Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mầm ...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non huyện kon rẫy tỉnh kon tum

.PDF
148
1
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐINH LÝ HƢƠNG Họ và tên tác giả QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI Đinh Lý Hƣơng CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN KON RẪY TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÀ NẴNG – 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐINH LÝ HƢƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN KON RẪY-TỈNH KON TUM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN KON RẪY TỈNH KON TUM Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LỜI CAM ĐOAN LUẬN VĂN THẠC SỸ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Lê Mỹ Dung; các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, đƣợc trích dẫn đầy đủ. Các tƣ liệu đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. LÊ MỸ DUNG Họ và tên tác giả Đinh Lý Hƣơng ĐÀ NẴNG – 2022 iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i TÓM TẮT .................................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.......................................................................3 6. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................3 8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON ............5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non ...................................................................................................5 1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài .........................................................................5 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc ..........................................................................6 1.2. Các khái niệm chính của đề tài .................................................................................9 1.2.1. Quản lý ............................................................................................................9 1.2.2. Quản lý giáo dục .............................................................................................9 1.2.3. Kỹ năng và kỹ năng xã hội ...........................................................................10 1.2.4. Hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội ..............................................................11 1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ........................11 1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non .........12 1.3.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ................12 1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5- 6 tuổi tại trƣờng mầm non ........................................................................................................................12 1.3.3. Phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5- 6 tuổi ..............................................................................................................14 1.3.4. Môi trƣờng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ cho trẻ 56 tuổi tại trƣờng mầm non .............................................................................................19 1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5- 6 tuổi ......20 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi .................................21 v 1.4.1. Quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non từ 5-6 tuổi ...............................................................................................................21 1.4.2. Quản lý nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non từ 5-6 tuổi ...............................................................................................................23 1.4.3. Quản lý phƣơng pháp, hình thức của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non từ 5-6 tuổi ..........................................................................................25 1.4.4. Quản lý môi trƣờng hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non từ 5-6 tuổi .....................................................................................................................25 1.4.5. Quản lý sự phối hợp của các lực lƣợng xã hội trong giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non từ 5- 6 tuổi ...................................................................................26 1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non từ 5- 6 tuổi ..............................................................................27 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................28 CHƢƠNG 2. TH C TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘICHO TRẺ 5,6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN KON RẪY, TỈNH KON TUM ....................................................................................29 2.1. Khái quát quá trình điều tra khảo sát thực trạng ....................................................29 2.1.1. Mục tiêu khảo sát ..........................................................................................29 2.1.2. Nội dung khảo sát .........................................................................................29 2.1.3 Khách thể khảo sát, mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát ..................................29 2.1.4. Quy trình khảo sát .........................................................................................30 2.1.5. Phƣơng pháp khảo sát ...................................................................................30 2.2. Khái quát tình hình kinh tế, chính trị - văn hóa xã hội xã hội và giáo dục trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum .........................................................................31 2.2.1. Tình hình kinh tế - chính trị của huyện Kon Rẫy .........................................31 2.2.2. Tình hình văn hóa – xã hội huyện Kon Rẫy .................................................32 2.2.3. Tình hình giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Kon Rẫy ..........................32 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum .................................................................35 2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, CMT về tầm quan trọng của GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ............................................................................................35 2.3.2. Thực trạng mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ....36 2.3.3. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ....38 2.3.4. Thực trạng phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5, 6 tuổi ..........................................................................................42 2.3.5. Thực trạng các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi .....................................................................................................................44 2.3.6. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi.........................................................................................................47 vi 2.4 .Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum......................................49 2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ...........................................................................................................................49 2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 56 tuổi ..............................................................................................................................50 2.4.3. Thực trạng quản lý phƣơng pháp, hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ....................................................................................................52 2.4.4. Thực trạng quản lý môi trƣờng, các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................................................53 2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ...............................................................................54 2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy ..................................................................................56 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại trƣờng mầm non mầm non huyện Kon Rẫy ..........................................57 2.6.1. Những ƣu điểm, hạn chế ...............................................................................57 2.6.2. Những thuận lợi, khó khăn ...........................................................................58 2.6.3. Nguyên nhân hạn chế ....................................................................................60 Tiểu kết chƣơng 2 ..........................................................................................................61 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN KON RẪY, TỈNH KON TUM ..............................................................................................62 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..........................................................................62 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ...............................................................62 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...............................................................62 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ...............................................................63 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả................................................................63 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................................63 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng Mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum ...................................................64 3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ về tầm quan trọng, tính cần thiết của giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi .................................................................................................................................64 3.2.2. Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch, nội dung giáo dục TC&KNXH cho trẻ 5-6 tuổi phù hợp với bối cảnh địa phƣơng, của nhà trƣờng ..............................67 3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức và phƣơng pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ..................................................................................................68 vii 3.2.4. Thực hiện tốt công tác phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ....................................71 3.2.5. Xây dựng môi trƣờng và điều kiện cơ sở vật chất quản lý giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ...........................................................................................74 3.2.6. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ...........................................................................................77 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..................82 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm..................................................................................82 3.3.2. Đối tƣợng khảo nghiệm ................................................................................82 3.3.3. Nội dung khảo nghiệm ..................................................................................82 3.3.4. Tiến trình khảo nghiệm .................................................................................82 3.3.5. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................................83 Tiểu kết chƣơng 3 ..........................................................................................................86 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................90 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 11 12 13 14 VIẾT TẮT PGD-ĐT CBQL CB GV NV MN KNXH GDKNXH CMT KN GVCN CSVC ĐTB VIẾT ĐẦY ĐỦ Phòng Giáo dục-Đào tạo Cán bộ quản lý Cán bộ Giáo viên Nhân viên Mầm non Kỹ năng xã hội Giáo dục kỹ năng xã hội Cha mẹ trẻ Kỹ năng Giáo viên chủ nhiệm Cơ sở vật chất Điểm trung bình ix DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. 2.6. 2.7. 2.8. 2.9. 2.10. 2.11. 2.12. 2.13. 2.14. Tên bảng Bảng tổng hợp mạng lƣới trƣờng lớp 8 trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum Bảng tổng hợp đội ngũ CBQL mầm non năm học 2021 – 2022 Về tình hình đội ngũ GV mầm non năm học 2021 - 2022 Bảng đánh giá mức độ nhận thức về tầm quan trọng của GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở huyện Kon Rẫy Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non ở huyện Kon Rẫy Mức độ và kết quả thực hiện nội dung của hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non ở huyện Kon Rẫy Mức độ và kết quả thực hiện phƣơng pháp, hình thức của hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non ở huyện Kon Rẫy Mức độ kết quả thực hiện môi trƣờng kỹ năng xã hội cho trẻ 56 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy Mức độ và kết quả thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy Mức độ và kết quả thực hiện công quản lý mục tiêu hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý nội dung hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy Mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý phƣơng pháp, hình thức hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy Mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy Mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy Trang 33 34 35 36 37 38 42 45 47 49 51 52 53 55 x Số hiệu bảng 2.15. 3.1. 3.2. Tên bảng Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy đƣợcđƣợcTính cấp thiết của các biện pháp quản lý GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy Tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy Trang 56 83 84 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tƣơng lai của đất nƣớc. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thƣơng yêu và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Bởi vậy quan tâm, chăm sóc trẻ em luôn là vấn đề đƣợc đặt lên hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời. Để có những công dân tốt, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của đất nƣớc, ngay từ nhỏ trẻ em phải đƣợc nuôi dƣỡng, chăm sóc thật tốt để đảm bảo phát triển về sức khoẻ, trí tuệ, tình cảm và hành vi. Tuy nhiên thực tế cho thấy, vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em hiện nay còn nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là tình trạng bạo hành, xâm hại và tai nạn thƣơng tích ở trẻ em ngày càng gia tăng và trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Điều đáng quan tâm là trẻ em dƣới 6 tuổi là nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng và dễ gặp rủi ro thƣơng tích do trẻ lứa tuổi này thƣờng thể hiện bản tính hiếu động trong khi các em vẫn còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần, chƣa có sự hiểu biết về kỹ năng xã hội. Chính vì thế khả năng tự bảo vệ mình ở lứa tuổi này còn bị hạn chế hơn so với các nhóm lứa tuổi khác. Hội nghị thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển trẻ em, họp ngày 2030/3/1990 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York đã tuyên bố: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thƣơng và còn phụ thuộc. Tƣơng lai của các em phải đƣợc hình thành trong sự hòa hợp và hợp tác”. Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ tám, Khóa XI, Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ mục tiêu: “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bƣớc vào lớp 1”, những định hƣớng, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, sự cụ thể hóa của ngành giáo dục Việt Nam đã luôn bám sát thực tế của nền giáo dục toàn cầu trong các giai đoạn cụ thể. Vì vậy, việc giáo dục để hình thành và phát triển kỹ năng xã hội cần đƣợc tiến hành từ bậc học mầm non, bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam để giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Trẻ bƣớc vào trƣờng học ngoài mặt tâm lý, vốn tri thức nhất định về thế giới xung quanh thì phải có các chuẩn mực hành vi đạo đức, kỹ năng cần thiết giúp trẻ nhanh chóng gia nhập vào tập thể lớp, tìm đƣợc vị trí của mình trong tập thể đó, có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động. Chất lƣợng, hiệu quả giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ em mầm non tùy thuộc vào nhiều yếu tố gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Đặc biệt phụ thuộc trực tiếp vào quản lý của các nhà quản lý trong nhà trƣờng mầm non. Tăng cƣờng thay đổi và ngƣời có trình độ quản lý đồng thời là nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng xã hội, hình thành đƣợc kỹ năng xã hội phù hợp cho trẻ em 2 trong các trƣờng mầm non. Vì vậy nghiên cứu để đƣa ra đƣợc các giải pháp quản lý phù hợp vì trong lĩnh vực quản lý giáo dục mầm non còn rất thiếu. Việc dạy và học kỹ năng xã hội ở các trƣờng mầm non mang tính tự phát, thậm chí còn có thể nói là mò mẫm bởi không có sự thống nhất từ cả nội dung đến phƣơng pháp. Do hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội ở bậc học mầm non còn quá mới nhƣng chƣa mang tính chính thống. Để có đƣợc hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội không những bài bản, hiệu quả, chất lƣợng mà còn tạo đƣợc chỗ đứng trong hàng loạt các loại hình học tập thì những biện pháp và chiến lƣợc quản lý hoạt động này là vô cùng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum đã đƣợc quan tâm, tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế nhất định, điều này có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do đó, việc đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp có tính cấp thiết và khả thi, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy, từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5- 6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum qua các nội dung: quản lý mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức, các điều kiện tổ chức và công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi. Chủ thể các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum là Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non. 3 4.2. Về địa bàn nghiên cứu Luận văn tiến hành điều tra, khảo sát tại 08 trƣờng mầm non công lập huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum: * Trƣờng mầm non 19-5 thị trấn Đăkrve * Trƣờng mầm non ĐăkPne * Trƣờng mầm non Đăk kôi * Trƣờng mầm non Đăk Tơ Lung * Trƣờng mầm non Tân Lập * Trƣờng mầm non Anh Dƣơng * Trƣờng mầm non Hoa Hồng * Trƣờng mầm non Họa My 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non. - Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. - Đề xuất và khảo nghiệm biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. 6. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum đã đƣợc quan tâm, tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều bất cập cả về việc quản lý thực hiện mục tiêu, quản lý nội dung, hình thức, phƣơng pháp, điều kiện thực hiện. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan của các nhà trƣờng. Có thể đề xuất đƣợc các biện pháp có tính cấp thiết, khả thi cao về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ tại các trƣờng mầm non. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh để khái quát hóa lý luận quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trƣờng mầm non. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; Nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết trong xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 4 Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi để khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Khách thể điều tra bao gồm: các CBQL nhà trƣờng; cán bộ các đoàn thể xã hội ở địa phƣơng; cha mẹ học sinh và giáo viên các trƣờng mầm non trên địa bàn. - Phương pháp phỏng vấn sâu Cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ các đoàn thể xã hội ở địa phƣơng; cha mẹ trẻ và giáo viên các trƣờng mầm non Nội dung phỏng vấn về:. Thực trạng HĐ GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy. Thực trạng quản lý HĐ GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Tiến hành nghiên cứu các Đề án, Quyết định, Báo cáo, …Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), trƣờng Mầm non có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non. - Phương pháp thống kê toán học. Xử lí số liệu thu đƣợc qua điều tra bằng thống kê toán học và các phần mềm máy tính để đảm bảo tính khách quan, khoa học. - Phương pháp chu ên gia Thu thập ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề đánh giá thực trạng, tính hợp lý, khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất. Phƣơng pháp này tập hợp đƣợc các học giả, đội ngũ chuyên gia có năng lực, trình độ cao về chuyên ngành và kinh nghiệm thực tiễn để ra quyết định. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, còn có 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 56 tuổi ở các trƣờng mầm non. - Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum - Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Phát triển tình cảm, xã hội là một trong những nhiệm vụ thiết yếu nhất và đầy thử thách của thời thơ ấu. Giáo dục tình cảm xã hội góp phần đặt những viên gạch nền tảng cho việc học tập suốt đời, phát triển sức khoẻ thể chất, tinh thần và góp phần xây dựng xã hội hoà bình; phát triển các mối quan hệ tích cực của trẻ với thế giới xung quanh; tăng cƣờng khả năng sẵn sàng vào lớp Một và thành công trong tƣơng lai. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã quan tâm đến vấn đề này từ rất lâu. Nghiên cứu của Elliott và các cộng sự (2002) đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự phát triển xã hội điển hình trong những năm mầm non cũng nhƣ những kỳ vọng phù hợp của cha mẹ đối với hành vi của trẻ mầm non; xem xét ngắn gọn quá trình đánh giá hoạt động xã hội và xác định các kỹ năng cần điều trị và tập trung vào các phƣơng pháp hiệu quả để thúc đẩy các kỹ năng xã hội ở trẻ mẫu giáo [18]. Nghiên cứu của Pinar và cộng sự (2010) đã xem xét các nghiên cứu về việc nâng cao kỹ năng xã hội cho trẻ trong giai đoạn mầm non ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chƣơng trình giáo dục kỹ năng xã hội nhƣ chƣơng trình dựa vào trò chơi, gia đình hoặc giáo viên tham gia, chƣơng trình hoạt động kịch, hoạt động câu chuyện, chƣơng trình hợp tác và chƣơng trình dựa trên dự án đƣợc áp dụng cho trẻ mầm non để đạt đƣợc kỹ năng xã hội. Nghiên cứu cũng kết luận rằng, kết quả của những nghiên cứu đó, ngƣời ta thấy rằng các chƣơng trình giáo dục kỹ năng xã hội có hiệu quả hơn các kỹ năng nhƣ quyết đoán, thích ứng với xã hội. Từ đó, các tác giả cho rằng, điều cần thiết là phải tăng cƣờng các nghiên cứu nhằm mang lại và cải thiện các kỹ năng xã hội và mở rộng các chƣơng trình giáo dục kỹ năng xã hội hiệu quả [20]. Trong khi đó Arslan và nhóm nghiên cứu (2011) của mình đã đã điều tra mối quan hệ giữa các đặc điểm cảm xúc và hành vi và các kỹ năng xã hội của trẻ em mẫu giáo. Đối tƣợng tham gia là 224 trẻ em 6 tuổi (115 nữ, 109 nam). Dữ liệu đƣợc thu thập bằng cách sử dụng Thang đánh giá kỹ năng xã hội (Avcıoğlu, 2003) và Thang đánh giá hành vi và cảm xúc ở lứa tuổi mẫu giáo (Epstein, Synhorst, Cress, & Allen, 2009). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có một mối quan hệ tích cực giữa các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân với nhau và điều tiết cảm xúc, sự sẵn sàng đến trƣờng, sự tự tin trong xã hội và sự tham gia của gia đình. Đồng thời có một mối quan hệ tích cực có ý nghĩa thống kê giữa giải thích bằng lời nói, kỹ năng lắng nghe và khả năng tự kiểm 6 soát và điều tiết cảm xúc, sự sẵn sàng đến trƣờng, sự tự tin trong xã hội và sự tham gia của gia đình [17]. Maryam và các cộng sự (2019) của mình lại nhấn mạnh rằng, tuổi mầm non là giai đoạn có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Các kỹ năng xã hội có đƣợc trong giai đoạn này là cơ sở cho sự thành công trong cuộc sống trong tƣơng lai. Nghiên cứu này nhằm điều tra mức độ kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo ở nhà và ở trƣờng mầm non và kiểm tra mối liên hệ giữa kỹ năng xã hội của trẻ với nền tảng văn hóa và môi trƣờng. Nhóm tác giả đã nghiên cứu cắt ngang sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu theo cụm nhiều tầng đã đƣợc thực hiện trên 546 trẻ em học tại các trung tâm mầm non của một khu vực đô thị của Iran. Dữ liệu đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi kỹ năng xã hội và nhân khẩu học từ cha mẹ trẻ và giáo viên. Kết quả cho thấy, các kỹ năng xã hội của trẻ em gái nhiều hơn kỹ năng xã hội của trẻ em trai ở nhà. Hơn nữa, phần lớn trẻ em có kỹ năng xã hội ở mức độ trung bình theo quan điểm của cha mẹ và giáo viên.. Hơn nữa, một mối liên hệ có ý nghĩa thống kê đã đƣợc tìm thấy giữa các lĩnh vực kỹ năng xã hội của trẻ và thứ hạng sinh của trẻ, tuổi của cha, công việc của cha, tuổi của giáo viên, trình độ học vấn của giáo viên, kinh nghiệm của giáo viên và lớp học mầm non về số lƣợng trẻ em và loại lớp học. Các tác giả cũng cho rằng, cần quan tâm nhiều hơn đến tình trạng gia đình và đặc điểm của giáo viên và trung tâm mầm non để cải thiện các kỹ năng xã hội ở trẻ [19]. Nghiên cứu của Saide và cộng sự (2020) đƣợc thực hiện nhằm xác định ảnh hƣởng của Chƣơng trình Giáo dục Kỹ năng Xã hội áp dụng cho trẻ mẫu giáo trong độ tuổi từ 48 đến 60 tháng đối với sự tự tôn trong học tập và kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ. Nhóm nghiên cứu bao gồm 16 trẻ mầm non trong độ tuổi từ 48 đến 60 tháng. Trong nghiên cứu, Chƣơng trình Giáo dục Kỹ năng Xã hội đã đƣợc áp dụng cho trẻ em trong hai ngày một tuần trong suốt 14 tuần. Khả năng giải quyết vấn đề và mức độ tự lập trong học tập của trẻ em đƣợc đo lƣờng trƣớc và sau chƣơng trình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa (p <0,05) đƣợc xác định giữa điểm số của trẻ em trƣớc và sau khi tham gia Chƣơng trình Giáo dục Kỹ năng Xã hội. Sau khi kiểm tra, kết luận rằng Chƣơng trình Giáo dục Kỹ năng Xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục những kỹ năng cho cho trẻ [21]. 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước Giáo dục tình cảm xã hội là một trong các lĩnh vực giáo dục quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mầm non, điều này đƣợc thể hiện rõ không chỉ trong thực tiễn mà còn ở cả các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Luật Giáo dục 2019 đã chỉ ra mục tiêu của giáo dục mầm non là “nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Trong đó, tình cảm xã hội có vị trí quan trọng và đứng song song với các lĩnh vực khác trong mục tiêu phát triển toàn diện trẻ em mà Luật giáo dục đã chỉ ra. Chƣơng trình giáo dục mầm non 2009 (sửa đổi năm 2016) cũng xác định rõ 7 năm lĩnh vực giáo dục bao gồm: giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Các tác giả trong nƣớc cũng đã chú ý nghiên cứu vấn đề này với những công trình tiêu biểu dƣới đây. Nguyễn Thị Thu Hạnh (2017) đề cập đến vấn đề giáo dục kĩ năng xã hội qua trải nghiệm cho trẻ mầm non dƣới góc độ phân tích một số vấn đề lí luận có liên quan nhƣ: Các khái niệm, mục đích, phân loại, phƣơng pháp giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ và phân tích xu hƣớng thế giới trong giáo dục kĩ năng xã hội qua trải nghiệm (thông qua việc xác định cơ sở lí luận và chƣơng trình giáo dục mầm non của một số nƣớc) nhằm đƣa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về giáo dục kĩ năng xã hội qua trải nghiệm. Qua đó đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lƣợng của hoạt động này [6]. Nghiên cứu của Vũ Thị Ngọc Minh (2019) đã phân tích thực trạng mức độ kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua nghiên cứu khảo sát tại một số trƣờng mầm non thuộc phạm vi nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội. Qua khảo sát thực tiễn cho thấy kĩ năng hợp tác của đa số trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đang ở mức trung bình và cận khá. 2 kĩ năng tốt nhất trong số 16 kĩ năng hợp tác ở trẻ đó là kĩ năng tham gia vào nhóm và kĩ năng thể hiện thái độ hợp tác. Hầu nhƣ toàn bộ các kĩ năng có vai trò hạt nhân, liên quan đến sự hợp tác, tƣơng tác giữa các cá nhân trong quá trình cùng tham gia hoạt động đều đang ở ở mức trung bình và yếu, trong đó yếu nhất là kĩ năng điều chỉnh, tự điều chỉnh và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, bất đồng. Những phát hiện trên từ thực trạng chính là một trong những cứ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu cách thức tổ chức hoạt động chơi và các hoạt động giáo dục khác nhƣ là một phƣơng tiện để qua đó giáo dục, nâng cao mức độ phát triển của kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non [7]. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2019) đã phân tích, đánh giá nội dung về quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mầm non của hiệu trƣởng các trƣờng mầm non huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 06 nội dung chính: 1) Xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ; 2) Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, điều dƣỡng; 3) Quản lý các hoạt động chăm sóc và điều dƣỡng; 4) Tổ chức tập huấn cho giáo viên, nhân viên kiến thức chăm sóc, nuôi dƣỡng; 5) Xây dựng môi trƣờng chăm sóc, điều dƣỡng; 6) Kiểm tra hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ trong trƣờng mầm non [5]. Luận văn của Mai Phƣơng Nhã Trúc (2020) đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động bồi dƣỡng năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ và lý luận về quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ cho đội ngũ giáo viên mầm non để làm cơ sở lý luận cho quá trình khảo sát tìm hiểu về thực trạng hoạt động bồi dƣỡng năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ và thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ cho giáo viên mầm non huyện Trà Ôn. Qua kết quả khảo sát thấy rằng thực trạng hoạt động bồi dƣỡng năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ bị ảnh 8 hƣởng bởi thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ. Hầu hết các nhà quản lý thực hiện các chức năng quản lý chƣa thật sự sâu sát và chƣa có tính khả thi cao, một số trong giáo viên mầm non thực hiện công tác tự bồi dƣỡng chƣa hiệu quả, chƣa hiểu đƣợc mối quan hệ giữa công tác bồi dƣỡng với chuẩn nghề nghiệp với chƣơng trình giáo dục mầm non mà một phần là do công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc giám sát hoạt động bồi dƣỡng giáo viên còn nhiều chủ quan từ nhà quản lý. ừ những kết quả khảo sát thực trạng nêu trên tác giả đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ cho đội ngũ giáo viên mầm non tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long [15]. Trong khi đó, Nguyễn Tuấn Vĩnh và các cộng sự (2020) lại khảo sát thực trạng trên 150 giáo viên cho thấy sự tham gia của cha mẹ trẻ khá hạn chế. Xây dựng quy trình và thử nghiệm tổ chức một dự án học tập cho trẻ 5 – 6 tuổi cho thấy hình thức hoạt động giáo dục này có khả năng tăng cƣờng sự tham gia của cha mẹ trẻ trong việc phối hợp với giáo viên để giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non [16]. Luận văn của Trần Thanh Nhàn (2021) đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này tại địa bàn nghiên cứu, bao gồm: Tăng cƣờng quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giáo dục trẻ ở các trƣờng Mầm non huyện Đầm dơi; Đổi mới quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chƣơng trình giáo dục trẻ ở các trƣờng Mầm non Huyện Đầm Dơi; Chú trọng hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên ở các trƣờng Mầm Non Huyện Đầm Dơi; Thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên trong các trƣờng Mầm non huyện Đầm Dơi; Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục trẻ trong các trƣờng Mầm Non huyện Đầm Dơi; Đổi mới kiểm tra hoạt động giáo dục trẻ ở các trƣờng Mầm non huyện Đầm Dơi [10]. Trần Thị Thủy Thƣơng Ngọc (2022) đã nghiên cứu thực trạng và biện pháp rèn luyện kĩ năng thoát hiểm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kỹ năng thoát hiểm hiện nay của trẻ còn hạn chế và thụ động, trẻ chƣa biết cách thoát hiểm trong những tình huống khẩn cấp, không biết bảo vệ mình trƣớc các tình huống xấu và chƣa biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ đúng đắn. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng rèn luyện kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5-6 tuổi ở 20 giáo viên của 2 trƣờng mầm non Phong Xuân 1 và Phong Xuân 2 của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo viên các trƣờng này đã có sự nhận thức về sự cFaceần thiết phải rèn luyện kĩ năng thoát hiểm cho trẻ, tuy nhiên họ lại chƣa lại chƣa có phƣơng pháp, hình thức để tổ chức rèn luyện hiệu quả các kỹ năng thoát hiểm cho trẻ. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, bài viết đƣa ra các biện pháp nhằm tăng cƣờng rèn luyện kĩ năng thoát hiểm cho trẻ [8]. Tóm lại, các công trình trong và ngoài nƣớc chủ yếu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục trẻ mầm non nói chung cũng nhƣ hoạt động giáo dục một số
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất