Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường hợp minh, thành phố yên bái (luậ...

Tài liệu Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường hợp minh, thành phố yên bái (luận văn thạc sĩ)

.PDF
106
90
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN MẠNH CƯỜNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN PHƯỜNG HỢP MINH, THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN MẠNH CƯỜNG KHÓA: 2017 – 2019 QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN PHƯỜNG HỢP MINH, THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Hà Nội – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN MẠNH CƯỜNG KHÓA: 2017 – 2019 QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN PHƯỜNG HỢP MINH, THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN Xuyên suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp của tôi luôn luôn có sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy, cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các tổ chức, cơ quan. Thể hiện sự biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn: - Thầy giáo GS.TS.KTS. Nguyễn Tố Lăng đã tận tình hướng dẫn, góp ý trong suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để luận văn này được hoàn thành. - Quý thầy cô Khoa Sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và các bạn lớp CH17QL7YB đã nhiệt tình giúp đỡ học viên trong suốt thời gian khóa học. - UBND thành phố Yên Bái; phòng QLĐT; Sở Xây dựng Yên Bái; UBND phường Hợp Minh đã cung cấp, tạo điều kiện cho Tôi trong công tác điều tra, khảo sát, thu tập tài liệu để thực hiện được luận văn này. Lời cảm ơn sau cùng, xin dành cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để Tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Yên Bái, tháng 6 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Kts Trần Mạnh Cường LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Kts Trần Mạnh Cường MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục hình ảnh, sơ đồ Danh mục bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU *Lý do chọn đề tài............................................................................................1 * Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3 * Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3 * Các khái niệm thuật ngữ dùng trong luận văn............................................4 * Cấu trúc luận văn……………………………………………………...…..5 NỘI DUNG Chương 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN PHƯỜNG HỢP MINH, THÀNH PHỐ YÊN BÁI ........................................... 5 1.1. Giới thiệu chung ....................................................................................... 5 1.1.1. Giới thiệu về tỉnh Yên Bái ...................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm thành phố Yên Bái và phường Hợp Minh……………………8 1.2. Thực trạng công tác quy hoạch xây dựng phường Hợp Minh .......... 16 1.2.1. Thực trạng công tác quy hoạch ............................................................. 16 1.2.2. Thực trạng công tác thiết kế đô thị ....................................................... 18 1.2.3. Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Hợp Minh……..19 1.3.Thực trạng công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Hợp Minh ....................................................................................................... 27 1.3.1. Thực trạng bộ máy quản lý. .................................................................. 27 1.3.2. Về cơ chế chính sách và văn bản pháp lý……………………………..30 1.3.3. Thực trạng công tác quản lý .................................................................. 30 1.3.4. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý KG, kiến trúc, cảnh quan… 31 1.4. Những vấn đề cần được giải quyết trong công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Hợp Minh .................................................... 32 1.4.1. Về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị ................................................. 32 1.4.2. Về thiết kế đô thị ................................................................................... 32 1.4.3. Về văn bản pháp lý................................................................................ 33 1.4.4. Về bộ máy quản lý ................................................................................ 34 1.4.5. Về sự tham gia của cộng đồng .............................................................. 35 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN PHƯỜNG HỢP MINH THÀNH PHỐ YÊN BÁI ........................... 36 2.1. Cơ sở lý thuyết quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan ................ 36 2.1.1. Một số lý thuyết cơ bản về không gian, kiến trúc, cảnh quan .............. 36 2.1.2. Nội dung quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan. ............................ 38 2.1.3. Tiêu chí phân vùng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị ... 44 2.1.4. Các tiêu chí quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị ............... 46 2.1.5. Sự tham gia của cộng đồng………………………………………….48 2.2. Cơ sở pháp lý quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan................... 51 2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật .......................................................... 51 2.2.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan .................................................... 55 2.2.3. Các quy hoạch xây dựng đô thị được phê duyệt liên quan ................... 55 2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan .....56 2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 56 2.3.2.Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội .............................................................. 58 2.3.3.Yếu tố quy hoạch ................................................................................... 58 2.3.4. Yếu tố quản lý ....................................................................................... 59 2.3.5. Vai trò của cộng đồng………………………………………………...59 2.4. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan của một số nước trên thế giới và Việt Nam........................................................ 61 2.4.1. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................... 61 2.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài ....................................................................... 65 Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN PHƯỜNG HỢP MINH THÀNH PHỐ YÊN BÁI............ 68 3.1. Quan điểm, mục tiêu .............................................................................. 68 3.2. Nguyên tắc quản lý ................................................................................ 69 3.3. Giải pháp phân vùng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan ...... 70 3.4. Giải pháp quản lý theo từng vùng ........................................................ 74 3.4.1. Về không gian ....................................................................................... 74 3.4.2. Về kiến trúc ........................................................................................... 75 3.4.3. Về cảnh quan ......................................................................................... 77 3.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách..................................................................80 3.6. Giải pháp về bộ máy quản lý.................................................................83 3.7.Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng .................................. 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................... 90 Kết luận .......................................................................................................... 90 Kiến nghị ........................................................................................................ 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ CP Chính phủ GPMB Giải phóng mặt bằng HĐND Hội đồng nhân dân QHCT Quy hoạch chi tiết QLNN Quản lý nhà nước QLĐT Quản lý đô thị TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TDTT Thể dục thể thao TTg Thủ tướng UBND Ủy ban nhân dân CTR Chất thải rắn DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ. Số hiệu Tên hình hình Hình 1.1. Vị trí tỉnh Yên Bái Hình 1.2. Bản đồ tỉnh Yên Bái Yên Bái Hình 1.3. Vị trí TP Yên Bái Hình 1.4. Bản đồ Quy hoạch chung thành phố Yên Bái Hiện trạng cảnh quan khu trung tâm thành phố Hình 1.5. Đầu đường Nguyễn Tất Thành Hình 1.6. Cảnh quan thiên nhiên khu trung tâm thành phố Hình 1.7. Không gian trung tâm thành phố Yên Bái Hình 1.8. Cây xanh trung tâm thành phố Yên Bái Hình 1.9. Hiện trạng các khu dân cư Hình 1.10. Cơ quan trung ương trên địa bàn phường Hình 1.11. trụ sở làm việc phường Hợp Minh Hình 1.12. Trường học trên địa bàn phường Hình 1.13 Cơ sở dịch vụ, thương mại Hình 1.14. Doanh nghiệp trên địa bàn Hình 1.5. Ảnh công viên cây xanh mặt nước chưa được đầu tư Hình 1.16. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý đô thị Hình 2.1. Bản đồ QH không gian kiến trúc cảnh quan Phường Hợp Minh Hình 2.2. Một số khu đô thị trên địa bàn TP. Hạ Long Hình 2.3. Kiến trúc cảnh quan thành phố Đà Nẵng Hình 2.4. Cây xanh đường phố và công trình điểm nhấn của Singapore Hình 3.1. Vùng Cây xanh cảnh quan phường Hợp Minh Hình 3.2. Vùng công trình hành chính- chính trị phường Hợp Minh Hình 3.3. Vùng dịch vụ thương mại xây dựng mới phường Hợp Minh Hình 3.4. Vùng nhà ở xây dựng mới phường Hợp Minh Hình 3.5. Vùng dân cư hiện hữu phường Hợp Minh Hình 3.6. Bản đồ tổng hợp các vùng phường Hợp Minh Hình 3.7. Minh hoạ về thiết kế kiến trúc, cảnh quan khu thương mại dich vụ Hình 3.8. Minh hoạ về thiết kế kiến trúc, cảnh quan khu nhà ở xd mới DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, biểu Tên bảng, biểu Bảng 2.1. Tổng hợp đất đai xây dựng phường Hợp Minh Bảng 3.1. Khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình Bảng 3.2. Đề xuất bố trí cán bộ và nghiệp vụ tương ứng Bảng 3.3. Đề xuất chương trình đào tạo cán bộ trong thời gian tới 1 PHẦN MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Yên Bái cách thủ đô Hà Nội khoảng 170 Km về phía Tây Bắc với diện tích tự nhiên là 688.767ha. Là một tỉnh miền núi, Yên Bái có những lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên,tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Thấy được tiềm năng phát triển của Yên Bái đồng thời nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Yên Bái ngày 11 tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Thành phố Yên Bái thuộc tỉnh Yên Bái trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Yên Bái. Sự kiện này không chỉ mang đến niềm tự hào phấn khởi mà còn mang tới một trách nhiệm lớn lao cho Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Thành phố. Là Thành phố đầu tiên trong các tỉnh miền núi phía Tây Bắc, từ nay Thành phố Yên Bái càng phải phát huy vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh và các tỉnh lân cận trong vùng ở mức độ cao hơn trước. Năm 2002, năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội 15 Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội 16 Đảng bộ thành phố là năm đầu tiên thị xã lên quy mô thành phố. Yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi sự phát triển được xác định ngang tầm với sự phát triển của một thành phố. Không nằm ngoài nhiệm vụ và mục tiêu đó việc triển khai quy hoạch chi tiết phường Hợp Minh là một trong những nhiệm vụ cấp thiết đặt ra sao cho phù hợp với đồ án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Yên Bái giai đoạn 2001- 2020 trở thành một phường là phường trung tâm thương mại, dịch vụ phía tây của thành phố kết nối với các huyện miền tây của tỉnh, có thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, làm việc của nhân dân trong khu vực. 2 Phường Hợp Minh có diện tích hơn 928,63ha trong đó diện tích đồi núi chiếm 45% với tổng dân số 3.712 người. Địa bàn phường giáp ranh với song Hồng cùng phường Hồng Hà; giáp các xã Âu Lâu, Giới Phiên của thành phố Yên Bái; giáp xã Việt Cường, Bảo Hưng của huyện Trấn Yên. Trên địa bàn phường tập trung các công trình kiến trúc cơ bản của một phường như: Trụ sở làm việc HĐND-UBND phường; trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; Trạm y tế; nhà văn hóa; Bưu điện; Ngân hàng nông nghiệp; Trụ sở các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản…và hệ thống nhà hàng, khách sạn… Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 Phường Hợp Minh đã được UBND Tỉnh Yên Bái phê duyệt theo quyết định số 3693/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 với định hướng xây dựng phường Hợp Minh trở thành khu đô thị bền vững, phù hợp với tình hình phát triển chung của khu vực. Việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị đáp ứng hài hoà với các mục tiêu quy hoạch là rất cần thiết. Do đó nghiên cứu đề tài “ Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái” nhằm quản lý và kiểm soát hiệu quả về mặt cảnh quan, kiến trúc các công trình trên địa bàn phường Hợp Minh, các không gian cây xanh, công viên văn hóa công cộng, các công trình hạ tầng đô thị, góp phần xây dựng và phát triển đô thị hiện đại, có bản sắc, nâng cao chất lượng không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.Trong quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan, sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng. Đó là một quá trình mà cả chính quyền và cộng đồng cùng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ đô thị cho tất cả mọi người. Mục tiêu của sự tham gia của cộng đồng nhằm xây dựng năng lực ý thức, vị thế cho đông đảo người dân để duy trì tốt việc đầu tư, quản lý, khai thác sử dụng các công trình không gian, kiến trúc, cảnh quan trong khu vực. 3 * Mục đích nghiên cứu - Đề xuất một số giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trên địa bàn phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái theo quy hoạch. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái. - Phạm vi nghiên cứu: Phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái; diện tích nghiên cứu khoảng 500 ha; dân số khoảng 3720 người. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin; - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống; - Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới. - Phương pháp dự báo. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Xây dựng cơ sở khoa học, làm rõ một số vấn đề tồn tại, bất cập cần giải quyết và nêu những quy định mới nhất của Nhà nước trong công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Ý nghĩa thực tiễn: Giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, đề xuất mô hình quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Hợp Minh; đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhằm quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái được hiệu quả. Góp phần xây dựng một khu đô thị mới thân thiện, hài hòa với thiên nhiên và môi 4 trường, HTHTKT đồng bộ và hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu vực, đem lại cho cư dân đô thị cuộc sống tiện nghi và thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của dân cư khu vực lân cận. * Các khái niệm (thuật ngữ) - Kiến trúc đô thị: Là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị[13]. - Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị[13]. - Không gian đô thị: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị[13]. - Kiến trúc cảnh quan: Là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự hài hòa giữa chúng[10]. Các thành phần của kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồm các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo: + Yếu tố thiên nhiên gồm: Địa hình, mặt nước, cây xanh, điều kiện khí hậu, không trung và con người. + Yếu tố nhân tạo gồm: Kiến trúc công trình, đường phố, quảng trường, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật và tranh tượng hoành tráng trang trí. - Quản lý đô thị: Là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền đô thị. 5 * Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. - Chương 2: Cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. 6 NỘI DUNG Chương 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN PHƯỜNG HỢP MINH THÀNH PHỐ YÊN BÁI 1.1. Giới thiệu chung 1.1.1. Giới thiệu về tỉnh Yên Bái. Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là "cửa ngõ phên dậu" vùng Tây Bắc, nơi giao thoa của hai khu vực Đông Bắc - Tây Bắc, của những nền văn hoá đa sắc tộc, hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Thiên phú và sự sáng tạo lao động của cộng đồng các dân tộc Yên Bái đã tạo nên một vùng đất nhiều tiềm năng. Cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trung tâm Yên Bái còn là nơi cửa ngõ nối giữa Đông Bắc với Tây Bắc của Tổ quốc, có đường sắt và đường bộ nối Hà Nội và các tỉnh đồng bằng trung du với Vân Nam - Trung Quốc. Với diện tích tự nhiên là 6.808 km2 Yên Bái có những lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên, về tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Thấy được tiềm năng phát triển của Yên Bái đồng thời nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Yên Bái ngày 11 tháng 01 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập thành phố Yên Bái thuộc tỉnh Yên Bái trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Yên Bái. Là thành phố đầu tiên trong các tỉnh miền núi phía Tây Bắc. Phía bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính 7 (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn.22.626,00 ha chiếm 3,29%; diện tích đất chưa sử dụng là 80.484,00 ha chiếm 11,69% Dân số 807.287 người (chiếm 0,83% dân số cả nước). Về mặt vị trí địa lý, Yên Bái có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc phát triển kinh tế - xã hội: * Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, Hình 1.1: Vị trí tỉnh Yên Bái tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột CaCO3, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi 8 măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác. * Tiềm năng du lịch: Yên Bái là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp: hang Thẩm Lé (Văn Chấn), động Xuân Long, động Thuỷ Tiên (Yên Bình), hồ Thác Bà, du lịch sinh thái Suối Giàng, ruộng bậc thang Mù Cang Chải; di tích cách mạng, đền thờ Nguyễn Thái Học, Căng Đồn, Nghĩa Lộ…Yên Bái có nhiều dân tộc thiểu số và mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc văn hoá riêng, là điều kiện để kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, vị trí địa lý cũng tạo ra những khó khăn đáng kể. Đây là một tỉnh miền núi, lại nằm sâu trong nội địa, hơn nữa, nền kinh tế nhìn chung còn chậm phát triển, kết cấu hạ tầng lại thấp kém; việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các tỉnh chủ yếu trông cậy vào đường ô tô, đường sắt và một phần đường sông. Yên Bái chưa có đường hàng không… Do ở sâu trong nội địa, xa các cảng, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên việc trao đổi hàng hoá, liên kết kinh tế với các tỉnh khác còn gặp nhiều hạn chế. 1.1.2. Đặc điểm thành phố Yên Bái và phường Hợp Minh * Đặc điểm thành phố Yên Bái: Thành phố Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ Quốc là một trong các đô thị trong vùng sớm được công nhận là thành phố loại III. Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Yên Bái đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt năm 2006. Trên cơ sở quy hoạch chung được phê duyệt, năm 2008 Nghị định 87 của Chính phủ đã điều chỉnh sáp nhập 06 xã của huyện Trấn Yên vào thành phố Yên Bái. Từ đó đến nay thành phố Yên Bái đã và đang được đầu tư xây dựng, quản lý theo quy hoạch được duyệt. Về cơ bản đã phủ kín quy hoạch chi tiết 1/2.000 các phường, xã trong thành phố đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan