Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Quản lý nhà nước về thừa phát lại từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (luận văn t...

Tài liệu Quản lý nhà nước về thừa phát lại từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật)

.DOC
95
1
119

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỪA PHÁT LẠI................................................... 6 1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về Thừa phát lại......................6 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước.................................................................... 6 1.1.2. Khái quát về Thừa phát lại....................................................................... 9 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về Thừa phát lại.............18 1.2. Mục đích, nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý nhà nước về Thừa phát lại...................................................................................................... 21 1.2.1. Mục đích quản lý nhà nước về Thừa phát lại......................................... 21 1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về Thừa phát lại...................................... 22 1.2.3. Hình thức và phương pháp quản lý nhà nước về Thừa phát lại.............24 1.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về Thừa phát lại.....................................25 1.3.1. Chính phủ............................................................................................... 25 1.3.2. Bộ Tư pháp............................................................................................. 26 1.3.3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh...................................................................... 26 1.3.4. Sở Tư pháp............................................................................................. 27 1.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động Thừa phát lại..................29 1.4.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Thừa phát lại............................................................................................................. 29 1.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại......................................... 29 1.4.3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp và thu hồi thẻ Thừa phát lại.......................30 1.4.4. Cho phép thành lập, đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động của văn phòng Thừa phát lại......................................................................................... 32 1.4.5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Thừa phát lại................................33 1.4.6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của Thừa phát lại............................................................................ 34 1.4.7. Tổng kết, đánh giá hoạt động của các văn phòng Thừa phát lại............35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 37 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..................................................................................................................... 38 2.1. Tình hình hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................................... 38 2.1.1. Tổ chức bộ máy của Thừa phát lại......................................................... 38 2.1.2. Về hoạt động của văn phòng Thừa phát lại............................................ 38 2.2.2. Các bất cập, khó khăn từ thực tiễn hoạt động Thừa phát lại..................41 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................................... 44 2.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước về Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................................... 44 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân trong thực tiễn quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh........................................................................ 55 2.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về Thừa phát lại...............59 2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Thừa phát lại..........61 2.4.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật............................................... 61 2.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Thừa phát lại..........64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 68 KẾT LUẬN............................................................................................................ 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây vấn đề xã hội hóa một số hoạt động tư pháp nói chung và một số công việc thi hành án dân sự (THADS) nói riêng nhằm góp phần tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan tư pháp được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới mà Việt Nam tham gia như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định đối tác xuyên thái Bình Dương (TPP)... thì pháp luật của nước ta cũng phải thay đổi, bổ sung để đáp ứng nhu cầu hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi hội nhập với nền kinh tế quốc tế, sẽ phát sinh rất nhiều các tranh chấp dân sự cần phải có chứng cứ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng giữa các bên khi có tranh chấp xảy ra ở Tòa án hoặc Trọng tài thương mại. Thực tiễn trên thế giới thì Thừa phát lại (TPL) đã có từ rất lâu và hiện diện ở phần lớn các quốc gia trên thế giới trong khi đây lại là chế định mới ở nước ta. Chế định TPL được thực hiện thí điểm bắt đầu từ năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó mở rộng đến 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả tổng kết thí điểm cho thấy, chế định TPL có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp đã được đề ra tại Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tạo tiền đề giảm tải công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan Tòa án, cơ quan THADS, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 39 - NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giảm biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, hoạt động của TPL đã bổ sung nguồn chứng cứ, tạo thêm công cụ pháp lý để người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và trong giải quyết tranh chấp; đồng thời, người dân cũng có thêm sự lựa chọn phù hợp trong việc yêu cầu thi hành án, quyết định của Tòa án. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên 2.094 km2, dân số trên 10 triệu dân, là một thành phố năng động, việc giao dịch dân sự diễn ra rất lớn và các tranh chấp dân sự cũng tỷ lệ thuận với việc giao dịch dân sự. Qua nghiên cứu tình hình từ mô hình thí điểm văn phòng thừa phát lại (VPTPL) đầu tiên đến thời điểm hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh có 11 VPTPL với 110 TPL hành nghề, 78 Thư ký nghiệp 2 1 vụ TPL và 63 nhân viên khác hoạt động có hiệu quả. Trong thời gian này, đã có 2 tổng cộng 1347101 văn bản được tống đạt và 288322 vi bằng được lập bởi TPL . Tuy nhiên, qua tổng kết hàng năm của thanh tra Sở Tư pháp cho thấy, vẫn còn nhiều hạn chế trong các hoạt động về tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án như: Nhận thức của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân về ý nghĩa hoạt động TPL như việc lập vi bằng còn chưa đúng định hướng chung dẫn đến tình trạng vi bằng được lập, sử dụng bị ngộ nhận với văn bản công chứng, chứng thực; Phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng của TPL bao quát, đa dạng nhưng quy định pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp không bắt buộc TPL ghi nhận mục đích, lý do, cơ sở pháp lý lập vi bằng, gây khó khăn cho cơ quan đăng ký vi bằng trong việc đăng ký, kiểm soát hoạt động lập vi bằng của TPL… Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên là do quy định pháp luật về TPL còn nhiều bất cập và công tác quản lý nhà nước (QLNN) trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Nhằm chỉ ra thực trạng các ưu điểm, hạn chế và đề xuất những giải pháp mang tính đòn bẩy tạo động lực cho các VPTPL phát triển, đem lại lợi ích cho nhân dân, giảm tải cho hoạt động của các cơ quan tư pháp, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống liên quan đến công tác QLNN về TPL tại thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề cấp thiết hiện nay. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về Thừa phát lại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề TPL đã và đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là những năm gần đây, từ mô hình thí điểm thành công các VPTPL tại thành phố Hồ Chí Minh, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm triển khai thực hiện, phát triển, nhân rộng các VPTPL trên toàn quốc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề QLNN về TPL vẫn còn nhiều hạn chế khi có rất ít công trình nghiên cứu về đề tài này. Hiện nay, có một số công trình liên quan đến đề tài này, cụ thể như sau: Huỳnh Đức Thái Lâm Hoàng (2019), Pháp luật về Thừa phát lại ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội. - 1Báo cáo số 3691/BC-STP-BTTP ngày 04/8/2020 của Sở Tư pháp TPHCM về tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2 Phụ lục 1 kèm Báo cáo số 3691/BC-STP-BTTP ngày 04/8/2020 của Sở Tư pháp TPHCM về tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3 - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư Pháp (1996), “Những cơ sở lý luận và thực tiễn về định chế Thừa phát lại”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội; - Vũ Hoài Nam (2013), Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại ở Việt Nam hiện nay, Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp; - Nguyễn Đức Chính (2006), Tổ chức Thừa phát lại, Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp; - Lê Thị Thu Hà (2015), Quản lý nhà nước đối với Văn phòng Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật TP. HCM. - Nguyễn Văn Nghĩa (2006), Chế định Thừa phát lại: Lịch sử ra đời và yêu cầu đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (5), Bộ Tư pháp; - Phạm Hùng Cường (2010), Mô hình Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh - bước đột phá trong việc thực hiện xã hội hoá thi hành án dân sự ở Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội; - TS. Bùi Thị Huyền (2011), Thí điểm mô hình Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh những vấn đề đặt ra, Tạp chí Luật học (7), Trường Đại học Luật Hà Nội; - Nguyễn Công Bình (2012), Xu hướng xã hội hóa thi hành án dân sự từ việc thí điểm hoạt động Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Luật học (6), Trường Đại học Luật Hà Nội; Trên đây là một số công trình nghiên cứu khoa học về TPL, các công trình được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựu chung lại kết quả của các công trình đã nêu bật được lịch sử hình thành và phát triển chế định TPL tại Việt Nam trong các giai đoạn; yêu cầu cấp thiết của việc áp dụng chế định TPL trong mục tiêu xã hội hóa THADS hiện nay và đánh giá được kết quả thí điểm mô hình TPL tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời các công trình cũng đóng góp các ý kiến để xây dựng và hoàn thiện chế định này. Tuy nhiên, tác giả thấy rằng hầu hết các công trình mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về mô hình tổ chức TPL và chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về QLNN đối với hoạt động của TPL. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý thuyết, pháp lý và thực trạng công tác QLNN về TPL trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật và thực trạng thực hiện để tìm ra những ưu điểm, hạn chế và đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác QLNN về TPL trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về hoạt động QLNN về TPL từ thực tiễn tình hình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua nghiên cứu các thực trạng, nguyên nhân làm hạn chế công tác QLNN về TPL, từ đó tác giả đề ra các giải pháp, khuyến nghị cho công tác quản lý về TPL trên cả nước nói chung và địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Luận văn tập trung nghiên cứu với góc độ Luật hành chính, trong đó tập trung nghiên cứu lĩnh vực QLNN về tổ chức và hoạt động của TPL. Về không gian: Luận văn được nghiên cứu từ tình hình QLNN về TPL trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian: Luận văn được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 – tháng 9/2020. Về chủ thể: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về TPL của UBND cấp tỉnh về mặt lý thuyết và khảo sát thực trạng hoạt động QLNN về TPL trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở nguyên tắc quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về chiến lược cải cách tư pháp. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và kết hợp các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích so sánh - tổng kết thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, và sử dụng phép biện chứng duy vật, duy vật lịch sử, nhằm tổng kết, phản ánh hiện thực các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến QLNN về TPL và thực trạng hoạt động này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đánh giá các ưu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật liên quan đến QLNN về TPL trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Những kết quả đạt được của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ thực trạng, nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh những hạn chế của công tác QLNN về TPL; qua đó tìm ra các giải pháp hữu hiệu để thực hiện một cách tốt nhất, phù hợp với thực tiễn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Những đề xuất kiến nghị của đề tài nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại, có thể góp một phần nhỏ để các cơ quan lập pháp tham khảo, xem xét xây dựng những quy định pháp luật liên quan đến công tác QLNN về TPL ở Việt Nam cho phù hợp và thúc đẩy sự phát triển tổ chức TPL mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Ngoài ra đề tài còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu các kiến thức pháp luật về TPL. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý của công tác quản lý nhà nước về thừa phát lại. Chương 2. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỪA PHÁT LẠI 1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về Thừa phát lại 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước Theo ngôn ngữ học, thuật ngữ “quản lý” gồm 2 quá trình: quá trình “quản” là sự giữ gìn, duy trì trạng thái ổn định và quá trình “lý” là việc sắp xếp, đổi mới để giúp tổ chức “phát triển”. Các nhà quản lý học nổi tiếng ở các thế kỷ XIX - XX định nghĩa về quản lý như sau: - Mary Parker Follet: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực 3 hiện thông qua người khác” . - Harol Koontz: “Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều kiển, chỉ huy phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người 4 khác ” . - Henry Fayol: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, Chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo 5 điều chỉnh và kiểm soát ấy” . Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động, phát sinh khi cần có sự nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp. C. Mác đã coi “quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động” 6. Đồng thời, C.Mác cũng xác định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên một quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung... Một người độc tấu vĩ 7 cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” . Ở đâu có 3 D. Chandra Bose (2012) Principles of Management and Administration, PHI Learning Pvt. Ltd, New Delhi, tr.6. 4 G. Edward Evans, Camila A. Alire (2013) Management Basics for Information Professionals, American Library Association, Chicago, tr.4. 5 Henry Fayol (1916), Administration Industrielle et Générale, Bulletin de la Société de l’Industrie Minérale, (number 10), tr.5. 6 C. Mác (1960), Tư bản, quyển I, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.29-30. 7 C. Mác và Ph. Ăng ghen Toàn tập (1995), Tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.480. 7 sự hợp tác của nhiều người, ở đó cần có quản lý, bởi vì hoạt động chung của nhiều người đòi hỏi phải được liên kết lại dưới nhiều hình thức. Chủ thể của quản lý là con người hay tổ chức của con người. Những cá nhân hay tổ chức của con người phải là những đại diện có quyền uy, có quyền hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý. Khách thể của quản lý là trật tự quản lý được quy định bởi nhiều loại quy phạm khác nhau: Quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm pháp luật... Như vậy, có thể hiểu “Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý. Quản lý xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hoạt động chung của con người. Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo những phương hướng thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã 8 định trước. Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy” . QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Đây là hoạt động quản lý mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. QLNN thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Chủ thể của QLNN là các tổ chức hay cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý. Chủ thể QLNN bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động QLNN. Khách thể của QLNN là trật tự QLNN. Như vậy, quản lý hành chính nhà nước có thể được hiểu là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở thực hiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân. Hoạt động này thực hiện bởi các thủ thể mang 8 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.10. 8 quyền lực nhà nước, tác động chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Từ khái niệm trên về QLNN, có thể rút ra các đặc điểm của QLNN như sau: Một là, QLNN mang tính quyền lực nhà nước. Quyền lực là công cụ quản lý bao gồm một hệ thống pháp luật, điều lệ, quy chế, nội quy, kỷ luật, kỷ cương... được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công, phân cấp rành mạch trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật quản lý. Giữa quản lý và quyền lực có mối quan hệ chặt chẽ. Bản thân quản lý là một quan hệ có tính quyền uy. Hai là, QLNN mang tính tổ chức và điều chỉnh. Tổ chức ở đây được hiểu như một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh được hiểu là nhà nước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội. Ba là, QLNN mang tính khoa học, tính kế hoạch. Đặc trưng này đòi hỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối tượng quản lý phải có một chương trình nhất quán, cụ thể và theo những kế hoạch được vạch ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học. Bốn là, QLNN là những tác động mang tính liên tục và ổn định lên các quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội. Cùng với sự vận động biến đổi của đối tượng quản lý, hoạt động QLNN phải diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn. Các quyết định của nhà nước phải có tính ổn định, không được thay đổi quá nhanh. Tính ổn định trong các quyết định của nhà nước giúp cho chủ thể quản lý có điều kiện kiện toàn hoạt động của mình và hệ thống hành vi xã hội được ổn định. Năm là, QLNN theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Bất kỳ xã hội và bất kỳ kiểu nhà nước nào, việc quản lý xã hội và thực hiện quyền lực nhà nước đều phải có sự tập trung quyền lực. Đây là yếu tố bắt buộc và mang tính tất yếu nhằm điều khiểu (quản lý) được toàn bộ các hoạt động xã hội, thiết lập và duy trì một trật tự xã hội phù hợp với ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Tuy nhiên, nội dung (tính chất) của sự tập trung trong các chế độ và chế độ nhà nước hoàn toàn không giống nhau. Điều đó trước hết phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội, chế độ nhà nước, phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. 9 1.1.2. Khái quát về Thừa phát lại 1.1.2.1. Khái niệm Thừa phát lại TPL là một nghề xuất hiện trên thế giới hàng trăm năm nay, TPL được hình thành từ thời trung cổ tại các nước ở Châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan và các 9 nước Châu Mỹ như Canada, Mỹ... Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về TPL. Chẳng hạn: Tại Hoa Kỳ, TPL (Bailiffs) được hiểu đó là cán bộ thực thi pháp luật mà nhiệm vụ được giới hạn trong phạm vi Tòa án. Họ chịu trách nhiệm chính cho việc duy trì an ninh trật tự trong phòng xử án và hỗ trợ thẩm phán trong việc tiến hành có 10 trật tự của phiên tòa . Tại Anh, TPL là người thực hiện các hoạt động pháp lý hỗ trợ cho Cảnh sát, Thẩm phán tại Tòa án và các cơ quan hành chính địa phương. Nhiệm vụ của TPL rất đa dạng và khác nhau trong các lĩnh vực xét xử, cưỡng chế thi hành các bản án, thực hiện các nhiệm vụ tư pháp hoặc tống đạt các yêu cầu của các công ty thu hồi nợ, đánh thuế và được hiểu như là các công ty tư nhân thực hiện 11 nhiệm vụ . Theo đánh giá nói chung, so với các nước trên thế giới chế định TPL (Huissier) ở Pháp được xây dựng hoàn thiện, hiệu quả hơn cả. Điều 1 Pháp lệnh số 452592 ngày 02/11/1945 quy định thẩm quyền theo nội dung của TPL và tổ chức nghề TPL có quy định như sau: “Thừa phát lại là người sở hữu một tước vị, có độc quyền trong việc tống đạt văn bản và văn bản tố tụng, tiến hành các thủ tục thông báo được pháp luật quy định trong trường hợp không quy định rõ phương thức thông báo, và thi hành các bản án, quyết định của tòa án và các văn bản có hiệu 12 lực thi hành khác...” . Từ đây có thể hiểu TPL là một chức danh tư pháp, được tiến hành một số hoạt động thuộc thẩm quyền chuyên biệt đó là tống đạt văn bản và thi hành các bản 9 Nguyễn Thanh Thư (2014), Thừa phát lại – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học Trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội, tr.5. 10 www.legalcareers.about.com (Bailiffs are law enforcement officers who play an important role in the courtroom. Bailiffs are primarily responsible for maintaining order and security in the courtroom and assisting the judge in the orderly conduct of trial) 11 www.legalcareers.about.com (Bailiffs are law enforcement officers who play an important role in the courtroom. Bailiffs are primarily responsible for maintaining order and security in the courtroom and assisting the judge in the orderly conduct of trial) 12 www.legalcareers.about.com (Bailiffs are law enforcement officers who play an important role in the courtroom. Bailiffs are primarily responsible for maintaining order and security in the courtroom and assisting the judge in the orderly conduct of trial) 10 án, quyết định của Tòa án. Đồng thời cũng từ Điều 1 Pháp lệnh nói trên thì bên cạnh các hoạt động được coi là hoạt động truyền thống của TPL, gắn trực tiếp với lịch sử phát triển của nghề, TPL có thể tiến hành một số hoạt động bổ trợ không có mối liên hệ trực tiếp nào với hoạt động tư pháp, một số hoạt động thuộc thẩm quyền đồng thời của TPL và các nghề khác. Ở Việt Nam, TPL đã hình thành từ thời Pháp thuộc, chức danh tư pháp này tồn tại cho đến trước năm 1975 tại miền nam Việt Nam. Thời Pháp thuộc, nhân viên 13 TPL được gọi là Chưởng lý, Mõ Tòa, TPL . Về mặt thuật ngữ, từ “thừa phát lại” là từ Hán Việt; “thừa” có nghĩa là thừa ủy quyền, thừa lệnh (nguyên nghĩa là chuyển tải); “phát” là phát ra, đưa đến; “lại” là một 14 viên chức thực hiện lệnh của quan . Mặc dù các cách gọi khác nhau nhưng đều có nhiệm vụ chính là thông báo khai mạc và bế mạc phiên tòa, gọi các đương sự, nhân chứng, thi hành lệnh giữ trật tự phiên tòa. Trong phiên tòa, họ được coi như là trợ lý, người giúp việc cho các thẩm phán, chủ tọa phiên tòa. Ngoài phiên tòa, họ thực hiện tống đạt các giấy tờ theo yêu cầu của Tòa án, thi hành án có hiệu lực của pháp luật, triệu tập đương sự hoặc các vi bằng theo quy định của luật. Như vậy thời kỳ này, TPL thực hiện các công việc trợ lý giúp việc cho Tòa án, đồng thời là cầu nối hỗ trợ pháp lý cho tầng lớp nhân dân có thể bảo vệ các quyền của mình trước pháp luật. Trong nhiều năm gần đây, theo chiến lược cải cách tư pháp, chế định TPL đang được khôi phục, tái hoạt động trở lại và đang trong giai đoạn thí điểm. Tại Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP có giải thích như sau: “Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan”. Còn theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP thì: “Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.”. Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì: “Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”. Như vậy, TPL có thể được hiểu là chức danh được pháp luật công nhận, có nhiệm vụ thông qua các hoạt động 13 14 Lê Xuân Hồng (2014), Một số vấn đề về chế định TPL, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.21 Lê Xuân Hồng (2014), tlđd (13) 11 pháp lý thực hiện các công việc về THADS, lập vi bằng và tống đạt các quyết định tư pháp nhằm yêu cầu đương sự phải tuân thủ pháp luật. So với pháp luật các nước, phạm vi hành nghề của TPL Việt Nam hẹp hơn. Pháp luật hiện hành chỉ cho phép TPL tham gia các công việc mang tính chất hỗ trợ cho Tòa án, cơ quan thi hành án như tống đạt các giấy tờ và các hoạt động thi hành án. Còn pháp luật các nước coi đây là công việc độc quyền, chỉ duy nhất TPL được tiến hành. Ngoài ra, pháp luật các nước cho phép TPL có quyền tiến hành các hoạt động bổ trợ tư pháp như đấu giá tài sản hoặc được tham gia các công việc pháp lý như các chức danh tư pháp khác như trung gian hòa giải, đại diện khách hàng... Từ các phân tích trên, ta có thể thấy TPL mang các đặc điểm cơ bản sau: - Thứ nhất, là một chức danh hay nói một cách khác để trở thành TPL phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật và được Nhà nước bổ nhiệm, trao quyền để thực hiện một số công việc theo quy định của pháp luật; - Thứ hai, công việc của TPL đa dạng, song tùy theo pháp luật của mỗi nước mà phạm vi hoạt động của họ là khác nhau như thực hiện công việc liên quan đến hoạt động thi hành án như: xác minh, tịch thu, kê biên tài sản...và hỗ trợ Tòa án trong xét xử như giám sát, đảm bảo an ninh phiên tòa hoặc hỗ trợ Tòa án ngoài phiên tòa như tống đạt các văn bản tố tụng. Một số hoạt động khác TPL cũng được hoạt động như ghi nhận sự kiện, hoạt động bổ trợ tư pháp. - Thứ ba, TPL là một nghề tự do nhưng lại có quy chế công lại làm việc theo triệu dụng của khách hàng khi có yêu cầu và theo đề nghị của Toà án trong phạm vi trách nhiệm được pháp luật quy định. Họ không phải là công chức tư pháp, không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hoạt động không theo chế độ công vụ. Nhưng lại có quyền “giống như” những cán bộ, công chức nhà nước khi được giao thực hiện một số công việc. Về nguyên tắc, trong hoạt động TPL tuân thủ các nguyên tắc về quy chế hoạt động mà pháp luật quy định, về đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, từ việc tìm hiểu khái niệm các nước và những đặc điểm của TPL, tác giả rút ra khái niệm TPL như sau: “Thừa phát lại là người đáp ứng những tiêu chuẩn luật định, được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc tống đạt các văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, trực tiếp thi hành bản án, quyết 12 định dân sự có hiệu lực pháp luật và lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trong quá trình hoạt động, thừa phát lại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đồng thời phải tuân theo quy chế đạo đức nghề nghiệp của mình, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được pháp luật bảo vệ khi thực hiện công việc”. Hiện nay, vai trò của TPL tại các nước Châu Âu, Châu Mỹ và các Châu lục khác về hình thức quy định chung không thay đổi nhiều. Tuy vậy, số lượng hình thành các hiệp hội quản lý, liên kết và cơ cấu hoạt động, việc bổ nhiệm chức danh có sự khác nhau. Liên minh TPL quốc tế (Uinon Internationale des huissiers de justice - gọi tắt là UIHJ) đã kết nạp được rất nhiều thành viên (78 nước tham gia) và nay đã trở thành một tổ chức pháp luật quốc tế vững mạnh. Việc Việt Nam có chủ trương tái thiết lại chế định TPL xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khách quan và cũng là điều phù hợp với xu thế chung hội nhập quốc tế. 1.1.2.2. Vai trò của tổ chức Thừa phát lại trong hoạt động tư pháp Thứ nhất, trợ giúp các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng. - Trợ giúp cho cơ quan Tòa án trong việc tống đạt văn bản và thu thập chứng cứ Trong hoạt động tố tụng hiện nay của cơ quan Tòa án thì việc tống đạt văn bản được xem là một trong những công việc đầu tiên mà cơ quan Tòa án phải làm trong quá trình xét xử vụ án do Tòa án thụ lý. Do đó, nếu việc tống đạt văn bản được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và đúng người nhận không những giúp cho việc xét xử của cơ quan Tòa án đúng thời gian theo quy định của pháp luật về tố tụng mà còn giúp cho đương sự có thời gian chuẩn bị cho quá trình xét xử của Tòa án, chẳng hạn như thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Những văn bản mà hiện nay cơ quan Tòa án tống đạt trong các hoạt động tố tụng thường là quyết định đưa vụ án ra xét xử, giấy triệu tập ra tòa, giấy mời người làm chứng... cho các đương sự và những người có liên quan đến vụ án mà Tòa án đang thụ lý. Bên cạnh đó, việc tống đạt văn bản của Tòa án có thể được thực hiện bằng nhiều cách như: có thể gửi trực tiếp cho đương sự và những người có liên quan, hoặc gửi qua nhân viên dịch vụ bưu chính, gửi về Uỷ ban Nhân dân xã, phường, niêm yết công khai,... hay có khi đương sự được Tòa án mời lên Tòa để trực tiếp nhận các văn bản đó. Từ những việc trên có thể cho thấy công việc tống đạt văn bản hiện nay của cơ quan Tòa án còn nhiều điểm rất tùy tiện và sơ hở, việc tống đạt như 13 vậy không những gây phiền hà cho người dân mà còn làm mất nhiều thời gian của các cơ quan Nhà nước. Bên cạnh đó, đối với những văn bản hay những quyết định quan trọng mà việc tống đạt văn bản của cơ quan Tòa án không kịp thời, đúng thời gian đã quy định sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà đáng lẽ ra họ được hưởng. Từ thực trạng trên cho thấy, để việc tống đạt văn bản hiện nay của cơ quan Tòa án được kịp thời, đúng thời gian đã được quy định và nhằm giúp cho quá trình xét xử của Tòa án được thực hiện nhanh chóng thì không ai khác, TPL là người sẽ đáp ứng được những yêu cầu đó. Theo quy định tại khoản 5 Điều 177 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì: “Người được cấp, tống đạt, thông báo là cá nhân thì văn bản tố tụng phải được giao trực tiếp cho họ,...; Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản và giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng nơi cư trú với họ hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc để thực hiện việc kỷ nhận hoặc điểm chỉ và yêu cầu người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt, thông báo...” Bên cạnh đó, Điều 178 Bộ Luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định:“Trường hợp người được cấp, tống đạt hay thông báo là cơ quan, tổ chức thì văn bản tố tụng phải được giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và phải được những người này kỷ nhận. Trường hợp cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt hoặc thông báo có người đại diện tham gia tố tụng hoặc cử người đại diện nhận văn bản tố tụng thì những người này kỷ nhận văn bản tố tụng đó. Ngày kỷ nhận là ngày được cấp, tống đạt, thông báo” Từ những quy định trên, cho thấy tổ chức TPL ra đời và hoạt động không những đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ về hình thức của thủ tục tố tụng đó, mà còn góp phần ổn định, xác lập được nền nếp trong loại công việc này nhằm bảo vệ các quyền của công dân và hỗ trợ cho cơ quan Tòa án trong việc nâng cao được chất lượng, hiệu quả xét xử của mình. Bên cạnh việc tống đạt văn bản, thì hiện nay tổ chức TPL còn đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ quan Tòa án thu thập, bổ sung chứng cứ để phục vụ cho quá trình xét xử. Trong quá trình xét xử của Tòa án hiện nay, việc cung cấp chứng cứ của các đương sự cho cơ quan Tòa án là một công việc vô cùng quan trọng, một mặt nó vừa giúp cho đương sự trong việc chứng minh để bảo vệ quyền 14 và lợi ích hợp pháp của mình, mặc khác nó giúp cho việc xét xử của Tòa án được thực hiện chính xác và khách quan hơn. Do đó, trong việc thu thập chứng cứ để cung cấp cho cơ quan Tòa án, bên cạnh việc cá nhân có nghĩa vụ phải tự mình thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước cơ quan Tòa án thì công việc này còn có thể do các cơ quan khác thực hiện như: cơ quan Điều tra, cơ quan Kiểm sát hay thậm chí cơ quan Tòa án phải tự mình thực hiện. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong lĩnh vực hình sự thì việc thu thập, bổ sung chứng cứ để buộc tội đương sự thuộc về trách nhiệm của các cơ quan Điều tra, cơ quan Kiểm sát hay cơ quan Tòa án. Theo đó, pháp luật hiện nay ở nước ta cũng có quy định trong việc thu thập chứng cứ thì cơ quan Điều tra, cơ quan Kiểm sát và cơ quan Tòa án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ việc, trưng cầu, giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án; Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào điều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án,... Tuy nhiên, nếu chứng cứ trong các vụ án phải do các cơ quan tư pháp trực tiếp thu thập thì việc này không những làm mất đi rất nhiều thời gian, công sức của các cơ quan chức năng mà còn làm ảnh hưởng nhiều đến công việc mà họ đang thực hiện. Hiện nay, việc pháp luật tố tụng còn cho phép Thẩm phán tiến hành điều tra, xác minh, tiếp xúc các bên đương sự để thu thập chứng cứ, điều này không những vừa gây khó khăn, mất thời gian mà có khi còn tạo điều kiện cho những tiêu cực phát sinh. Bởi vì, trong một số trường hợp Thẩm phán có thể tiếp xúc riêng với các bên đương sự để tiến hành việc thu thập chứng cứ và chứng cứ đó không được bên thứ ba làm chứng là điều dễ dẫn đến những tiêu cực phát sinh, chẳng hạn như lời khai của đương sự không đúng sự thật khách quan của vụ án hay việc đương sự hối lộ Thẩm phán để ghi nhận những bằng chứng có lợi cho bản thân là điều rất dễ xảy ra. Do đó để thuận tiện trong việc thu thập chứng cứ trong hoạt động tố tụng hiện nay, đặc biệt trong việc thu thập, bổ sung chứng cứ của cơ quan Tòa án thì cần phải có một cơ chế hỗ trợ thích hợp nhất, và đó không ai khác ngoài tổ chức TPL. Bởi một trong những chức năng của TPL hiện nay là “lập vi bằng” dùng làm chứng cứ để phục vụ cho quá trình xét xử của Tòa án. Vi bằng do TPL lập sẽ là nguồn chứng cứ quan trọng, có giá trị pháp lý cao và đáng tin cậy để cung cấp cho 15 quá trình xét xử của Tòa án. Tổ chức TPL ra đời không những phục vụ đắc lực cho các cơ quan công quyền ngay từ giai đoạn điều tra mà còn phục vụ cho công tác xét xử của cơ quan Tòa án, đặc biệt là trong việc giúp đỡ Tòa án thu thập và bổ sung chứng cứ. Bởi vậy, khi cần thu thập chứng cứ để phục vụ cho quá trình xét xử thì Tòa án có thể yêu cầu TPL để làm việc này, và những chứng cứ do TPL cung cấp sẽ đảm bảo được tính hợp pháp cần thiết và có giá trị để phục vụ tốt cho công tác xét xử của Tòa án hiện nay - Trợ giúp cho cơ quan thi hành án dân sự trong việc tống đạt văn bản và các công việc liên quan đến thi hành án dân sự Trong việc tống đạt các loại giấy tờ có liên quan đến THADS hiện nay, cũng giống như việc tống đạt văn bản của cơ quan Tòa án thì trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan THADS có thể ra một số quyết định để giao cho các bên có liên quan đến việc thi hành án. Công việc này do cán bộ của cơ quan THADS thực hiện theo nhiều cách khác nhau và không theo một thể thức tống đạt cũng như một hình thức pháp lý nhất định. Do vậy, tổ chức TPL với một trong những chức năng chính là việc tống đạt văn bản của các cơ quan Tòa án và THADS, với công việc đó TPL sẽ giúp cơ quan THADS thực hiện tốt việc tống đạt các loại văn bản có liên quan đến thi hành án. Việc tống đạt văn bản của tổ chức TPL không những giúp san sẽ một phần nào gánh nặng trong công việc mà hiện nay cơ quan THADS đang thực hiện mà còn giúp cho việc tổ chức thi hành án được kịp thời, chặt chẽ và chính xác, bên cạnh đó còn giúp cho cán bộ thi hành án tránh mất nhiều thời gian và công sức để có thể tập trung vào công việc chuyên môn của mình được tốt hơn. Bên cạnh việc tống đạt văn bản thì hiện nay trong công tác thi hành án của cơ quan THADS thì TPL cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong việc trợ giúp cho cơ quan THADS thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo cho việc thi hành án. Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì trong quá trình giải quyết vụ án, đặc biệt là các vụ án về dân sự hay vụ án về kinh tế thì đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để giải quyết những yêu cầu cấp bách của đương sự, nhằm bảo vệ tài sản, bảo vệ chứng cứ, bảo đảm tính khả thi của bản án sẽ tuyên,... và theo yêu cầu đó, Tòa án có thể áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời như: kê biên tài sản đang tranh chấp, cấm chuyển dịch quyền tài sản đối 16 với tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp,... và những công việc trên được giao cho cơ quan THADS thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc thực hiện những biện pháp khẩn cấp tạm thời đó rất khó khăn và phức tạp, bởi vì cơ quan THADS hiện nay không đáp ứng đủ cơ sở, điều kiện và lực lượng để theo dõi, giám sát để có thể đảm bảo cho những quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để theo nội dung và yêu cầu của Tòa án. Chẳng hạn đối với vật bị kê biên, cấm chyển dịch là bất động sản thì việc giám sát có thể nói là dễ, bởi vì việc lưu thông bất động sản thường đòi hỏi các thủ tục và giấy tờ hành chính kèm theo. Còn đối với tài sản là động sản, thì việc kê biên hay cấm chuyển dịch trong thời điểm hiện nay là rất khó khăn, bởi vì cơ quan THADS không thể đáp ứng đủ lực lượng trong việc giám sát, kê biên hay cấm chuyển dịch đối với các loại tài sản đó. Chính vì lẽ đó, ở lĩnh vực này ta cần có lực lượng TPL là những người làm việc theo yêu cầu của cơ quan THADS để theo dõi, giám sát và thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của Tòa án để đảm bảo thi hành án. Việc áp dụng thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời của TPL không những góp phần ngăn chặn, xử lý thích đáng việc tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh trách nhiệm thi hành án của người phải thi hành án mà còn giúp cho việc bảo quản được đối tượng tranh chấp và bảo vệ tốt các chứng cứ để phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án của cơ quan Tòa án được dễ dàng hơn. Thứ hai, trợ giúp công dân trong việc lập vi bằng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bộ Luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành đã tạo những chuẩn mực pháp lý quan trọng cho một bộ phận rộng lớn sinh hoạt trong xã hội, đó là những nguyên tắc cơ bản tạo tiền đề pháp lý quan trọng để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Những nguyên tắc cơ bản nhất mà Bộ Luật dân sự đã nêu là: nguyên tắc bình đẳng, tuân thủ pháp luật, nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, nguyên tắc thiện chí, trung thực, hòa giải,... Với những nguyên tắc trên đòi hỏi cá nhân và pháp nhân phải tự giác, chủ động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, phòng ngừa vi phạm hoặc thiệt hại có thể xảy ra cho bản thân hoặc cộng đồng. Trên thực tế, khi có tranh chấp xảy ra và được giải quyết bằng con đường Tòa án thì các đương sự phải có nghĩa vụ 17 cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ cũng như để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Theo quy định của pháp luật các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Với quy định trên nhằm phát huy được tính chủ động và tự giác của đương sự trong việc tạo lập chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, việc tạo lập và thu thập chứng cứ hiện nay của của đương sự không hề đơn giản, đó còn là một vấn đề khó khăn bởi đôi khi họ không có điều kiện hoặc không đủ trình độ chuyên môn trong thực hiện công việc này. Mặc khác do hệ thống chứng cứ hiện nay ở nước ta còn rất nghèo nàn và việc thu thập lại không theo một thủ tục nhất định do pháp luật quy định, chứng cứ được thu thập có khi chỉ dựa vào những lời khai của các bên hoặc được dựa vào tài liệu, văn kiện do các bên liên quan cung cấp. Do đó, liệu những chứng cứ mà đương sự cung cấp cho Tòa án có được công nhận hay không, đôi khi dẫn đến việc phát sinh mâu thuẩn, đối lập nhau giữa các chứng cứ mà các đương sự cung cấp cho Tòa án. Do đó, để thuận tiện trong việc thu thập chứng cứ cũng như để những chứng cứ trên có giá trị cung cấp cho quá trình xét xử của Tòa án thì cần thiết phải có TPL là người có thẩm quyền trong việc lập vi bằng có giá trị chứng cứ, sẽ giúp đương sự dễ dàng hơn trong việc thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi vì khi thực hiện những công việc này, có thể nói TPL là người làm chứng được Nhà nước trao thẩm quyền lập vi bằng, làm việc vì quyền lợi của người yêu cầu, nhưng phải đảm bảo sự chính xác, khách quan và có thật của sự kiện được yêu cầu ghi nhận. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra và được giải quyết bằng con đường Tòa án thì đương sự có thể yêu cầu TPL đến lập vi bằng để giúp họ tạo nên những chứng cứ chính xác và kịp thời nhằm xác định một hành vi hoặc một sự kiện, hiện trạng của sự việc xảy ra để làm bằng chứng cho một vụ kiện đang diễn ra tại Tòa án hoặc có thể xảy ra trong tương lai. Như vậy, với sự giúp đỡ của TPL trong việc lập vi bằng để tạo lập chứng cứ không những giúp đương sự có được những chứng cứ quan trọng, có giá trị pháp lý cung cấp cho cơ quan Tòa án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn giúp cho cơ quan Tòa án có được những chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án được chính xác, khách quan và hiệu quả. 18 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về Thừa phát lại 1.1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về Thừa phát lại Kể từ khi được Chính Phủ cho phép thí điểm vào năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đã có nhiều VPTPL đang tiến hành hoạt động tại các địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang... góp phần trợ giúp cho Tòa án, cơ quan thi hành án tống đạt giấy tờ cũng như trợ giúp công dân trong việc lập vi bằng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, đến nay thể chế pháp luật về TPL vẫn chưa đồng bộ, thống nhất; chất lượng đào tạo nghề, chất lượng công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ TPL vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; nhận thức pháp luật về TPL ở một bộ phận người dân, cán bộ, công chức còn hạn chế; chất lượng công tác thanh, kiểm tra đối với các VPTPL chưa đáp ứng yêu cầu; mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan QLNN về TPL với các cơ quan, tổ chức có liên quan chưa chặt chẽ.... Vì vậy, Nhà nước với vai trò là thiết chế trung tâm của hệ thống chính trị, thông qua chức năng quản lý của mình, tác động đến hoạt động TPL nói chung và các tổ chức hành nghề TPL nói riêng nhằm đảm bảo cho hoạt động TPL phát triển ổn định và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Việc đề ra các chủ trương, kế hoạch, định hướng phù hợp, đúng đắn sẽ là điều kiện thuận lợi để hoạt động TPL phát triển lành mạnh, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây chính là nội dung của QLNN đối với hoạt động TPL. Từ những luận điểm trên thì có thể hiểu khái niệm QLNN về TPL như sau: “Quản lý nhà nước về thừa phát lại là hoạt động mang tính chất quyền lực hành chính của Nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định thực hiện. Theo đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dùng các biện pháp, công cụ có được nhằm tác động lên quá trình tổ chức và hoạt động thừa phát lại làm cho quá trình này diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật và đạt mục tiêu mà Nhà nước mong muốn”. 1.1.3.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về Thừa phát lại QLNN đối với hoạt động TPL, ngoài những đặc điểm chung của QLNN thì có những đặc điểm riêng như sau: Thứ nhất, chủ thể QLNN về TPL là các cơ quan nhà nước cụ thể, bao gồm: Chính phủ thống nhất QLNN về TPL; Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất QLNN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan