Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc...

Tài liệu Quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh

.PDF
136
2
68

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THANH HOA QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THUỘC ĐỊA BÀN MIỀN NÚI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THANH HOA QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THUỘC ĐỊA BÀN MIỀN NÚI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Minh Huế THÁI NGUYÊN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào của tác giả khác. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Tác giả luận văn Hoàng Thanh Hoa i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới đến TS. Trần Thị Minh Huế, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô và cán bộ Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên - ĐHTN đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Hoàng Thanh Hoa ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .........................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. ix MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THUỘC ĐỊA BÀN MIỀN NÚI .............................................................. 6 1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................... 6 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................... 6 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ............................................................... 9 1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 12 1.2.1. Chương trình giáo dục ............................................................................. 12 1.2.2. Chương trình giáo dục mầm non ............................................................. 13 1.2.3. Phát triển chương trình giáo dục ............................................................. 13 1.2.4. Phát triển chương trình giáo dục mầm non ............................................. 14 1.2.5. Quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non .. 15 1.3. Một số vấn đề lý luận về chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi và phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ................. 16 1.3.1. Đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ....................................... 16 iii 1.3.2. Chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ......................... 17 1.3.3. Một số vấn đề về phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non ...................................................................................... 23 1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non địa bàn miền núi ........................ 27 1.4.1. Đặc trưng công tác giáo dục trẻ tại trường mầm non thuộc địa bàn miền múi .................................................................................................. 27 1.4.2. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non........................................ 29 1.4.3. Mục tiêu quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ...................................................................... 30 1.4.4. Nội dung quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ............................................................................ 31 1.4.5. Phương pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ...................................................................... 37 1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý phát triển chương trình chương trình chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non .................................................................................................. 38 Kết luận chương 1 ............................................................................................. 41 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THUỘC ĐỊA BÀN MIỀN NÚI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH ........................................................................... 42 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ............................................................. 42 2.1.1. Khái quát về địa bàn khảo sát .................................................................. 42 2.1.2. Mục tiêu khảo sát .................................................................................... 44 2.1.3. Khách thể khảo sát .................................................................................. 44 2.1.4. Nội dung khảo sát .................................................................................... 44 2.1.5. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu .................................................... 44 iv 2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về phát triển chương trình giáo dục và quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ....................................................................................... 45 2.2.1. Nhận thức về khái niệm chương trình giáo dục mầm non, phát triển chương trình giáo dục mầm non, quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non........................................ 45 2.2.3. Nhận thức về các cách tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi....................................................................... 49 2.3. Thực trạng phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................... 50 2.3.1. Thực trạng phát triển nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ...................................................................................... 50 2.3.2. Thực trạng phát triển các phương pháp trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ...................................................................... 55 2.3.3. Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.................................................... 57 2.3.4. Thực trạng thực hiện quy trình phát triển chương trình giáo dục trẻ 56 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi ............................. 60 2.4. Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................... 61 2.4.1. Thực trạng nội dung quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 61 2.4.2. Thực trạng sử dụng phương pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ..................................... 75 2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh .................................... 80 v 2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng ................................................... 82 2.5.1. Những ưu điểm ........................................................................................ 82 2.5.2. Những hạn chế ......................................................................................... 83 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................ 83 Kết luận chương 2 ............................................................................................. 85 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THUỘC ĐỊA BÀN MIỀN NÚI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH....................................................................................... 86 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp .............................................................. 86 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục ............................................................. 86 3.1.2. Đảm bảo tính khoa học ............................................................................ 86 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................ 87 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................... 87 3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa .............................................................................. 87 3.1.6. Đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống .................................................... 87 3.2. Một số biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 88 3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình và quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đáp ứng bối cảnh giáo dục miền núi cho cán bộ quản lý, GV ................................................................ 88 3.2.2. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và quản lí chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ........................ 90 3.2.3. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực về cơ sở vật chất cho thực hiện có chất lượng chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi .................. 93 3.2.4. Tăng cường vai trò của các bên liên quan trong phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ...................................................... 96 3.2.5. Chủ động tham mưu cho cơ quan quản lý giáo dục cấp trên về quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi .................................... 98 vi 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp............................................................ 100 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ........ 102 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .......................................................................... 102 3.4.2. Nội dung, cách thức khảo nghiệm ......................................................... 102 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................. 102 Kết luận chương 3 ........................................................................................... 106 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 107 1. Kết luận........................................................................................................ 107 2. Khuyến nghị ................................................................................................ 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 110 PHỤ LỤC vii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BGD& ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo BGH : Ban giám hiệu CBQL : Cán bộ quản lý CT : Chương trình CTGD : Chương trình giáo dục CTGDM : Chương trình giáo dục mầm non CSVC : Cơ sở vật chất DTTS : Dân tộc thiểu số GDMN : Giáo dục mầm non GV : Giáo viên MN : Mầm non Nxb : Nhà xuất bản PGD&ĐT : Phòng Giáo dục và Đào tạo PPGD : Phương pháp giảng dạy SGD&ĐT : Sở Giáo dục và Đào tạo UBND : Ủy ban nhân dân viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô lớp, học sinh kỳ I năm học 2019-2020 ............................ 42 Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.4. Về số lượng CBQL và GV học kỳ I năm học 2019-2020............. 43 Nhận thức của CBQL và GV về các khái niệm ............................ 45 Nhận thức của CBQL và GV về chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ................................................. 47 Nhận thức của CBQL và GV về các cách tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ...................... 49 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng phát triển nội dung giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi .................................................................... 51 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng phát triển các phương pháp trong giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ........................................... 56 Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non .................................... 58 Đánh giá của CBQL, GV về quy trình phát triển chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi ......................................................................................... 60 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý phát triển mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.............................................. 62 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý phát triển nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi............................................ 64 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý phát triển phương pháp, hình thức giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ............. 67 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý phát triển năng lực GV đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi......................................................................... 70 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý phát triển các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ............. 72 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý hoạt động đánh giá, điều chỉnh kế hoạch, đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ............................................... 74 Bảng 2.5. Bảng 2.6. Bảng 2.7. Bảng 2.8. Bảng 2.9. Bảng 2.9. Bảng 2.10. Bảng 2.11. Bảng 2.12. Bảng 2.13. Bảng 2.14. ix Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng sử dụng phương pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi ...................................... 76 Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi ................................... 80 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi .................................... 103 x MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trường mầm non thực hiện quá trình giáo dục trẻ song song với quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Điều lệ trường mầm non mới nhất được Bộ GD&ĐT ban hành năm 2015 kèm theo Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT Điều lệ trường mầm non 2015 ban hành ngày 24 tháng 12 năm 2015 đã quy định rõ: “Trường mầm non tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” [7]. GDMN nước ta đã trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, cùng với quá trình đó, chương trình GDMN cũng đã trải qua rất nhiều lần được xây dựng, chỉnh sửa, đổi mới cho phù hợp với yêu cầu mới của xã hội cũng như chuẩn bị đầy đủ về thể chất và tâm lý cho trẻ vào học ở trường phổ thông. Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập. Để có thể học tập tốt ở lớp 1, trẻ cần phải có sự rèn luyện về các thao tác trí tuệ, có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về thời gian, không gian đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc như biết so sánh, phân tích, tổng hợp... Vì vậy, phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non hiện nay. Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT [6] ngày 30 tháng 12 năm 2016 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT [4] ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. Nội dung giáo dục của chương trình được xây dựng và cấu trúc theo các lĩnh vực: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ; phát triển tình cảm xã hội và phát triển thẩm mĩ. Với lĩnh vực phát triển nhận thức, chương trình mới coi trọng việc tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động nhận thức; chú ý việc phát triển các kỹ năng cho trẻ, chú ý phát triển tính sáng tạo, tạo cho trẻ cách học, cách suy nghĩ, cách tư duy; quan tâm hình thành và phát triển khả năng biểu đạt suy nghĩ của trẻ. Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP, ngày 18/7/2016 [10] là một trong những chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS mang lại hiệu quả rõ rệt. Mặt khác, Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 2/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê 1 duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến 2025” [11]. Các địa phương tăng cường các điều kiện, trang bị tài liệu, học liệu; bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số, đảm bảo đạt các mục tiêu của Đề án. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách cho GV dạy trẻ em người dân tộc thiểu số vùng khó khăn. Tuy chương trình GDMN cho địa bàn miền núi vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Mỗi giáo viên đều thực hiện theo cách thức và quan điểm riêng của mình cho nên việc thực hiện chưa thật sự đi vào chiều sâu và đúng hướng. Mặt khác, vẫn còn một số giáo viên mầm non trên địa bàn miền núi chưa đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, ngại đổi mới nên hiệu quả thực hiện thực hiện chương trình giáo dục cho trẻ 5 tuổi chưa cao. Kết quả điều tra khảo sát EDI năm 2011- 2012 trên trẻ 5 - 6 tuổi cho thấy rằng một nửa số trẻ được khảo sát bị thiếu hụt ở ít nhất một lĩnh vực phát triển hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt, trong số đó tỉ lệ bị thiếu hụt cao nhất là giao tiếp và hiểu biết chung, tỉ lệ cao thứ ba là ngôn ngữ và phát triển nhận thức [8]. Hiện nay trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có 03 trường mầm non thuộc địa bàn miền núi. Các trường đã nhận được sự quan tâm của Đảng, chính quyền và địa phương trong việc phát triển nhà trường nói chung và chương trình giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Các trường đã thực hiện Chương trình giáo dục ban hành kèm theo Thông tư số 28/ 2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2017- 2018 đến nay, công tác giáo dục mầm non tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc địa bàn miền núi, việc phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi vẫn còn rất nhiều hạn chế như: Nội dung chương trình chưa phù hợp với đối tượng là trẻ dân tộc miền núi, hình thức giáo dục còn chưa đa dạng, phương pháp giáo dục chủ yếu là phương pháp thuyết trình...điều này làm cho hoạt động giáo dục chưa hiệu quả, chưa thu hút được trẻ đến lớp đầy đủ và thường xuyên. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và chất lượng giáo dục trẻ. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh hiện nay. 2 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5- 6 tuổi, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5- 6 thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 4. Giả thuyết khoa học Phát triển chương trình giáo dục trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh còn nhiều hạn chế về tính khoa học, tính thực tiễn, nhận thức và năng lực phát triển chương trình và quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5- 6 tuổi của đội ngũ GV và CBQL. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5- 6 tuổi một cách đồng bộ, hệ thống, đảm bảo tính pháp lý, tính khoa học và đáp ứng yêu cầu thực tiễn áp dụng trong công tác quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5- 6 tuổi sẽ đảm bảo thực hiện có chất lượng công tác giáo dục trẻ 5- 6 tuổi tại các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu đặc trưng và mối quan hệ của yếu tố môi trường giáo dục miền núi chi phối công tác phát triển chương trình và quản lý phát 3 triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh để đề xuất các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở cơ sở giáo dục mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Chủ thể thực hiện biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ là hiệu trưởng nhà trường. 6.2. Khách thể điều tra - Tổng số trường khảo sát: 03 trường. - GV: 48 người. - CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng): 10 người. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu; phương pháp lịch sử: sử dụng các phương pháp này để xác định các khái niệm công cụ và xây dựng cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng ankét: tiến hành lấy ý kiến của các đối tượng nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, bảng hỏi nhằm làm rõ thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn với các đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó tổng hợp, so sánh các dữ liệu để làm rõ thực trạng nội dung cần nghiên cứu. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia: trưng cầu ý kiến chuyên gia về các nội dung nghiên cứu, đánh giá thực trạng nghiên cứu, đánh giá về tính khoa học và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm: Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ CBQL và giáo viên để xem xét nhận định về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non. 7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm của các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả về hoạt động quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5- 6 tuổi. 4 7.3. Phương pháp bổ trợ: Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, phân tích số liệu làm cơ sở đánh giá định lượng và định tính các kết quả nghiên cứu thực trạng. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi. Chương 2. Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Chương 3. Biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, luận văn còn có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo và Phụ lục. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THUỘC ĐỊA BÀN MIỀN NÚI 1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Xuất phát từ tầm quan trọng của chương trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục đối với việc đảm bảo chất lượng giáo dục, trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. - Nghiên cứu về chương trình giáo dục: Từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, trường học trong nền văn minh Tây Âu với sự ảnh hưởng tư tưởng triết học của Platon và Aristotle, từ chương trình giáo dục được sử dụng để miêu tả các môn học được giảng dạy cho người học. Theo Phenix (1962), chương trình giáo dục bao gồm toàn bộ những kiến thức do các môn học cung cấp [dẫn theo 26]. Theo Tanner (1975) chương trình giáo dục là các kinh nghiệm học tập được hướng dẫn và kế hoạch hoá, với các kết quả học tập được xác định trước và hình thành thông qua việc thiết lập kiến thức và kinh nghiệm một cách có hệ thống dưới sự hướng dẫn của nhà trường nhằm tạo ra cho người học sự phát triển liên tục về năng lực xã hội, năng lực cá nhân [dẫn theo 26]. Tim Wentling (1993) cho rằng: “Chương trình giáo dục là bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo. Hoạt động đó có thể chỉ là một khoá học trong thời gian vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm. Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể kỳ vọng ở người học sau khi kết thúc khoá học, phác hoạ qui trình thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập và toàn bộ các vấn đề của bản thiết kế này được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ” [dẫn theo 19]. Một số chuyên gia giáo dục khác nhìn nhận chương trình giáo dục với một cách tổng thể từ góc độ người quản lý, người thiết kế, thực hiện chương trình, và chính vì vậy họ quan tâm nhiều hơn đến mục đích, mục tiêu, các phương pháp thực hiện để đạt được mục đích, mục tiêu đó. Tác giả White (1995) cho rằng: Chương trình giáo dục là một kế hoạch đào tạo phản ánh các mục tiêu giáo dục, đào tạo mà nhà trường theo đuổi. Bản kế hoạch đó cho biết nội dung và phương pháp dạy và học cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra [dẫn theo 36]. 6 Có cùng quan điểm về chương trình giáo dục, Raph Tyler cho rằng chương trình giáo dục phải bao gồm 4 yếu tố: 1) Mục tiêu đào tạo; 2) Nội dung đào tạo; 3) Phương pháp hay qui trình đào tạo; 4) Đánh giá kết quả đào tạo. Tác giả Kelly cho rằng chương trình giáo dục nhà trường cũng cần có 4 yếu tố cấu thành: 1) Ý định của người xây dựng chương trình; 2) Qui trình thực hiện ý định đó; 3) Kinh nghiệm, kiến thức mà người dạy cung cấp cho người học trong khi thực hiện ý định của người thiết kế chương trình; 4) Một sản phẩm phụ của chương trình giáo dục được thể hiện qua khả năng học tập “ẩn” của người học [dẫn theo 17]. Hilda Taba (1962) cho rằng chương trình giáo dục là một bản kế hoạch học tập. Các yếu tố của phát triển chương trình giáo dục gồm 4 yếu tố: 1) Tuyên bố mục đích và mục tiêu cụ thể; 2) Lựa chọn và cấu trúc nội dung chương trình giáo dục; 3) Các chiến lược giảng dạy, cách học phù hợp; và 4) Hệ thống đánh giá kết quả học tập [40]. Trong Từ điển giáo dục của Carter V. Good (1973), chương trình giáo dục là “một nhóm có hệ thống và trình tự các môn học cần phải có để được tốt nghiệp hoặc được chứng nhận hoàn thành một ngành học, lĩnh vực học” [dẫn theo 26]. Albert, I. Oliver cho rằng chương trình giáo dục bao gồm 4 yếu tố cơ bản: các môn học; các hoạt động, kinh nghiệm học tập; các dịch vụ; và các hoạt động “ẩn”. Các môn học, hoạt động, kinh nghiệm học và các dịch vụ là những phần hiển nhiên của chương trình, còn khái niệm các hoạt động “ẩn” có thể là những giá trị văn hoá tổ chức của nhà trường, xã hội,... [dẫn theo 26]. Chương trình giáo được nhìn nhận với góc độ qui mô rộng hơn, nhấn mạnh đến sự phát triển kỹ năng và các giá trị khác mà người học đạt được trong trường học. Điều này được thể hiện qua quan điểm của tác giả Ronald C. Doll (1996): “Chương trình giáo dục là nội dung giáo dục và các hoạt động chính thức và không chính thức; quá trình triển khai nội dung hoạt động, thông qua đó người học thu nhận được kiến thức và sự hiểu biết, phát triển các kỹ năng, thái độ, tình cảm và các giá trị đạo đức dưới sự tổ chức của nhà trường” [dẫn theo 26]. - Nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục Các công trình nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục bao gồm các báo cáo tổng kết đề tài khoa học, bài báo, sách chuyên khảo, các bài phê bình, các văn bản pháp qui về chính sách giáo dục nói chung và về phát triển chương trình giáo dục nói riêng. Các công trình này xuất hiện chủ yếu từ 1974 đến nay. Phần lớn các công trình đến từ Ôxtrâylia, chỉ riêng trong Australian Education Index đã có 350 bài viết (trong đó có 29 luận án tiến sĩ) về phát triển chương trình 7 giáo dục. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu đến từ Hoa kì, Canada, Vương quốc Anh, Israel. Cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 ở New Zealand cũng xuất hiện một số chuyên khảo, báo cáo tổng kết đề tài khoa học, bài báo về phát triển chương giáo dục (Ramsey et al., 1995; Ramsey, Hawk, Harold, Mariot và Posskin.1993). Ở những nước nói tiếng Anh nêu trên trong những năm 1970 - 1980, phát triển chương trình giáo dục được xem như đã đạt đỉnh cao nhất của nó. Đến giữa những năm 90 của thế kỉ 20 thuật ngữ này gần như biến mất trong các công trình nghiên cứu về giáo dục. Nguyên nhân thứ nhất có thể là trong giai đoạn này nhiều nước bắt đầu các cuộc cải cách giáo dục một cách mạnh mẽ. Nguyên nhân thứ hai là do có sự dịch chuyển trong việc sử dụng thuật ngữ để mô tả các nguyên tắc và quá trình phát triển chương trình giáo dục. Ở New Zealand, các công trình về phát triển chương trình giáo dục ít hơn, bao gồm một vài chuyên khảo, bài báo, báo cáo tổng kết đề tài khoa học… nhờ có 2 dự án lớn về phát triển chương trình nhà trường cuối những năm 80 đầu những năm 90 (Ramsey và cộng sự 1995. Ramseyc, Hawk, Harold, Marriot và Posskit, 1993). 10 năm gần đây số công trình viết về phát triển chương trình giáo dục tăng không đáng kể. Tuy nhiên từ năm 2000 nhiều công trình được thấy ở Hong Kong, Trung quốc, Nhật, Đài Loan. Tài liệu “Curriculum development - A Guide to Practice” của Jon Wiles và Joseph Bondi [42] được Nguyễn Kim Dung dịch sang Tiếng Việt do Nxb Giáo dục ấn hành năm 2005. Tài liệu “Curriculum development - A Guide to Practice” được trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao vì nó được xem là một trong những sách tham khảo hàng đầu trên thế giới về chương trình học. Tác giả tập trung nghiên cứu về chương trình học trong kỷ nguyên công nghệ cùng xu thế mới của hoạt động xây dựng chương trình học, trong đó các công nghệ dạy học mới đã tác động mạnh mẽ đến nhà trường, thách thức những nhà trường truyền thống. Do đó, các nhà trường phải phái thay đổi, điều đó cũng có nghĩa là các nhà xây dựng chương trình học, các nhà quản lý giáo dục cũng phải đặt nhà trường trước những thử thách của đổi mới; Vai trò của các triết lí trong các chương trình học: Tác giả đưa ra năm triết lý, bao gồm triết lý vĩnh cửu, triết lý duy tâm, triết lý hiện thực, triết lý thực nghiệm, triết lý hiện sinh. Các triết lý giáo dục đóng vai trò trung tâm của các hoạt động có mục đích của phát triển chương trình. Các triết lý đóng vai trò như bức màn lọc cho việc đưa ra những quyết định. Tuy nhiên, dù có theo triết lý nào đi nữa, sự nhất quán trong thiết kế là chìa khóa cho mức độ hiệu quả của chương trình học,… 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất