Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện hiệp đức tỉnh quảng ...

Tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện hiệp đức tỉnh quảng nam

.PDF
110
1
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --------------------------- PHẠM VĂN RỰC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HIỆP ĐỨC TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Đà Nẵng, Năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --------------------------- PHẠM VĂN RỰC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HIỆP ĐỨC TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN Đà Nẵng, Năm 2022 iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i TÓM TẮT .................................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... ix MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu ........................................................................3 4. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4 7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ................................................................................6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................6 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước.............................................................................6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................7 1.2. Các khái niệm chính của đề tài .................................................................................9 1.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục ............................................................................9 1.2.2. Khái niệm TBDH ..........................................................................................15 1.2.3. Quản lý TBDH ở trường THCS ....................................................................16 1.3. Những yêu cầu đổi mới TBDH ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay ............18 1.3.1. Những định hướng đổi mới giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay.........18 1.3.2. Những yêu cầu đối với TBDH trường THCS ...............................................21 1.4. Quản lý TBDH ở trường THCS .............................................................................22 1.4.1. Quản lý khâu lựa chọn, mua sắm, trang bị, tự trang bị TBDH .....................22 1.4.2. Quản lý khâu sử dụng TBDH .......................................................................23 1.4.3. Quản lý khâu bảo quản, sửa chữa, thanh lý TBDH ......................................24 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TBDH ở trường THCS ..............................25 1.5.1. Những yếu tố khách quan .............................................................................25 1.5.2. Những yếu tố chủ quan .................................................................................26 Tiểu kết Chương 1 .........................................................................................................27 v CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TBDH Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN HIỆP ĐỨC TỈNH QUẢNG NAM ..............................................................29 2.1. Khái quát về qua trình khảo sát ..............................................................................29 2.1.1. Mục tiêu khảo sát ..........................................................................................29 2.1.2. Nội dung khảo sát .........................................................................................29 2.1.3. Phương pháp khảo sát ...................................................................................29 2.1.4. Tổ chức khảo sát ...........................................................................................30 2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục – đào tạo của huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam .....................................................................................................32 2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam ...............................................................................................................................32 2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam .........33 2.2.3. Tình hình giáo dục cấp THCS của huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam.........34 2.3. Thực trạng TBDH tại các trường THCS huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam .........37 2.3.1. Thực trạng TBDH chia theo nhóm ...............................................................37 2.3.2. Thực trạng về số lượng, chất lượng TBDH ..................................................39 2.4. Thực trạng quản lí thiết bị dạy học tại các trường THCS huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam ....................................................................................................................41 2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS về TBDH ....41 2.4.2. Thực trạng quản lí khâu lựa chọn, mua sắm, trang bị và tự làm TBDH ......42 2.4.3. Thực trạng quản lý khâu sử dụng TBDH......................................................42 2.4.4. Thực trạng quản lý khâu bảo quản, sửa chữa, thanh lý thiết bị dạy học ......50 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TBDH ở trường THCS huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam ............................................................................................51 2.5.1. Thực trạng các yếu tố khách quan ................................................................51 2.5.2. Thực trạng các yếu tố chủ quan ....................................................................51 2.6. Đánh giá chung .......................................................................................................53 2.6.1. Điểm mạnh ....................................................................................................53 2.6.2. Điểm hạn chế ................................................................................................53 2.6.3. Thời cơ ..........................................................................................................54 2.6.4. Thách thức.....................................................................................................54 Tiểu kết Chương 2 .........................................................................................................55 CHƢƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN HIỆP ĐỨC TỈNH QUẢNG NAM ...............................57 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..........................................................................57 3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa ....................................................................................57 vi 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ..................................................................................57 3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện .............................................................57 3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả ..................................................................................57 3.2. Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................58 3.2.1. Ban hành hệ thống quy định nội bộ đối với trang bị, sử dụng, quản lý thiết bị dạy học ..............................................................................................................58 3.2.2. Biện pháp 2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về sự cần thiết sử dụng thiết bị dạy học ........................................................60 3.2.3. Biện pháp tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ khai thác sử dụng hiệu quả TBDH cho đội ngũ giáo viên, nhân viên ..........................................64 3.2.4. Biện pháp 4. Đổi mới công tác đầu tư mua sắm TBDH để đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học .................................................................................................................................68 3.2.5. Biện pháp 5. Đ y mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ...............................................................................71 3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................73 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ...............................74 3.3.1. Mô tả quá trình khảo nghiệm ........................................................................74 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................................75 Tiểu kết Chương 3 .........................................................................................................77 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................78 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Cụm từ viết đầy đủ 1 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 2 KT – XH Kinh tế - xã hội 3 CSVC Cơ sở vật chất 4 THPT Trung học phổ thông 5 PHBM Phòng học bộ môn 6 TBDH Thiết bị dạy học 7 HS Học sinh 8 GV Giáo viên 9 TKB Thời khóa biểu 10 THCS Trung học cơ sở 11 QLGD Quản lí giáo dục 12 CBQL Cán bộ quản lí 13 QTDH Quá trình dạy học 14 NVTB Nhân viên thiết bị 15 PPDH Phương pháp dạy học 16 GDTC Giáo dục thể chất 17 CNTT Công nghệ thông tin 18 GDPT Giáo dục phổ thông 19 TBCN Tư bản chủ nghĩa 20 XHCN Xã hội chủ nghĩa 21 XHHGD 22 SGK 23 CNH, HĐH 24 PTDTNT Phổ thông Dân tộc Nội trú 25 TH - THCS Tiểu học – Trung học cơ sở Xã hội hóa giáo dục Sách giáo khoa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa viii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1: Thống kê về quy mô trường lớp từ năm học 2018 - 2019 34 2.2: Thống kê số lượng giáo viên các trường THCS huyện Hiệp Đức; thời điểm cuối năm học 2020-2021 35 2.3: Thống kê số lượng NVTB các trường THCS huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam 36 2.4: Thống kê số lượng thiết bị dạy học và phòng chức năng 37 2.5: Thống kê số lượng thiết bị dạy học tối thiểu môn học có phòng học bộ môn 38 2.6: Tình hình trang bị TBDH đáp ứng yêu cầu tối thiểu 39 2.7: Chất lượng TBDH hiện nay ở các trường THCS 39 2.8: Nhận thức về sự cần thiết của TBDH 41 2.9: Thực trạng đầu tư mua sắm thiết bị dạy học giai đoạn 2018 2020 các trường THCS huyện Hiệp Đức 42 2.10: Thực trạng và nguyên nhân của việc sử dụng TBDH (Qua đánh giá của cán bộ quản lý) 44 2.11: Th ực trạng và nguyên nhân của việc sử dụng TBDH (Qua đánh giá của giáo viên) 46 2.12. Thực trạng và nguyên nhân của việc sử dụng TBDH (Qua đánh giá của học sinh) 48 2.13: Thực trạng bảo quản, sửa chữa, thanh lý TBDH các trường THCS huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam 50 3.1: Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 75 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1: Tính cấp thiết của 5 biện pháp 76 3.2: Tính khả thi của 5 biện pháp 76 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tác ph m “Phép dạy học vĩ đại”, Nhà giáo dục học người Tiệp Khắc J. A. Komenski (1592-1679) viết: “Không có gì trong trí não nếu như trước đó không có gì trong các cảm giác”. Ông nhấn mạnh: “Cái có thể tri giác được hãy để cho học sinh tri giác bằng các giác quan của chúng, cái nhìn được hãy để cho nhìn, cái nghe được hãy để cho nghe. Đó là quy tắc “vàng” đối với trẻ em, đối với dạy học”. Nhà giáo dục học người Nga Usinski (1824-1870) viết: “Không có cái gì có thể giúp anh san bằng bức tường ngăn cách giữa giáo viên và học sinh như là việc anh đưa cho học sinh xem một bức tranh và giải thích nó, đứa trẻ suy nghĩ bằng hình dạng, bằng màu sắc, âm thanh và bằng cảm giác nói chung”. Cùng với sự phát triển của các tư tưởng trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục học, lý thuyết về dạy học trực quan cũng có những bước tiến mới. Người ta đã nhận thức được rằng vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học không chỉ dừng ở việc giúp học sinh nhận biết hiện tượng mà còn nắm được bản chất của sự vật hiện tượng. Một trong những đại diện của tư tưởng này, có thể kể đến nhà tâm lý học A. N. Leontiev (19031979), ông là một đại diện xuất sắc thuộc trường phái tâm lý học Xô-viết hiện đại. Trong hệ thống tư tưởng của mình về hoạt động và hoạt động trí óc (bên trong và bên ngoài), Leontiev đã đưa ra quan điểm về cơ sở tâm lý học của nguyên tắc dạy học trực quan. Đối với các nghiên cứu trong nước có thể nhắc đến Trần Quốc Đắc với cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy-học ở trường phổ thông Việt Nam”. Tác giả khẳng định “Sử dụng hiệu quả TBDH là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn của người thầy giáo. Sử dụng TBDH như thế nào để khơi dậy lòng say mê học tập, phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo và bồi dưỡng nhân cách cho học sinh”. Trong cuốn “Lý luận dạy học ở trường THCS”, tác giả Nguyễn Ngọc Bảo và Trần Kiểm viết: “Phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụng phương pháp dạy học. Vì vậy, GV cần nắm được khái niệm phương tiện dạy học, các loại phương tiện dạy học, cách sử dụng, bảo quản từng loại phương tiện dạy học, đặc biệt là phương tiện dạy học kỹ thuật”. Trong “Quản lý giáo dục” do Trần Minh Hiển chủ biên đề cập đến vai trò của TBDH trong sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân, phân loại TBDH mà người quản lý cần bao quát và đưa ra một số nguyên tắc cùng giải pháp quản lý TBDH ở trường học trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, điểm qua sự phát triển của lý thuyết về TBDH trong lịch sử giáo dục 2 thế giới và trong nước, có thể thấy rằng vai trò của TBDH trực quan đã được phát hiện và phát triển từ rất sớm. Các nhà giáo dục học đã chứng minh được rằng việc khuyến khích học sinh nhận thức thế giới thông qua chính những giác quan của mình là phương pháp dạy học phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ và do vậy nó là phương pháp hữu hiệu nhất giúp trẻ em phát triển tư duy, nhận biết hiện tượng và tiến tới nắm được bản chất của sự vật hiện tượng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD&ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và ph m chất người học; phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Để thực hiện được mục tiêu đó, ngoài việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa của các cấp học, bậc học, đổi mới phương pháp giảng dạy trong các nhà trường thì việc tăng cường cơ sở vật chất (CSVC) các trang thiết bị giảng dạy là một vấn đề không thể thiếu. TBDH vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện chứa đựng, truyền tải thông tin nhằm tích cực hoá quá trình nhận thức, kích thích hứng thú học tập, phát triển trí tuệ, kỹ năng thực hành của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. TBDH còn góp phần đảm bảo tính trực quan trong quá trình dạy học, mở rộng khả năng tiếp cận với các sự vật và hiện tượng, cho phép học sinh có điều kiện tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Thời gian qua, việc khai thác sử dụng TBDH ở các trường THCS ở huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng trong việc giữ vững, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của huyện. Song, thực tế công tác này vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế: TBDH còn thiếu, chất lượng chưa đồng bộ; ở nhiều nơi giáo viên chưa chú ý sử dụng thậm chí có nơi giáo viên không biết sử dụng hoặc sử dụng mà không có hiệu quả. Tình trạng “dạy chay” còn khá phổ biến. TBDH phần lớn được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như: thao giảng, hội giảng. Công tác quản lý TBDH của Hiệu trưởng các trường còn mang tính hành chính, chưa có kế hoạch tổng thể; việc mua sắm TBDH chưa đủ về số lượng, thiếu đồng bộ, chất lượng hạn chế; công tác bảo quản còn nhiều bất cập; phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, hệ thống tủ, giá... còn thiếu. Trong khi đó việc bảo quản, sử dụng TBDH của giáo viên lại chịu ảnh hưởng nhiều từ những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng. Do đó vấn đề quản lý TBDH hiện nay đang là vấn đề bức xúc, được nhiều nhà quản lý quan tâm. 3 Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam” nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý TBDH trong các nhà trường THCS và qua đó nâng cao chất lượng hoạt động dạy học tại các trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý giáo dục và thực trạng quản lý TBDH tại các trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam, đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở các trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. 3. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hệ thống TBDH ở trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tiến hành nghiên cứu tại địa bàn huyện Hiệp Đức, cụ thể là các trường THCS trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo Hiệp Đức. - Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường THCS đối với TBDH tại nhà trường. - Thực trạng vấn đề nghiên cứu được khảo sát trong giai đoạn 2019-2021. Các biện pháp quản lý được đề xuất cho giai đoạn 2021-2025. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, công tác quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam còn nhiều bất cập, việc phát huy vai trò của TBDH trong các hoạt động dạy học của nhà trường chưa cao. Nguyên nhân chính của những bất cập này là các cấp quản lý triển khai các chỉ đạo về quản lý TBDH không dựa trên tiếp cận quản lý phù hợp. Dựa trên lý thuyết quản lý TBDH và thực trạng quản lý TBDH ở các nhà trường có thể đề xuất được các biện pháp quản lý hợp lý, khả thi nhằm quản lý tốt TBDH ở các trường THCS huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam, góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý TBDH ở trƣờng THCS 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý TBDH ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam 4 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết. Các phương pháp này được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý TBDH ở trường THCS. 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Đề tài sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, quan sát và chuyên gia. - Bảng hỏi dùng phiếu điều tra để khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý mà đề tài đưa ra sau khi nghiên cứu lý luận và thực trạng. - Phỏng vấn để hiểu sâu thêm những thông tin thu thập được từ các phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn CBQL một số trường THCS của huyện và một số giáo viên dạy giỏi, có kinh nghiệm trong sử dụng, bảo quản TBDH. - Nghiên cứu hồ sơ lưu trữ được thực hiện với các loại hồ sơ dạy học và quản lý nhà trường nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng, bảo quản TBDH, đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng TBDH từ phía GV cũng như việc quản lý, bảo dưỡng, bảo trì trang thiết bị dạy học từ phía nhà trường; tổng hợp số liệu, đưa ra đánh giá định lượng ở mức độ tương đối. - Quan sát để thu thập những số liệu thực tế trong môi trường tự nhiên, cụ thể là quan sát một số giờ học có sử dụng TBDH theo hướng phát huy tính tích cực của người học và một số giờ học sử dụng TBDH theo phương pháp dạy học truyền thống từ đó so sánh để rút ra những kết luận khoa học. - Phương pháp chuyên gia: được sử dụng trong xây dựng các biện pháp quản lý và khảo nghiệm các biện pháp quản lý đề xuất. 6.3. Nhóm các phương pháp xử lí thông tin Dùng phương pháp thống kê toán để xử lý kết quả điều tra, khảo sát. 7. Cấu trúc luận văn - Phần mở đầu: bao gồm các mục: Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giả thiết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháo nghiên cứu. - Phần nội dung gồm ba chương: + Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý TBDH ở trường THCS. + Chương 2: Thực trạng quản lý TBDH tại các trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam. 5 + Chương 3: Biện pháp quản lý TBDH tại các trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam. - Kết luận và khuyến nghị - Phụ lục - Tài liệu tham khảo 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước Vấn đề thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học ở trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới đây. Bàn về thiết bị dạy học đa phương tiện, Qing và các cộng sự (2010) cho rằng, việc áp dụng thiết bị dạy học đa phương tiện cho phép giáo viên sử dụng máy tính đa phương tiện và các thiết bị khác để tương tác giữa người và máy nhằm hoàn thành mục tiêu dạy học [53]. Nghiên cứu vai trò của thiết bị và phương tiện trong dạy học ban đầu về robot của David và cộng sự (2012) đã cho thấy, các khái niệm và mục tiêu giáo dục phụ thuộc đáng kể vào việc lựa chọn thiết bị được sử dụng trong chương trình dạy học robot [51]. Còn Olufunke (2012) lại nhấn mạnh đến vai trò của các thiết bị dạy học đối với môn Vật lý ở trường THCS.K ết quả cho thấy việc sử dụng tối ưu thiết bị thí nghiệm Vật lý có hiệu quả trong việc giảng dạy bộ môn này. Nghiên cứu kết luận rằng phòng thí nghiệm khoa học với đầy đủ trang thiết bị là yếu tố quyết định chất lượng đầu ra của môn Vật lý ở các trường THCS [52]. Nghiên cứu của Wakuma (2018) đã đánh giá tác động của thiết bị thể thao trong việc tạo điều kiện cho quá trình dạy học giáo dục thể chất ở trường trung học Babala trong trường hợp của Jima Rare wearda ở vùng Horo Guduru Wollega thuộc bang Oromia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có những thách thức về cung cấp thiết bị dạy học thể chất tại địa bàn nghiên cứu. Ban giám hiệu nhà trường thiếu chú trọng, thiếu sân thể thao rèn luyện sức khỏe cho học sinh cũng như giáo viên, thiếu sách tham khảo trong thư viện, thiếu giáo viên chuyên môn về khoa học thể dục thể thao và thiếu trang thiết bị thể thao đầy đủ như bóng, sân thể dục, quần vợt và bóng đá là vấn đề lớn của trường trung học tại Babala. Nghiên cứu cũng đề xuất các khuyến nghị trong công tác quản lý, đặc biệt là tăng cường các thiết bị dạy học thể chất [55]. Trong khi đó, nghiên cứu của Sayan và cộng sự (2020) đã nhấn mạnh đến việc sử dụng thiết bị dạy học trong việc giảng dạy môn Sinh học ở trường phổ thông. Các tác giả cho rằng, giáo viên dạy sinh học nên chọn thiết bị phù hợp với môn học, trình độ học sinh, mục tiêu dạy học. Ngoài ra, giáo viên cần cung cấp cho học sinh những 7 thông tin cần thiết về tài liệu dạy học [54]. Như vậy, điểm qua sự phát triển của lý thuyết về TBDH trong lịch sử giáo dục thế giới, có thể thấy rằng vai trò của TBDH trực quan đã được phát hiện và phát triển từ rất sớm. Các nhà giáo dục học đã chứng minh được rằng việc khuyến khích học sinh nhận thức thế giới thông qua chính những giác quan của mình là phương pháp dạy học phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ và do vậy nó là phương pháp hữu hiệu nhất giúp trẻ em phát triển tư duy, nhận biết hiện tượng và tiến tới nắm được bản chất của sự vật hiện tượng. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về TBDH và quản lý việc sử dụng TBDH. Về vấn đề này, có thể kể đến các nhà khoa học Việt Nam tiêu biểu đã phát triển và truyền bá lý luận về nguyên tắc dạy học trực quan, đó là các nhà tâm lý học Phạm Minh Hạc, Hồ Ngọc Đại; các nhà giáo dục học Tô Xuân Giáp, Vũ Trọng Rỹ, Trần Khánh Đức… Năm 2005, Chủ nhiệm đề tài Ngô Quang Sơn đã bảo vệ thành công đề tài cấp Bộ về: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại các trung tâm GDTX và trung tâm học tập cộng đồng”; tác giả khẳng định vai trò quan trọng của TBDH trong các hoạt động giảng dạy, giáo dục và học tập, đó là: “…TBDH là một bộ phận, là một thành tố không thể thiếu được của quá trình dạy, học tích cực. TBDH vừa là một thành tố, vừa là một phương tiện, một phương hướng, vừa hàm chứa nội dung của quá trình dạy học, đồng thời tạo hứng thú nhận thức cho học viên. TBDH là một trong những điều kiện giúp giáo viên và học viên thực hiện tốt phương châm dạy học phát huy tính tích cực của học viên, tích cực hoá quá trình nhận thức, quá trình tư duy của học viên lớn tuổi…” Việc triển khai dạy học gắn với TBDH ở Việt Nam đã bắt đầu từ thời kì Pháp thuộc, khi các môn Khoa học tự nhiên bắt đầu được đưa vào học trong nhà trường. Một số trường đã có phòng thí nghiệm cho các môn Lí - Hoá - Sinh và một số trường nghề đã có phòng học nghề. Từ năm 1975, với mong muốn đưa TBDH vào nhà trường, tác giả Nguyễn Gia Cốc đã đề xuất “Mấy ý kiến bước đầu về việc xây dựng trường sở theo hệ thống phòng bộ môn” [10], nêu rõ bản chất của sự thay đổi tổ chức phòng học là “Thay thế nguyên tắc phân chia phòng học theo lớp bằng nguyên tắc phân chia phòng học theo bộ môn”. Như vậy tính theo số liệu của kế hoạch dạy học lúc đó thì tổng số phòng học không đủ cho các lớp, vì vậy đề xuất của tác giả Nguyễn Gia Cốc do nhiều lí do chưa thực hiện được. Trong quá trình đổi mới giáo dục vừa qua, nhu cầu dạy học gắn với TBDH là 8 xu thế tất yếu. Việc dạy và học trong các phòng học bộ môn đã được triển khai và thu được thành công trong rất nhiều tỉnh thành. Năm 2008 cũng đã có cuộc Hội thảo do Dự án THPT tổ chức với sự tham gia của 63 tỉnh và báo cáo tham luận của 27 tỉnh về “Quản lí, tổ chức, sử dụng và triển khai sử dụng phòng học bộ môn” [12]. Trong Hội thảo nghiên cứu quản lí TBDH được tập trung phân tích. Các tác giả có nhiều nghiên cứu về PHBM như tác giả Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Phạm Văn Nam đã đưa ra một số vấn đề về lí luận và thực tiễn về PHBM để đổi mới PPDH [35]. Trong một số Luận văn Thạc sĩ về quản lí TBDH như: “Quản lí thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” [49] của tác giả Trần Thế Vinh, Luận văn Thạc sĩ Ngô Văn Bình với đề tài “Các biện pháp quản lí nhằm phát huy hiệu quả của tổ chuyên môn tại trường Trung học phổ thông chuyên Bắc Giang” [2] đề cập đến việc nâng cao hiệu quả của TBDH. Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành Quy chế thiết bị giáo dục trong trường Mầm non, phổ thông kèm theo Quyết định số 41/2000, đây chính là cơ sở pháp lí đầu tiên để giáo dục Việt Nam đưa TBDH gắn liền với dạy học. Sau đó, Bộ GD&ĐT ra Thông tư số 19/2009/TT-BGD&ĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS. Có thể nói dạy học có TBDH đã bắt đầu được thực hiện và triển khai ở Việt Nam. Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thay Sách giáo khoa lớp 6, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 44/2020/TT-BGD&ĐT quy định danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 6. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 38/2021/TT-BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS để có sự chủ động đầu tư từng bước theo lộ trình thay sách giáo khoa. Như vậy, có thể nói rằng công tác quản lý TBDH có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác TBDH ở mỗi nhà trường. Bởi vì, nó giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về trình độ, tốc độ phát triển TBDH và mức độ ảnh hưởng của nó tới công nghệ dạy học ở trong nước, khu vực và trên thế giới. Đánh giá được thực trạng của TBDH, quá trình đầu tư, mua sắm, bảo quản và chất lượng sử dụng, khai thác TBDH ở nhà trường, từ đó hoạch định chiến lược phát triển TBDH một cách lâu dài là việc làm hết sức cần thiết, cấp bách đối với CBQL ở các nhà trường. Cho đến nay việc nghiên cứu quản lý TBDH ở các trường THCS của huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam chưa đề tài nào đề cập đến. Đây là lý do để tác giả nghiên cứu một số biện pháp quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng hiệu quả TBDH ở các trường THCS của huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam. 9 1.2. Các khái niệm chính của đề tài 1.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục 1.2.1.1. Khái niệm Quản lý Theo lí luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về quản lí: “Quản lí xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí đối với toàn bộ hay những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra”. Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm. Con người trong hoạt động của mình, để đạt được mục tiêu cá nhân phải dự kiến kế hoạch, sắp xếp trình tự tiến hành và tác động đến đối tượng bằng cách nào đó theo khả năng của mình. Trong quá trình lao động tập thể càng không thể thiếu được kế hoạch, sự phân công và điều hành chung, sự hợp tác và quản lý lao động… Như vậy quản lý tất yếu nảy sinh và nó chính là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, trong mọi thời đại. Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Ở góc độ quản lý với tư cách là một chức năng xã hội dưới dạng chung nhất thì quản lý được xác định là cơ chế để thực hiện sự tác động có mục đích nhằm đạt được những kết quả nhất định. Đề cập đến hoạt động quản lý, người ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của K.Marx: “Một nghệ sĩ vỹ cầm thì tự điều khiển mình còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” K.Marx coi việc xuất hiện của quản lý như một dạng hoạt động đặc thù của con người được gắn liền với sự phân công và hợp tác lao động; quản lý là kết quả tất yếu của sự chuyển những quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành một quá trình lao động xã hội được tổ chức lại: “Trong tất cả những công việc mà có nhiều người hợp tác với nhau thì mối liên hệ chung và sự thống nhất của quá trình tất phải biểu hiện ra ở trong một ý chí điều khiển và trong những chức năng không có quan hệ với những công việc bộ phận, mà quan hệ với toàn bộ hoạt động của công xưởng, cũng giống như trường hợp nhạc trưởng của một dàn nhạc vậy. Đó là một thứ lao động sản xuất cần phải được tiến hành trong một phương thức sản xuất có tính chất kết hợp”. Theo F.W.Taylo (1856-1915) người Mỹ được coi là “Cha đẻ của Thuyết quản lý khoa học”, là một trong những người mở ra “Kỷ nguyên vàng” trong quản lý đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý là “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hóa và đều phải quản lý chặt chẽ”. Ông cho rằng “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ nhất”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất