Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường tiểu h...

Tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường tiểu học huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

.PDF
125
213
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 VŨ VÂN HẢI QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƢỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 VŨ VÂN HẢI QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƢỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ SƠN HÀ NỘI, 2016 i LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới quý thầy cô giáo của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, nơi đã trực tiếp giảng dạy, cung cấp kiến thức, chỉ giáo, động viên cho tác giả luận văn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và phát triển đề tài. Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đặc biệt đến TS. Vũ Thị Sơn, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ về mặt khoa học để hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các phòng Ban thuộc Sở giáo dục & Đào tạo Băc Ninh và Phòng GD&ĐT Tiên Du; CBQL các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tiên Du, giáo viên các trường Tiểu học gia đình, bạn bè đã cỗ vũ, động viên, khích lệ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bản thân tác giả dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song những thiếu sót trong luận văn không thể tránh khỏi. Kính mong nhận được các ý kiến phê bình và đóng góp quí báu của quý thầy, cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn.. Hà Nội, tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Vân Hải ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan là số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn. Tôi cũng xin cam đoan là các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Vân Hải iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ..................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... x MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 NỘI DUNG ....................................................................................................... 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƢỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ..................................................... 4 1.1. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................ 4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc ............................................ 4 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc ............................................. 5 1.2. Các khái niệm ............................................................................................. 7 1.2.1. Khái niệm “Nghiên cứu bài học” ...................................................... 7 1.2.2. Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học ...... 9 1.3. Sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH ở trƣờng Tiểu học ................ 11 1.3.1. Sinh hoạt chuyên môn ở trƣờng Tiểu học ...................................... 11 1.3.2. Hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH ở trƣờng Tiểu học .................................................................................................... 15 1.4. Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH trƣờng Tiểu học ........................................................................................................... 20 iv 1.4.1. Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH ....................... 20 1.4.2. Mối quan hệ giữa BGH và tổ trƣởng chuyên môn trong quản lý sinh hoạt chuyên theo hƣớng nghiên cứu bài học .................................... 22 1.4.3. Nội dung quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học của Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học ...................................................... 24 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học ở trƣờng Tiểu học ............................................................ 30 1.5.1. Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý ........................................... 30 1.5.2. Nhóm yếu tố thuộc về đối tƣợng quản lý ....................................... 30 1.5.3. Nhóm yếu tố thuộc về môi trƣờng quản lý .................................... 31 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 32 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƢỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH .......................................................... 33 2.1. Đặc điểm tình hình giáo dục Tiểu học huyện Tiên Du ............................ 33 2.1.1. Mạng lƣới trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ................................... 33 2.1.2. Quy mô phát triển trƣờng lớp của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ..................................................................................................... 33 2.1.3. Tình hình chung về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du , tỉnh Bắc Ninh ................................................. 34 2.2. Thực trạng sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ................................... 36 2.2.1. Tình hình đội ngũ của 5 trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ............. 36 2.2.2. Nhận thức của CBQL, GV về sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH ....................................................................................................... 37 2.2.3. Thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy theo hƣớng NCBH tại các trƣờng Tiểu học huyên Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ...................................... 38 2.2.4. Thảo luận, chia sẻ về bài học sau dự giờ mẫu sinh hoạt chuyên môn của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du .................................................. 39 v 2.2.5 Thực trạng việc áp dụng NCBH vào thực tế dạy học hàng ngày của giáo viên của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du .................................. 41 2.2.6. Đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện hoạt động NCBH ở các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ......................................................... 43 2.2.7. Đánh giá hoạt động NCBH ở các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ..................................................................................................... 45 2.2.8. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến hoạt động NCBH ở các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ................................................................................... 46 2.3. Thực trạng quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH tại các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ............................................. 47 2.3.1. Nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của quản lý hoạt động NCBH đối với phát triển nghề nghiệp của giáo viên ...................... 47 2.3.2. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo NCBH của Hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ............................................. 49 2.3.3. Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ........................................................................... 51 2.3.4. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ........................................................................... 53 2.3.5. Đánh giá kết quả sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ............................................................... 55 2.3.6. Tạo động lực cho đội ngũ và học sinh, phát huy tính sáng tạo, tƣ duy của mỗi thành viên của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ........... 57 2.3.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du........................... 58 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 64 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƢỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC CỦA CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH .......................................................... 65 vi 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH .............................................................................................................. 65 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ................................................. 65 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.................................................. 65 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................ 66 3.2. Các biện pháp quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH tại các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ............................................. 66 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của GV khi tham gia hoạt động NCBH ....................................................................................................... 66 3.2.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch SHCM theo hƣớng NCBH của nhà trƣờng ....................................................................................................... 68 3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dƣỡng cho giáo viên kỹ thuật tham gia sinh hoạt chuyên môn theo NCBH .......................................................................... 72 3.2.4. Biện pháp 4: Theo dõi, giám sát SHCM theo NCBH .................... 77 3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng nhóm giáo viên cốt cán tích cực tham gia NCBH ....................................................................................................... 79 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 80 3.4. Kết quả nhận thức về tính cần thiết và thực tiễn của các biện pháp đề xuất ............................................................................................................. 81 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ................................................................... 81 3.4.2. Các bƣớc tiến hành khảo nghiệm ................................................... 81 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm...................................................................... 82 Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 87 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 90 PHỤ LỤC vii BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu BHMH Bài học minh họa CBCNV Cán bộ công nhân viên CBQL Cán bộ quản lý CNTT Công nghệ thông tin CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh KTĐG Kiểm tra đánh giá NCBH Nghiên cứu bài học NCVH Nghiên cứu việc học PPDH Phƣơng pháp dạy học QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục SGK Sách giáo khoa SHCM Sinh hoạt chuyên môn TH Tiểu học TTCM Tổ trƣởng chuyên môn UBND Ủy ban nhân dân viii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Thống kê tình hình học sinh TH huyện Tiên Du năm học 2015 - 2016 ................................................................................... 33 Bảng 2.2. Bảng thống kê số lƣợng học sinh TH huyện Tiên Du năm học 2015 - 2016 ................................................................................... 33 Bảng 2.3. Số lƣợng, chất lƣợng giáo viên các các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du năm học 2015 - 2016 ...................................................... 36 Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV về SHCM theo hƣớng NCBH ............. 37 Bảng 2.5. Thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy theo hƣớng NCBH tại các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ........................... 38 Bảng 2.6: Thảo luận, chia sẻ về bài học sau dự giờ sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ............... 39 Bảng 2.7: Thực trạng việc áp dụng NCBH vào thực tế dạy học .................... 41 Bảng 2.8: Thực trạng đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện hoạt động NCBH ở các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du .............................. 43 Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức của CBQL,GV về tầm quan trọng của quản lý hoạt động NCBH đối với phát triển nghề nghiệp của giáo viên... 47 Bảng 2.10: Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo NCBH của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du.................................................... 49 Bảng 2.11: Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn triển khai hoạt động NCBH của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du.................................................... 51 Bảng 2.12: Tổ chức cho các sinh hoạt chuyên môn triển khai hoạt động NCBH của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du .......................... 53 Bảng 2.13: Đánh giá kết quả sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ............................................. 55 ix Bảng 2.14: Tạo động lực cho đội ngũ và học sinh, phát huy tính sáng tạo, tƣ duy của mỗi thành viên của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du 57 Bảng 2.15: So sánh mức độ nhận thức, tần suất thực hiện và hiệu quả thực hiện của quản lý SHCM theo hƣớng NCBH của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ........................................................................ 58 Bảng 2.16: Những nguyên nhân tác động đến thực trạng quản lí hoạt động NCBH tại sinh hoạt chuyên môn của các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du ......................................................................................... 59 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ..... 82 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính thực tiễn của các biện pháp đề xuất ..... 84 Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính thực tiễn của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất ..................................................................... 85 x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. So sánh tần suất và kết quả thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ................................................................................ 45 Biểu đồ 2.2. So sánh mức độ nhận thức và mức độ thực hiện SHCM theo hƣớng NCBH các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ................................................................................ 46 Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính thực tiễn của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất ............................................................ 86 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã đƣa ra mục tiêu định hƣớng “... Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời...” Và quan điểm chỉ đạo: “…Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp…”. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề quản lí sinh hoạt chuyên môn của các trƣờng phổ thông vẫn còn nhiều bất cập chƣa mang lại hiệu quả cao cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu của đổi mới giáo dục. Sinh hoạt chuyên môn có lúc, có nơi còn nặng về quản lí hành chính hơn là sinh hoạt chuyên môn và nhiều khi mang tính hình thức, đối phó mà chƣa đi vào thực chất. Sinh hoạt chuyên môn chƣa đƣợc thƣờng xuyên, thƣờng chỉ mới tập trung vào các đợt hội giảng, thao giảng hay các đợt thi giáo viên giỏi. Đó là nguyên nhân khiến cho các giáo viên trong cùng chuyên môn chƣa thực sự gắn kết đƣợc với nhau một cách chặt chẽ để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học, đồng thời qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam, sinh hoạt chuyên môn cũng cần có sự “phá bỏ khuôn thƣớc”. Từ yêu cầu bức thiết đó, mô hình nghiên cứu bài học đã ra đời. Nghiên cứu bài học trong sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên thông qua nghiên cứu để cải tiến các hoạt động dạy học các bài học cụ thể, qua đó cải tiến chất lƣợng học của học sinh. Vì vậy, quản lý có hiệu quả sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài 2 học là một trong những nhiệm vụ của Hiệu trƣởng để nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay. Các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cũng nằm trong thực trạng đó. Thực tế trên đòi hỏi phải tăng cƣờng các biện pháp quản lí thiết thực, hiệu quả của Hiệu trƣởng nhà trƣờng trong quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học. Đây cũng đƣợc coi là một nhiệm vụ trong công tác chuyên môn của Nhà trƣờng trên con đƣờng hƣớng tới mục tiêu đạt trƣờng chuẩn Quốc gia mức độ 2. Vấn đề này tuy đã đƣợc triển khai ở nhiều nơi nhƣng việc nghiên cứu công tác quản lí sinh hoạt chuyên môn theo NCBH của Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học còn chƣa đƣợc đề cập đến. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, đề tài: “Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” đƣợc lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học góp phần cải tiến hoạt động dạy học tại các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học tại các trƣờng Tiểu học. 3.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học tại các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng. 3.3. Đề xuất biện pháp quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học tại các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học tại các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Chủ thể quản lý: Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học ở các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. - Thời gian nghiên cứu: Các số liệu thực tế đƣợc lấy trong 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016. 5. Giả thuyết khoa học Sinh hoạt chuyên môn tại các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã có những đổi mới nhất định nhƣng vẫn còn mang nhiều tính hành chính. Nếu đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học một cách phù hợp với thực tế thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn hiện nay, thì sẽ nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học ở các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Du, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 29. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Bao gồm các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá... Các tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu có liên quan, để xây dựng cơ sở lý luận của quản lý sinh hoạt chuyên môn, theo hƣớng nghiên cứu bài học. 6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm các phương pháp: - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phát phiếu trƣng cầu ý kiến về những vấn đề liên quan đến quản lý sinh hoạt chuyên môn, theo hƣớng nghiên cứu bài học ở một số trƣờng Tiểu học thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về nội dung quản lý, yếu tố ảnh hƣởng, biện pháp quản lý, đề xuất. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Trao đổi, toạ đàm, tổ chức các hội thảo, hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học của các trƣờng phổ thông ở Bắc Giang, Bắc Ninh. - Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm: Dự giờ các lớp, xem qua video... - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng một số công thức thống kê toán học để xử lý số liệu thu đƣợc. 4 NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƢỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Từ thế kỷ thứ 19, nghiên cứu bài học đƣợc phát triển tại Nhật Bản nhƣ một chỉ dẫn cho phƣơng pháp giảng dạy nâng cao. Theo truyền thống, có hai loại nghiên cứu bài học: Phƣơng pháp nghiên cứu từ chung tới riêng (nó phổ biến những thông tin giáo dục và phƣơng pháp nền tảng, nó cải cách những kỹ năng sƣ phạm bởi xem xét lại phƣơng pháp dạy và học) thông qua những thảo luận và quan sát của giáo viên (Inagaki 1995, Inagaki và Sato 1996, Nakano 2008). Cuối những năm 1990, Sato và những đồng nghiệp phát triển nghiên cứu bài học cho cộng đồng học, một phƣơng pháp để nghiên cứu bài học là thu hút những học viên và những nhà nghiên cứu ở Nhật (Ose và Sato 2000, 2003, Sato 1996, 2006, 2007; Sato và Sato 2003). Với hy vọng rằng giáo dục tốt hơn sẽ mang đến những ngƣời lao động tốt hơn, những nhân tố làm gián đoạn các lớp học là thời điểm cuối thời kì bùng nổ kinh tế và bắt đầu sự suy thoái kinh tế; suy thoái kinh tế đã dẫn đến nhiều nhân viên bị sa thải, từ đó rất nhiều trẻ em mất đi niềm yêu thích với học hành. Nhiều vấn nạn xảy ra: Học sinh nói chuyện riêng hoặc ngủ gật thƣờng xuyên diễn ra trong lớp học của những giáo viên độc đoán, những bài giảng của họ dựa trên những bài giảng truyền thống, một chiều (Sato, 2000). Sato tuyên bố rằng: Vấn đề nghiêm trọng hơn là đa số học sinh Nhật Bản đánh mất đi niềm yêu thích trong học tập (2000). Để thay đổi hoàn cảnh đó, Sato và những đồng nghiệp giới thiệu nghiên cứu bài học cho các nhóm học. Trong nghiên cứu bài học cho nhóm học thì không chỉ có vài bộ môn mà tất cả các giáo viên cần tham gia và họ cần tập trung nhiều hơn việc quan sát và phản ánh. Theo Sato (2009), ƣớc tính có 2000 trƣờng tiểu học và gần 1000 trƣờng Trung học Cơ sở đang làm việc với phƣơng pháp đó. 5 Sự phát triển chuyên môn của giáo viên là một hoạt động đại diện của đổi mới giáo dục. Gần đây, trong lĩnh vực phát triển chuyên môn, NCBH đã thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà giáo dục và học giả trên toàn thế giới, trong đó có Hoa Kỳ (Fernandez và Yoshida, 2004; Lewis và cộng sự, 2004; Stigler và Hiebert, 1999), Vƣơng quốc Anh (Dudley, 2007; Ruthven, 2005), và Úc (White và Southwell, 2003). NCBH là một hoạt động phát triển chuyên môn có nguồn gốc ở Nhật Bản vào thế kỷ XIX. Nó đã đƣợc mô tả trong nhiều tài liệu quốc tế là một quá trình bao gồm các bƣớc sau: (1) Hợp tác lập kế hoạch một bài học, (2) Quan sát việc thực hiện bài học, (3) Thảo luận về bài học, (4) Sửa đổi kế hoạch bài học (tùy chọn), (5) Dạy các phiên bản sửa đổi của bài học (tùy chọn) và (6) Chia sẻ ý kiến và quan điểm về các phiên bản sửa đổi của bài học (Fernandez và Yoshida, 2004). Nghiên cứu bài học đã đƣợc giới thiệu ở nhiều nƣớc châu Á nhƣ Brunei (Wood và Mohd Tuah, 2008), In-đô-nê-xi-a (Saito et al 2006a, b, 2007), Malaysia (Lim et al, 2005), Thái Lan (Inprasitha, 2008), và Việt Nam (Saito et al, 2010; Saito và Tsukui, 2008; Wheeler et al 2007, 2011). Sự cần thiết của đổi mới nhà trƣờng dƣới góc nhìn của giáo viên Okinawan (Kotoe, Kishimoto, 2014); Thúc đẩy học tập cộng tác ở Việt Nam (Masaaki Sato, 2014). 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Dự án ban đầu đƣợc lên kế hoạch và thực hiện với mục tiêu thúc đẩy việc lấy trẻ em làm trung tâm giáo dục trong các trƣờng học. Bộ GD&ĐT Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện dự án này từ tháng 10 năm 2004 và tháng 8 năm 2007 với 5 trƣờng, trong nghiên cứu này đóng vai trò là các trƣờng thí điểm. Đội ngũ tƣ vấn tƣơng tác với Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang với tƣ cách là tổ chức đối tác. Nhóm đối tác trong các Sở GD&ĐT đƣợc gọi là "nhóm làm việc", bao gồm các lãnh đạo từ Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT của các Huyện và các giáo viên giàu kinh nghiệm và Ban giám hiệu các trƣờng. Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và JICA cùng nhau quyết định giới thiệu các hoạt động đổi mới trƣờng học từ tháng 6 năm 2006 bao gồm một trƣờng thí điểm trong mỗi huyện: Thành phố Bắc Giang, Việt Yên, Yên Dũng ( Bắc Giang), Lục Nam, 6 Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lục Nam, Bắc Giang. Sở GD & ĐT giới thiệu các trƣờng có thể tiến hành thí điểm, các thành viên trong nhóm tƣ vấn JICA đã đến thăm các trƣờng này, và cả hai cùng nhau thảo luận để quyết định chọn các trƣờng thí điểm. Kết quả lựa chọn đã đƣợc báo cáo với Bộ GD&ĐT. Tất cả các trƣờng thí điểm đều là các trƣờng hàng đầu của huyện và là nơi thƣờng xuyên diễn ra các đợt tập huấn giáo viên của huyện [20, tr. 5]. Qua thông tin cơ bản về các trƣờng đƣợc lựa chọn, cho ta thấy lúc đầu hầu hết giáo viên ở các trƣờng đƣợc lựa chọn thí điểm đều từ chối một cách quyết liệt hoặc tham gia thì cũng tham gia một cách miễn cƣỡng. Đối với các nhà quản lí ở các trƣờng nêu trên thì có 3/8 trƣờng là không tham gia. Tuy nhiên, sau khi kết thúc dự án thì giáo viên ở các trƣờng nói trên kể cả GV ở những trƣờng từ chối không tham gia dự án thì nay họ đã chủ động và tham gia một cách tích cực mặc dù cán bộ quản lí (CBQL) không mấy quan tâm. Điều đó nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn theo NCBH là một sự lựa chọn đúng đắn, là cơ sở cho việc đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá. Tháng 3 năm 2013, Bộ GD&ĐT đã mời các chuyên gia của tổ chức JICA Nhật Bản, các giảng viên của một số trƣờng đại học, các chuyên viên của Vụ tham dự Hội nghị về đổi mới SHCM theo NCBH. Tháng 8 năm 2013, Bộ GD&ĐT tiến hành tập huấn cho các CBQL và các tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn của các Sở GD&ĐT về Hƣớng dẫn SHCM theo NCBH. Việc triển khai NCBH đã đƣợc Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo trong nhiệm vụ năm học 2013-2014 và những năm học tiếp theo.. Một số các tác giả đã có những công trình NCBH nhƣ Tiến sĩ Vũ Thị Sơn, Nguyễn Duân, 2010, “Nghiên cứu bài học”- một cách tiếp cận năng lực nghề nghiệp của giáo viên (Tạp chí Khoa học giáo dục số 52, tháng 1-2010), Nguyễn Mậu Đức, Lê Huy Hoàng, ĐHSP ĐH Thái Nguyên, 2012, Phương pháp Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV, SV Sư phạm thông qua mô hình NCBH (Tạp chí GD, 2012); Hội nghị tập huấn Đổi mới phƣơng pháp sinh hoạt TCM theo hƣớng NCBH (12/9/2013 – Sở GD&ĐT Hải Phòng); Bài viết sinh hoạt chuyên môn theo NCBH (03/12/2014 – Website Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn); TS. Bùi Phƣơng Nga - 7 Viện KHGD Việt Nam, TS. Vũ Thị Sơn – Viện NCSP, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội, 1213.8.2014, Chương trình bồi dưỡng TTCM “Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và tổ chức các hoạt động chuyên môn”. Luận văn nghiên cứu về vấn đề này cũng đã có một số công trình nghiên cứu: “Vận dụng mô hình NCBH vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4” của Nguyễn Văn Khôi ( Bắc Giang)… Dự án nâng cao chất lƣợng giáo dục cơ bản của Plan đƣợc thực hiện tại 4 tỉnh với 9 huyện, 35 xã. Bên cạnh tập huấn cho toàn thể giáo viên về phƣơng pháp dạy học tích cực dự án còn triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn thông qua việc dự giờ, suy ngẫm nghiên cứu bài học... Hoạt động NCBH là hoạt động then chốt, chủ đạo trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, là công việc thƣờng ngày của đội ngũ CBQL, GV ở tất cả các cấp học. Sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng NCBH nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên, tạo cơ hội và điều kiện học tập cho tất cả các em học sinh. Qua hoạt động chuyên môn theo nghiên cứu bài học nhằm phát triển nhà trƣờng một cách bền vững, chính vậy quản lí hoạt động NCBH của Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, nhà sƣ phạm trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Nhƣ vậy, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đến thời điểm này mới có các tổng kết về triển khai NCBH ở cả ba bậc học nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu về quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH. Vì vậy, đề tài này cần đƣợc đi sâu hơn nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát thực tiễn và triển khai góp phần đề xuất biện pháp quản lý sinh hoạt chuyên môn trong nhà trƣờng Tiểu học, đáp ứng yêu cầu của Bộ GD&ĐT trong việc phát triển nghề nghiệp cho giáo viên Tiểu học, qua đó nâng cao chất lƣợng dạy và học của các nhà trƣờng. 1.2. Các khái niệm 1.2.1. Khái niệm “Nghiên cứu bài học” Thuật ngữ Nghiên cứu bài học (NCBH) (tiếng Anh là Lesson Study hoặc Lesson Research) dùng để chỉ một quá trình nghiên cứu, học hỏi từ thực tế của một nhóm hay nhiều giáo viên trong một nhà trƣờng nhằm đáp ứng tốt nhất việc học tập 8 có chất lƣợng của từng học sinh. NCBH có trọng tâm là nghiên cứu việc học (NCVH) của học sinh thông qua từng chủ đề, bài học, môn học, lớp học cụ thể. Các hoạt động trọng tâm, cụ thể của giáo viên trong quá trình NCBH gồm: thiết kế và tiến hành bài học-quan sát- suy ngẫm và chia sẻ về thực tế việc học của học sinh trong bài học đó để tìm hiểu học sinh học nhƣ thế nào ? giáo viên cần phải làm gì để học sinh học tập thực sự và có hiệu quả? Theo các nghiên cứu trên thế giới, NCBH có ba triết lý cơ bản: (1) Đảm bảo cơ hội học tập cho mọi em học sinh; (2) đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên; (3) đảm bảo cơ hội cho nhiều phụ huynh học sinh tham gia vào quá trình học tập của học sinh. Hiệp hội NCBH thế giới (WALS) chỉ ra một số giá trị của NCBH là: (i) NCBH kéo giáo viên- những ngƣời đang làm việc đơn lẻ- trở lại làm việc cùng nhau; (ii) NCBH là viên gạch đầu tiên cho xây dựng tình đồng nghiệp, phát triển trƣờng học nhƣ một “cộng đồng học tập”; (iii) NCBH chuyển giáo viên thƣờng làm những việc đã quen và cho rằng nó đang tốt sang xem xét lại thực tế và điều chỉnh, thay đổi; (iv) giáo viên không thể thay đổi ngƣời khác hoặc quá khứ nhƣng có thể thay đổi đƣợc bản thân và tầm nhìn ở hiện tại, tƣơng lai nhờ NCBH. Từ quan niệm về nghiên cứu bài học nêu trên, khái niệm sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đƣợc biểu đạt khá đa dạng. Trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả lựa chọn khái niệm sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học của tác giả Vũ Thị Sơn. Theo tác giả Vũ Thị Sơn, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học nhƣ một hình thức sinh hoạt chuyên môn lấy nghiên cứu, cải tiến thực tiễn làm phƣơng tiện để tạo ra môi trƣờng cho các giáo viên học tập từ chính quá trình cùng quan sát, phân tích và suy ngẫm về những cái diễn ra trong những giờ học thực. Nhƣ vậy, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh. Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết kế kế hoạch dạy học, cùng nhau dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất