Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới văn quán, hà đông, hà nội...

Tài liệu Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới văn quán, hà đông, hà nội (luận văn thạc sĩ)

.PDF
94
149
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN THỊ YÊN QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN QUÁN, HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THI ̣VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN THỊ YÊN KHÓA: 2017-2019 QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN QUÁN, HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VƯƠNG HẢI LONG Hà Nội – 2019 LỜI CẢM ƠN Để có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Vương Hải Long đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để luận văn này được hoàn thành. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Khoa sau Đại học, Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong công việc, cung cấp các tài liệu, khích lệ và trao đổi ý kiến trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 04/2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Yên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Yên MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các hình vẽ, đồ thị Danh mục các bảng, biểu MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 * Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................... 2 * Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 4 * Các khái niệm, thuật ngữ .................................................................................... 4 * Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 6 NỘI DUNG CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN QUÁN 7 1.1. Khái quát về quản lý kiến trúc cảnh quan các khu đô thị mới tại Hà Nội…………………………………………………………………………..7 1.2. Thực trạng kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Văn Quán ....................... 11 1.2.1. Giới thiệu chung khu đô thị mới Văn Quán ........................................... 11 1.2.2. Nội dung quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Văn Quán .......................... 13 1.2.3. Thực trạng về kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Văn Quán ............... 17 1.3. Thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Văn Quán .......... 25 1.3.1. Thực trạng bộ máy quản lý kiến trúc cảnh quan .................................... 25 1.3.2. Thực trạng về công tác quản lý kiến trúc cảnh quan .............................. 27 1.4. Sự tham gia của cộng đồng ........................................................................ 33 1.5. Những vấn đề tồn tại cần tập trung nghiên cứu ......................................... 33 CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN QUÁN 34 2.1. Cơ sở pháp lý để quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ........................ 34 2.1.1. Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị .................................................................................. 34 2.1.2. Định hướng quy hoạch KĐTM Văn Quán ............................................. 37 2.2. Cơ sở lý thuyết để quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ...................... 38 2.2.1. Các lý thuyết về không gian kiến trúc cảnh quan ................................... 38 2.2.2. Các lý thuyết về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ...................... 39 2.3. Kinh nghiệm trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại các khu đô thị mới ở Việt Nam và thế giới ....................................................... 45 2.3.1. Kinh nghiệm trên thế giới ....................................................................... 45 2.3.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam ...................................................................... 47 2.4. Cộng đồng tham gia trong quá trình quản lý kiến trúc cảnh quan............. 50 2.4.1. Vai trò của cộng đồng trong quản lý kiến trúc cảnh quan ...................... 50 2.4.2. Sự cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng..................................... 51 2.4.3. Các mức độ tham gia của cộng đồng ...................................................... 52 2.4.4. Các yếu tố cơ bản trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng ...... 53 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN QUÁN 54 3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ................................................................................................................... 54 3.1.1. Quan điểm quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .............................. 54 3.1.2. Mục tiêu quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .................................. 55 3.1.3. Nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .............................. 56 3.2. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ................................... 56 3.2.1. Giải pháp rà soát, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch ............................ 56 3.2.2. Quản lý công trình kiến trúc ................................................................... 57 3.2.3. Quản lý cây xanh trong khu đô thị.......................................................... 61 3.2.4. Quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật........................................................ 65 3.2.5. Quản lý vệ sinh môi trường .................................................................... 66 3.2.6. Quản lý các tiện ích đô thị ...................................................................... 67 3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách.................................................................. 69 3.3.1. Về cơ chế ................................................................................................ 69 3.3.2. Về chính sách .......................................................................................... 70 3.4. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý ........................................................ 71 3.4.1. Bổ sung và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .......................... 71 3.4.2. Giải pháp tổ chức và nâng cao năng lực quản lý .................................... 73 3.5. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan có sự tham gia của cộng đồng .......................................................................................................... 73 3.5.1. Cung cấp thông tin .................................................................................. 73 3.5.2. Tham gia nguồn lực ................................................................................ 74 2.5.3. Tham gia quản lý, duy tu bảo dưỡng ...................................................... 74 3.5.4. Tham gia công tác kiểm tra giám sát và đánh giá .................................. 75 3.5.5. Xây dựng cơ chế phát huy nội lực cộng đồng ........................................ 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 Kết luận: ............................................................................................................... 78 Kiến nghị: ............................................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Viết tắt Bộ Xây dựng BXD Chất thải rắn CTR Chủ đầu tư CĐT Kiến trúc cảnh quan KTCQ Khu đô thị mới KĐTM Khu đô thị KĐT Nhà xuất bản NXB Nghị định – Chính phủ NĐ-CP Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN Quy hoạch QH Quy hoạch chi tiết QHCT Thành phố TP Thông tư TT Thủ tướng TTg Ủy ban nhân dân UBND Vệ sinh môi trường VSMT DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Phối cảnh khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm 9 Hình 1.2 Hình 1.3 Biệt thự được xây dựng lại với thiết kế hoàn toàn khác biệt ở khu đô thị Foresa Villa Căn biệt thự "khủng" phá vỡ tính đồng bộ của khu đô thị Viglacera Xuân Phương 10 10 Hình 1.4 Ranh giới khu đô thị mới Văn Quán 12 Hình 1.5 Công trình tự ý xây thêm tầng 18 Hình 1.6 Công trình sử dụng gam màu nóng khác biệt 19 Hình 1.7 Nhiều công trình tự ý thay đổi thiết kế 19 Hình 1.8 Nhiều nhà trẻ do tư nhân tự đứng ra mở 21 Hình 1.9 Trường Mần non Bright school đạt chuẩn quốc gia 21 Hình 1.10 Vỉa hè hư hỏng nhiều nơi 22 Hình 1.11 Lấn chiếm vỉa hè 22 Hình 1.12 Hồ Văn Quán ô nhiễm nặng 23 Hình 1.13 Khu vui chơi trẻ em vắng vẻ 24 Hình 1.14 Hình 1.15 Chuyển đổi đất cây xanh thành nhà hàng kinh doanh Quanh hồ Văn Quán rất ít ghế đá 24 25 Số hiệu hình Hình 1.16 Hình 1.17 Hình 1.18 Hình 1.19 Hình 1.20 Hình 1.21 Hình 1.22 Hình 1.23 Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 3.1 Tên hình Hầu hết các biển quảng cáo đều sai quy định Bộ máy quản lý tại KĐTM Văn Quán hiện nay Lấn chiếm vỉa hè cạnh công viên cây xanh kinh doanh cafe Lấn chiếm vỉa hè quanh hồ Văn Quán để kinh doanh Nhiều công trình có chiều cao vượt quy định cho phép Trụ sở cơ quan được xây dựng trang nghiêm Trường Ban Mai School điều chỉnh cục bộ Rác thải tập kết trong khoảng sân giữa KĐT gây ô nhiễm Mật độ cây xanh che phủ cao trong các khu chung cư ở Singapore Không gian kiến trúc cảnh quan bên trong KĐT Ecopark Không gian cảnh quan bên trong KĐTM Phú Mỹ Hưng Nghiêm cấm các hành vi cơi nới ban công Trang 26 27 29 30 31 32 33 34 48 51 52 61 Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 3.2 Màu sắc khuyến khích sử dụng 63 Hình 3.3 Minh họa sân chơi trong nhà trẻ 63 Hình 3.4 Hình 3.5 Hình 3.6 Hình 3.7 Khuyến khích bố trí cây xanh, hoa, tiểu cảnh trên logia Minh họa khoảng cách và kích thước hố trồng cây Khuyến khích không gian xanh trên mái và mặt đứng công trình Minh họa thiết kế vườn hoa cây xanh trong KĐT 64 66 67 68 Hình 3.8 Minh họa trạm đỗ xe thông minh 69 Hình 3.9 Minh họa thùng rác khuyến khích sử dụng 70 Hình 3.10 Kích thước biển hiệu ngang 71 Hình 3.11 Kích thước biển hiệu dọc 71 Hình 3.12 Minh họa vị trí đặt biển 71 Hình 3.13 Hình 3.14 Mô hình tổ chức quản lý tại KĐTM Văn Quán Sơ đồ sự tham gia cộng đồng trong công tác quản lý 75 79 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, biểu Tên bảng, biểu Trang Bảng 1.1 Cơ cấu sử dụng đất KĐTM Văn Quán 15 Bảng 3.1 Các bộ phận nhà được phép nhô ra 62 Bảng 3.2 Quy định cây xanh đường phố 65 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Trong tiến trình hình thành và phát triển, thủ đô Hà Nội đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một thành phố hội nhập và năng động với sự xuất hiện ngày càng nhiều những tổ hợp đô thị hiện đại. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo sự gia tăng dân số, tạo áp lực lớn về nhu cầu nhà ở đô thị. Điều này đặt ra nhiều thách thức cũng như cơ hội để hình thành những khu ở chất lượng cao mang lại sức sống mới cho đô thị. Từ năm 1994, khái niệm khu đô thị mới bắt đầu xuất hiện ở nước ta gắn liền với sự ra đời của một số khu đô thị điển hình như Định Công, Bắc Linh Nam, Trung Yên…Những năm sau đó, nhiều khu đô thị mới được hình thành và phát triển đã giải quyết được nhiều chỗ ở cho cư dân thành phố Hà Nội, đồng thời với việc xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về ở, sinh hoạt và nghỉ ngơi của người dân đô thị. Những nhu cầu về một cuộc sống văn minh hiện đại trong các khu đô thị mới được hình thành thông qua các giải pháp quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của các đơn vị ở khu đô thị mới. Khu đô thị mới Văn Quán được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 405/2002/QĐ-UB ngày 19/4/2002, là dự án khu đô thị mới đầu tiên được xây dựng trên địa bàn quận Hà Đông, góp phần tạo động lực phát triển đô thị cho khu vực do Tổng công ty phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) đầu tư xây dựng, được quy hoạch và thiết kế có kiến trúc hiện đại, các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện khớp nối đồng bộ và đã được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và khai thác sử dụng, Khu đô thị mới Văn Quán bị tác động mạnh bởi xu hướng đô thị hóa, tình trạng xuống cấp bắt đầu xuất hiện, việc xây dựng sai quy hoạch, chuyển đổi chức năng sử 2 dụng đất… đã làm cho bộ mặt đô thị bị biến dạng. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng đô thị chưa đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ cao, bộ máy quản lý đô thị chưa đủ năng lực theo kịp sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Tình trạng quản lý lỏng lẻo đã làm cho Khu đô thị trở nên lộn xộn, cảnh quan kiến trúc của khu đô thị ngày càng xấu đi. Nếu những vấn đề nêu trên không sớm có các biện pháp quản lý hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan đô thị và cuộc sống của cư dân nơi đây. Để khắc phục tình trạng nêu trên, cần có những giải pháp về quản lý kiến trúc cảnh quan trong đô thị nhằm góp phần tạo lập trật tự, mỹ quan đô thị, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo đô thị phát triển bền vững. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội” là rất cần thiết, cấp bách và mang tính thực tiễn cao. * Mục đích nghiên cứu - Đề xuất các quan điểm, nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Khu đô thị mới Văn Quán. - Đề xuất các giải pháp nhằm quàn lý không gian, kiến trúc cảnh quan cho Khu đô thị mới Văn Quán đảm bảo tính thống nhất của không gian tổng thể đến không gian cụ thể các khu vực thuộc khu đô thị và phù hợp với quy hoạch được duyệt. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tương nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan và công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Khu đô thị mới Văn Quán, Hà Đông , Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị mới Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) 3 phê duyệt tại Quyết định số 405/2002/QĐ-UB ngày 19/4/2002. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin: Tập hợp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu phi thực nghiệm. - Phương pháp khảo sát, điều tra: Phương pháp này dùng để trình bày các thành phần chủ yếu, các bước thực hiện bắt đầu bằng việc thảo luận mục đích điều tra, nêu rõ thành phần và mẫu nghiên cứu, các công cụ điều tra được sử dụng, mối quan hệ giữa các biến số, các câu hỏi nghiên cứu, các khoản mục điều tra cụ thể và các bước thực hiện trong phân tích số liệu điều ttra của KĐTM Văn Quán. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy sau đó tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này yêu cầu đối tượng nghiên cứu phải được xem xét dựa trên mối quan hệ tương quan của chúng với nhau, với các thành tố bên ngoài. - Phương pháp chuyên gia. - Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý: Phương pháp này đòi hỏi cộng đồng vừa tham gia vừa mang tính chất chiều rộng: Đa dạng về cách tiếp cận, các vấn đề đô thị gặp phải; tính chất chiều sâu; thể hiện việc cộng đồng được hiểu bao gồm không chỉ cư dân khu vực mà còn có cả các tổ chức trong, tổ chức lân cận khu vực cần tham vấn, các chuyên gia, các thành phần lứa tuổi khác nhau, từ đó có nhiều cách tiếp cận một vấn đề. 4 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và khoa học về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Khu đô thị nói riêng và công tác quản lý đô thị nói chung; + Đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. - Ý nghĩa thực tiễn: + Tạo lập môi trường sống văn minh hiện đại cho các KĐTM, tạo dựng bộ mặt đô thị khang trang hiện đại có trật tự và bản sắc. * Các khái niệm, thuật ngữ - Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở [16]. - Khái niệm về cảnh quan: Tùy theo mỗi ngành có một cách quan niệm khác nhau về cảnh quan. Theo các nhà thiết kế cảnh quan: + Cảnh quan theo các nhà địa lý cảnh quan là bộ phận của bề mặt trái đất, có những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai...nó phân biệt hẳn với nhũng khu vực xung quanh. + Con người chịu tác động của môi trường cảnh quan thông qua tất cả các giác quan (chủ yếu là thị giác). Môi trường này được hình thành do hệ quả tác động tương hỗ của các thành phần cảnh quan. Hệ thống mối quan hệ này đã tạo nên nét đặc trưng cho mỗi vùng với kiểu cánh quan khác nhau. Tùy theo cách phân loại mà ta có các loại cánh quan như: cảnh quan đô thị, cánh quan nông thôn, cảnh quan biển, cánh quan núi, đồng bằng... - Kiến trúc cảnh quan: là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân tạo đề làm cân bằng mối quan hệ qua lại giũa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Kiến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành 5 khác nhau (Quy hoạch không gian, quy hoạch HTKT, Kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa...) nhằm đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi của con người. - Phân loại kiến trúc cảnh quan: cảnh quan các khu đô thị trong không gian tổng thể của các khu vực với góc nhìn từ các hướng tiếp cận bên ngoài. + Nhịp điệu trong khu đô thị + Quy hoạch chiều cao + Phổi kết màu sắc + Sử lý hiệu quả ánh sáng + Vật liệu trang trí - Cảnh quan các khu đô thị với các góc nhìn cận cảnh bên trong. + Về cây xanh + Về mặt nước, tiểu cảnh + Về không gian công cộng + Điểm nhấn trong đô thị + Không gian đóng - mở + Phong cảnh kiến trúc trong khu đô thị . - Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hướng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. - Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thế trong đô thị, bao gồm các công trinh kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị . - Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tố hợp kiến trúc, quáng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thám thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đao, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị [14]. 6 * Cấu trúc luận văn Ngoài phần MỞ ĐẦU và phần KẾT LUẬN, luận văn có phần NỘI DUNG gồm 3 chương: Chương I: Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Văn Quán. Chương II: Cơ sở khoa học về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thi Văn Quán. Chương III: Giải pháp quản lý không gian kiến trúccảnh quan khu đô thị mới Văn Quán. 7 NỘI DUNG CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN QUÁN 1.1. Khái quát về quản lý kiến trúc cảnh quan các khu đô thị mới tại Hà Nội Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Năm 1990, tỷ lệ đô thị hóa mới đạt khoảng 17-18%, đến năm 2000 con số này đã là 23,6%, theo dự báo năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam sẽ đạt khoảng 45%. Trong đó, ở Hà Nội ước tính đến năm 2020, tỉ lệ đô thị hóa ở mức 55-65%. Cùng với đó, áp lực gia tăng dân số tạo sức ép lớn cho thành phố về vấn đề nhà ở cũng như các tiện ích xã hội phục vụ dân cư. Để đáp ứng tốc độ đô thị hóa và giải quyết vấn đề nhà ở cho dân cư, Thành phố Hà Nội đã tiến hành xây dựng các khu đô thị mới. Năm 2010, trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 200 dự án khu đô thị mới và đến nay con số này là 800 dự án với gần 77.000 ha đất, và đang có xu hướng tăng mạnh trong tương lai. Sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các khu đô thị mới, khu nhà ở cao tầng đã giải quyết đươc rất nhiều chỗ ở cho cư dân thành phố đồng thời làm thay đổi diện mạo thủ đô, tạo không gian đô thị văn minh, hiện đại… Tuy nhiên, hầu hết các dự án KĐTM trên địa bàn thành phố Hà Nội còn tồn tại rất nhiều bất cập, từ công tác quản lý, quy hoạch cho đến triển khai xây dựng. Hầu hết, các dự án đầu tư KĐTM đều có sự điều chỉnh so với quy hoạch ban đầu. Điều này chủ yếu tăng mật độ xây dựng, chiều cao công trình, diện tích sàn xây dựng. Chưa kể, nhiều dự án còn ngang nhiên chuyển đổi chức năng sử dụng đất, từ công trình công cộng sang chức năng nhà ở dẫn đến kiến trúc cảnh quan bị phá vỡ, không gian kiến trúc, cảnh quan môi trường khu đô thị bị thu hẹp. Điển hình như KĐT An Hưng, tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 16.256m2 (trong đó diện tích đất nằm trong chỉ 8 giới đường đỏ khoảng 23m2; diện tích đất công trình hỗn hợp văn phòng, thương mại, nhà ở… khoảng 16.233m2). Theo phương án điều chỉnh,Ô đất quy hoạch TTDVO3 tại khu đô thị mới An Hưng (quận Hà Đông) từ chức năng dịch vụ thương mại, văn phòng, khách sạn và biểu diễn nghệ thuật được Hà Nội chuyển sang chức năng văn phòng, thương mại, nhà ở..., cùng với đó là 'nhồi' thêm thêm 2.100 người. Thời gian qua Hà Nội có nhiều điều chỉnh quy hoạch tại các dự án nhà ở, KĐTM theo chiều hướng chuyển đổi chức năng công cộng, hạ tầng sang chức năng nhà ở và thương mại, tăng chiều cao công trình... cần phải cân nhắc khi hạ tầng đang quá tải ảnh hưởng đến ùn tắc giao thông, hạ tầng xã hội của khu vực. Một thực trạng khác trong việc xây dựng các KĐTM ở Hà Nội cũng như cả nước hiện nay là vấn đề đồng bộ và kết nối hạ tầng với các khu vực xung quanh. Các KĐTM phát triển không có sự gắn kết với nhau trong một quy hoạch tổng thể chung của đô thị. Công tác kết nối hạ tầng giữa các dự án, khu dân cư với hạ tầng chung của thành phố còn nhiều tồn tại và bất cập. Ví dụ KĐTM Linh Đàm (Quận Hoàng Mai, Hà Nội) là một dự án với mật độ cư dân thuộc vào hàng đông nhất nhì Hà Nội nhưng vấn đề hạ tầng giao thông lại không được đầu tư đúng mực dẫn tới việc cửa ngõ ra vào khu đô thị này thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng. Khu vực Tây Nam Linh Đàm hiện hàng loạt chung cư cao tầng đua nhau "mọc" lên dọc hai bên tuyến đường Linh Đường, dẫn đến tình trạng quá tải về hạ tầng, trong đó có việc chỗ để phương tiện ô tô, xe máy cho cư dân. Cơ sở hạ tầng không đủ đáp ứng sự phát triển của toàn đô thị do việc thi công xây dựng sai quy hoạch, phá vỡ quy hoạch dược duyệt. Chưa kể các sai phạm về thay đổi thiết kế, tự ý chuyển đổi chức năng sử dụng đất, mật độ xây dựng cao làm phá vỡ quy hoạch của KĐT, phá vỡ không gian kiến trúc cảnh quan toàn đô thị, điều này cũng gây không ít khó khan cho công tác quản lý.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan