Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch khu đô thị nam phúc yên, phường...

Tài liệu Quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch khu đô thị nam phúc yên, phường nam viêm, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (luận văn thạc sĩ)

.PDF
113
141
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN ĐÌNH MINH QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ NAM PHÚC YÊN, PHƯỜNG NAM VIÊM, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TR ÌNH HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN ĐÌNH MINH KHÓA 2017-2019 QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ NAM PHÚC YÊN, PHƯỜNG NAM VIÊM, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ HƯỜNG HÀ NỘI – 2019 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, trước tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tập thể các thầy, cô giáo là giảng viên Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu về chuyên ngành Quản lý đô thị & công trình trong suốt thời gian tôi học tập tại Trường. Điều này giúp tôi tự tin và vững vàng hơn để tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi và phát triển sự nghiệp. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Hường, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và cung cấp cho tôi nhiều thông tin khoa học có giá trị trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Vĩnh Phúc, ngày 19 tháng 4 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đình Minh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đình Minh MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các hình, bảng biểu MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................1 Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .....................................................................3 Các khái niệm, thuật ngữ ................................................................................................4 Cấu trúc luận văn ..............................................................................................................5 NỘI DUNG................................................................................................................. 6 CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ NAM PHÚC YÊN ......................................... 6 1.1. Khái quát chung về phát triển đô thị và quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị trên địa bàn thành phố Phúc Yên ..........................................6 1.1.1. Khái quát về thành Phố Phúc Yên ......................................................................6 1.1.2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố Phúc Yên………….8 1.1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị tại thành phố Phúc Yên …………………………………………………………………13 1.2. Tình hình chung về quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố Phúc Yên....................................................15 1.2.1. Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị .................................................15 1.2.2. Công tác quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch......................17 1.3. Thực trạng quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại khu đô thị Nam Phúc Yên ............................................................................................................................ 19 1.3.1. Khái quát về khu đô thị Nam Phúc Yên ..........................................................19 1.3.2. Thực trạng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Phúc Yên.30 1.4. Thực trạng quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch tại khu đô thị Nam Phúc Yên .............................................................................................................32 1.4.1. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án………………...32 1.4.2. Quản lý xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật…………….35 1.4.3. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ............................................................37 1.4.4. Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý ...................................................................37 1.4.5. Vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch.......................................................................................................39 1.5. Đánh giá tồn tại và những vấn đề cần nghiên cứu .....................................40 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ NAM PHÚC YÊN, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC................................................................ 43 2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật ...........................43 2.1.1. Vai trò, đặc tính của hệ thống hạ tầng kỹ thuật .............................................43 2.1.2. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thi…………………………………………………………….............................44 2.1.3. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý xây dựng hệ thống HTKT đô thị……………………………………………… 48 2.1.4. Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát đầu tư của cộng đồng .........................................................................................................................50 2.2. Cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch KĐT Nam Phúc Yên……………………………………………………………..........53 2.2.1. Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước .................................53 2.2.2. Hệ thống Văn bản pháp luật của tỉnh Vĩnh Phúc ..........................................56 2.2.3. Hệ thống các Văn bản liên quan đến khu đô thị Nam Phúc Yên ...............57 2.2.4. Nội dung Quản lý nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị ...................58 2.2.5. Các nguyên tắc Quản lý Nhà nước về xây dựng theo quy hoạch ...............58 2.2.6. Tổ chức Quản lý Nhà nước về xây dựng theo quy hoạch ............................59 2.3. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản lý thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy hoạch............................................................................60 2.3.1. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................................60 2.3.2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới ...........................................................64 Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ NAM PHÚC YÊN ......................................................................... 67 3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch ..67 3.1.1. Quy hoạch đi trước một bước và thực hiện theo đúng quy hoạch .............67 3.1.2. Cân đối hài hòa lợi ích giữa các chủ thể: Chính quyền đô thị - chủ đầu tư người dân đô thị...............................................................................................................67 3.1.3. Kiểm soát, đánh giá, điều tiết và dự báo .........................................................68 3.1.4. Có sự tham gia của nhà nước trong quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị ............................................................................................................................................69 3.2. Một số giải pháp quản lý kỹ thuật để nâng cao hiệu quả xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Phúc Yên .................................................70 3.2.1. Quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Phúc Yên ...........................................................................................................................70 3.2.2. Quản lý khớp nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài hàng rào. .......79 3.3. Giải pháp đổi mới tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Phúc Yên. ........................................................... 83 3.3.1. Đổi mới cơ chế chính sách và thiết lập bộ máy tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị. ................................................................................................83 3.3.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Nam Phúc Yên .................................................................................................................86 3.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ............................................................................................................................................87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 96 Kết luận ....................................................................................................................... 96 Kiến nghị .................................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BQL Ban quản lý CĐT Chủ đầu tư CTCC Công trình công cộng ĐTXD Đầu tư xây dựng GPMB Giải phóng mặt bằng GPXD Giấy phép xây dựng GTVT Giao thông vận tải HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân HTKT Hạ tầng kỹ thuật HTXH Hạ tầng xã hội KCN Khu công nghiệp KĐT Khu đô thị KĐTM Khu đô thị mới NXB Nhà xuất bản QHĐT Quy hoạch đô thị QLXD Quản lý xây dựng SDĐ Sử dụng đất DANH MỤC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang Vị trí thành phố Phúc Yên trong Quy hoạch vùng tỉnh 7 hình Hình 1.1 Vĩnh Phúc Hình 1.2 Hiện trạng giao thông của thành phố Phúc Yên 9 Hình 1.3 Họng cấp nước cứu hỏa 10 Hình 1.4 Hố ga thoát nước 11 Hình 1.5 Tủ điện dạng kios đặt ngoài trời 12 Hình 1.6 Cơ cấu Ban quản lý dự án KĐT trên địa bàn Phúc Yên 19 Hình 1.7 Vị trí Khu đô thị Nam Phúc Yên 20 Hình 1.8 Quy hoạch sử dụng đất KĐT Nam Phúc Yên 23 Hình 1.9 Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan KĐT Nam 24 Phúc Yên Hình 1.10 Phối cảnh KĐT Nam Phúc Yên 25 Hình 1.11 Quy hoạch giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây 27 dựng KĐT Nam Phúc Yên Hình 1.12 Quy hoạch cấp điện động lực và điện chiếu sáng KĐT 28 Nam Phúc Yên Hình 1.13 Quy hoạch cấp thoát nước KĐT Nam Phúc Yên 29 Hình 1.14 Hệ thống HTKT được thi công đồng bộ 31 Hình 1.15 Hệ thống đường giao thông thi công phần nền 31 Hình 1.16 Hệ thống thoát nước hào kỹ thuật được thi công 32 Hình 1.17 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Tây Đức 34 Hình 1.18 Sơ đồ cơ cấu tổ chức BQL dự án 35 Hình 1.19 Mô hình quản lý xây dựng HTKT theo quy hoạch KĐT 38 Nam Phúc Yên \Hình 2.1 Khu đô thị Phú Mĩ Hưng 61 Hình 2.2 Khu đô thị sinh thái mới Time City, thành phố Hà Nội 64 Hình 2.3 Cảnh quan thành phố Singapore 65 Hình 2.4 Một góc cảnh quan đô thị - Singapore 66 Hình 3.1 71 Hình 3.3 Sơ đồ nhiệm vụ quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Nam Phúc Yên Sơ đồ trình tự quản lý xây dựng hệ thống đường giao thông Sơ đồ trình tự quản lý xây dựng hệ thống cấp điện Hình 3.4 Sơ đồ các giai đoạn tham gia của cộng đồng 90 Hình 3.5 Sơ đồ sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý hiệu quả hệ thống HTKT khu đô thị mới Nam Phúc Yên Đề xuất sơ đồ phối hợp giữa 3 chủ thể trong quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới 92 Hình 3.2 Hình 3.6 71 77 94 BẢNG BIỂU Số hiệu Tên hình Trang Bảng 2.1 Quy định kích thước tối thiểu mặt cắt ngang đường đô thị 45 Bảng 2.2 Quy đinh chiều rộng tối thiểu của hè phố dọc theo đường 46 bảng phố 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vành đai phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội và là 1 trong 8 tỉnh kinh tế trọng điểm của miền Bắc đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ định vào tháng 11 năm 2003, thuộc khu vực mở rộng của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long là nơi tập trung nhiều tuyến giao thông quan trọng như đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường Quốc lộ 2, quốc lộ 2B, quốc lộ 2C, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội. Là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội. Có vị trí liền kề Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh. Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển tuyến hành lang kinh tế cấp quốc gia Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã tạo mối liên hệ thuận lợi cho tỉnh Vĩnh Phúc với các trung tâm đô thị và trung tâm công nghiệp lớn khác của khu vực. Thành phố Phúc Yên là đô thị thứ 2 của tỉnh Vĩnh Phúc, có vai trò là trung tâm thúc đẩy phát triển KTXH của Tỉnh. Trong những năm gần đây, tình hình phát triển KTXH của thành phố Phúc Yên đã và đang có chuyển biên tích cực, có nhiều yếu tố thuận lợi mới, thu nhập người dân được nâng cao, các nhu cầu về đời sống vật chất tinh thần và các dịch vụ xã hội ngày càng cao. Hiện nay trên địa bàn thành phố Phúc Yên hiện có 9 khu ĐTM được quy hoạch và 6 dự án khu du lịch sinh thái. Khu đô thị Nam Phúc Yên có diện tích 17,6 ha nằm phía Đông Nam thành phố Phúc Yên, cách khu vực trung tâm khoảng 3km; nằm gần với vị trí nút giao giữa đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai với đường Nguyễn Tất Thành; tiếp giáp với Đường tỉnh 301 đi trung tâm thành phố Phúc Yên; phía Nam gần KCN Phúc Yên; đi qua khu vực có Sông Cà Lồ nên có thể nói đây là khu vực có giá trị sử dụng đất cao, thuận lợi phát triển đô thị, Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 KĐT Nam Phúc Yên đã được UBND tỉnh 2 Vĩnh Phúc phê duyệt theo quyết định số 3231/QĐ-UBND ngày 08/11/2013. Với định hướng xây dựng Khu đô thị Nam Phúc Yên trở thành khu đô thị bền vững, phù hợp với tình hình phát triển chung của khu vực, ngày 30/3/2017, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 2124/UBND-CN1 phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 KĐT Nam Phúc Yên. Việc điều chỉnh quy hoạch này nhằm các mục đích sau: - Nâng cao tính đồng bộ về HTKT và công trình kiến trúc khu vực, hình thành KĐT mới khang trang, hiện đại để cải thiện và nâng cao điều kiện, môi trường sống của người dân trong khu vực đô thị mới đồng thời hỗ trợ một phần cho các khu dân cư lân cận. - Khai thác triệt để và sử dụng quỹ đất hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về công trình công cộng, công trình xã hội, cây xanh mặt nước và nhà ở cho người dân, nâng cao hiệu quả đầu tư cho dự án. - Tăng hiệu quả đầu tư sử dụng đất, nâng cao tính khả thi và hoàn chỉnh đồng bộ chức năng đô thị. - Bổ sung, cập nhật các dự án có liên quan. Quy hoạch phát triển không gian chỉ được thực hiện hiệu quả khi HTKT được xây dựng đồng bộ và đi trước một bước. Việc điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Nam Phúc Yên có ảnh hưởng lớn đến hệ thống HTKT của KĐT. Do đó việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp quản lý hệ thống HTKT khu đô thị đáp ứng hài hoà với các mục tiêu điều chỉnh quy hoạch là rất cần thiết. Hệ thống HTKT khu đô thị bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải và các công trình khác. Quản lý hệ thống HTKT đô thị có nội dung rộng lớn bao quát từ quy hoạch phát triển, kế hoạch hóa việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành, duy tu sửa chữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thấp số liệu để thống kê, đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống HTKT đô thị. Trong quản lý hệ thống HTKT, sự tham gia của cộng đồng là rất quan 3 trọng. Đó là một quá trình mà cả chính quyền và cộng đồng cùng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ đô thị cho tất cả mọi người. Mục tiêu của sự tham gia của cộng đồng nhằm xây dựng năng lực ý thức, vị thế cho đông đảo người dân để duy trì tốt việc quản lý, khai thác sử dụng các công trình HTKT sau khi bàn giao. Để góp phần cho việc quản lý hệ thống HTKT đô thị tốt hơn, tác giả lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch Khu đô thị Nam Phúc Yên, phường Nam Viêm, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học quản lý đô thị và công trình để góp phần quản lý xây dựng hệ thống HTKT đồng bộ trong KĐT, tạo không gian sống bền vững. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng hệ thống HTKT theo quy hoạch Khu đô thị Nam Phúc Yên, phường Nam Viêm, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý xây dựng hệ thống HTKT đô thị (cụ thể là hệ thống giao thông; hệ thống cấp thoát nước; cao độ san nền, đường dây đường ống kỹ thuật). - Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị Nam Phúc Yên, phường Nam Viêm, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích nghiên cứu 17,6 ha. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin; - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống; - Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu ĐTM Nam Phúc Yên một cách hiệu quả, góp phần 4 hoàn chỉnh các cơ sở khoa học quản lý xây dựng HTKT. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra giải pháp quản lý nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng hạ tầng khu ĐTM Nam Phúc Yên. Đồng thời sự thành công của khu ĐTM Nam Phúc Yên sẽ làm cơ sở để các khu đô thị khác trong tỉnh Vĩnh Phúc và trên toàn quốc có thể tham khảo học tập. Các khái niệm, thuật ngữ Trong Luận văn này, các từ ngữ dưới đây xin được hiểu như sau: Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống. Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của đồ án QHXD: Là chỉ tiêu được dự báo, xác định, lựa chọn làm cơ sở đề xuất các phương án, giải pháp QHXD bao gồm quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về HTKT, HTXH và môi trường. Chứng chỉ quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định các số liệu và thông tin liên quan của một khu vực hoặc một lô đất theo đồ án QHĐT đã được phê duyệt. Hệ thống HTKT đô thị: Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 01: 2008/BXD về Quy hoạch xây dựng thì Hệ thống công trình HTKT bao gồm hệ thống giao thông; hệ thống cung cấp năng lượng; hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước; hệ thống quản lý các chất thải, vệ sinh môi trường; hệ thống nghĩa trang và các công trình HTKT khác. Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm: Mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch; các công trình đầu mối HTKT giao thông (cảng hàng không, nhà ga, bến xe, cảng thủy). 5 Các công trình cấp nước đô thị chủ yếu gồm: Các công trình thu nước mặt nước ngầm; các công trình xử lý nước; hệ thống phân phối nước (đường ống, lắp đặt điều hòa). Các công trình thoát nước đô thị chủ yếu gồm: các sông, hồ điều hòa, đê, đập, các cống, rãnh, kênh, mương, máng thoát nước; các trạm bơm cố định hoặc lưu động; các trạm xử lý nước thải; cửa xả vào sông hồ. Các công trình cấp điện và chiếu sáng công cộng đô thị chủ yếu gồm: các nhà máy phát điện; các trạm biến áp, tủ phân phối điện; hệ thống đường dây dẫn điện; cột và đèn chiếu sáng. Các công trình quản lý và xử lý chất thải rắn chủ yếu gồm: trạm trung chuyển chất thải rắn; khu xử lý chất thải rắn. Các công trình thông tin liên lạc đô thị chủ yếu gồm: các tổng đài điện thoại; mạng lưới cáp điện thoại công cộng; các hộp đầu cáp, đầu dây. Ngoài ra, ở các đô thị có thể còn có các hệ thống HTKT khác như hệ thống cung cấp nhiệt, hệ thống cung cấp khí đốt, đường ống vận chuyển rác, hệ thống đường dây cáp truyền hình, truyền thanh, cáp Internet… Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn được cấu trúc trong 3 chương. Chương I. Thực trạng Quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo Quy hoạch Khu đô thị Nam Phúc Yên, phường Nam Viêm, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chương II. Cơ sở khoa học về Quản lý xây dựng dựng hạ tầng kỹ thuật theo Quy hoạch hoạch Khu đô thị Nam Phúc Yên, phường Nam Viêm, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chương III. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý xây dựng dựng hạ tầng kỹ thuật theo Quy hoạch Khu đô thị Nam Phúc Yên, phường Nam Viêm, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 6 NỘI DUNG CHƯƠNG I THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ NAM PHÚC YÊN 1.1. Khái quát chung về phát triển đô thị và quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị trên địa bàn thành phố Phúc Yên 1.1.1. Khái quát về thành Phố Phúc Yên Thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Nghị quyết số 484/NQ-UBTVQH14 ngày 07/02/2018 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV. Thành phố Phúc Yên có tổng diện tích đất tự nhiên là 120,13 km2 gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã (08 phường và 02 xã); dân số là 155.435 người (85% dân số thành thị và 15% dân số nông thôn) [46]. Thành phố Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giáp huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; phía Tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km, cách Sân bay quốc tế Nội Bài 8 km (xem hình 1.1). Phúc Yên là đô thị cửa ngõ của tỉnh Vĩnh Phúc, được xác định như là một trong những đô thị vệ tinh của Vùng thủ đô Hà Nội; là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, thể dục thể thao và đào tạo, là trung tâm kinh tế công nghiệp- dịch vụ, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ, giữ vị trí chiến lược quan trọng về phát triển công nghiệp và thương mại - du lịch của tỉnh, góp phần kết nối giao lưu phát triển kinh tế với vùng thủ đô Hà Nội. Với địa hình cảnh quan thuận lợi khá đa dạng và phong phú với nhiều di tích lịch sử như: Đền Ngô Miễn, Chùa Bảo Sơn (phường Nam Viêm), Đình Khả Do (phường Nam Viêm), Đình Cao Quang (xã Cao Minh), Chiến khu cách mạng Ngọc Thanh (xã Ngọc Thanh)… Phúc Yên có hệ thống giao thông đa dạng: Đường bộ có các tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 23, đường xuyên Á Hà Nội - Lào Cai đi qua; có đường sắt Hà Nội – 7 Lào Cai, giáp cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tạo điều kiện cho Phúc Yên tiềm lực, lợi thế để mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, giao lưu kinh tế, văn hoá. Hình 1.1: Vị trí thành phố Phúc Yên trong Quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Phúc [16] Chính những lợi thế về mặt địa lý nêu trên mà Phúc Yên trở thành một đô thị có sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Về công nghiệp, trên địa bàn Thành phố Phúc Yên có các nhà máy lớn như: Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Viglacera, Xe đạp Xuân Hòa… đây là những cơ sở giải quyết lớn nhu cầu lao động của người dân trong và ngoài thị xã; về Du lịch nghỉ dường, Thành phố Phúc Yên có các điểm du lịch hấp dẫn như: Khu du lịch Hồ Đại Lải, Khu Du lịch sinh thái Âu Cơ, Khu Du lịch sinh thái Flamingo Đại Lải (là 1 trong 8 10 Resort hấp dẫn nhất hành tinh)…; về giáo dục đào tạo, Thành phố Phúc Yên là đô thị tập trung rất nhiều trường đại học, Cao đẳng như: Trường Đại học Sư phạm 2, Trường đại học Kiến Trúc Hà Nội (cở sở 2), Trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc…; về Y tế, trên địa bàn thị xã có Bệnh viện Đa khoa khu vực phúc yên, Bệnh viện Lao – Phổi K74 Trung ương. Chính những lĩnh vực trên đã làm cho dân số cơ học phát triển mạnh mẽ trên địa bàn Thành phố Phúc Yên, kích thích dịch vụ, thương mại và xây dựng phát triển, góp phần vào việc đưa Thành phố Phúc Yên trở thành đô thị phát triển kinh tế mạnh nhất trên địa bàn tỉnh. 1.1.2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố Phúc Yên Qua khảo sát thực tế thời gian qua, thực trạng hệ thống HTKT thành phố Phúc Yên như sau: a. Giao thông Mạng lưới đường giao thông thành phố Phúc Yên chủ yếu là đường giao thông nội bộ, hạn chế các xe ô tô có trọng tải lớn vào nội thị nên nhìn chung chất lượng kết cấu đường giao thông cơ bản tốt. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện nhiều bất cập, thành phố Phúc Yên có lưu lượng xe tải quá nhiều đã thấy xuất hiện sự xuống cấp nguyên nhân do chất lượng kết cấu đường chưa đảm bảo đúng thiết kế theo quy hoạch được duyệt; hiện tượng đào đường để sửa chữa, bổ sung các đường ống cấp nước, cáp điện cũng ảnh hưởng đến sự êm thuận của mặt đường giao thông. Vấn đề thường thấy ở thành phố Phúc Yên là việc đấu nối với hệ thống đường giao thông khu vực còn hạn chế, thể hiện ở chỗ: số lượng đường giao thông đối ngoại trong khu đô thị chiếm rất ít (hy hữu mới có 1 đến 2 đường), đường giao thông thành phố dường như chỉ xây dựng để phục vụ riêng cho khu đô thị, tạo cho khu đô thị biệt lập và không có sự gắn kết với cộng đồng dân cư ngoài khu đô thị. Kế đến là khu đô thị có người ở ổn định nhiều năm mà đường giao thông đấu nối vẫn chưa thực hiện xong. Một vấn đề nữa cũng rất cần được quan tâm là cốt cao độ đường giao thông trong khu đô thị chênh cao so với cốt tim các đường giao thông ngoài hàng rào khu đô thị làm cho các khu dân cư liền kề không thoát nước kịp khi xảy ra 9 mưa lớn và tạo thành các ao nước, gây úng ngập thường xuyên. Thực tế nữa, việc bố trí các biển báo hiệu đường bộ trong khu đô thị chưa thực hiện khi người dân đã vào ở ổn định mấy năm mà không thấy xuất hiện, trong khi quy hoạch thiết kế vẫn có. Hình 1.2. Hiên trạng giao thông của thành phố Phúc Yên [46] b. Cấp nước Hệ thống mạng lưới cấp nước các khu đô thị trên địa bàn cơ bản đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân, mạng lưới cấp nước được phủ khắp đến từng hộ dân. Nhưng chỉ khoảng 70% người dân được sử dụng nước sạch thường xuyên. Mạng lưới cấp nước chủ yếu là dùng mạng vòng kết hợp mạng cụt, vật liệu sử dụng chủ yếu là ống nhựa HDPE hoặc ống gang tráng kẽm được đặt ngầm dưới vỉa hè. Hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực thấp được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, ở một số khu đô thị trên địa bàn đã xuất hiện sự hư hỏng đường ống làm rò rỉ nước sạch. Nguyên nhân của việc đục đường giao thông để sửa đường ống cấp nước, hiện nay nước sạch tại các khu ĐTM tại Phúc Yên bị thất thoát do rò rỉ vấn ở mức cao, chiếm đến 40% [45]. Các họng cấp nước cứu hỏa đã gỉ hoen mà vẫn không được kiểm tra sửa chữa. Hiện tượng thiếu nước sạch thường xuyên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan