quản trị viên và nhân viên viên sẽ nhận được những lời khuyên về quản lý xây dựng thư viện cần trả lời các câu hỏi: Ai làm gì và bằng cách nào? Trách nhiệm của các bên là gì? Khi nào và như thế nào sản phẩm được liệt kê ? Làm thế nào để bạn tạo ra một ngân sách thực tế cho xây dựng thư viện mới? Những bí mật để thiết kế sự phát triển bền vững trong thư viện? Từ việc quyết định xây dựng mới, phân tích địa điểm, làm việc với các kiến trúc sư, đánh giá quá trình và đánh giá hiệu quả sẽ chỉ ra sự phát triển bền vững và thích ứng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ hiện nay. Jeannette Woodward một chuyên gia tư vấn về thư viện và là hiệu trưởng của trường Wind River Library tại Mỹ trong cuốn sách “Dự án quản lý thư viện” [32] được xuất bản tại Mỹ năm 2010. Từ quan điểm của một thủ thư từng trải qua nhiều dự án xây dựng thư viện, Jeannette Woodward hướng dẫn quá trình giám sát việc lập kế hoạch và xây dựng một dự án trong việc cập nhật tài liệu tham khảo, các tiêu 9 chuẩn, tài liệu và tài nguyên, thông tin về các vấn đề công nghệ mới, đưa ra lời khuyên hiệu quả và các quy tắc phát triển hệ thống thư viện tiên tiến ở mọi cấp độ. “Quản lý thư viện và môi trường lưu trữ” của tác giả người Anh Jane Henderson, tại trường đại học Cardiff xuất bản lần đầu năm 2007 và tái bản lần hai năm 2010 và lần ba năm 2013 [31]. Theo tác giả, để xây dựng thư viện phát triển bền vững cần coi trọng yếu tố môi trường bảo quản nguồn tài liệu bởi tuổi thọ của tài nguyên in ấn bị ảnh hưởng đáng kể bởi môi trường trong đó chúng được lưu giữ. Đây là vấn đề nhiều thư viện trên thế giới chưa thực sự quan tâm vì nhiều thư viện đã bỏ ra số tiền rất lớn để khôi phục, phục chế lại nhiều tác phẩm rất tốn kém cả về thời gian và kinh phí. Ngoài ra tác giả còn đưa ra lời khuyên cho các thư viện ở Anh và các thư viện trên thế giới về yếu tố môi trường bảo quản nguồn tài nguyên, đồng thời phải thiết kế hướng đến tính thẩm mỹ, tiện ích cho người sử dụng và cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ để bảo quản tài nguyên thư viện. Tóm lại, ở nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu về quản lý xây dựng thư viện, các ưu điểm chủ yếu là: - Coi thư viện là nơi phục vụ và cung cấp thông tin đầy đủ, khoa học nhất, để phục vụ tốt cần đổi mới cung cách phục vụ. - Đưa ra tiêu chuẩn chất lượng quản lý thư viện và đẩy mạnh ứng dụng thông tin vào quản lý thư viện. - Hướng dẫn lập kế hoạch xây dựng thư viện và chú trọng vào yếu tố bảo quản nguồn tài liệu. Những hạn chế và nội dung chưa đề cập đến: - Các nghiên cứu chủ yếu ở hệ thống thư viện nói chung hoặc hệ thống thư viện công cộng, thư viện trong các trường đại học, có rất ít nghiên cứu về quản lý xây dựng thư viện trong các nhà trường phổ thông, nhất là các trường trung học cơ sở. - Chủ yếu tập trung chỉ ra việc xây dựng hệ thống thư viện hiện đại, thay đổi cung các phục vụ, cách quản trị hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ để người sử dụng dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài nguyên thư viện. - Chưa chỉ ra những thuận lợi, khó khăn khi thay đổi từ cách phục vụ truyền thống sang cách phục vụ hiện đại và chưa có tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá thư viện tiên tiến, hiện đại. 10 - Chưa đi sâu nghiên cứu về cách quản lý thư viện ở các trường phổ thông theo hướng hiện đại. 1.1.2. Ở trong nước Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về quản lý thư viện, có thể kể đến các nghiên cứu sau: Tác giả Nguyễn Thị Loan Thanh có nhiều nghiên cứu về quản lý thư viện. Năm 2002 với nghiên cứu “Đổi mới phương pháp quản lý thông tin - thư viện trong nền kinh tế thị trường” [21] đăng trên tạp chí Văn hoá Nghệ thuật. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi cung cách phục vụ, phương thức quản trị cần có sự đổi mới để có sự hấp dẫn người đọc. Một lần nữa tác giả nhấn mạnh đến khâu quản trị thư viện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của độc giả. Trong công trình “Quản lý thư viện trường học hiện đại: những thay đổi tất yếu khách quan” [22] công bố năm 2005 trên tạp chí Giáo dục. Thư viện trường học hiện nay không chỉ có các nguồn thông tin được phát hành theo hình thức in ấn truyền thống mà các tài liệu đã được số hóa, có thể nhanh chóng phổ biến trên toàn cầu, cho nên cách quản lý cần đi trước, đón trước sự phát triển và cần có sự liên kết, liên thông. Năm 2006, trong bài “Phát triển nguồn nhân lực thư viện thông tin đáp ứng yêu cầu xã hội hiện đại” [23] đăng tạp chí Văn hoá Nghệ thuật. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, những yêu cầu của xã hội đối với công tác thư viện không ngừng thay đổi, điều đó đặt ra yêu cầu quan trọng với những người làm công tác thư viện cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn trong quản trị thư viện, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực tổ chức thông tin. Nghiên cứu “Những vấn đề cần quan tâm trong quản lý thư viện điện tử ở Việt Nam” [24] đăng trên kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp trường “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các thư viện điện tử tại Việt Nam” năm 2013. Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng công tác quản lý thư viện, nhất là quản lý thư viện hiện đại với sự ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tiên tiến, nhiều thư viện điện tử ở Việt Nam đã ra đời và đưa vào hoạt động, nhưng tính hiệu quả và sự tương tác chưa cao, trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số giải pháp cao hiệu quả quản lý các thư viện điện tử, trong đó nhấn mạnh đến nhân tố con người và việc ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào quản lý xây dựng thư viện hiện đại. 11 Đoàn Thị Thu đã công bố nghiên cứu “Vai trò của thư viện trường trong việc xây dựng và phát triển tủ sách lớp học ở các thư viện trường phổ thông” đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam năm 2014 [27] chỉ ra những vấn đề cả về lý luận và thực tiễn thư viện trường phổ thông cần tham gia xây dựng tủ sách lớp học, đồng thời đưa ra một số gợi ý về việc thư viện trường phổ thông xây dựng và phát triển tủ sách lớp học như: Thuyết minh để Ban Giám hiệu thông qua chủ trương thành lập mạng lưới tủ sách lớp học; lập và trình Ban Giám hiệu duyệt kế hoạch xây dựng, phát triển mạng lưới tủ sách lớp học; tham vấn Ban Giám hiệu về việc xây dựng và ban hành các văn bản về mạng lưới tủ sách lớp học; tham vấn, hỗ trợ nhà trường trong việc phát động quyên góp tài liệu; tổ chức họp, triển khai hoạt động của mạng lưới tủ sách lớp học do giáo viên chủ nhiệm tạo lập và duy trì kênh thông tin liên lạc. Tác giả Nguyễn Xuân Hòa qua nghiên cứu “Cải tiến thư viện trường học với biên mục tại ngoại” năm 2015 [13], trên cơ sở phân tích hệ thống lý luận về thư viện trường học hay thư viện trường phổ thông đã đưa ra một số bước để xây dựng, phát triển thư viện tiên tiến gồm chuẩn hóa nghiệp vụ thư viện trong thư viện trường học, tập huấn cán bộ thư viện trường học, góp phần vào việc xây dựng thư viện tại các trường phổ thông theo hướng hiện đại. Luận án tiến sĩ “Quản lý thư viện hiện đại tại Việt Nam” [26] của tác giả Nguyễn Văn Thiên, trong đó tác giả đã phân tích rõ cơ sở lý luận về quản lý thư viện hiện đại, sự biến đổi của thư viện Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại thể hiện ở các nội dung: Xu hướng phát triển của các thư viện thế giới và sự hội nhập quốc tế của các thư viện Việt Nam, tiến trình hiện đại hóa của các thư viện Việt Nam và chỉ rõ thực trạng các thư viện hiện đại Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng theo đánh giá của tác giả các thư viện Việt Nam còn khoảng cách rất xa so với các nước trên thế giới về sự đầu tư, quy mô và đặc biệt là tính mở và tính hiện đại. Bên cạnh đó, tác giả phân tích thực trạng quản lý thư viện hiện đại tại Việt Nam về quản lý nhân lực, quản lý các hoạt động nghiệp vụ, quản lý về cơ sở vật chất. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế tác giả nêu lên bốn giải pháp gồm: đổi mới mô hình cơ cấu tổ chức, phương thức và công cụ quản lý, chất lượng nhân lực và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước nhằm nâng cao tính hiệu quả của thư viện hiện đại tại Việt Nam. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất