Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thô...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam

.PDF
129
1
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ÐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------------------------- HỒ VIẾT BAN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Đà Nẵng - Năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ÐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------------------------- HỒ VIẾT BAN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 814.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN XUÂN BÁCH Đà Nẵng – Năm 2022 iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i TÓM TẮT ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. ix MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2 3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu ......................................... 2 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2 6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 3 8. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 3 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............ 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 5 1.2. Các khái niệm chính của đề tài ...................................................................... 7 1.2.1. Quản lý giáo dục ................................................................................... 7 1.2.2. Giáo dục pháp luật ................................................................................ 9 1.2.3. Quản lý giáo dục pháp luật ................................................................. 13 1.3. Lí luận về giáo dục pháp luật cho học sinh thpt .......................................... 13 1.3.1. Mục tiêu của giáo dục pháp luật cho học sinh THPT ......................... 13 1.3.2. Chủ thể và đối tƣợng của giáo dục pháp luật ...................................... 15 1.3.3. Nội dung giáo dục pháp luật ............................................................... 18 1.3.4. Hình thức giáo dục pháp luật .............................................................. 19 1.3.5. Phƣơng pháp giáo dục pháp luật ......................................................... 20 1.3.6. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các chính sách trong giáo dục pháp luật ....................................................................................................... 21 1.4. Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh thpt .............................................. 21 1.4.1. Mục tiêu quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh THPT................... 21 1.4.2. Quản lý nội dung, chƣơng trình giáo dục pháp luật ........................... 22 1.4.3. Quản lý hình thức và phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật .............................................................................................................. 22 v 1.4.4. Quản lý các lực lƣợng phối hợp hoạt động giáo dục pháp luật .......... 23 1.4.5. Quản lý điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật ................... 24 1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục pháp luật .................. 25 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT ........................................................................................................... 26 1.5.1. Các yếu tố khách quan ........................................................................ 26 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ............................................................................ 26 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 29 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM ........................... 31 2.1. Khái quát quá trình khảo sát......................................................................... 31 2.1.1. Mục tiêu khảo sát ................................................................................ 31 2.1.2. Đối tƣợng và địa bàn khảo sát............................................................. 31 2.1.3. Nội dung khảo sát ............................................................................... 31 2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát ......................................................................... 31 2.1.5. Cách thức xử lý kết quả khảo sát ........................................................ 32 2.1.6. Kết quả số phiếu khảo sát ................................................................... 32 2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ............................................................ 32 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.......................................................................................................... 32 2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ..................................................................................................................... 33 2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam .................................................................. 34 2.2.4. Quy mô phát triển trƣờng lớp từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022 ............................................................................................................ 34 2.2.5. Quy mô học sinh ................................................................................. 34 2.2.6. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên..................................... 35 2.2.7. Điều kiện cơ sở vật chất ...................................................................... 36 2.2.8. Đánh giá chung ................................................................................... 36 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh thpt trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam .................................................................. 36 2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục pháp luật cho học sinh THPT .................................................................................................... 36 vi 2.3.2. Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT ........... 38 2.3.3. Kết quả giáo dục pháp luật cho học sinh THPT ................................. 45 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam...................................................... 49 2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục pháp luật ................................. 49 2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục pháp luật ................................ 50 2.4.3. Thực trạng quản lý phƣơng pháp giáo dục pháp luật ......................... 52 2.4.4. Thực trạng quản lý hình thức giáo dục pháp luật ............................... 52 2.4.5. Thực trạng quản lý các lực lƣợng phối hợp giáo dục pháp luật ......... 54 2.4.6. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ giáo dục pháp luật............ 55 2.4.7. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá giáo dục pháp luật.................. 56 2.5. Đánh giá chung............................................................................................. 57 2.5.1. Những mặt mạnh ................................................................................. 57 2.5.2. Những mặt hạn chế ............................................................................. 58 2.5.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế ................................................. 59 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 60 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM............................................. 62 3.1. Nguyên tắc xác lập các biện pháp ................................................................ 62 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa........................................................ 62 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ..................................................... 62 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ...................................................... 63 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lí ........................................................ 63 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam...................................................... 64 3.2.1. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh đối với giáo dục pháp luật ............................. 64 3.2.2. Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật gắn với các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trƣờng ........................................................ 66 3.2.3. Lựa chọn nội dung GDPL cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phƣơng. ................................................................................................................ 68 3.2.4. Đa dạng hoá hình thức và phƣơng pháp giáo dục pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông .......................................................... 70 3.2.5. Tăng cƣờng các lực lƣợng tham gia phối hợp giáo dục pháp luật ...... 73 3.2.6. Đầu tƣ, đáp ứng các điều kiện phục vụ cho giáo dục pháp luật ......... 76 vii 3.2.7. Đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thƣởng trong hoạt động GDPL................................................................................................................... 78 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................. 80 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ............................ 81 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................ 81 3.4.2. Quá trình khảo nghiệm ........................................................................ 81 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm .......................................................................... 81 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 85 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 88 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ viết đầy đủ BCH Ban chấp hành CB Cán bộ CBQL Cán bộ quản lý CB,GV,NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên CMHS Cha mẹ học sinh PHHS Phụ huynh học sinh HS Học sinh CSVC Cơ sở vật chất CNH Công nghiệp hóa CNTT Công nghệ thông tin ĐTN Đoàn thanh niên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông GDCD Giáo dục công dân GDPL Giáo dục pháp luật VPPL Vi phạm pháp luật GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm GVBM Giáo viên bộ môn GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp HĐH Hiện đại hóa NV Nhân viên QLGD Quản lý giáo dục TBDH Thiết bị dạy học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông HLHTN Hội liên hiệp thanh niên XHCN Xã hội chủ nghĩa XHH Xã hội hóa ix DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1. Quy mô phát triển trƣờng, lớp, học sinh THPT 34 Quy mô học sinh các trƣờng THPT trên địa bàn huyện 2.2. 35 Thăng Bình năm học 2021-2022 Số lƣợng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên THPT năm 2.3. 35 học 2021-2022 2.4. Việc xây dựng kế hoạch GDPL cho học sinh 37 Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức 2.5. 39 độ thực hiện nội dung GDPL cho học sinh Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV về thực trạng sử 2.6. 40 dụng các hình thức GDPL cho học sinh Kết quả khảo sát ý kiến của học sinh về thực trạng sử dụng 2.7. 41 các hình thức GDPL cho học sinh Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV về thực trạng vận 2.8. 42 dụng các phƣơng pháp GDPL cho học sinh Kết quả khảo sát ý kiến của học sinh về thực trạng vận 2.9. 43 dụng các phƣơng pháp GDPL cho học sinh 2.10. Sự cần thiết của GDPL trong HS 45 2.11. Mức độ biểu hiện của một số hành vi VPPL của học sinh 45 Thống kê xếp loại hạnh kiểm HS THPT từ năm học 20172.12. 47 2018 đến năm học 2020-2021 Kết quả khảo sát CBQL và GV về quản lý mục tiêu GDPL 2.13. 49 cho HS Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản 2.14. 51 lý thực hiện nội dung hoạt động GDPL cho học sinh Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản 2.15. 52 lý các phƣơng pháp GDPL cho học sinh Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản 2.16. 53 lý các hình thức GDPL cho học sinh Kết quả khảo sát ý kiến của 15 CBQL, 100 GV về thực 2.17. trạng quản lý các lực lƣợng phối hợp hoạt động GDPL cho 54 học sinh x Số hiệu bảng 2.18. 2.19. 3.1. 3.2. Tên bảng Kết quả khảo sát CBQL, GV về điều kiện CSVC, trang thiết bị phục vụ GDPL cho học sinh Kết quả khảo sát CBQL, GV về thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá trên địa bàn huyện Thăng Bình Bảng kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp Bảng kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp Trang 56 56 82 83 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục pháp luật trong các nhà trƣờng, đặc biệt trong các trƣờng phổ thông có ý nghĩa chiến lƣợc, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của ngƣời công dân, giúp họ có ý thức chấp hành tốt pháp luật, đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tƣơng lai. Do đó, trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã ra những nghị quyết, chỉ thị trong đó khẳng định rằng để xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân cần “Đƣa việc giáo dục pháp luật vào các trƣờng học, các cấp học, từ phổ thông đến đại học…”. Đòi hỏi này chỉ có thể đƣợc thực hiện tốt, đầy đủ khi đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong các trƣờng học theo tinh thần Chỉ thị số 32 - CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thƣ trung ƣơng Đảng và Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của TTCP- “Chú trọng việc chuẩn hóa nội dung chƣơng trình, tài liệu, sách giáo khoa giảng dạy pháp luật chính khóa cũng nhƣ việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa bằng nhiều hình thức phong phú”. Giáo dục pháp luật trong các nhà trƣờng là một bộ phận cấu thành của quá trình tổ chức dạy và học, là bộ phận quan trọng góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, lối sống cho học sinh theo mục tiêu giáo dục: “Đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Điều 2, Luật Giáo dục). Muốn thực hiện đƣợc những mục tiêu đó thì cần phải có vai trò của giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng. Công tác này đòi hỏi phải tiến hành một cách liên tục, thƣờng xuyên và đang trở thành một trong những nội dung không thể thiếu trong các mặt giáo dục của nhà trƣờng nhằm tạo ra lớp ngƣời “vừa hồng, vừa chuyên” nhƣ mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhƣ vậy, để nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện trƣớc hết cần phải nâng cao hiệu quả của giáo dục pháp luật cho học sinh, đặc biệt là đối với học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay. Thời gian gần đây, tình trạng xuống cấp đạo đức ở một bộ phận học sinh trở nên đáng báo động. Nạn bạo lực học đƣờng, hiện tƣợng học sinh gian dối trong thi cử, nói tục, chửi thề, trộm cắp, vi phạm luật an ninh mạng, vi phạm luật giao thông...trở nên nhức nhối. Một bộ phận không nhỏ học sinh dính vào tệ nạn cờ bạc, cá độ bóng đá, ham mê trò chơi điện tử lan rộng ở nhiều trƣờng học, cấp học dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, học sinh vi phạm kỉ luật, vi phạm pháp luật có chiều hƣớng gia tăng. Những tình trạng vi phạm pháp luật nói trên là do các em còn hạn chế nhận thức về vấn đề pháp luật. Do đó cần phải hình thành cho các em có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Vì thế, xây dựng chƣơng trình giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng là biện pháp mang tính lâu dài 2 và cấp bách. Thực hiện chủ trƣơng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, sở GD&ĐT Quảng Nam về tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh, nhận thức vai trò, vị trí của nhà trƣờng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh, trong những năm qua, các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam đã luôn chú trọng đến việc giáo dục pháp luật cho học sinh. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua sự quan tâm chỉ đạo của Chi ủy, lãnh đạo nhà trƣờng, trong kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Song, để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ trong thời đại công nghệ phát triển, đào tạo ngƣời công dân tốt cho xã hội, các trƣờng THPT cần phải chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh. Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức và hành vi tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật của học sinh trong nhà trƣờng, góp phần ổn định môi trƣờng giáo dục, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đào tạo cho học sinh trở thành những công dân tốt, giúp ích cho xã hội sau này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 4. Giả thuyết khoa học Tăng cƣờng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT thông qua việc thực hiện đồng bộ và có hệ thống các biện pháp quản lý từ tác động nhận thức, đổi mới về nội dung, cải tiến phƣơng pháp và hình thức tổ chức đến tăng cƣờng sự quản lý thì giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận của quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh THPT - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam 3 - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam 6. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát thực trạng quản lý của hiệu trƣởng các trƣờng THPT về hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018 – 2021. Địa bàn nghiên cứu: 05 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2021. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Đề tài sử dụng các phƣơng pháp sau đây để xử lý khung lý thuyết của đề tài: Phân tích, tổng hợp từ các công trình đã có và các tài liệu thu thập nhằm hệ thống hoá khái niệm và các nội dung cơ bản về quản lý giáo dục pháp luật học sinh trong giai đoạn hiện nay. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp điều tra viết: Bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi, điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng việc quản lý giáo dục pháp luật học sinh các trƣờng THPT, từ đó khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt mạnh nhằm thực hiện tốt vai trò quản lý giáo dục pháp luật của học sinh. - Phƣơng pháp phỏng vấn: Hỏi ý kiến trực tiếp các đối tƣợng khảo sát. - Phƣơng pháp quan sát: Sử dụng phƣơng pháp này nhằm tiếp cận và xem xét các hoạt động quản lý giáo dục pháp luât của học sinh, qua đó tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo, quản lý giáo dục pháp luật của học sinh của các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở quan sát, đánh giá thực tiễn việc thực hiện vai trò quản lý giáo dục pháp luật trong 4 năm trở lại đây, đề tài nghiên cứu tổng kết, đánh giá đúng thực trạng để đƣa ra những biện pháp đổi mới hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục pháp luật của học sinh. - Phƣơng pháp chuyên gia: Dùng để tham khảo ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi. 7.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ Phƣơng pháp toán thống kê: Để xử lý kết quả điều tra, khảo sát. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các 4 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, con ngƣời sử dụng nhiều loại quy phạm khác nhau nhƣ: quy phạm đạo đức, quy phạm pháp luật, quy phạm tôn giáo, tín ngƣỡng, quy phạm thẩm mỹ,…Trong đó quy phạm pháp luật đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Theo học thuyết Mác - Lênin, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nƣớc, giai cấp nắm quyền đã thông qua nhà nƣớc để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp thành ý chí nhà nƣớc. Ý chí đó đƣợc thể hiện cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành và đƣợc bảo đảm cho pháp luật đƣợc thực hiện. Mục đích của pháp luật trƣớc hết là để điều chỉnh các quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội nhằm hƣớng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Khi nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, trật tự của một xã hội đƣợc xây dựng dựa trên pháp luật thì trong xã hội đó mỗi công dân phải đƣợc trang bị đầy đủ những kiến thức pháp luật cần thiết để suy nghĩ và hành động theo pháp luật. Giáo dục là con đƣờng chính và nhanh nhất để mang tri thức đến cho con ngƣời, cung cấp cho họ sự hiểu biết về các lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội, khoa học kỹ thuật… để họ phát triển toàn diện, thích ứng với mọi lĩnh vực trong cuộc sống, chuẩn bị cho hành trang bƣớc vào đời để mỗi ngƣời có thể làm việc trong các ngành nghề của xã hội, giúp họ nuôi sống bản thân, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tri thức pháp luật muốn truyền tải đến mọi ngƣời một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất tất yếu phải thông qua con đƣờng giáo dục. Do vậy, công tác giáo dục pháp luật cho công dân nói chung, cho học sinh phổ thông nói riêng là việc làm rất quan trọng kể cả trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ra Chỉ thị số 32/CT-TW “Về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” trong đó nhấn mạnh “Công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần phải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật và xác định rõ, phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng” [1]. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu: “Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật”. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành 6 Trung ƣơng Đảng khóa XII đã chỉ rõ phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phát triển con ngƣời”. Hoạt động GDPL trong nhà trƣờng THPT là một bộ phận quan trọng góp phần hình thành nhân cách, lối sống cho học sinh theo mục tiêu giáo dục: “nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế” (Điều 2, Luật giáo dục 2019) . Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông là vấn đề đặc biệt quan trọng trong các con đƣờng giáo dục nói chung, có ý nghĩa chiến lƣợc trong việc đào tạo, giáo dục để hình thành một cách vững chắc thế hệ công dân, ngƣời lao động đáp ứng các yêu cầu của xã hội hiện tại và tƣơng lai, thế hệ chủ nhân của đất nƣớc có lối sống, lao động và làm theo Hiến pháp, pháp luật. Đối với học sinh phổ thông, cùng với những kiến thức về văn hóa, kiến thức pháp luật mà các em lĩnh hội đƣợc trong quá trình học tập ở nhà trƣờng sẽ là một trong những nền tảng cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện nhân cách một ngƣời chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Bởi vậy, trong giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng, việc cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về pháp luật, các biểu hiện hành vi tuân thủ pháp luật, thói quen sống và làm việc theo pháp luật là một việc làm hết sức cần thiết. Vấn đề giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng phổ thông nói riêng, đến nay đã có một số tác giả nghiên cứu dƣới dạng giáo trình, sách nghiên cứu, sách tham khảo hoặc một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ. Một số công trình có giá trị sử dụng cao nhƣ: “Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay” Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục của Vũ Thị Thu Thủy năm 2018 [47]; cuốn Quản lý Giáo dục, Quản lý nhà trƣờng trong bối cảnh thay đổi của Đặng Xuân Hải và Nguyễn Sỹ Thƣ, NXB Giáo dục Việt Nam [18]; “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum” luận văn thạc sĩ Giáo dục của Trần Thanh Vĩnh năm 2017 [51]; “Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật của nƣớc ta-Thực trạng và giải pháp” luận văn thạc sỹ của Hồ Quốc Dũng năm 1997 [16]; “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trƣờng THPT thành phố Quãng Ngãi” luận văn thạc sĩ Giáo dục của Trần Quang Dũng năm 2016 [15]; “Vai trò của pháp luật trong hình thành nhân cách” của TS Nguyễn Đình Đặng Lục, xuất bản năm 2005 [27]. “Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, Số 7 đặc biệt 18, tháng 4/2019 của Lê Thị Thu Hằng [19]; Giáo trình “Lý luận Nhà nƣớc và Pháp luật” do PGS.TS Lê Minh Tâm chủ biên, xuất bản năm 2000 [42]; Giáo trình Pháp luật đại cƣơng của TS Nguyễn Hợp Toàn, NXB Lao động, Hà Nội năm 2004 [48]; “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” của PGS.TS Đào Trí Úc, xuất bản năm 1995 [50]; "Những vấn đề cơ bản về Nhà nƣớc và pháp luật" - Tạp chí Giáo dục pháp luật - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. "Lý luận chung về Nhà nƣớc và pháp luật, tập 1" - NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội; Kết luận số 01-KL/TW, ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 [4]; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (Luật số 14/2012/QH13) của Quốc hội Khóa XIII [26]; Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” [44]; Nghị định 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật” [13]; Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016 – 2020 [45]; Quyết định số 705/QĐ-TTg TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 ban hành Chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 [46]; Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lƣc học đƣờng [14]; Quyết định số 3296/QĐBGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2019 về phê duyệt Đề án ”Tăng cƣờng quản lý, giáo dục chính trị tƣ tƣởng đối với HSSV trên môi trƣờng mạng đến năm 2025” [10]; Chƣơng trình giáo dục phổ thông, Chƣơng trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ban hành kèm theo Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/02/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [9]. Nhìn chung các tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, sự cần thiết phải quan tâm đến vấn đề giáo dục pháp luật cho công dân nói chung, cho học sinh nói riêng; còn công tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng thì chƣa đƣợc đề cập đến. Do đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam nhằm đổi mới, bổ sung, hoàn thiện các nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh THPT, phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nƣớc và xu thế hội nhập Quốc tế. 1.2. Các khái niệm chính của đề tài 1.2.1. Quản lý giáo dục 1.2.1.1. Quản lý Khái niệm quản lý là một khái niệm có ý nghĩa rất tổng quát. Từ khi xã hội loài 8 ngƣời hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã đƣợc quan tâm, hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao hơn. Xét ở góc độ hoạt động thì quản lý là điều khiển, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi con ngƣời để đạt đến mục đích, phù hợp với quy luật khách quan. Dƣới góc độ khoa học, quản lý là những hoạt động cần thiết phải đƣợc thực hiện khi con ngƣời kết hợp với nhau trong các nhóm, các tổ chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung. Trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau, khái niệm quản lý đƣợc các nhà lí luận đƣa ra nhiều định nghĩa khác nhau: Có thể nêu ra một số khái niệm quản lý nhƣ sau: - Tác giả M.Ikônzacov (1994) đã đƣa ra khái niệm: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc mục đích của nhóm” [35, tr.79]. Tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò của ngƣời lãnh đạo trong tập hợp, phối hợp giữa các cá nhân trong tổ chức để thực hiện các mục tiêu đề ra. - Nhấn mạnh đến mục tiêu trong định nghĩa quản lý, Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là một quá trình định hƣớng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống, là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt đƣợc mục tiêu nhất định” [19, tr.8]. - Theo nhóm tác giả Bùi Việt Phú, Trần Xuân Bách, Lê Quang Sơn: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng, có kế hoạch của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý, tổ chức quản lý) đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý và các yếu tố chịu ảnh hƣởng tác động của chủ thể quản lý) về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…, bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phƣơng pháp và các biện pháp cụ thể nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt đến mục tiêu quản lý. - Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những ngƣời lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu theo dự kiến”. - Theo tác giả Vũ Dũng, khi bàn về khái niệm quản lý đã nhấn mạnh đến mục đích và yếu tố cấu thành, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của hoạt động quản lý. Quản lý là hoạt động có định hƣớng, có mục đích, có hệ thống thông tin của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra. Có thể nói các khái niệm trên tuy có cách tiếp cận khác nhau về hoạt động quản lý, song có điểm chung là tầm quan trọng của việc tập hợp, thuyết phục, thúc đẩy các thành viên trong tổ chức thực hiện đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Vậy, quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phƣơng pháp và các biện pháp cụ thể nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu quản lý. 1.2.1.2. Giáo dục Giáo dục đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhất là giáo dục xã hội, đƣợc coi là lĩnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất