Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông ở các t...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương

.PDF
127
1
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG THỊ THANH TUYỀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG TƢ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Đà Nẵng - Năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG THỊ THANH TUYỀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG TƢ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƢƠNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ MỸ DUNG Đà Nẵng - Năm 2022 iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................ix DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. x MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 3 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3 7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 8. Ý nghĩa đóng góp của luận văn............................................................................. 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG TƢ THỤC ........................................................................... 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường trung học phổ thông tư thục. ...... 6 1.1.1. Ở nước ngoài ................................................................................................... 6 1.1.2. Ở trong nước ................................................................................................... 8 1.2. Các khái niệm chính của đề tài ................................................................................. 9 1.2.1. Khái niệm quản lý ........................................................................................... 9 1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục .......................................................................... 10 1.2.3. Khái niệm kỹ năng sống................................................................................ 11 1.2.4. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống ................................................................. 12 1.2.5. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ................................... 13 1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục ..................................................................................... 14 1.3.1. Tầm quan trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục ........................................................................... 14 1.3.2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục ............................................................................................... 15 v 1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục ............................................................................................... 16 1.3.4. Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục ............................................................. 18 1.3.5. Điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục ................................................... 22 1.3.6. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục ............................................................. 24 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục......................................................................................... 25 1.4.1. Quản lý về mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ ... 25 1.4.2. Quản lý về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục ........................................................................... 25 1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục ................................................... 26 1.4.4. Quản lý về điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục ............................. 27 1.4.5. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường Phổ thông tư thục ....................................................................... 27 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................................... 28 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG TƢ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƢƠNG ........................................................................................................................ 29 2.1. Khái quát quá trình khảo sát ................................................................................... 29 2.1.1. Mục tiêu khảo sát .......................................................................................... 29 2.1.2. Nội dung khảo sát ......................................................................................... 29 2.1.3. Phương pháp khảo sát ................................................................................... 29 2.1.4. Tổ chức khảo sát ........................................................................................... 30 2.2. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương ................................................................................................................... 31 2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố Thủ Dầu Một ................... 31 2.2.2. Tình hình kinh tế, chính trị và văn hóa – xã hội của thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ................................................................................................... 31 2.2.3. Tình hình giáo dục THPT tại thành phố Thủ Dầu Một ................................ 33 vi 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương .................................................................................................................. 35 2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động GDKSN cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ......................................................................................................................... 35 2.3.2. Thực trạng về mục tiêu của hoạt động GDKSN cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ......... 36 2.3.3. Thực trạng về nội dung GDKNS cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ................................... 39 2.3.4. Thực trạng về phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ................................................................................................ 42 2.3.5. Thực trạng về điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ................................................................................................ 47 2.3.6. Thực trạng về kiểm tra, đánh giả kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ................................................................................................ 48 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương ................................................................................................................... 49 2.4.1. Quản lý mục tiêu của hoạt động GDKSN cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ................ 49 2.4.2. Quản lý nội dung GDKSN cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ................................... 50 2.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một .......................................................................................................... 52 2.4.4. Quản lý về điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục ............................. 54 2.4.5. Quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ......................................................................................................................... 55 2.5. Đánh giá chung ....................................................................................................... 57 2.5.1. u điểm ........................................................................................................ 57 vii 2.5.2. Nhược điểm ................................................................................................... 57 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................. 58 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................................... 59 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG TƢ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƢƠNG.................................................................................................. 60 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương ............................................................................................. 60 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ....................................................................................... 60 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ....................................................................................... 60 3.1.3. Đảm bảo tính toàn diện của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ....................................................................................... 61 3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ....................................................................................... 61 3.1.5. Đảm bảo tính khả thi của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ....................................................................................... 61 3.1.6. Đảm bảo tính khoa học của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ....................................................................................... 62 3.1.7. Đảm bảo tính hiệu quả của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ....................................................................................... 62 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu một tỉnh Bình Dương ............................................................................................................ 62 3.2.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục kỹ năng sống cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. .............. 62 3.2.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ, TDTT, các cuộc thi nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ................................................ 66 3.2.3. Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ...................................................................................... 68 3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục ..................................................... 72 viii 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tư thục ................................................ 75 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................... 78 3.3.1. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 79 3.3.2. Phương pháp tiến hành khảo sát ................................................................... 79 3.3.3. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 79 3.3.4. Các biện pháp được khảo nghiệm ................................................................. 79 3.3.5. Nội dung khảo sát ......................................................................................... 79 3.5.6. Kết quả khảo sát ............................................................................................ 79 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................................. 81 Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................................... 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 87 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 VIẾT TẮT CB CBQL CSVC ĐTB GDKNS GV GVCN HS KN KNS PGD-ĐT PHHS THPT TP. VIẾT ĐẦY ĐỦ Cán bộ Cán bộ quản lý Cơ sở vật chất Điểm trung bình Giáo dục kỹ năng sống Giáo viên Giáo viên chủ nhiệm Học sinh Kỹ năng Kỹ năng sống Phòng Giáo dục-Đào tạo Phụ huynh học sinh Trung học phổ thông Thành phố x DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1: 2.2: Tên bảng Quy ước xử lý thông tin phiếu khảo sát Cơ cấu tổ chức quản lý và đội ngũ giáo viên, nhân viên các nhà trường Trang 30 33 2.3: Thành tích nổi bật về học lực của các trường khảo sát 34 2.4: Kết quả rèn luyện hạnh kiểm của các trường khảo sát 34 2.5: Bảng đánh giá mức độ nhận thức về tầm quan trọng của GDKNS 35 2.6: Bảng đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu hoạt động GDKNS 36 2.7: Bảng đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động GDKNS 38 2.8: Đánh giá mức độ thực hiện của GV đối với nội dung GDKNS 40 2.9: Đánh giá về phương pháp GDKNS 43 2.10: Đánh giá về hình thức GDKNS 44 2.11: Đánh giá về điều kiện phục vụ tổ chức GDKNS 47 2.12: Đánh giá việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDKNS 48 2.13: Mức độ thực hiện quản lý mục tiêu của hoạt động GDKNS 50 2.14: Mức độ thực hiện công tác quản lý về nội dung GDKNS 51 2.15: Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức hoạt động GDKNS 52 2.16: Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động GDKNS 54 2.17: Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDKNS 55 2.18: 3.1: Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về quản lý hoạt động GDKNS Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp được đề xuất 58 79 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Trong giai đoạn hiện nay, học sinh chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó phù hợp với các sự việc đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như các biến động xuất phát từ chính tâm sinh lý của các em. Vấn đề thanh thiếu niên nói chung và học sinh THPT nói riêng thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập và lối sống ích kỷ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với xã hội, gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng. Các em thiếu các kỹ năng cần thiết, không biết cách xử lý các tình huống đơn giản trong cuộc sống. Hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật, luật giao thông biểu hiện ngày càng phức tạp; tình trạng bạo lực học đường gia tăng ngày một báo động, các clip học sinh đánh nhau, đặc biệt là nữ học sinh đánh nhau xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều học sinh sống khép kín với thực tại, bị lôi cuốn vào thế giới ảo của internet, game oline và mạng xã hội mà đánh mất những cơ hội kết bạn, cơ hội thể hiện khả năng tiềm ẩn của bản thân, thu hẹp không gian sống và phát triển làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Nguyên nhân của những biểu hiện trên thì có nhiều nhưng chung quy là do nhận thức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống. Phụ huynh quá bận rộn với công việc, ít có thời gian gần gũi con, việc giáo dục kỹ năng sống cho con ít được quan tâm. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chưa có nội dung giáo dục kỹ năng sống riêng. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT chủ yếu thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thực tiễn này khiến các nhà hoạch định chính sách, những người xây dựng chiến lược giáo dục và các nhà nghiên cứu giáo dục phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh THPT nói riêng. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã xác định mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông đến năm 2020 là “Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hoá, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học”. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ xã hội hiện đại, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ, theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong năm nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008- 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. Tuy 2 nhiên, nhận thức về kỹ năng sống, cũng như việc thể chế hoá giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam chưa thật cụ thể, nhất là việc hướng dẫn tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các cấp, bậc học còn hạn chế; việc áp dụng và giáo dục kỹ năng sống của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng, giáo dục kỹ năng sống cũng như quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường còn khá mới mẻ. Mặt khác, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc quản lý hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh cũng như quản lý các hoạt động giáo dục khác nhưng nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống và nhất là đối với học sinh THPT còn rất ít. Trước thực trạng hiện nay, trong các trường THPT nói chung và phổ thông tư thục nói riêng trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một một bộ phận không nhỏ học sinh có biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, tình trạng bạo lực học đường có biểu hiện ngày một gia tăng, không ít bộ phận học sinh sống thiếu văn hoá, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, chỉ biết hưởng thụ, việc được chăm lo từ người khác mà không thấy được nghĩa vụ phải thương yêu, kính trọng và giúp đỡ cha mẹ, ông bà, gia đình. Học sinh THPT là lứa tuổi muốn nổi loạn, muốn tập làm người lớn, muốn khẳng định mình trong gia đình và ngoài xã hội, muốn thoát khỏi sự kiểm soát của bố mẹ và thầy cô giáo bởi vì đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khoẻ và tâm lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, tính khí thất thường, hành động xốc nổi nên dễ dẫn đến tình trạng phạm pháp, tình trạng này đang rất đáng báo động ở cấp THPT. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. 3 4. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua, hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường THPT nói chung và học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục nói riêng trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Nếu nghiên cứu xây dựng được hệ thống lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT theo tiếp cận các quản lý hoạt động và phân tích đánh giá được thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện phục vụ tổ chức cũng như kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hữu hiệu hoạt động này một cách cấp thiết và khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT trên địa bàn. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi về nội dung: Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương qua các khía cạnh quản lý: mục tiêu; nội dung phương pháp và hình thức; các điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động; và cuối cùng là hoạt động kiểm tra, đánh giá. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường phổ thông tư thục giai đoạn sắp tới 2022 2025. - Phạm vi về chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường THPT tư thục. - Phạm vi về đối tượng khảo sát: cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng), giáo viên (giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn); phụ huynh học sinh và học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục. - Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Bốn trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. (Trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký; Trường Trung – Tiểu học Việt Anh; Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương; Trường THCS – THPT Ngô Thời Nhiệm Bình Dương). - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: tháng 10/2021. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục. - Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Dùng các phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết trong nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các kinh nghiệm về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục qua đó tìm ra các hoạt động phù hợp để đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. + Mục tiêu: tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. Phương pháp này để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương mà đề tài đề xuất. + Đối tượng: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn trường, học sinh và phụ huynh học sinh. + Nội dung: Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương (gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở ở các đối tượng khảo sát). Cách tiến hành: Xây dựng 3 phiếu khảo sát gồm: Phiếu 1: Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), cán bộ đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của 4 trường nghiên cứu nhằm tìm hiểu về thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. Phiếu 2: Dành cho học sinh THPT đang theo học ở 4 trường tư thục trong phạm vi nghiên cứu. Nội dung câu hỏi về nhận thức của HS đối với việc giáo dục kỹ năng sống, sự cần thiết về giáo dục kỹ năng sống, về thực tiễn hoạt động giáo dục KNS tại nhà trường… Phiếu 3: Dành cho phụ huynh học sinh (PHHS) có con đang theo học 4 trường tư thục trong phạm vi nghiên cứu. Nội dung câu hỏi về nhận thức của PHHS đối với việc giáo dục kỹ năng sống, sự cần thiết về giáo dục kỹ năng sống, về sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục KNS… 5 - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn được tiến hành nhằm bổ sung, làm sáng tỏ, phong phú thêm kết quả điều tra, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay. - Phương pháp nghiên cứu hồ sơ: Tiến hành nghiên cứu các Đề án, Quyết định, Báo cáo, … Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo, trường phổ thông tư thục có liên quan đến công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT. - Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề đánh giá thực trạng, tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất. 7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, các kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó có nhận định, đánh giá đúng đắn, chính xác các kết quả nghiên cứu. 8. Ý nghĩa đóng góp của luận văn 8.1 Về mặt lý luận Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trong giai đoạn hiện nay. 8.2 Về mặt thực tiễn Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 phần * Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục đích, khách thể, đối tượng nghiên cứu, giả thuyết khoa học, phạm vi đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. * Phần nội dung: Gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở trường phổ thông tư thục. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. * Kết luận và kiến nghị: Tài liệu tham khảo Phụ lục 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG TƢ THỤC 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trƣờng trung học phổ thông tƣ thục. 1.1.1. Ở nước ngoài Kinh tế xã hội phát triển, xu thế hội nhập quốc tế đã và đang là động lực và mục tiêu để nền giáo dục của các quốc gia trên thế giới định hướng khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng của người học; đào tạo những thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu để thích ứng với những thay đổi của xã hội. Theo đó, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh trung học phổ thông nói riêng được đông đảo các nước quan tâm. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, các tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) như Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) và tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chung sức để xây dựng chương trình giáo dục KNS (kỹ năng sống) cho thanh thiếu niên. “Những thử thách mà trẻ em và thanh niên phải đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi cao hơn là những kỹ năng đọc, viết, tính toán tốt nhất” (UNICEF). [35] Năm 1996, UNESCO trong “Chương trình giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường” đề xuất bốn mục tiêu trụ cột của việc học tập là “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trong diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người, họp tại Senegan (2000), chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 nói rằng: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống của người học”. Như vậy, giáo dục KNS cho người học đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục ở các nước. [14] Tháng 2 năm 2003 tại Bali – Inđonexia đã diễn ra hội thảo về GDKNS (giáo dục kỹ năng sống) trong giáo dục không chính quy với sự tham gia của 15 nước vùng Châu Á Thái Bình Dương. [6] Qua báo cáo của các nước cho thấy có nhiều điểm chung nhưng cũng có nhiều nét riêng trong quan niệm về GDKNS của các nước. Hội thảo Bali đã xác định mục tiêu của GDKNS trong giáo dục không chính quy của các nước Châu Á – Thái Bình Dương là nhằm nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hàng ngày, đồng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hội 7 thảo Bali cũng đã đưa ra yêu cầu khi thiết kế chương trình GDKNS phải đảm bảo 3 thành tố: - Kỹ năng cơ bản: Đọc, viết, ghi chép, báo cáo. - Kỹ năng chung: Tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề… - Kỹ năng cụ thể: Tạo thu nhập, tạo bình đẳng giới, bảo vệ sức khoẻ… Nhóm nghiên cứu của trường đại học A&M của Mỹ trên nhóm 4H (1/1991). Nhóm 4H (Heart – Health – Head – Hand) thuộc tổ chức 4H, chuyên nghiên cứu và phát triển KNS trên các lứa tuổi. Trong đó, nghiên cứu này tập trung vào sự phát triển KNS của thành viên. Nghiên cứu này cho thấy sự tham gia trong chương trình 4H là khá tích cực liên quan đến phát triển kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng tự nhận thức cuộc sống. Đồng thời cũng chỉ ra mức độ phát triển kỹ năng lãnh đạo cuộc sống. [18] Năm 2005, Bary L. Boyd trong đề tài “Kỹ năng sống cho trẻ” - tác giả cho rằng, thiếu niên hiện nay cần được hình thành và phát triển KNS, tác giả cũng nhấn mạnh đến những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng tự ứng phó, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng tự nhận thức…[6] Có thể nói ở các nước phương Tây, kỹ năng sống từ lâu đã được quan tâm. Thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực. Một số nước châu Á cũng đã nghiên cứu và triển khai chương trình dạy kỹ năng sống ở các cấp học, bậc học. Mục tiêu chung của giáo dục KNS được xác định là: “Nhằm nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hàng ngày, đồng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống”. Với mục đích nhắm đến yếu tố cá nhân của người học, các nước cũng đã đưa ra cách thiết kế chương trình giáo dục KNS với các hình thức, nội dung và mức độ khác nhau. Mặc dù giáo dục KNS cho học sinh đã được nhiều nước quan tâm, xuất phát từ quan niệm chung về KNS của Tổ chức Y tế thế giới hoặc của UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục KNS ở các nước không giống nhau, song nội dung giáo dục KNS được triển khai ở các nước vừa thể hiện được cái chung, vừa mang những nét riêng của từng quốc gia, dân tộc. Đến nay đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNS vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa chương trình chính khóa ở tiểu học và trung học. [36] Hiện nay, giáo dục KNS đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy học sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau. Kinh nghiệm giáo dục KNS trong nhà trường ở các nước cho thấy nó thúc đẩy mối quan hệ tích cực hơn giữa học sinh và giáo viên, đem đến những hứng thú học tập cho học sinh do các em cảm thấy được quan tham gia vào những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân, cũng như đem đến bầu không khí năng động hơn trong lớp học cũng như trong nhà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất