Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý tài chính của trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục...

Tài liệu Quản lý tài chính của trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục

.PDF
208
2
95

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀO HOÀNG TRƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀO HOÀNG TRƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9140114 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn 1: GS.TS Phạm Hồng Quang 2: TS. Lý Tiến Hùng THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Đào Hoàng Trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Phạm Hồng Quang, TS. Lý Tiến Hùng, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ chuyên đề, Hội đồng bảo vệ cấp bộ môn đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi nghiên cứu bổ sung trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng Đào tạo và các thầy cô của Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án ở các cấp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô, cán bộ quản lý của các Sở Giáo dục và Đào tạo, trường THPT đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá tình nghiên cứu, khảo sát và cung cấp số liệu để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin được tri ân người thân, gia đình đã khuyến khích, động viên, giúp tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Mặc dù đã rất cố gắng, xong luận án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các nhà khoa học, các thầy, cô chỉ dẫn, góp ý để luận án hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn. Tác giả luận án Đào Hoàng Trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu .................................................................. 5 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6 8. Luận điểm bảo vệ .......................................................................................... 8 9. Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 8 10. Bố cục của luận án ...................................................................................... 9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ........................................................................................... 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................. 10 1.1.1. Những nghiên cứu quản lý tài chính trong giáo dục, đào tạo ............... 10 1.1.2. Những nghiên cứu về phân cấp quản lý tài chính trong trường học........... 15 1.1.3. Đánh giá về tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................ 20 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài............................................................... 23 1.2.1. Tài chính................................................................................................ 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv 1.2.2. Quản lý tài chính ................................................................................... 23 1.2.3. Phân cấp ................................................................................................ 23 1.2.4. Tự chủ ................................................................................................... 24 1.2.5. Trường học tự chủ ................................................................................. 24 1.2.6. Tự chủ tài chính..................................................................................... 24 1.2.7. Tự chủ tài chính trong trường học ........................................................ 25 1.2.8. Trách nhiệm giải trình của trường học khi tự chủ ................................ 25 1.2.9. Ngân sách nhà nước .............................................................................. 27 1.2.10. Quản lý ngân sách nhà nước trong trường học ................................... 27 1.3. Hoạt động tài chính ở trường THPT ........................................................ 27 1.3.1. Ngân sách cho giáo dục phổ thông ....................................................... 27 1.3.2. Phân cấp quản lý tài chính đối với giáo dục trung học phổ thông .............. 31 1.3.3. Tự chủ tài chính và trách nhiệm giải trình trong giáo dục trung học phổ thông ......................................................................................................... 36 1.3.4. Định hướng công tác quản lý tài chính ở trường Trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục ..................................................................... 38 1.4. Nội dung quản lý tài chính ở trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình ....................................................... 42 1.4.1. Xây dựng quy định/quy chế (quy chế tài chính nội bộ)........................ 42 1.4.2. Xây dựng kế hoạch tài chính gắn với kế hoạch hoạt động của nhà trường ...................................................................................................... 44 1.4.3. Quản lý Thu - Chi, Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán .................. 45 1.4.4. Kiểm tra tài chính nội bộ, kiểm toán..................................................... 49 1.4.5. Thực hiện công khai, minh bạch về tài chính ....................................... 53 1.5. Tổ chức đánh giá quản lý tài chính ở trường trung học phổ thông.......... 54 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong các trường trung học phổ thông ......................................................................................................... 67 1.6.1. Tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.............................................. 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v 1.6.2. Cơ chế, chính sách về phân cấp, QLTC ................................................ 69 1.6.3. Nhận thức về tầm quan trọng của tự chủ và trách nhiệm giải trình trong trường THPT .......................................................................................... 70 1.6.4. Năng lực QLTC của bộ máy ................................................................. 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 72 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ............................................................................... 74 2.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài chính ở trường trung học phổ thông ..... 74 2.1.1. Mô hình quản lý tài chính trường học theo tiếp cận tổng thể hướng tới cải thiện chất lượng giáo dục - SABER..................................................... 74 2.1.2. Kinh nghiệm phân cấp quản lý trường học của một số nước Châu Á .. 75 2.1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính và tự chủ tài chính trong giáo dục phổ thông của các nước Châu Á ............................................................................ 77 2.1.4. Bài học kinh nghiệm đối với việc tự chủ, trách nhiệm giải trình tài chính cho các trường phổ thông ở Việt Nam .................................................. 78 2.2. Tình hình và quy mô giáo dục trung học phổ thông ................................ 80 2.3. Cơ chế phân bổ chi tiêu giáo dục trung học phổ thông ........................... 82 2.3.1. Cơ chế, chính sách về xã hội hoá nguồn lực đầu tư cho giáo dục ............ 82 2.3.2. Cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông .... 83 2.3.3. Quy mô và cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục trung học phổ thông.......... 89 2.3.4. Mức chi ngân sách cho giáo dục trung học phổ thông cho một học sinh ... 94 2.3.5. Về thực trạng phân cấp, quyền tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp . 96 2.4. Giới thiệu tổ chức khảo sát ...................................................................... 99 2.5. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trường trung học phổ thông hiện nay ............................................................................................... 101 2.5.1. Đánh giá về công tác xây dựng quy định/quy chế tài chính ............... 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vi 2.5.2. Đánh giá về xây dựng kế hoạch tài chính gắn với kế hoạch hoạt động của nhà trường ............................................................................................... 105 2.5.3. Quản lý thu chi, Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán ..................... 107 2.5.4. Đánh giá về kiểm tra tài chính nội bộ, kiểm toán ............................... 110 2.5.5. Đánh giá thực hiện công khai, minh bạch về tài chính ....................... 111 2.6. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của các trường trung học phổ thông ...................................................................................... 114 2.7. Đánh giá chung về quản lý tài chính ở các trường trung học phổ thông hiện nay ......................................................................................................... 118 2.7.1. Ưu điểm ............................................................................................... 118 2.7.2. Hạn chế, thiếu sót ................................................................................ 120 2.7.3. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót ........................................ 123 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................. 124 Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH .................................................................................. 126 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ................................................................. 126 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý .......................................................................... 126 3.1.2. Đảm bảo tính mục đích ....................................................................... 126 3.1.3. Đảm bảo tính khoa học ....................................................................... 127 3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi ........................................................... 127 3.2. Các giải pháp quản lý tài chính ở trường trung học phổ thông nhằm tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình ................................................. 128 3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính của trường trung học phổ thông để thực hiện tự chủ và trách nhiệm giải trình ............................................... 128 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý tài chính của nhà trường và nâng cao nhận thức về tự chủ và trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính .......................... 131 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vii 3.2.3. Xây dựng quy trình và rà roát, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy của nhà trường về quản lý tài chính trong điều kiện tự chủ............ 134 3.2.4. Xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết cho từng giai đoạn cụ thể ............... 136 3.2.5. Phân cấp trách nhiệm giải trình về quản lý tài chính .......................... 142 3.2.6. Giám sát quản lý tài chính trong các trường trung học phổ thông ......... 145 3.2.7. Xây dựng Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo quản lý tài chính theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường trung học phổ thông ....................................................................................................... 150 3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp .............. 160 3.3.1. Mục đích, cách thức tiến hành ............................................................ 160 3.3.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm ........................................................... 162 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 167 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 168 1. Kết luận ..................................................................................................... 168 2. Khuyến nghị .............................................................................................. 170 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..... 173 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 174 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục CB, GV Cán bộ, giáo viên CSVC, TBDH Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học DL Dân lập ĐH Đại học GD&ĐT, GDĐT Giáo dục và Đào tạo KHĐT Kế hoạch và Đầu tư NCS Nghiên cứu sinh NSNN Ngân sách nhà nước NĐ - CP Nghị định Chính phủ QLGD Quản lý giáo dục QLTC Quản lý tài chính SL Số lượng TL Tỷ lệ THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở XHH Xã hội hóa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Định mức phân bổ theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi ........................................................................... 29 Bảng 1.2. Tiêu chí, chỉ số đánh giá quản lý tài chính ở trường THPT ....... 56 Bảng 2.1. Quy mô giáo dục đào tạo bậc THPT .......................................... 81 Bảng 2.2. Tiêu chí phân bổ dự toán chi thường xuyên cho bậc mầm non và phổ thông tại một số địa phương ........................................... 85 Bảng 2.3. Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục .................................................. 93 Bảng 2.4. Chi ngân sách trung bình cho giáo dục cho một học sinh, theo khu vực và theo cấp học giai đoạn 2011-2015 ........................... 94 Bảng 2.5. Chi đầu tư trung bình cho một trường theo khu vực giai đoạn 2011-2015 ................................................................................... 95 Bảng 2.6. Suất chi đầu tư trung bình cho một lớp học theo khu vực giai đoạn 2011-2015 .......................................................................... 95 Bảng 2.7. Bảng phân bổ đối tượng khảo sát ............................................... 99 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp đề xuất. 162 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất ... 163 Bảng 3.3. So sánh tương quan sự cần thiết và tính khả thi các giải pháp . 165 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Mô hình Tự chủ - tự chịu trách nhiệm trường học ............. 36 Biểu đồ 2.1. Các mục tiêu của tài chính trường học .............................. 75 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập tính đến năm học 2017 - 2018 ..................................................................... 80 Biểu đồ 2.3. Chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực GDĐT giai đoạn 2013 - 2017 ........................................................................... 90 Biểu đồ 2.4. Phân bổ chi NSNN cho các bậc học mầm non và phổ thông giai đoạn 2013-2017 ................................................... 91 Biểu đồ 2.5. Trung bình tổng chi ngân sách nhà nước cho GDĐT và xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2013 - 2017 ............................ 92 Biểu đồ 2.6. Kết quả đánh giá công tác xây dựng các quy định, quy chế tài chính .............................................................................. 102 Biểu đồ 2.7. Đánh giá về xây dựng kế hoạch tài chính gắn với kế hoạch hoạt động của nhà trường .................................................... 105 Biểu đồ 2.8. Đánh giá về Quản lý thu chi, Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán ở các trường THPT ......................................................... 108 Biểu đồ 2.9. Đánh giá về kiểm tra tài chính nội bộ, kiểm toán ............ 110 Biểu đồ 2.10. Đánh giá thực hiện công khai, minh bạch tài chính ....... 112 Biểu đồ 2.11. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của các trường trung học phổ thông .......................................... 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục trong cuộc cách mạng 4.0 với sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi giáo dục phải thực sự đổi mới. Đảng và Nhà nước đã có chủ chương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong đó chú trọng đổi mới cơ chế quản lý trong hệ thống giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình trường học là một trong những giải pháp đột phá của đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam; đóng vai trò then chốt thúc đẩy trường học có thể tạo ra những điều kiện tốt hơn cho dạy và học, là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản lý trường học tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trước đây, quản lý trường học đồng nghĩa với quản lý hành chính, luôn chấp hành và triển khai theo các hướng dẫn, chỉ dẫn cụ thể thì tự chủ nhà trường hướng các trường chủ động đề ra định hướng phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể. Người học, cha mẹ học sinh trở thành khách hàng của hệ thống giáo dục và tham gia vào quản lý giáo dục ở cấp độ trường học; sẽ đòi hỏi việc quản lý trường học phải tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao chất lượng học tập của học sinh thông qua các điều kiện giáo dục, cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên,… để đạt đến mục đích cuối cùng là đảm bảo công bằng, hiệu quả và chất lượng giáo dục ở Việt Nam. Để phát huy quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp nói chung, đơn vị trong ngành giáo dục nói riêng, Nghị quyết trung ương 4 (khóa VII) đã xác định: “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính giáo dục, giao cho ngành giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý ngân sách và các nguồn đầu tư ngoài ngân sách”. Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm hướng tới tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý lĩnh vực tài chính giáo dục, như Luật Giáo dục năm 1998; Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/09/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đề ra nhiệm vụ “Hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo cho các Bộ, ngành, địa phương; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề một cách thống nhất và hiệu quả” [22]. Tài chính là nguồn lực quan trọng trong nhà trường nói chung và nhà trường Trung học phổ thông (THPT) nói riêng, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cấp, cải tiến, hiện đại hóa cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy; đồng thời góp phần tạo công bằng trong học tập, giúp đỡ các hoc sinh có hoàn cảnh khó khăn hay thuộc đối tượng chính sách, học sinh là dân tộc thiểu số có điều kiện tham gia học tập. Trong cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang phát triển theo nhu cầu xã hội và đa dạng hóa mục tiêu, chương trình, loại hình trường lớp và các loại hình giáo dục, đào tạo nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí của toàn thể nhân dân. Do đó, nguồn tài chính trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục bao gồm nhiều nguồn như: Ngân sách Nhà nước (NSNN), đóng góp của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp của nhân dân, nguồn tự tạo của hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo (GDĐT) thông qua nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, nguồn hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo… Đòi hỏi nhà trường phải có giải pháp quản lý tài chính trong bối cảnh đổi mới để huy động, sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 Kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển cho thấy, tăng quyền tự chủ về tài chính cho các nhà trường là chìa khóa để xây dựng nền giáo dục “khai phóng”. Tuy nhiên ở nước ta, trong khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN được mấy chục năm thì cơ chế tài chính của giáo dục thực tế vẫn chưa có sự thay đổi căn bản so với trước đây. Định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục phổ thông công lập chưa gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo, như: Đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, nội dung chương trình đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo,… chưa làm rõ trách nhiệm chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học; việc xây dựng định mức chi và phân bổ ngân sách cho giáo dục tùy thuộc vào khả năng cân đối của ngân sách trung ương, địa phương và mỗi nơi lại có tiêu chí khác khau; cơ chế học phí được thực hiện từ những năm 2000 đến nay cơ bản vẫn chưa thay đổi; việc sử dụng kinh phí của nhà trường phần lớn đều theo quy định chung nên các nhà trường phổ thông không phát huy được trách nhiệm và tính chủ động của nhà trường trong việc quản lý tài chính, bảo đảm điều kiện hoạt động cho nhà trường có hiệu quả. Một thực tế khác đáng quan tâm là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức quy mô bộ máy và tài chính trong các cơ sở giáo dục công lập ở nước ta hiện nay vẫn chưa thực sự phát huy được tác dụng, nhiều quy định ràng buộc và chống chéo. Và, không phải trường THPT nào cũng có thể quản lý tài chính tốt nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu chất lượng đào tạo, giáo dục. Công tác quản trị và đặc biệt là quản lý tài chính (QLTC) của nhiều trường còn thể hiện sự lỏng lẻo, kém hiệu quả, thậm chí còn hạn chế trong việc thực thi giải ngân theo đúng chế độ tài chính hiện hành như: Một số khoản chi không thường xuyên thực hiện còn tùy tiện, không đúng quy định, quy chế; công tác kế toán còn yếu, kinh phí sử dụng chưa cân đối, đảm bảo các yêu cầu chi cho các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn ở mức tối thiểu; đặc biệt là các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản còn nhiều tồn tại; nhà trường chưa cập nhật đầy đủ các văn bản hướng dẫn hiện hành nên một số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 định mức chi chưa phù hợp với tình hình thực tế, thậm chí một số khoản chi không có trong dự toán chi, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính… Nguyên nhân cơ bản là do năng lực QLTC của Hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường còn hạn chế, vì đa số họ trưởng thành từ nhà giáo, không hiểu một cách sâu sắc về hoạt động tài chính và chỉ tiêu tài chính, cũng như không đánh giá cao tầm quan trọng của các vấn đề trong quản lý tài chính. Năng lực điều hành của người làm kế toán còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp, thiếu chủ động trong việc sử dụng nguồn lực. Một bộ phận cán bộ quản lý và nhân viên kế toán còn thiếu tinh thần trách nhiệm và sa sút về phẩm chất đạo đức, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động chung của nhà trường. Bên cạnh đó nhiều trường THPT còn chưa có hệ thống thông tin kế toán quản trị để trợ giúp cho Hiệu trưởng trong việc hoạch định và kiểm soát hoạt động tài chính, họ chủ yếu nắm bắt tình hình tài chính thông qua báo cáo tài chính phản ánh nên thiếu chủ động công tác quản lý tài chính, xây dựng định mức chi và phân bổ chi cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường chủ yếu dựa trên kinh nghiệm công tác nên hiệu quả quản lý tài chính chưa cao… Từ những vấn đề trên, trong khuôn khổ nghiên cứu luận án này nghiên cứu sinh (NCS) chọn và nghiên cứu đề tài: “Quản lý tài chính của trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục” nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính và nâng cao chất giáo dục đào tạo ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn QLTC của trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đề xuất các giải pháp QLTC của trường THPT để thực hiện tốt, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của nhà trường đảm bảo tính hiệu quả, bền vững, minh bạch, công khai phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường THPT hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tài chính của trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp QLTC của trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý tài chính của các trường THPT còn hạn chế, mức độ tự chủ và năng lực thực hiện trách nhiệm giải trình còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục, đào tạo trong nhà trường. Nếu đề xuất được các giải pháp QLTC theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình nguồn lực tài chính trong nhà trường sẽ được sử dụng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLTC của Trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QLTC trong các trường THPT trong bối cảnh đổi mới hiện nay. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLTC theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình của các trường THPT. - Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn điều tra, khảo sát thực trạng và tổ chức khảo nghiệm được tổ chức nghiên cứu ở một số trường THPT công lập đặc trưng cho vùng miền, thuộc các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. - Phạm vi thời gian: từ năm 2013 - 2017. - Phạm vi nội dung: Quản lý giáo dục là vấn đề rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nội dung khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ dừng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 ở việc xác lập cơ sở khoa học QLTC gắn với tăng cường thực hiện tự chủ tài chính và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay: quản lý xây dựng quy chế/quy định tài chính; quản lý xây dựng kế hoạch tài chính; quản lý hoạt động thu-chi, quyết toán, kiểm tra, kiểm toán; thực hiện công khai, minh bạch gắn liền với tự chủ và trách nhiệm giải trình của các trường THPT công lập. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận - Tiếp cận lịch sử - logic để đánh giá lịch sử nghiên cứu vấn đề và hệ thống hóa tư liệu khoa học về hoạt động tài chính của các cơ sở giáo dục trước đây và hiện nay. - Tiếp cận mục tiêu: Định hướng của nhà nước là các cơ sở giáo dục ngày càng được tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm giải trình về các hoạt động của nhà trường trong đó có hoạt động tài chính. Vì thế các trường THPT nghiên cứu đánh giá và hoàn thiện quản lý tài chính của trường theo mục tiêu của nhà nước đề ra. - Tiếp cận thực tiễn: Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính và thực trạng hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính ở các trường trung học phổ thông. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Nghị quyết, Nghị định,…), các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý tài chính ở trường học và hoàn thiện quản lý tài chính ở các trường THPT. Các tài liệu được phân tích, đánh giá, nhận xét và trích dẫn phục vụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài. 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn (lấy ý kiến) chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm,... để đánh giá thực trạng quản lý tài chính ở trường THPT và thực trạng hoàn thiện quản lý tài chính ở trường THPT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 - Phương pháp điều tra khảo sát: + Tiến hành điều tra, thống kê để nắm được số liệu về thu chi cho các hoạt động giáo dục ở nhà trường THPT. + Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi để lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về quản lý tài chính trong các trường THPT. - Phương pháp chuyên gia Lấy ý kiến các chuyên gia để xây dựng khung lí thuyết, bộ công cụ điều tra, cũng như các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính của các trường THPT. - Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý tại các địa bàn nghiên cứu để làm rõ hơn những kết quả thu được, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Phân tích hồ sơ, sổ sách tổng hợp, theo dõi tài chính… để tìm hiểu thực trạng và kinh nghiệm trong quản lý tài chính. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm + Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý thu chi tài chính ở trường THPT + Nghiên cứu tổ chức thực hiện và kiểm tra kế hoạch quản lý thu chi tài chính trong trường THPT + Nghiên cứu hồ sơ, quy chế chi tiêu, kế hoạch, sổ sách, chứng từ kế toán… để đánh giá công tác quản lý tài chính của trường THPT trong quá trình thực thi nhiệm vụ. - Phương pháp khảo nghiệm Tổ chức xin ý kiến của cán bộ quản lý, của Hiệu trưởng và của giáo viên về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính của các trường THPT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học - Sử dụng các mô hình tính toán và thống kê mô tả để đánh giá kết quả điều tra thực trạng và kết quả khảo nghiệm. - Sử dụng phần mềm thống kê SPPS để xử lí số liệu. 8. Luận điểm bảo vệ - Tài chính là nguồn lực quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục ở trường THPT. - Quản lý tài chính ở các trường THPT chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay, cần được thực hiện theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình. - Phải có những giải pháp cụ thể theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính; đặc biệt là việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính ở trường THPT để đáp ứng bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 9. Những đóng góp mới của luận án - Phân tích tổng hợp làm rõ khái niệm, bản chất, nội dung vấn đề trường học tự chủ; tự chủ tài chính và trách nhiệm giải trình trong giáo dục trung học phổ thông; QLTC ở trường THPT theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục. - Đánh giá thực trạng kết quả đạt được, những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong QLTC ở trường THPT. - Đề xuất một số giải pháp QLTC ở trường THPT theo hướng tự chủ và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm đảm bảo tính hiệu quả, bền vững, công khai, minh bạch của các nhà trường THPT. - Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá QLTC ở trường THPT theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất