Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn hoàng văn thụ, thái nguyên (luận văn thạc ...

Tài liệu Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn hoàng văn thụ, thái nguyên (luận văn thạc sĩ)

.PDF
97
68
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN KHÁNH TRƢỜNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG HOÀNG VĂN THỤ, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN KHÁNH TRƢỜNG KHÓA: 2017 - 2019 QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG HOÀNG VĂN THỤ, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI ĐỨC DŨNG XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN GS.TS. NGUYỄN TỐ LĂNG Hà Nội - 2019 LỜI CẢM ƠN Là một kỹ sƣ chuyên ngành xây dựng cầu đƣờng, tuy nhiên công việc đang làm của học viên lại liên quan nhiều tới lĩnh vực quản lý đô thị do đó không tránh khỏi những hạn chế trong công tác. Xuất phát từ nhu cầu cần phải nâng cao kiến thức chuyên môn trong công việc, học viên đã đăng ký học chƣơng trình thạc sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình do Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội đào tạo khóa 2017-2019. Trong suốt hai năm học tập trải qua 13 môn học với nhiều bài tập, bài tiểu luận và nhất là quá trình nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp, Học viên đã đƣợc các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức không chỉ về chuyên môn mà còn những kiến thức về phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu. Học viên cảm nhận khóa học thật bổ ích và rất phù hợp với bản thân học viên. Đây chính là nền tảng kiến thức giúp học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin bày tỏ lòng tri ân tới toàn thể quý thầy cô trong nhà trƣờng. Đặc biệt xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất và lòng biết ơn tới TS. Bùi Đức Dũng là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trƣờng, cảm ơn Phòng Quản lý đô thị thành phố Thái Nguyên và Đội Thanh tra Xây dựng phƣờng Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên đã giúp đỡ học viên hoàn thành Luận văn này./. Thái Nguyên, ngày ... tháng … năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Khánh Trƣờng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Khánh Trƣờng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 * Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 * Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 * Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2 * Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 2 * Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 3 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................. 3 * Một số khái niệm, thuật ngữ ...................................................................... 3 * Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG HOÀNG VĂN THỤ .......................... 6 1.1. Khái quát chung về thành phố Thái Nguyên .......................................................6 1.1.1. Lịch sử phát triển thành phố Thái Nguyên .......................................... 6 1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên ............... 6 1.1.3. Quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2035 ................... 9 1.2. Khái quát chung về phường Hoàng Văn thụ .......................................................11 1.2.1. Lịch sử hình thành .............................................................................. 11 1.2.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội phƣờng Hoàng Văn thụ .................. 11 1.2.3. Định hƣớng phát triển phƣờng Hoàng Văn Thụ theo quy hoạch ......... 14 1.3. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ................................................... 14 1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng............................................ 14 1.3.2. Công tác cấp giấy phép xây dựng ....................................................... 16 1.3.3. Công tác kiểm tra, thanh tra trật tự xây dựng ...................................... 19 1.4. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng phường Hoàng Văn Thụ.....20 1.4.1. Công tác quản lý trật tự xây dựng phƣờng Hoàng Văn Thụ ................ 20 1.4.2. Một số vi phạm trật tự xây dựng phổ biến .......................................... 23 1.4.3. Bộ máy quản lý trật tự xây dựng cấp Phƣờng ..................................... 26 1.5. Một số vấn đề cần nghiên cứu ............................................................... 33 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG HOÀNG VĂN THỤ THỤ, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ...................................................................................... 34 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 34 2.1.1. Hệ thống phân cấp quản lý trật tự xây dựng. ....................................... 34 2.1.2. Công cụ và đối tƣợng quản lý. ............................................................ 35 2.1.3. Nội dung công tác quản lý trật tự xây dựng. ....................................... 37 2.2. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 47 2.2.1. Luật, Nghị định, thông tƣ về quản lý trật tự xây dựng......................... 47 2.2.2. Các đồ án, dự án đầu tƣ xây dựng quy hoạch đƣợc duyệt ................... 48 2.3. Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 49 2.3.1. Các cơ quan quản lý trật tự xây dựng thành phố Thái Nguyên ............ 49 2.3.2. Quy trình 02 bƣớc trong công tác quản lý trật tự xây dựng ................. 51 2.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý trật tự xây dựng ................. 52 2.4. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng ................................................... 52 2.4.1. Kinh nghiệm Quốc tế .......................................................................... 52 2.4.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam .................................................................... 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN .........58 3.1. Quan điểm và mục tiêu, nguyên tắc quản lý trật tự xây dựng ........... 58 3.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 58 3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................. 59 3.1.3. Nguyên tắc ......................................................................................... 59 3.2. Một số giải pháp cho công tác quản lý trật tự xây dựng khu vực phƣờng Hoàng Văn Thụ .................................................................................. 60 3.2.1. Hoàn thiện văn bản pháp luật theo hƣớng tăng cƣờng phân cấp quản lý trật tự xây dựng cấp Phƣờng ......................................................................... 60 3.2.2. Nâng cao hiệu quả bộ máy và quy trình thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng cấp Phƣờng 4 bƣớc ................................................................... 64 3.2.3. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý trật tự xây dựng ............................ 70 3.2.4. Cải cách thủ tục hành chính và phân công phân cấp phối hợp QL nhà nƣớc về TTXD đô thị trên địa bàn phƣờng ................................................... 72 3.2.5. Nâng cao hiệu quả sự tham gia cộng đồng trong công tác quản lý trật tự xây dựng ...................................................................................................... 73 3.2.6. Kiểm soát chỉ tiêu sử dụng đất theo giấy phép xây dựng .................... 76 3.2.7. Nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng gắn với quản lý kiến trúc cảnh quan phƣờng Hoàng Văn Thụ .............................................................. 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 83 * Kết luận ..................................................................................................... 83 * Kiến nghị................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt II. Website DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng thống kê tình hình vi phạm TTXD toàn thành phố Thái Nguyên Bảng 1.2. 16 Bảng thống kê tình hình vi phạm TTXD tại phường Hoàng Văn Thụ 26 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức quản lý trật tự xây dựng tại Thái Nguyên hiện nay Sơ đồ 2.1. Sơ đồ các nhân tố tác động đến quản lý trật tự trong xây dựng Sơ đồ 3.1. 17 36 Mô hình tổ chức quản lý về TTXD tại phường Hoàng Văn Thụ 69 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Khu du lịch Hồ Núi Cốc 12 Hình 1.2. Chùa Phủ Liễn - TP.Thái Nguyên 13 Hình 1.3. Nhà thi đấu đa năng - TP.Thái Nguyên 13 Hình 1.4. Nhà siêu mỏng, siêu méo ở bên cạnh chùa Phủ liễn 24 Hình 1.5. Nhà dân tự ý lấn chiếm đất quây hàng rào ở bên cạnh Khu dân cư số 2 Phường Hoàng Văn Thụ Hình 1.6. Người dân đổ đất ở bên cạnh Khu dân cư số 2 Phường Hoàng Văn Thụ Hình 1.7. 24 25 Công trình nhà ở số 20 đường Lương Ngọc Quyến xây dựng sai phép 27 Hình 1.8. Tòa nhà Thùy Linh xây dựng vượt quá số tầng quy định 29 Hình 1.9. Lấn chiếm vỉ hè làm bậc tam cấp trên đường Bắc Cạn 29 Hình 1.10. Lấn chiếm vỉ hè đổ phế thải bừa bãi trên đường Bắc Sơn 30 Hình 1.11. Lấn chiếm vỉ hè lòng đường trên đường Hoàng Văn Thụ 30 Hình 1.12. Hình ảnh kiến trúc không đồng nhất trên tuyến phố Hoàng Hoa Thám 31 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Trong những năm qua nhiều địa phƣơng trên địa bàn cả nƣớc đã rất cố gắng, nỗ lực trong công tác quản lý trật tự xây dựng. Theo báo cáo đánh giá hàng năm của chính quyền các cấp, công tác quản lý trật tự xây dựng ngày càng hiệu quả và có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua cho thấy tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đang diễn ra với nhiều hình thức, mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn, khó xử lý hơn và việc xử lý không kiên quyết của chính quyền sở tại khiến dƣ luận bức xúc. Ví dụ nhƣ công trình Đảo Kim cƣơng, phƣờng Bình Trƣng Tây, Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, hay Biệt thự trăm tỷ tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng… Đặc biệt Thành phố Thái Nguyên sau khi mở rộng, công tác quản lý trật tự luôn đƣợc quan tâm thể hiện ở việc cơ cấu lại tổ chức Thanh tra xây dựng. Năm 2016, 2017 và tiếp tục năm 2018 UBND Thành phố Thái Nguyên đã chọn chủ đề công tác năm là “Năm trật tự và văn minh đô thị” nhƣng tình hình vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn ra rất phức tạp, đơn cử nhƣ công trình tại số 20 Lƣơng Ngọc Quyến, phƣờng Hoàng Văn Thụ, vi phạm trật tự xây dựng với quy mô lớn ngay tại trung tâm Thủ đô, gây bức xúc trong dƣ luận. Phƣờng Hoàng Văn Thụ là một phƣờng trung tâm của thành phố Thái Nguyên, là một trong những phƣờng có tốc độ đô thị hóa nhanh. Là phƣờng có tiềm năng, cơ hội lớn trong phát triển kinh tế, xã hội, hiện nay, phƣờng Hoàng Văn Thụ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong công tác quản lý trật tự xây dựng. Do áp lực của việc gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu đất ở tăng cao, phát triển kinh tế xã hội dẫn thiếu đất xây dựng công trình cơ sở sản xuất, nhiều dự án trọng điểm đã đƣợc quy hoạch và đang triển khai chậm dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép nhằm mục đích trục lợi tiền đền bù GPMB. Hậu quả của quá trình này dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, vi phạm quy hoạch… vẫn 2 tiếp tục diễn ra và ngày càng phức tạp hơn. Do những vi phạm trật tự xây dựng này dẫn tới phá vỡ quy hoạch kiến trúc cảnh quan, gây mất mỹ quan đô thị,. Mặt khác tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn phƣờng cản trở trong việc thu hút đầu tƣ, gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án… Với những lý do nêu trên, bản thân lại đang công tác tại Thanh tra Sở Xây dựng nên đề tài luận văn “Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Hoàng Văn Thụ, Thái Nguyên” là rất cần thiết, nhằm hƣớng tới xây dựng Hoàng Văn Thụ ngày càng văn minh, hiện đại, góp phần tạo nên diện mạo của Thành phố. * Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng, phân tích các cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ. - Giúp các cơ quan quản lý trật tự xây dựng (UBND huyện, UBND xã, thị trấn, Phòng Quản lý đô thị, Đội Thanh tra Xây dựng…) trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ nâng cao năng lực, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. * Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: + Công tác quản lý trật tự xây dựng tại một số địa bàn trọng điểm của phƣờng Hoàng Văn Thụ. + Các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tƣ xây dựng và cải tạo trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ, tập trung vào các trục đƣờng chính nhƣ Hoàng Văn Thụ, Lƣơng Ngọc Quyến… + Thời gian: Đến năm 2030 tầm nhìn 2050. * Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, chụp ảnh hiện trạng; 3 - Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp; - Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu; - Phƣơng pháp vận dụng có tính kế thừa các giá trị khoa học và các đề xuất mới. * Nội dung nghiên cứu - Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ trong những năm qua. - Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn công tác quản lý trật tự xây dựng. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu có thể làm tƣ liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm đến lĩnh vực quản lý đô thị nói chung và quản lý trật tự xây dựng nói riêng trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ cũng nhƣ địa phƣơng khác. - Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất những giải pháp quản lý trật tự xây dựng có tính khả thi cho phƣờng Hoàng Văn Thụ. Giúp các cấp chính quyền xác định đƣợc rõ tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng đối với công tác quản lý đô thị. Chấn chỉnh lại những bất cập trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ hiện nay. Kiến nghị rà soát điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về trật tự xây dựng hoàn thiện, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. * Một số khái niệm, thuật ngữ - Giấy phép xây dựng (GPXD): Là một loại văn bản pháp lý về xây dựng cho phép quản lý Nhà nƣớc về xây dựng đô thị và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ xây dựng trên địa bàn phải thực hiện theo quy định trong giấy phép này và các quy định có liên quan khác của Nhà nƣớc, 4 trƣớc khi khởi công xây dựng, thi công và đƣa công trình vào vận hành. Giấy phép xây dựng công trình: Là giấy phép đƣợc cấp để xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật. Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: Là giấy phép đƣợc cấp để xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn. Trật tự xây dựng: Xây dựng công trình theo các quy định của pháp luật, có tổ chức, có kỷ luật. Quản lý trật tự xây dựng: Là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Nội dung quản lý trật tự xây dựng gồm: + Đối với công trình đƣợc cấp giấy phép xây dựng: Việc quản lý trật tự xây dựng đƣợc căn cứ vào các nội dung đƣợc ghi trong giấy phép xây dựng đã đƣợc cấp và các quy định khác. + Đối với công trình đƣợc miễn giấy phép xây dựng: Xem xét sự tuân thủ quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị (nếu có) đƣợc duyệt, đáp ứng các quy định về chỉ giới đƣờng đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận; giới hạn tĩnh không; độ thông thuỷ; các điều kiện an toàn về môi trƣờng, PCCC, hạ tầng kỹ thuật (nhƣ giao thông, điện, nƣớc, thông tin), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lƣợng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại. + Quản lý chất lƣợng xây dựng công trình, quản lý việc sử dụng công trình đảm bảo đúng mục đích, quản lý công tác bảo hành, bảo trì công trình… - Công trình vi phạm trật tự xây dựng: Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có GPXD mà thực tế không có; Công trình xây dựng sai nội dung GPXD đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp; Công trình xây dựng sai thiết kế đƣợc cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng đƣợc miễn Giấy phép xây dựng); Công trình xây dựng có tác động đến chất lƣợng 5 công trình lân cận; ảnh hƣởng đến môi trƣờng, cộng đồng dân cƣ; Công trình xây dựng không phù hợp với những quy định, quy chế riêng do địa phƣơng ban hành. - Công trình không phép: Là những công trình đi vào khởi công mà vẫn chƣa đƣợc phép của cơ quan quản lý nhà nƣớc về xây dựng trên địa bàn. Việc xin phép với những công trình này là bắt buộc nhƣng chủ đầu tƣ không xin cấp phép. Hậu quả dẫn đến với những loại công trình này thƣờng là xây dựng không đúng theo quy hoạch chi tiết của địa phƣơng… xây dựng không đúng chỉ giới đƣờng đỏ dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thi công không đƣợc kiểm soát kiểm soát dễ gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng xung quanh, cảnh quan đô thị… - Công trình trái phép: Là những công trình xây dựng trái với nội dung giấy phép xây dựng đã đƣợc cấp hoặc không có giấy phép xây dựng, hành vi vi phạm này nghiêm trọng đến mức xử lý bằng biện pháp dỡ bỏ. - Công trình sai phép: Là công trình xây dựng không đúng với thiết kế đƣợc duyệt, không đúng với nội dung GPXD đã cấp. Những loại công trình này đều đã có xin cấp phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng không nhƣ giấy phép đƣợc đƣợc cấp. Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với giới hạn đã cho phép. * Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận. Cấu trúc luận văn bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ TP - Thái Nguyên Chƣơng 2: Cơ sở khoa học của công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ - TP Thái Nguyên Chƣơng 3: Một số giải pháp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ - TP Thái Nguyên 6 CHƢƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG HOÀNG VĂN THỤ 1.1. Khái quát chung về thành phố Thái Nguyên 1.1.1. Lịch sử phát triển thành phố Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên là một trong những thành phố đƣợc Pháp lập ra đầu tiên ở Bắc Kỳ, Việt Nam. Hiện nay Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Thái Nguyên từng là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ tồn tại của khu tự trị này (1956 - 1965), Thành phố Thái Nguyên cũng là một trung tâm quân sự - quốc phòng quan trọng của vùng, nơi đóng trụ sở Bộ tƣ lệnh và nhiều cơ quan khác của Quân khu 1 Trải qua hai cuộc kháng chiến, vai trò của thành phố Thái Nguyên lại có thêm những lần thay đổi và ngày nay trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, đã đƣợc thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định công nhận là đô thị loại I ngày 1/9/2010.. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trƣớc kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lƣơng, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình, Thái Nguyên là thành phố lớn thứ ba miền Bắc sau Hà Nội và Hải Phòng, thành phố đông dân thứ 10 cả nƣớc, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên đƣợc thành lập vào năm 1962 và là một thành phố công nghiệp. Thành phố Thái Nguyên nằm bên 7 bờ sông Cầu. Diện tích 170,7 km2 và dân số 306.842 ngƣời (năm 2015). Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên đƣợc cả nƣớc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đối với không gian kiến trúc cảnh quan, quy hoạch chung xây dựng thành phố Nam Định, Năm 2016, Đồ án Điều chỉnh QHC TP Thái Nguyên đến năm 2035 do UBND TP Thái Nguyên tổ chức, Liên danh tƣ vấn là Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia (VIUP) và Công ty AREP (Cộng hòa Pháp) thực hiện, đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2486/QĐ-TTg ngày 20/12/2016. Xây dựng hình ảnh và phát triển TP Thái Nguyên theo hƣớng trở thành TP sinh thái, có chức năng tổng hợp với trọng tâm là dịch vụ, du lịch và hàng hóa công nghệ xanh. Chuyển hóa từ thành phố công nghiệp (với gang thép là chủ đạo) sang thành phố phát triển thƣơng mại, dịch vụ và công nghiệp theo hƣớng công nghiệp sạch, công nghệ cao Địa hình: không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác Khí hậu: Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng để phát triển nông lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác. Diện tích rừng tự 8 nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là cây chè. Ngoài sản xuất lƣơng thực, tỉnh còn có diện tích tƣơng đối lớn để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa. Thuỷ văn: Sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần nhƣ chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú Bình, sông trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hoàn toàn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có một số sông suối khác nhƣng hầu hết đều là phụ lƣu của sông Cầu. Trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông Nghinh Tƣờng và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên không thuộc lƣu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lƣu của nó tại huyện Võ Nhai, sông này chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc lƣu vực sông Thƣơng. Ngoài ra, một phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc thƣợng lƣu sông Đáy. Ô nhiễm nguồn nƣớc là một vấn đề đáng quan tâm, nhất là tình trạng ô nhiễm trên sông Cầu Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài 52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông Thƣơng để giúp việc giao thông đƣờng thủy và dẫn nƣớc vào đồng ruộng đƣợc dễ dàng. Thái Nguyên không có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo đƣợc hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ƣớc tính từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ đƣợc tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nƣớc, thoát 9 lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang đƣợc quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. Dân cƣ: hông nhƣ nhiều tỉnh trung du miền núi phía bắc khác, tỉnh Thái Nguyên có đa số dân cƣ là ngƣời Kinh (73,1%), tỉ lệ ngƣời Kinh chiếm cao hơn tại tỉnh lị. Kinh tế: Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía bắc, một vùng đƣợc coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam. Tuy vậy, Thái Nguyên lại có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Những thành tựu quan trọng có thể kể đến là Thái Nguyên đứng thứ 2 cả nƣớc về tăng trƣởng, thứ ba cả nƣớc về giá trị kim ngạch xuất khẩu. GDP bình quân đầu ngƣời và giá trị sản xuất công nghiệp lần lƣợt đứng thứ 4 và thứ 3 trong số 10 tỉnh thuộc vùng Thủ đô. Môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh tiếp tục đƣợc cải thiện với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố năm 2016. 3 năm liên tiếp, tỉnh Thái Nguyên nằm trong số 10 tỉnh, thành có chất lƣợng điều hành tốt nhất. Trong 8 tháng đầu năm 2017, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục chuyển biến tích cực: Tăng trƣởng kinh tế đạt 14,1%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18,1%; xuất khẩu ƣớc đạt 15,43 tỷ USD, tăng 26,7%; thu ngân sách đạt 8.409 tỷ đồng, tăng 34,8%, trong đó thu nội địa tăng 38%; khách du lịch đạt trên 1,7 triệu lƣợt (trên 32 nghìn lƣợt khách quốc tế). Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) tăng mạnh với tổng vốn đăng ký trên 7,2 tỷ USD. 1.1.3. Quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2035 Xây dựng TP Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - thể dục thể thao, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên; là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, thể thao, du lịch, đầu tàu phát triển của Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ; là một cực phát triển của Vùng Thủ đô Hà Nội; là đô 10 thị cửa ngõ, có vai trò kết nối quan trọng giữa Vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng a. Hƣớng dẫn thiết kế đô thị cho các cấu trúc đô thị trọng tâm: - Lập dự án rà soát, đánh giá các công trình kiến trúc cổ và kiến trúc Pháp thuộc địa có giá trị còn lại và tìm kiếm các giải pháp bảo tồn, tôn tạo. Các biện pháp có thể tham khảo là: Dùng vốn ngân sách hoặc kêu gọi các nguồn tài trợ mua lại các công trình đó để bảo tồn và chuyển đổi thành công trình phúc lợi công cộng hoặc dịch vụ du lịch; Kêu gọi, khuyến khích và có chính sách ƣu đãi, hỗ trợ để chủ sử dụng bảo tồn, nâng cấp các công trình này, đảm bảo đạt đƣợc sự đồng thuận của chủ sử dụng và đồng thời vẫn sử dụng các công trình này cho các chức năng phù hợp, đảm bảo đời sống của chủ sử dụng, góp phần nâng cao giá trị di sản chung của toàn thành phố. - Chuyển đổi chức năng các khu đất sử dụng chƣa hiệu quả, đặc biệt là các khu đất công sang các chức năng phù hợp hơn. Cụ thể, đối với các khu vực không thiếu công trình công cộng, hoặc có thể bổ sung công trình công cộng trong bán kính phù hợp, thì có thể chuyển đổi sang các chức năng kinh doanh dịch vụ. - Đối với các khu vực không có giá trị bảo tồn công trình kiến trúc, khống chế chiều cao xây dựng không quá 9 tầng đối với các tuyến đƣờng chính và không quá 6 tầng đối với các tuyến đƣờng còn lại, bảo vệ tỷ lệ và ấn tƣợng thân thiện của đô thị. - Kết nối và cải tạo các điểm có nguy cơ ách tắc giao thông; - Đối với các khu dân cƣ cũ nằm trong khu trung tâm hiện hữu, chú trọng nâng cấp và bổ sung hạ tầng kỹ thuật cũng nhƣ hạ tầng xã hội, theo nguyên tắc tận dụng tối đa các điều kiện hiện trạng, hạn chế giải tỏa và di dời dân cƣ. b. Tạo bản sắc đô thị gắn với hệ thống cấu trúc mặt nƣớc: Tôn tạo, phát triển mọi ƣu thế gắn với hệ thống sông, bao gồm những 11 bãi bồi, công viên, bến thuyền, đƣờng dạo ven sông, du lịch trên sông v.v. Tạo ấn tƣợng về một thành phố sông nƣớc - tuy nhiên không phải là thành phố hai bên sông. c. Xây dựng đô thị công viên và công viên đô thị: Xen lẫn các mảng, tuyến xanh hài hòa vào cấu trúc đô thị, tạo ấn tƣợng cả đô thị là một công viên lớn. Tránh làm những công viên có tƣờng bao. Dỡ bỏ tất cả những tƣờng bao công viên cũ, tìm cách tổ chức các cấu trúc đô thị có hƣớng mở và kết nối tối đa với các không gian mở. d. Chiến lƣợc PTĐT5: Tối ƣu hóa hệ thống giao thông Phân cấp hệ thống giao thông mạch lạc, đảm bảo mặt cắt và mật độ phù hợp cho từng cấp. Tránh tình trạng đƣờng quan trọng thì tắc nghẽn cũng nhƣ đƣờng không quan trọng thì quá to. 1.2. Khái quát chung về phƣờng Hoàng Văn thụ 1.2.1. Lịch sử hình thành Phƣờng Hoàng Văn Thụ đƣợc thành lập ngày 6 tháng 3 năm 1981. Nằm ở khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên, giáp các phƣờng: Trƣng Vƣơng, Quang Vinh, Phan Đình Phùng, Quang Trung và giáp giới bị chia tách bởi sông Cầu với xã Đồng Bẩm.Với diện tích 1,6 km2, dân số 22.549 ngƣời, trên địa bàn hiện có hơn 1000 hộ kinh doanh cá thể, gần 200 cơ quan, doanh nghiệp, trƣờng học và nhiều công trình kiến trúc văn hóa, tín ngƣỡng, di tích lịch sử. 1.2.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội phường Hoàng Văn thụ Với diện tích 1,6 km2, dân số 22.549 ngƣời, trên địa bàn hiện có hơn 1000 hộ kinh doanh cá thể, gần 200 cơ quan, doanh nghiệp, trƣờng học và nhiều công trình kiến trúc văn hóa, tín ngƣỡng, di tích lịch sử. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng luôn đƣợc duy trì ở mức cao và bền vững; cơ cấu kinh tế đƣợc chuyển dịch từ Dịch vụ thƣơng mại - Công nghiệp tiểu thủ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan