Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý thiết bị giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện chơn thành tỉnh ...

Tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện chơn thành tỉnh bình phước

.PDF
126
1
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG THỊ HỒNG VÂN QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN CHƠN THÀNH TỈNH BÌNH PHƢỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Đà Nẵng, năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG THỊ HỒNG VÂN QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN CHƠN THÀNH TỈNH BÌNH PHƢỚC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HÀ VĂN HOÀNG Đà Nẵng, năm 2022 iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN .............................................................................ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. x MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3 6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 7. Cấu trúc của luận văn:........................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƢỜNG MẦM NON .................................................................................................. 6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 6 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................................ 6 1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước ................................................................................ 7 1.2. Các khái niệm chính của đề tài ................................................................................. 9 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ............................................... 9 1.2.2. Thiết bị giáo dục, quản lý thiết bị giáo dục trường mầm non ....................... 11 1.3. Hệ thống thiết bị giáo dục của trường mầm non .................................................... 14 1.3.1. Vị trí, vai trò, chức năng của hệ thống thiết bị giáo dục trường mầm non .. 14 1.3.2. Hệ thống thiết bị giáo dục của trường mầm non .......................................... 17 1.4. Lý luận về quản lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non ........................................ 19 1.4.1. Quản lý đầu tư mua sắm, trang bị thiết bị giáo dục ở trường mầm non ....... 21 1.4.2. Quản lý khai thác, sử dụng thiết bị giáo dục ở trường mầm non.................. 22 1.4.3. Quản lý duy tu, bảo quản, thanh lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non ..... 23 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non ............... 23 1.5.1. Yếu tố bên ngoài ........................................................................................... 23 1.5.2. Yếu tố bên trong............................................................................................ 26 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................................... 27 v CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƢỚC ........................................................................................................................ 28 2.1. Khái quát quá trình khảo sát ................................................................................... 28 2.1.1. Mục đích tổ chức khảo sát ............................................................................ 28 2.1.2. Khách thể và thời gian khảo sát .................................................................... 28 2.1.3. Nội dung khảo sát ......................................................................................... 30 2.1.4. Công cụ điều tra, khảo sát ............................................................................. 30 2.1.5. Tổ chức điều tra, khảo sát ............................................................................. 31 2.1.6. Xử lý số liệu khảo sát.................................................................................... 31 2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục mầm non huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước................................................................................................. 32 2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước .................................................................................................................... 32 2.2.2. Tình hình giáo dục mầm non trên địa huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước ............................................................................................................................. 33 2.3. Thực trạng thiết bị giáo dục ở các trường Mầm non công lập huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước................................................................................................. 34 2.3.1. Thực trạng về số lượng thiết bị giáo dục ở các trường mầm non ................. 34 2.3.2. Thực trạng chất lượng thiết bị giáo dục ở các trường mầm non................... 35 2.3.3. Thực trạng tính đồng bộ của thiết bị giáo dục ở các trường mầm non ......... 36 2.3.4. Thực trạng tính hiện đại của thiết bị giáo dục ở các trường mầm non ......... 37 2.4. Thực trạng quản lý thiết bị giáo dục ở các trường Mầm non công lập huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước ........................................................................................ 39 2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của quản lý thiết bị giáo dục trường Mầm non ................................................................................................................................. 39 2.4.2. Quản lý đầu tư, trang bị thiết bị giáo dục ở trường mầm non ...................... 39 2.4.3. Quản lý khai thác, sử dụng thiết bị giáo dục ở trường mầm non.................. 44 2.4.4. Quản lý duy tu, bảo quản, thanh lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non ..... 49 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thiết bị giáo dục ở các trường Mầm non công lập huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước .............................................................. 54 2.5.1. Yếu tố bên ngoài ........................................................................................... 54 2.5.2. Yếu tố bên trong............................................................................................ 55 2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý thiết bị giáo dục ở các trường Mầm non công lập huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước .............................................................. 57 2.6.1. Điểm mạnh, điểm yếu ................................................................................... 57 vi 2.6.2. Thời cơ, thách thức ....................................................................................... 59 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................................... 60 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN CHƠN THÀNH TỈNH BÌNH PHƢỚC ........................................................................................................................ 61 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................................ 61 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................... 61 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................................ 61 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ................................................................. 61 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................................. 62 3.2. Các biện pháp quản lý hệ thống thiết bị giáo dục ở các trường Mầm non công lập huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước ....................................................................... 62 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác quản lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non ................................................... 62 3.2.2. Đầu tư, trang bị thiết bị giáo dục ở trường mầm non theo hướng đồng bộ và quy chuẩn .................................................................................................................. 64 3.2.3. Chỉ đạo khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị giáo dục và tăng cường tự thiết kế thiết bị giáo dục của trường mầm non .............................................................. 66 3.2.4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, sử dụng, bảo quản và thanh lý thiết bị giáo dục ở nhà trường.......................................................................... 69 3.3.5. Huy động đa dạng các nguồn lực phục vụ đầu tư, trang bị thiết bị giáo dục ở trường mầm non................................................................................................... 71 3.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non ......................................................................................................... 73 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................................. 74 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ...................................... 75 3.4.1. Mục đích, khách thể khảo nghiệm ................................................................ 75 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm .................................................................................. 75 3.4.3. Cách thức khảo nghiệm ................................................................................ 76 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm .................................................................................... 76 Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................................... 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 84 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 BGH Ban giám hiệu 2 CBQL Cán bộ quản lý 4 BGH Ban giám hiệu 5 GV 6 TBGD 7 GD 8 CTGDMN 9 QL 10 QLGD Quản lý giáo dục 11 GDMN Giáo dục mầm non 12 MN 13 GD&ĐT 14 NV 15 CSVC Cơ sở vật chất 16 UNBD Ủy ban nhân dân Giáo viên Thiết bị giáo dục Giáo dục Chương trình giáo dục mầm non Quản lý Mầm non Giáo dục và Đào tạo Nhân viên viii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng Trang 2.1. Cỡ mẫu phân theo trường mầm non 28 2.2. Đặc điểm cỡ mẫu CBQL, GV, NV được khảo sát 29 2.3. Qui ước tính điểm trung bình 31 2.4. Đánh giá về số lượng thiết bị giáo dục ở các trường mầm non 34 2.5. Đánh giá về chất lượng thiết bị giáo dục ở các trường mầm non 35 2.6. 2.7. 2.8. 2.9. 2.10. 2.11. Đánh giá về tính đồng bộ của thiết bị giáo dục ở các trường mầm non Đánh giá về tính hiện đại của thiết bị giáo dục ở các trường mầm non Ý kiến CBQL, GV, NV về mức độ thực hiện việc quản lý đầu tư, trang bị thiết bị giáo dục ở các trường MN công lập Ý kiến CBQL, GV, NV về hiệu quả việc quản lý đầu tư, trang bị thiết bị giáo dục ở các trường MN công lập Ý kiến CBQL, GV, NV về mức độ thực hiện việc quản lý khai thác, sử dụng thiết bị giáo dục ở các trường MN công lập Ý kiến CBQL, GV, NV về mức độ hiệu quả việc quản lý khai thác, sử dụng thiết bị giáo dục ở các trường MN công lập 36 37 40 42 44 47 Ý kiến CBQL, GV, NV về mức độ thực hiện việc quản lý duy 2.12. tu, bảo quản, thanh lý thiết bị giáo dục ở các trường MN công 50 lập 2.13. 2.14. 2.15. Ý kiến CBQL, GV, NV về mức độ hiệu quả việc quản lý duy tu, bảo quản, thanh lý thiết bị giáo dục ở các trường MN công lập Ý kiến của CBQL, GV, NV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến quản lí thiết bị giáo dục Ý kiến của CBQL, GV, NV về mức độ độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến quản lí thiết bị giáo dục 52 54 56 ix Số hiệu bảng 3.1. 3.2. 3.3. Tên bảng Quy ước thang điểm trung bình Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý thiết bị giáo dục ở các trường mầm non công lập huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước Tính khả thi của các biện pháp quản lý thiết bị giáo dục ở các trường mầm non công lập huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước Trang 76 77 78 x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ biểu đồ 2.1. Đánh giá về tầm quan trọng của quản lí thiết bị giáo dục ở các trường mầm non Trang 39 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục mầm non là một trong những bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Do đó, bên cạnh việc phát triển và tăng cường quản lý nội dung, phương pháp chương trình giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, quy hoạch mạng lưới, thì công tác quản lý thiết bị giáo dục có vai trò to lớn trong việc tăng cường chất lượng giáo dục mầm non. Bởi vậy, để đạt được mục tiêu giáo dục mầm non trong giai đoạn mới phải không ngừng củng cố, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thiết bị giáo dục. Điều đó được thực hiện khi Ban giám hiệu nhà trường thực sực coi trọng, quan tâm đến công tác quản lý hệ thống thiết bị giáo dục, chú trọng nâng cao hiệu quả của công tác này. Người quản lý thiết bị giáo dục phải có trình độ, năng lực quản lý, hiểu biết sâu sắc về tình hình kinh tế, xã hội địa phương biết phát huy những tiềm năng sẵn có trong nhà trường và có kế hoạch khả thi. Thực hiện Thông tư số 4470/BGDĐT-CSVC ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ về cơ sở vật chấ và thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Phước nói chung, Huyện Chơn Thành nói riêng đang tích cực triển khai công tác bồi dưỡng đội ngũ và tăng cường thiết bị giáo dục, tạo môi trường thuận lợi, phát triển sự bền vững về chất lượng giáo dục, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội, khoa học, công nghệ của địa phương trong giai đoạn mới, đặc biệt là giáo dục mầm non. Thiết bị giáo dục ở trường mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ, góp phần phát triển các kỹ năng, cảm xúc cho trẻ, từ đó góp phần đạt được mục tiêu giáo dục. Bởi vậy, việc quản lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non có ý nghĩa trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả các tính năng của thiết bị vào thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Trong những năm gần đây, Phòng GD&ĐT huyện Chơn Thành đã có nhiều cố gắng trong việc tham mưu UBND huyện đầu tư nguồn lực thiết bị dạy học cho các trường học, đặc biệt là việc đầu tư thiết bị dạy học đạt chuẩn cho các trường Mầm non, chấm dứt tình trạng nghèo nàn, thiếu những trang thiết bị tối thiểu, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chăm sóc giáo dục thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp giáo dục. Để các trường học trong hệ thống giáo dục nói chung và các Trường MN tại Huyện Chơn Thành nói riêng phát triển toàn diện cần có điều kiện trang thiết bị giáo dục phù hợp như: hệ thống trang thiết bị hiện đảm bảo đầy đủ theo quy định, hiện đại, 2 cùng với thiết bị giáo dục đạt chuẩn, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đầy nhiệt huyết, vững chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời, đặc biệt cần có những biện pháp quản lý công tác này có tính khả thi. Đó chính là tiền đề tổ chức hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục của các nhà trường, hướng đến đổi mới nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục mầm non. Xuất phát từ lý do nêu trên, đề tài “Quản lý thiết bị giáo dục tại các trường Mầm non công lập huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước” được tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng quản lý thiết bị dạy học, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý công tác này cho hiệu trưởng các trường Mầm non công lập huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở khái quát hóa lý luận về quản lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non, đề tài phân tích thực trạng quản lý hệ thống thiết bị giáo dục ở các trường Mầm non công lập trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, đồng thời, đề xuất các biện pháp quản lý thiết bị giáo dục tại các trường mầm non ở địa bàn nghiên cứu. 3. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hệ thống thiết bị giáo dục ở trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý thiết bị giáo dục tại các trường Mầm non công lập huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài phân tích thực trạng quản lý thiết bị giáo dục ở các trường mầm non công lập huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước giai đoạn 2020-2021 và đề xuất các biện pháp quản lý công tác này giai đoạn 2022-2026. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý thiết bị giáo dục tại các trường Mầm non công lập huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước ở mức trung bình -khá. Những hạn chế trong công tác quản lý thiết bị giáo dục tại các trường Mầm non công lập huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước xuất phát từ những yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường. Có thể đề xuất được các biện pháp quản lý thiết bị giáo dục tại các trường Mầm non công lập huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước có tính cấp thiết và khả thi, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thiết bị giáo dục tại các trường Mầm non công lập ở địa phương. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý thiết bị giáo dục tại các trường Mầm non công lập huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước Đề xuất các biện pháp quản lý thiết bị giáo dục tại các trường Mầm non công lập huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Tiến hành phân tích, phân loại, tổng hợp các thông tin khoa học thu thập được từ sách, tạp chí, văn bản chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Luật Giáo dục, các Nghị định, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo từ cấp trung ương đến địa phương liên quan đến GD&ĐT nói chung và GDMN nói riêng. Tham khảo tài liệu như sách, báo, tạp chí, trang web, các công trình nghiên cứu về GDMN, thiết bị giáo duc, trang bị, bảo quản và sử dụng TBGD. Trên cơ sở đọc, ghi chép, phân tích dữ liệu, hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu, khái quát hóa lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Để đánh giá thực trạng quản lí thiết bị giáo dục ở các trường MN công lập tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, người nghiên cứu kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia. Trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu cơ bản, phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp bổ trợ. 6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Để Tìm hiểu thực trạng, thu thập những thông tin cần thiết từ người trả lời về thực trạng thiết bị giáo dục và quản lí, sử dụng thiết bị giáo dục ở các trường mầm non, đề tài có một số phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lí (CBQL), Giáo viên (GV) thuộc các trường Mầm non(MN) công lập trên địa bàn huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. 6.2.2.Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục tiêu đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nêu 4 những câu hỏi theo một chương trình/ nội dung được định sẵn. Để thu thập ý kiến, thông tin cần thiết từ người được phỏng vấn mà khảo sát qua phiếu hỏi chưa đáp ứng được về thực trạng thiết bị giáo dục, công tác quản lý thiết bị giáo dục tại các trường MN công lập tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Tác giả Sử dụng các câu hỏi mở để phỏng vấn các đối tượng: Cán bộ quản lí (5 người), giáo viên (5 người) có kinh nghiệm trong sử dụng, quản lý, bảo quản thiết bị giáo dục. 6.2.3. Phương pháp quan sát Đề tài sử dụng phương pháp quan sát để thu thập những số liệu thực tế trong môi trường tự nhiên, cụ thể là quan sát một số giờ học có sử dụng TBGD theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và một số giờ học sử dụng TBGD theo phương pháp dạy học truyền thống từ đó so sánh để rút ra những kết luận khoa học. 6.2.4 Phương pháp phân tích tài liệu Để làm rõ thêm những minh chứng, thống kê đầy đủ những tài liệu, văn bản mà nhà trường thực hiện theo quy định trong quá trình quản lý thiết bị giáo dục để làm minh chứng cho đề tài. Phương pháp được sử dụng để phát hiện và khai thác những khía cạnh mà các hệ thống văn bản, hồ sơ trang bị, sử dụng, tu sửa, kiểm tra thiết bị giáo dục, các chỉ thị ban hành, các công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến, làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo.Liên hệ, xin phép lãnh đạo các trường MN công lập trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, xem và ghi chép lại tất cả những vấn đề liên quan đến công tác quản lý thiết bị giáo dục trong các hồ sơ ghi chép nhà trường cũng như các văn bản pháp quy liên quan khác. 6.2.5. Phương pháp chuyên gia Để nhằm chứng minh tính khả thi và cần thiết của các biện pháp đề xuất trong quản lí thiết bị giáo dục ở các trường MN công lập tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Thực hiện khảo nghiệm các biện pháp đã được đề xuất theo 5 mức độ về tính cấn thiết và khả thi ở các trường MN công lập trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Tổ chức khảo nghiệm và thu kết quả khảo nghiệm để phân tích và đánh giá mức độ cần thiết và khả thi trong các biện pháp đề xuất thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 22.0 với 95 CBQL và GV đang công tác tại các trường MN công lập trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước 6.3. Nhóm phương pháp bổ trợ Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý chính xác các thông tin thu thập được trong các bảng hỏi khảo sát. Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 để xử lý thống kê các số liệu thu thập từ các phiếu khảo sát thực trạng và phân tích, xác định mức độ tin cậy của số liệu điều tra, trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá 5 khách quan về thực trạng quản lý thiết bị giáo dục tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước hiện nay.Sau khi thu thập đầy đủ thông tin khảo sát, người nghiên cứu tiến hành nhập liệu vào phần mềm SPSS để tính các giá trị phần trăm, tần suất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn theo yêu cầu khảo sát, đánh giá thực trạng đề tài này. 7. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non Chương 2. Thực trạng quản quản lý thiết bị giáo dục các trường mầm non công lập huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước Chương 3. Biện pháp quản lý thiết bị giáo dục ở các trường mầm non công lập huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƢỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Giáo dục đang bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, trong đó có giáo dục Việt Nam. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo với nhiều mô hình và biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mô nâng cao tính tích cực trong dạy học: Học một cách toàn diện, dạy làm sao để hướng người học tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy vần phải nâng cao cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan trong đó việc đổi mới Phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh là cần thiết. Thiết bị dạy học là một trong những phương tiện quan trọng đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường Mầm non. 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Quản lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non nhằm góp phần đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục trường MN và đáp ứng yêu cầu về đổi mới chất lượng nội dung và phương pháp giáo dục mầm non theo xu thế phát triển của xã hội. Nghiên cứu về TBGD và quản lý TBGD ở trường mầm non ở nước ngoài có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau đây. Nghiên cứu của Singh S. và cộng sự nhấn mạnh đến vai trò của đa phương tiện trong việc dạy học ở trường mầm non. Theo đó, đa phương tiện làm tăng tính độc lập, ra quyết định và củng cố kiến thức trước đó của trẻ em, khả năng đọc viết quan trọng và các khái niệm ngôn ngữ và số cụ thể ở học sinh. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 120 giáo viên tại khu vực Alambagh. Kết quả cho thấy rằng vai trò của các loại thiết bị đa phương tiện khác nhau và ảnh hưởng tích cực của chúng có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả học tập và sự phát triển toàn diện của trẻ em [24, tr. 80-85]. Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thiết bị chơi đối với việc tham gia các hoạt động chơi ngoài trời của trẻ em trong trường học tại khu phố Đông Suba, quận Migori, Elizabeth A. O. đã tiến hành lấy mẫu 09 trường, sử dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng để đảm bảo tính đại diện. Từ 09 trường được lấy mẫu, 3 trường (33%) là trường công lập và 6 (67%) trong số đó là trường tư thục. Từ các trường mẫu, 05 trẻ em được chọn để tham gia nghiên cứu và 03 giáo viên mỗi trường với tổng số 45 trẻ, 18 giáo viên và 9 hiệu trưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ em được chơi ngoài trời với thiết bị chơi không đầy đủ và không có sự giám sát của giáo viên. Việc sửa chữa và thay thế thường xuyên các thiết bị chơi đã cũ cũng không được đảm bảo. Dựa 7 trên những phát hiện này, các giáo viên mầm non nên giám sát trẻ trong quá trình chơi để đảm bảo rằng các thiết bị vui chơi mà trẻ sử dụng là an toàn, phù hợp với lứa tuổi và đầy đủ. Nếu có thể, giáo viên nên điều chỉnh thiết bị vui chơi trong trường hợp nhà trường không thể lắp đặt hoặc mua thiết bị vui chơi thương mại như một cách để cải thiện sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động vui chơi ngoài trời. Giáo viên mầm non cần được phục vụ trong việc sử dụng thiết bị vui chơi trong các hoạt động vui chơi ngoài trời [22]. Trong nghiên cứu của mình, Wudai Y. và cộng sự đã chỉ ra rằng, sự kết hợp hiệu quả giữa giáo dục và công nghệ thông tin đã phát triển thành một xu hướng giáo dục mới. Nghiên cứu này sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập thông tin, phân tích thực trạng giáo dục mỹ thuật ở trường mầm non trong thời đại mới và những vấn đề hiện tích hợp các phương tiện truyền thông mới và các lớp giáo dục nghệ thuật truyền thống trong các trường mẫu giáo, và thúc đẩy sự phát triển của giáo dục mầm non [25]. Nghiên cứu của Ma. Rebecca A. A cùng cộng sự đã chỉ ra vai trò của tài liệu giảng dạy với tư cách là một TBGD. Theo các tác giả, tài liệu giảng dạy là công cụ cần thiết để thực hiện quá hiệu quả dạy học và có nghĩa đối với người học. Chúng tôi giúp nâng cao việc giảng dạy qua đó nâng cao kiến thức, kỹ năng và khả năng của học sinh. Tuy nhiên, giáo viên gặp phải các vấn đề liên quan đến công việc thiếu các tài liệu để đảm bảo các hoạt động giáo dục trẻ [23, tr. 476-483]. Như vậy, các nghiên cứu nước ngoài chú trọng phân tích, vai trò của TBGD ở trường mầm non cũng như thực trạng việc vận dụng các TBGD vào các hoạt động giáo dục tại nhà trường mầm non mà chưa nghiên cứu công tác quản lý TBGD ở trường mầm non. Đây cũng chính là khoảng trống để luận văn bổ khuyết, nghiên cứu vấn đề này. 1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước Từ trước đến nay, Đảng và nhà nước ta đã xác định, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có một sứ mệnh rất qaun trọng: Thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị vào lớp 1. Để thực hiện sứ mệnh này bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành nhiều văn bản về quản lý thiết bị giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non. Đồng thời cụ thể hóa các học thiết về giáo dục trên thế giới, cũng đã có nhiều công tình nghiên cứu về biện pháp quản lý và sử dụng giáo dục trong trường mầm non : - Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Bộ giáo dục và đào tạo Về việc Ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu 8 dùng cho Giáo dục mầm non; - Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Bộ giáo dục và đào tạo Về việc ban hành danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non - Thông tư số 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 09 năm 2013 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại danh mục đồ dùng - đồ chơi -thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 02/2010/TT - BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo; - Thông tư số: 32/2012/TT - BGDĐT ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc Ban hành thiết bị và danh mục đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non. - Thông tư số: 13/2020/TT - BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc Ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Nhìn chung, các văn bản đã quy định khá rõ, chi tiết về CSVC, TBGD của nhà trường mầm non. Trong đó, các văn bản đã chỉ rõ những thiết bị giáo dục dạy học tối thiểu cũng như tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị của trường mầm non. Nghiên cứu về quản lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non phải kể đến các công trình dưới đây. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mây (2015), đã phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý thiết bị giáo dục trường mầm non của phòng giáo dục và đào tạo huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội [16]. Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn của Bùi Lệ Ngân (2017) đã đề xuất quản lý thiết bị giáo dục trong các trường mầm non quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bao gồm: nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên phụ trách thiết bị giáo dục; đổi mới xây dựng kế hoạch và nâng cao hiệu quả công tác đầu tư, mua sắm, trang bị và hoạt động tự chế, tự làm đồ dùng, thiết bị giáo dục trong cán bộ, giáo viên; đổi mới nội dung quản lí của Hiệu trưởng trong lĩnh vực quản lí thiết bị giáo dục; tổ chức bồi dưỡng về kĩ năng, nghiệp vụ quản lí, khái thác, sử dụng hiệu quả thiết bị giáo dục cho cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc quản lí sử dụng thiết bị giáo dục [17].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất