Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Quản lý trật tự xây dựng phường trưng vương, thành phố thái nguyên, tỉnh thái ng...

Tài liệu Quản lý trật tự xây dựng phường trưng vương, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (luận văn thạc sĩ)

.PDF
114
95
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG XUÂN TRƢỜNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG PHƢỜNG TRƢNG VƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội -2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG XUÂN TRƯỜNG KHÓA: 2017-2019 QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG PHƢỜNG TRƢNG VƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã sỗ: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN TUẤN ANH XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2019 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập chương trình thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Đô thị và Công trình, khóa học 2017-2019 tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Học viên đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu. Đây chính là nền tảng kiến thức giúp các học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin bày tỏ lòng tri ân tới toàn thể quý thầy cô trong nhà trường. Xin chân thành cảm ơn cơ quan nơi tôi công tác đã tạo điều kiện về thời gian và các điều kiện thuận lợi khác cho tôi tham gia học tập nghiên cứu tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp cùng gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin hứa sẽ tiếp tục và thường xuyên học tập, nghiên cứu để nâng cao sự hiểu biết và vận dụng các kiến thức đã được học tập, nghiên cứu vào cuộc sống thực tiễn tốt hơn. Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2019 HỌC VIÊN CAO HỌC Đặng Xuân Trƣờng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đặng Xuân Trƣờng MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các kỹ hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các hình vẽ, Sơ đồ Danh mục bảng, biểu MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 * Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................. 3 * Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 3 * Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4 * Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 4 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 4 * Các thuật ngữ, khái niệm ........................................................................... 5 * Cấu trúc Luận văn ...................................................................................... 7 NỘI DUNG CHƢƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG TRƢNG VƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ............................................................................................. 9 1.1. Giới thiệu chung ...................................................................................... 9 1.1.1. Khái quát về Thành phố Thái Nguyên ................................................... 9 1.1.2. Khái quát về phường Trưng Vương ..................................................... 11 1.2. Thực trạng về quản lý quy hoạch xây dựng và trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ......................................................... 12 1.2.1. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ................................................................................................... 12 1.2.2. Thực trạng về quản lý trật tự xây dựng đô thị tại Thành phố Thái Nguyên ........................................................................................................... 17 1.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ................................................................. 20 1.4. Thực trạng quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phƣờng Trƣng Vƣơng, TPTN ............................................................................................... 27 1.4.1. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng tại phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên .................................................................................. 27 1.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên ..................................... 32 1.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ............................................. 36 1.5. Những vấn đề bất cập cần giải quyết trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị phƣờng Trƣng Vƣơng, thành phố Thái Nguyên ........... 38 CHƢƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ ............................................................................................ 40 2.1. Cơ sở pháp lý quản lý trật tự xây dựng đô thị ................................... 40 2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, địa phương .......... 40 2.1.2. Bộ máy tổ chức và hoạt động Quản lý trật tự xây dựng ...................... 42 2.2. Các quy định cụ thể để quản lý trật tự xây dựng đô thị ................... 54 2.2.1. Một số nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị:................................................................................................................... 54 2.2.2. Một số hành vi bị nghiêm cấm đối với quản lý trật tự xây dựng đô thị… ........................................................................................................................ 55 2.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị ................................................................................................................... 57 2.3.1. Nhận thức xã hội và con người ............................................................ 57 2.3.2. Các yếu tố tác động đến thiết lập trật tự xây dựng phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên ..................................................................... 59 2.4. Bài học kinh nghiệm.............................................................................. 62 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị trong nước .................... 62 2.4.2. Định hướng quy hoạch phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên ........................................................................................................................ 72 CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG PHƢỜNG TRƢNG VƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN............................................................. 74 3.1. Quan điểm, mục tiêu ............................................................................. 74 3.1.1. Quan điểm ............................................................................................ 74 3.1.2. Mục tiêu................................................................................................ 76 3.2. Nguyên tắc.............................................................................................. 77 3.3. Đề xuất giải pháp quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn phƣờng Trƣng Vƣơng .................................................................................. 78 3.3.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý đô thị cho phòng quản lý đô thị thành phố Thái Nguyên .................................................................................. 78 3.3.2. Nâng cao năng lực cán bộ phòng quản lý đô thị .................................. 80 3.3.3. Đổi mới và tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các vi phạm về xây dựng công trình theo quy hoạch và vi phạm so với giấy phép đã cấp .................................................................................................................. 84 3.3.4. Giải pháp tuyên truyền, vận động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị......................................................... 88 3.3.5. Cải cách thủ tục hành chính và phân công, phân cấp, phối hợp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố .......................... 94 3.3.6. Áp dụng công nghệ thông tin ............................................................... 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận ....................................................................................................... 96 * Kiến nghị ..................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ GPXD Giấy phép xây dựng QLNN Quản lý nhà nước HTKT Hạ tầng kỹ thuật TPTN Thành phố Thái Nguyên QHCT Quy hoạch chi tiết QLDA Quản lý dự án QLĐT Quản lý đô thị QLTTXDĐT Quản lý trật tự xây dựng đô thị TTXD Trật tự xây dựng UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân XD Xây dựng VPHC Vi phạm hành chính XPVPHC Xử phạt vi phạm hành chính DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Số hiệu hình Hình 1.1 Tên hình, sơ đồ Định hướng phát triển không gian TP. Thái Nguyên đến 2035 Trang 10 Hình 1.2 Công khai các đồ án quy hoạch được duyệt 14 Hình 1.3 Sai phạm tại các chung cư thành phố Thái Nguyên 15 Hình 1.4 Tình trạng lấn chiếm vỉa hè lòng đường ở TP. Thái Nguyên 15 Dự án xây dựng khu dân cư chưa phù hợp với quy Hình 1.5 hoạch sử dụng đất, tại phường Trưng Vương, 29 thành phố Thái Nguyên Hình 1.6 Công trình và khu nhà trọ xây dựng không phép tại phường Trưng Vương, TPTN Dự án, công trình nhà ở xây dựng sai phép ở Hình 1.7 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ 2.2. phường Trưng Vương Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Quản lý đô thị thành phố Thái Nguyên Sơ đồ Quy trình cấp phép xây dựng Sơ đồ các nhân tố tác động đến thiết lập trật tự kỷ cương trong xây dựng 30 31 21 45 61 Sơ đồ cơ cấu tổ chức lại phòng Quản lý đô thị thành Sơ đồ 3.1. phố Thái Nguyên sau khi rà soát hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý trật tự đô thị 79 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, biểu Tên bảng, biểu Trang Bảng 1.1. Kết quả thanh tra xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 18 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh. Đến nay cả nước đã có hơn 805 đô thị, tốc độ đô thị hóa đạt khoảng 37% (năm 2017). Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thì định hướng và chiến lược phát triển đô thị có vai trò ngày càng quan trọng, nhưng để đô thị phát triển một cách có kiểm soát, theo quy hoạch, thì Đảng và Nhà nước ta đó có chủ trương là: “Cần phải phát triển đô thị một cách vững chắc, có trật tự, nhằm xây dựng một đô thị đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Thực tế đã cho thấy rằng một trong các công cụ quản lý đô thị có hiệu quả đó là công tác quản lý trật tự xây dựng. Nếu các nguyên tắc, quy trình, quản lý trật tự xây dựng có tính khoa học, dựa trên cơ sở thực tiễn và lại được tuân thủ một cách nghiêm minh thì công tác quản lý đô thị sẽ có nhiều thuận lợi, dễ dàng hơn còn ngược lại thì công tác quản lý đô thị sẽ gặp nhiều khó khăn bội phần, thậm chí có thể thất bại. Đô thị hóa nhanh đồng nghĩa với việc các hạng mục công trình nhanh chóng được xây dựng nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu về nhà ở, thương mại dịch vụ, sản xuất phát triển của cộng đồng dân cư đô thị. Việc xây dựng các công trình này ở các đô thị đòi hỏi phải được xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối với từng khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng không còn là chuyện xa lạ ở các đô thị trong suốt thời gian qua. Không phải công trình nào cũng đảm bảo trật tự xây dựng. Dường như đây chính là mặt trái của đô thị hóa với tốc độ quá nhanh trong khi quản lý xây dựng về phát triển đô thị lại 2 chưa đáp ứng kịp. Điều này đòi hỏi công tác quản lý xây dựng được quan tâm một cách thực sự đúng mức. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng bỏng trong thực tế các đô thị nước ta hiện nay. Hiện tượng xây dựng không phép, trái phép diễn ra ở khắp mọi nơi trên địa bàn các đô thị trên cả nước. Có thể nhận thấy các công trình vi phạm trật tự xây dựng và phát triển đô thị ngày càng tăng và tinh vi hơn. Mức độ không chỉ dừng lại ở một số hộ dân không xin phép, tầng cao xây dựng, mật độ xây dựng, đua lấn chiếm ban công, mà nghiêm trọng hơn là các vi phạm về sử dụng đất đai sai mục đích diễn ra càng nhiều và phức tạp. Do những điều kiện, những lý do chủ quan, quy hoạch của nước ta nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng, vốn lẽ đã có nhiều bất cập và thiếu sót. Yêu cầu quản lý trật tự theo đúng quy hoạch và pháp luật loại trừ hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi là một vấn đề quan trọng hiện nay ở đô thị nước ta. Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng Trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Tổng diện tích tự nhiên 222,93 km², dân số khoảng 420.000 dân, bao gồm 32 đơn vị hành chính 21 phường và 11 xã. Năm 2017, thành phố Thái Nguyên đạt các chỉ tiêu kinh tế như sau: Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất đạt 15,5%, trong đó: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 15.130 tỷ đồng, tăng 18,1%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 38.903 tỷ đồng, tăng 15%. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.202 tỷ đồng, tăng 5%. Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương (theo giá so sánh 2010) năm 2016 ước đạt 6.300 tỷ đồng, vượt 1,6% so với kế hoạch. Thu ngân sách: năm 2017 đạt 2.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế 3 15,1%. GDP bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1.900 tỷ đồng. Sau khi đồ án quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên phê duyệt, các không gian đô thị được hình thành và phát triển nhanh chóng tuy nhiên trong quá trình phát triển đầu tư xây dựng còn nhiều hạn chế, công tác thanh tra, cấp phép xây dựng cũng như đầu tư phát triển dự án còn nhiều bất cập chưa đáp ứng kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Đối với thành phố Thái Nguyên, công tác quản lý đô thị đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đầu tư xây dựng phát triển thành phố. Vì vậy việc quản lý trật tự xây dựng đô thị đóng một vai trò quyết định thông qua công cụ quản lý quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động của đô thị nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố, do vậy luận văn chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý trật tự xây dựng phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” để đánh giá, phân tích và đề xuất một số giải pháp cơ bản với mong muốn góp phần vào việc rút ngắn khoảng cách từ lý luận đến thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý đô thị trên địa bàn thành phố đặc biệt là công tác trật tự đô thị. * Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý trật tự xây dựng tại phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kiểm soát phát triển đô thị, góp phần tạo lập diện mạo đô thị đồng bộ, hiện đại. * Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các nội dung quản lý trật tự phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, việc tuân thủ pháp luật về trật tự xây dựng của người dân, chủ đầu tư và nhà thầu thi 4 công xây dựng công trình; Các cơ quan chức năng làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị. * Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa; - Phương pháp phân tích xử lý, đánh giá tổng hợp; - Phương pháp tiếp cận hệ thống thu thập tài liệu; - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp chuyên gia. * Nội dung nghiên cứu - Tình hình vi phạm trật tự xây dựng và việc tuân thủ pháp luật về trật tự xây dựng của người dân, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình. - Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị của các cơ quan quản lý trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong những năm qua. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý trật tự xây dựng. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm đến lĩnh vực quản lý đô thị nói chung và trật tự xây dựng nói riêng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. - Ý nghĩa thực tiễn: + Đề xuất những giải pháp quản lý trật tự xây dựng có tính khả thi cho UBND phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên. 5 + Giúp các cấp chính quyền xác định được rõ tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng đối với công tác quản lý đô thị. + Chấn chỉnh lại những bất cập trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay. + Kiến nghị rà soát hệ thống văn bản pháp luật về trật tự xây dựng hoàn thiện, đồng bộ nhằm nâng cao công tác quản lý. + Góp phần xây dựng phường Trưng Vương đồng bộ, hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu vực trung tâm TPTN, đem lại cho cư dân đô thị cuộc sống tiện nghi và thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của dân cư khu vực lân cận. * Các thuật ngữ, khái niệm - Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [11]. - Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị [11]. - Giấy phép xây dựng (GPXD): Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình [14]. - Quản lý trật tự xây dựng: Là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây 6 dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự xây dựng, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị. Quản lý trật tự xây dựng cũng là việc kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng trên địa bàn để đảm bảo các hoạt động xây dựng phải tuân thủ quy định pháp luật, quy hoạch được duyệt, giấy phép xây dựng được cấp và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt… đồng thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm trật tự xây dựng kịp thời theo quy định pháp luật. Quản lý trật tự xây dựng là khâu tiếp theo của khâu cấp phép, dựa trên căn cứ chủ yếu là giấy phép xây dựng và các tiêu chuẩn đã được duyệt. Công tác quản lý trật tự xây dựng đảm bảo cho công tác cấp phép được thực thi có hiệu lực. - Công trình vi phạm trật tự xây dựng: Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có GPXD mà thực tế không có; Công trình xây dựng sai nội dung GPXD đã được cơ quan có thẩm quyền cấp; Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng); Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư; Công trình xây dựng không phù hợp với những quy định, quy chế riêng do địa phương ban hành. - Công trình trái phép: Là những công trình xây dựng trái với nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp hoặc không có giấy phép xây dựng, hành vi vi phạm này nghiêm trọng đến mức xử lý bằng biện pháp dỡ bỏ. - Công trình sai phép: Là công trình xây dựng không đúng với thiết kế được duyệt, không đúng với nội dung GPXD đã cấp. Những loại công trình này đều đã có xin cấp phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng không như giấy phép được được cấp. Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với giới hạn đã cho phép. 7 - Công trình không phép: Là công trình đã khởi công mà vẫn chưa có giấy phép xây dựng, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có giấy phép xây dựng mà theo thực tế không có giấy phép xây dựng. - Chỉ giới đƣờng đỏ: Là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác [14]. - Chỉ giới xây dựng: Là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất [14]. - Chủ đầu tƣ xây dựng: (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng [14]. - Công trình xây dựng: Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác [14]. - Cốt xây dựng: Là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được chọn phù hợp với quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mưa [14]. * Cấu trúc Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Luận văn có phần Nội dung bao gồm 03 chương: Chƣơng 1: Thực trạng quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên. 8 Chƣơng 2: Cơ sở khoa học trong quản lý trật tự xây dựng phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên. Chƣơng 3: Giải pháp quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên. 9 NỘI DUNG CHƢƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG TRƢNG VƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 1.1. Giới thiệu chung 1.1.1. Khái quát về Thành phố Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Có QL3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng, QL1B đi Lạng Sơn, Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang. Mạng lưới đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Lưu Xá - Kép, đây là tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng trong vùng. Thành phố Thái Nguyên có hai con sông lớn chảy qua: sông Cầu và sông Công rất thuận lợi cho giao thông thủy trong vùng. Hệ thống đường giao thông liên tỉnh khá hoàn chỉnh nối liền trung tâm thành phố với các huyện và thị trấn trong tỉnh. Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã được khởi công xây dựng năm 2009 và hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2014 đã rút ngắn thời gian và khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và TP. Thái Nguyên. Đó chính là những lợi thế để TP. Thái Nguyên đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với Thủ đô Hà Nội và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các vùng miền trong cả nước. Do ở vị trí tiếp giáp giữa vùng rừng núi và đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ thuận lợi, TP. Thái Nguyên trở thành nơi trao đổi các nguồn hàng. Ngay từ thời trước, bến sông Đồng Mỗ, dù nhỏ hẹp nhưng là nơi thường xuyên ra vào của các loại thuyền bè, các hàng lâm thổ sản miền ngược theo bè mảng xuôi về cập bến Đồng Mỗ, rồi tiếp tục chuyển về xuôi. Vào những mùa nước to, thuyền lớn từ Đáp Cầu (Bắc Ninh) ngược dòng sông Cầu, thả neo tại bến Đồng Mỗ để đưa hàng tới các huyện miền núi. Mối quan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan