Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trườn...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường thpt thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh

.PDF
134
13
50

Mô tả:

1. Lí do chọn đề tài Trong suốt những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các kế hoạch chiến lược về mọi mặt của đất nước, đặc biệt là mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” của ngành giáo dục. Bên cạnh những thành tựu phát triển, giáo dục Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém. Hậu quả của hạn chế này là sự gia tăng phức tạp của hiện tượng xâm hại tình dục trong các trường học, đặc biệt là khối THPT. Đây là mối lo ngại không chỉ của ngành Giáo dục mà còn của toàn xã hội. Tại Việt Nam, xâm hại tình dục hiện nay đang là vấn đề rất nghiêm trọng. Theo thống kê của ngành công an, trong năm 2018 đã xảy ra 1296 vụ xâm hại tình dục trẻ em với 1.233 đối tượng, xâm hại 1.141 em. Những số liệu này cho thấy, xâm hại tình dục đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn. Những hậu quả của việc bị xâm hại tình dục tác động tới cả thể chất, tinh thần, thái độ học tập của học sinh và cả việc giảng dạy của thầy cô giáo. Hậu quả về mặt tâm lý có thể kể đến như các em luôn cảm thấy lo lắng, không tin vào chính bản thân mình và mọi người, nghi ngờ mọi người xung quanh và có xu thế phòng vệ. Nhiều em lại có cảm giác chán nản, tồi tệ về bản thân rồi từ đó dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc có thể tự lặp lại hành vi đó đối với người khác. Sự việc này còn gây không khí mất đoàn kết trong lớp học, ảnh hưởng không tốt đến việc học hành của các em; tác động xấu đến môi trường giáo dục của nhà trường; đồng thời gây bức xúc đối với xã hội. Do đó, cần tiến hành và tăng cường công tác giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục học sinh. Để hoạt động này có hiệu quả, công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường có vai trò hết sức quan trọng. Ở Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh, để ngăn ngừa việc xâm hại tình dục xảy ra ở đơn vị mình, nhiều trường THPT trong Thành phố đã có các hình thức, giải pháp khác nhau. Có nhiều hoạt động tuy không mới về nội dung nhưng đã được cải tiến không ngừng về mặt hình thức để thu hút học sinh tham gia nhằm góp phần hạn chế tình trạng trên trong trường THPT. Tuy vậy, nhìn trên diện rộng thì thực trạng công tác quản lý phòng chống xâm hại tình dục trong các trường THPT ở Thành phố Móng
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ BẢO NINH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ BẢO NINH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Út Sáu THÁI NGUYÊN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Bảo Ninh i LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Út Sáu, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Bảo Ninh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................................x MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...........................................................................2 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................2 6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3 8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .....................................................................................5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ................................................................5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................................7 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ...........................................................................12 1.2.1. Quản lý ...............................................................................................................12 1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................................ 13 1.2.3. Hoạt động phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông ....................14 1.2.4. Quản lý hoạt động phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông .......16 1.3. Những vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục trong trường trung học phổ thông ................................................................................16 1.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông ....................................16 iii 1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông ................................................................................18 1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông .....................................................................................................19 1.3.4. Phương pháp giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông .....................................................................................................................20 1.3.5. Con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông .............................................................................................................23 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông .......................................................................................................24 1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông .............................................................................................24 1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông .......................................................................................25 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông .......................................................................................27 1.4.4. Đánh giá hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT ....31 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông ........................................................................................33 1.5.1. Yếu tố khách quan .............................................................................................33 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ...........................................................................................34 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................36 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH .................................................................................... 37 2.1. Khái quát về khách thể điều tra và quá trình khảo sát ..........................................37 2.1.1. Thực trạng các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................................37 2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ..........................................................................39 2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục trong trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ...................................41 iv 2.2.1. Thực trạng nhận thức, kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ....................41 2.2.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh .........................................................................................................43 2.2.3. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ...........46 2.2.4. Thực trạng phương pháp giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ......50 2.2.5. Thực trạng con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ..............52 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ....................56 2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh .............56 2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh .......59 2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh .....................62 2.3.4. Thực trạng kiểm tra kết quả hoạt động hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh .......64 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ..............67 2.5. Đánh giá chung công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ..............68 2.5.1. Ưu điểm .............................................................................................................68 2.5.2. Hạn chế ..............................................................................................................69 2.5.3. Nguyên nhân ......................................................................................................69 Kết luận chương 2 ........................................................................................................69 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH .................. 71 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp .....................................................................71 v 3.1.1. Đảm bảo nguyên tắc mục tiêu ...........................................................................71 3.1.2. Đảm bảo tính khoa học, toàn diện, hệ thống .....................................................71 3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi và tính thực tiễn........................................72 3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ ........................................................................................72 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ...............72 3.2.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng các con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục học học sinh các trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái Quảng Ninh ..................................................................................................................72 3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên năng lực giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái Quảng Ninh ..................................................................................................................87 3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường theo định hướng tăng cường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông .............89 3.2.4. Biện pháp 4: Huy động lực lượng giáo dục tham gia phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh .......91 3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo xây dựng phòng tham vấn học đường đáp ứng nhu cầu của học sinh ...........................................................................................................95 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...........................................................................97 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ....................................98 3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm .......................................................................................98 3.4.2. Khách thể khảo nghiệm .....................................................................................98 3.4.3. Nội dung khảo nghiệm.......................................................................................98 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm .........................................................................................99 Kết luận chương 3 ......................................................................................................102 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................106 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT 1. BCH Ban chấp hành 2. BGH Ban giám hiệu 3. CBQL, GV, NV Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 4. CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 5. CMHS Cha mẹ học sinh 6. CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7. CSVC Cở sở vật chất 8. GD Giáo dục 9. GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 10. GVBM Giáo viên bộ môn 11. GVCN Giáo viên chủ nhiệm 12. HS Học sinh 13. HSSV Học sinh sinh viên 14. KHCN Khoa học công nghệ 15. PT XHTD Phòng tránh xâm hại tình dục 16. QLGD Quản lý giáo dục 17. THPT Trung học phổ thông 18. UBND Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê số lượng CBQL, giáo viên và học sinh THPT ở các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ............................................................ 37 Bảng 2.2: Kết quả đánh giá học lực của HS THPT .................................................................. 38 Bảng 2.3: Kết quả đánh giá hạnh kiểm của HS THPT............................................................. 38 Bảng 2.4. Thực trạng kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ................ 42 Bảng 2.5: Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................... 44 Bảng 2.6 : Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh............ 47 Bảng 2.7: Thực trạng phương pháp giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh........................... 50 Bảng 2.8: Thực trạng con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh........................... 53 Bảng 2.9: Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh........................... 57 Bảng 2.10: Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ................... 59 Bảng 2.11: Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh......................................... 63 Bảng 2.12: Thực trạng kiểm tra kết quả hoạt động hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................... 65 Bảng 2.13: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh............................................................................................................ 67 Báng 3.1: Một số bài học trong môn sinh học có thể lồng ghép hoạt động giáo dục PT XHTD .................................................................................................................... 77 viii Bảng 3.2: Các chủ đề sinh hoạt ngoại khóa gắn với hoạt động phòng tránh xâm hại tình dục ........................................................................................................... 82 Bảng 3.3: Một số đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học phổ thông theo chủ đề: Giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông............................................................................................... 86 Bảng 3.4: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp ...................................... 99 Bảng 3.5. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp .......................................100 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp ...................... 100 Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp ...................... 101 x MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong suốt những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các kế hoạch chiến lược về mọi mặt của đất nước, đặc biệt là mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” của ngành giáo dục. Bên cạnh những thành tựu phát triển, giáo dục Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém. Hậu quả của hạn chế này là sự gia tăng phức tạp của hiện tượng xâm hại tình dục trong các trường học, đặc biệt là khối THPT. Đây là mối lo ngại không chỉ của ngành Giáo dục mà còn của toàn xã hội. Tại Việt Nam, xâm hại tình dục hiện nay đang là vấn đề rất nghiêm trọng. Theo thống kê của ngành công an, trong năm 2018 đã xảy ra 1296 vụ xâm hại tình dục trẻ em với 1.233 đối tượng, xâm hại 1.141 em. Những số liệu này cho thấy, xâm hại tình dục đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn. Những hậu quả của việc bị xâm hại tình dục tác động tới cả thể chất, tinh thần, thái độ học tập của học sinh và cả việc giảng dạy của thầy cô giáo. Hậu quả về mặt tâm lý có thể kể đến như các em luôn cảm thấy lo lắng, không tin vào chính bản thân mình và mọi người, nghi ngờ mọi người xung quanh và có xu thế phòng vệ. Nhiều em lại có cảm giác chán nản, tồi tệ về bản thân rồi từ đó dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc có thể tự lặp lại hành vi đó đối với người khác. Sự việc này còn gây không khí mất đoàn kết trong lớp học, ảnh hưởng không tốt đến việc học hành của các em; tác động xấu đến môi trường giáo dục của nhà trường; đồng thời gây bức xúc đối với xã hội. Do đó, cần tiến hành và tăng cường công tác giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục học sinh. Để hoạt động này có hiệu quả, công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường có vai trò hết sức quan trọng. Ở Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh, để ngăn ngừa việc xâm hại tình dục xảy ra ở đơn vị mình, nhiều trường THPT trong Thành phố đã có các hình thức, giải pháp khác nhau. Có nhiều hoạt động tuy không mới về nội dung nhưng đã được cải tiến không ngừng về mặt hình thức để thu hút học sinh tham gia nhằm góp phần hạn chế tình trạng trên trong trường THPT. Tuy vậy, nhìn trên diện rộng thì thực trạng công tác quản lý phòng chống xâm hại tình dục trong các trường THPT ở Thành phố Móng 1 Cái vẫn còn không ít mặt hạn chế, bất cập. Chính vì vậy, hiện tượng trên vẫn xảy ra và có thể diễn biến phức tạp trong các nhà trường bất cứ lúc nào nếu như từng đơn vị, trường học lơ là, mất cảnh giác đối với vấn đề xâm hại tình dục và bạo lực học đường. Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu với mong muốn đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục phòng chống và hạn chế nạn xâm hại tình dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh, đề tài đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tại các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh hiện nay đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong các hoạt động: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đánh giá hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh. Nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của hoạt động này sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT. 2 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh và khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu đề xuất các biện pháp của Hiệu trưởng quản lý giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT Thành phố Móng Cái Tỉnh Quảng Ninh. 6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu Trong phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu trên 3 trường THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái: THPT Trần Phú, THPT Lí Thường Kiệt, THPT Chu Văn An.  Về cán bộ quản lý: nghiên cứu 23 cán bộ quản lý của 3 trường THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn)  Về giáo viên: Nghiên cứu trên mẫu 91 giáo viên của 3 trường 6.3. Giới hạn về thời gian Chúng tôi khảo sát thực trạng quản lý giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh trong năm học năm học 2019 - 2020 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu, các văn bản liên quan... để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi đã xây dựng bảng hỏi để khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng hoạt động, quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý, giáo viên để bổ sung thêm kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động, quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh. 3 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu kế hoạch, chương trình phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh để kiểm chứng, bổ sung kết quả nghiên cứu từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 7.2.4. Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành quan sát một số hoạt động ngoại khóa của các trường THPT để tìm hiểu thực trạng các con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT. 7.2.5. Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia: Chúng tôi trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và các giáo viên có kinh nghiệm ở các trường THPT về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hai tình dục cho học sinh ở các trường THPT. 7.3. Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý số liệu kết quả điều tra Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý các số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở trường trung học phổ thông. Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh. Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Phòng tránh xâm hại tình dục (PT XHTD) là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm, vấn đề chung của toàn cầu, không của riêng quốc gia nào. Để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp PT XHTD đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này. Sau đây là một số công trình nghiên cứu về vấn đề PT XHTD nói chung và PT XHTD HS nói riêng. Hướng thứ nhất: Những nghiên cứu về thực trạng xâm hại tình dục trẻ em trên bình diện chung. Từ năm 1999, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thực hiện một báo cáo tham vấn về phòng ngừa lạm dụng tình dục trẻ em và đưa ra định nghĩa xâm hại tình dục trẻ em, được khá nhiều tài liệu và các nghiên cứu khác tham khảo, trích dẫn lại, đó là: “xâm hại tình dục trẻ em là việc lôi kéo trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục mà trẻ em đó không hiểu một cách đầy đủ, không có khả năng quyết định ưng thuận một cách có hiểu biết, hoặc hành động diễn ra giữa một trẻ em với một người trưởng thành hoặc với một trẻ em khác mà do độ tuổi và mức độ phát triển, người này có mối quan hệ trách nhiệm, tin tưởng hoặc quyền hành với trẻ, và hành động gây ra nhằm thỏa mãn như cầu của người đó” [39]. Cũng theo các tài liệu của các tổ chức quốc tế thì xâm hại tình dục có thể thể hiện dưới nhiều dạng và nhiều mức độ khác nhau, chẳng hạn: Xâm hại trẻ bằng cách đụng chạm (làm tình sử dụng miệng, hôn hít hoặc ôm trẻ theo kiểu tình dục, giao hợp hoặc làm tình qua đường hậu môn,sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ hoặc bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của người lớn hoặc của một đứa trẻ lớn hơn, ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm); Xâm hại trẻ bằng cách không đụng chạm (dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm để làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ hưng phấn tình dục hoặc làm cho trẻ quen với tình dục, cho trẻ nghe hoặc nhìn những người khác làm tình, bắt trẻ đứng ngồi theo tư thế gợi dục để chụp ảnh, cho trẻ xem sách báo khiêu dâm) [47]. Tác giả Mukami T. Mutua, Ong’ang’a H.M. Ouko (2017) trong công trình nghiên cứu (Child abuse influence on Lower Primary SchoolPupil’s Academic 5 achievement in arural setting in Kenya), đã chỉ ra rằng lạm dụng trẻ em là một hành động gây ra thương tích nghiêm trọng đến thân thể và tra tấn về mặt tinh thần tình cảm vào trẻ em, là cố ý hoặc vô ý và có thể gây nguy hiểm cho thân thể, sức khoẻ, tình cảm, đạo đức và quá trình giáo dục cho trẻ. Nghiên cứu này báo động tình trạng trẻ em ở các trường tiểu học bị lạm dụng, nhóm nghiên cứu quan tâm đến việc điều tra lạm dụng trẻ em và những ảnh hưởng của nó đối với thành tích học tập của học sinh tiểu học ở Nyandarua, vùng nông thôn của Kenya. Bảng hỏi là công cụ chính được sử dụng để thu thập dữ liệu. Kết quả phân tích dữ liệu thu thập được cho thấy, lạm dụng trẻ em về thể chất và tình dục có ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh. Từ đó các khuyến nghị đã được đưa ra về yêu cầu quản lý trường lớp, giáo viên, đề ra các giải pháp thích hợp có sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường và chính quyền địa phương [43]. Trong nghiên cứu của tác giả Allan John Kemboi ((Relationship between child abuse and academic performance in five selected Primary School in Suguta Zone of Samburu County),2013) đã chỉ ra các hình thức lạm dụng trẻ em, nguyên nhân, nhận thức của cộng đồng đối với lạm dụng trẻ em và ảnh hưởng của lạm dụng trẻ em đối với quá trình học tập của học sinh lứa tuổi tiểu học ở vùng Lorroki, vùng nông thôn nghèo khó của châu Phi. Nghiên cứu được tiến hành thông qua khảo sát số liệu với các đối tượng bao gồm học sinh, giáo viên từ 5 trường tiểu học, phụ huynh và chính quyền địa phương. Các kết quả nghiên cứu cho thấy lạm dụng trẻ em ở Loroki đã ảnh hưởng tiêu cực đến học tập của học sinh ở trường tiểu học. Việc lạm dụng trẻ em đã dẫn đến sự suy giảm hứng thú học tập của học sinh, giảm mức độ biết đọc biết viết của dân số trong vùng, và gia tăng số học sinh bỏ học, gia tăng sự chênh lệch về giới trong tiếp cận giáo dục đối với học sinh nữ [42]. Hướng thứ hai: Những nghiên cứu về phòng tránh xâm hại tình dục ở trẻ em và giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục ở trẻ em. Tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Thụy Điển đều có những chương trình hướng dẫn học sinh phòng tránh bị xâm hại từ khi trẻ 3 tuổi, và đặc biệt với độ tuổi 5-8 tuổi thì chương trình giáo dục trong nhà trường sẽ có tích hợp nội dung này hoặc thậm chí có hẳn một môn học riêng về giới tính và các mối quan hệ (Sex and Relationship Education) như ở Anh chẳng hạn (Austrian Aids & World Vision, 2014a; b; Goldman, 2013; Sinart King & Lynne Benson, 2006; Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển, 2014) [1]. Các nghiên cứu chuyên sâu đã khẳng định rằng trường học đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục về giới tính, an toàn cho trẻ vì trong nhiều nền văn hóa, ở nhiều quốc gia thì cha mẹ rất ngần ngại trong 6 việc giáo dục các nội dung này cho trẻ hoặc bản thân họ cũng không đủ hiểu biết, không đủ kỹ năng để truyền đạt cho con. Việc UNESCO (2009) biên soạn một chương trình hoà chỉnh về giáo dục giới tính, an toàn tình dục cho trẻ với sự cố vấn của các chuyên gia và tham khảo kinh nghiệm thực tiễn của trên 30 quốc gia là một thành tựu rất đáng ghi nhận trong công tác giáo dục phòng tránh bị xâm hại tình dục cho trẻ em [44]. Trong công trình nghiên cứu về Giao tiếp giữa mẹ và con về phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em (Mother-child communication about sexual abuse prevention), tác giả Walsh, K., Brandon và L., & Chirio, L. (2012), cho biết có 212 bà mẹ Australia đã hoàn thành một cuộc khảo sát trực tuyến về vai trò của giao tiếp giữa mẹ và con về phòng, tránh lạm dụng tình dục trẻ em. Theo đó, có 2/3 (67,5%) số người được hỏi đã thảo luận về phòng, tránh lạm dụng tình dục trẻ em với con cái, với tỷ lệ khác nhau tùy theo độ tuổi (cao nhất cho các bà mẹ có con từ 5-12 tuổi). Số lượng các chủ đề được thảo luận với con cái khác nhau tùy theo giới tính của trẻ em (số lượng lớn các chủ đề được thảo luận bởi các bà mẹ với cả trẻ nam và trẻ nữ) và độ tuổi (số lượng lớn các chủ đề được thảo luận bởi các bà mẹ có con từ 5-12 tuổi). Những phát hiện này cung cấp những hiểu biết mới về giao tiếp giữa mẹ và con về phòng, tránh lạm dụng [45]. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước về vấn đề này cũng khá phong phú nhưng vẫn còn nhỏ lẻ. Có thể chia các nghiên cứu trong nước thành các nhóm sau đây: Nhóm thứ nhất: Những nghiên cứu về thực trạng xâm hại tình dục trẻ em trên bình diện chung Trong những năm gần đây, vấn đề xâm hại tình dục trẻ em thu hút sự chú ý của xã hội. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đi sâu vào làm rõ thực trạng xâm hại tình dục trẻ em. Tác phẩm đầu tiên cần phải nhắc đến là cuốn “Tội phạm và vấn đề tránh tội phạm (Lứa tuổi vị thành niên)” của nhóm tác giả Lê Văn Cương & cộng sự (1999) [7]. Ở cuốn sách này, các tác giả cho biết một thực tế là ở trường tiểu học, THCS, việc học sinh nam và học sinh nữ trêu ghẹo, cặp đôi nhau, tưởng như là chuyện trẻ con, nhưng đó chính là quấy rối tình dục, rồi đi đến xâm hại tình dục chỉ trong gang tấc. Nhóm tác giả đã nêu hiện tượng một số học sinh vào quán karaoke, hẹn nhau “làm thử”. Để rồi không ít vụ hiếp dâm trẻ em xảy ra và hiện tượng này không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Nạn nhân của các vụ hãm hiếp trẻ em hầu hết là các em gái trong độ 10 - 13 tuổi, có trường hợp nạn nhân là bé gái 4 - 5 7 tuổi. Nhóm tác giả đã đưa ra minh chứng vào năm 1994 ở TP. Hồ Chí Minh có 55 vụ hãm hiếp trẻ em trên tổng số 107 vụ xâm hại tình dục, trong đó có 43 vụ nạn nhân dưới 13 tuổi. Phân tích các vụ án cho thấy, “kẻ phạm tội hiếp dâm trẻ em thuộc đủ các tầng lớp xã hội, với những nhóm tuổi khác nhau, hầu hết chưa xây dựng gia đình (66%), mù chữ hoặc học vấn thấp (70%)”. Một điều đáng chú ý là trong số 107 vụ nêu trên có 82 vụ do thanh niên ở tuổi 18-30 gây ra, 10 vụ có thủ phạm ở tuổi vị thành niên. Đối với các em gái là nạn nhân, sự đau đớn về thể chất và tinh thần sẽ còn ám ảnh các em lâu dài trong cuộc sống. Vì các tác giả tiếp cận dưới góc độ điều tra viên và tội phạm học nên chưa có cái nhìn tổng thể về tâm lý, giáo dục và xã hội học, nên cần tiếp tục có những nghiên cứu đa ngành hơn. Hơn thế nữa, ngôn từ phân tích trong tư liệu cũng chưa phù hợp và đảm bảo tính chuyên môn cho những yêu cầu liên ngành nhất là ngành giáo dục. Trong nghiên cứu “Nhận thức, hành vi của trẻ em đường phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em (Qua khảo sát tại Huế và Hà Nội”), tác giả Lê Thị Linh Chi (2007) cho rằng nhóm đối tượng dễ bị tấn công nhất với những hình thức xâm hại phổ biến, xu hướng khác biệt về giới trong nguy cơ xâm hại tình dục trẻ. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho thấy nhận thức của trẻ đường phố về vấn nạn xâm hại tình dục, phản ứng của các em trước thực trạng này và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp của trẻ đối với những nguy cơ bị xâm hại tình dục. Ngoài ra, tác giả khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ đường phố trước nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục, quá trình tiếp nhận thông tin ngoài xã hội và hiệu quả của các chương trình hành động phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em đã và đang triển khai hiện nay. Việc trẻ có nguy cơ bị xâm hại tình dục hay không cũng phụ thuộc vào gia đình [5]. Nhóm thứ hai: Những nghiên cứu về công tác phòng tránh xâm hại tình dục ở trẻ em và giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục ở trẻ em. Liên quan gần gũi đến giáo dục phòng tránh bị xâm hại cho trẻ em là lĩnh vực giáo dục về giới tính. Khảo sát cho thấy khá nhiều đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án về nhận thức, thái độ của giáo viên, phụ huynh về giáo dục giới tính cho học sinh và thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh (Huỳnh Văn Sơn, 1999; Võ Thị Tường Vy, 1999, Nguyễn Văn Phương, 2003; Nguyễn Thị Phương Nhung, 2009; Nguyễn Xuân Huệ, 2012... và một số tác giả khác). Kết quả các nghiên cứu này cho thấy, học sinh cuối THCS có ý thức tương đối đầy đủ về mục đích của giáo dục giới tính và cho rằng đây là hoạt động giáo dục cần thiết cho học sinh lứa tuổi này. Học sinh cũng quan tâm đến nhiều nội dung giáo dục giới tính như khái niệm về giới tính, các đặc điểm phân biệt nam nữ, biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì, tình dục an toàn, các mối quan 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất