Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường đại học sài gòn ...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường đại học sài gòn

.PDF
117
11
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thu Thủy QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thu Thủy QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục Mã số: 61 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ THỊ BÍCH HẠNH Thành phố Hồ Chí Minh – 2016 LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thu Thủy LỜI CẢM ƠN  Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, khoa Khoa học Giáo dục trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cùng quý Thầy Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa 25. Chính quý thầy cô đã trang bị cho chúng tôi những kiến thức nền tảng và những kiến thức chuyên môn giúp tôi hoàn thành luận văn này. TS. Võ Thị Bích Hạnh, người cô kính mến đã hết lòng động viên, định hướng, góp ý, sửa chữa và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cho đến hôm nay, luận văn tốt nghiệp của tôi đã được hoàn thành, cũng chính là nhờ sự giúp đỡ, đôn đốc, chỉ bảo tận tình của cô. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em đồng nghiệp, sinh viên ở trường Đại học Sài Gòn đã luôn động viên, giúp đỡ tôi học tập, làm việc và hoàn thành luận văn… Tác giả Nguyễn Thu Thủy MỤC LỤC Lời cam đoan  Lời cảm ơn  Mục lục  Danh mục các từ viết tắt  Danh mục các bảng  Danh mục các biểu đồ  Danh mục các hình  Mở đầu................................................................................................................. 1  1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1  2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 3  3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................ 3  4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 3  5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 4  6. Giới hạn đề tài ........................................................................................ 4  7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4  8. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 6  Chương 1.  CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG  GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ............................................................... 7  1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................. 7  1.1.1. Những nghiên cứu về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm ....... 7  1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm ở trong nước ....................................................................................................15  1.2. Các khái niệm .................................................................................... 16  1.2.1. Quản lý, giáo dục, quản lý giáo dục .................................................16  1.2.2. Kỹ năng, kỹ năng mềm .....................................................................18  1.2.3. Giáo dục kỹ năng mềm .....................................................................20  1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ................20  1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên .............. 20  1.3.1. Ý nghĩa, vai trò của việc giáo dục kỹ năng mềm đối với sinh viên 20  1.3.2. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên .........................22  1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ...............................23  1.3.4. Phương pháp giáo dục kỹ năng mềm ...............................................26  1.3.5. Hình thức giáo dục kỹ năng mềm.....................................................27  1.3.6. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên .29  1.3.7. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên ...........................................29  1.3.8. Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ........31  1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên . 32  1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ..................32  1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên..................33  1.4.3. Quản lý chương trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ...........34  1.4.4. Quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ..........35  1.4.5. Quản lý hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ...35  1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên.......................................................................................36  1.4.7. Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ...37  1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ............................................................................................ 38  1.5.1. Trình độ của giảng viên và các cấp quản lý đào tạo ........................38  1.5.2. Ý thức của sinh viên..........................................................................39  1.5.3. Môi trường đào tạo và rèn luyện kỹ năng mềm ...............................40  Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 42  Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN....................................... 43  2.1. Khái quát về trường Đại học Sài Gòn ............................................... 43  2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển........................................43  2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng ....................................................................43  2.1.3. Tình hình đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường ............................44  2.2. Khái quát quá trình khảo sát .............................................................. 45  2.2.1. Mục đích khảo sát .............................................................................45  2.2.2. Đối tượng khảo sát, đơn vị, phạm vi khảo sát..................................45  2.2.3. Nội dung khảo sát..............................................................................45  2.2.4. Phương pháp khảo sát .......................................................................45  2.2.5. Các bước tiến hành khảo sát .............................................................46  2.2.6. Kết quả khảo sát ................................................................................46  2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường  Đại học Sài Gòn ....................................................................................... 47  2.3.1. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên..............................................................................47  2.3.2. Đánh giá về nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ...........50  2.3.3. Đánh giá về chất lượng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường Đại học Sài Gòn ..............................................................................51  2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn ............................................................................ 53  2.4.1. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn ..............................................................................53  2.4.2. Thực trạng quản lý chương trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn ......................................................................56  2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn ......................................................................58  2.4.4. Thực trạng quản lý hình thức giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn ..............................................................................60  2.4.5. Thực trạng quản lý phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Sài Gòn ................................61  2.4.6. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn ..............................................63  Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 67  Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN.......................... 68  3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn ............................................. 68  3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ..................................................68  3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ..................................................68  3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ..................................................68  3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .....................................................68  3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn ....................................................................................... 69  3.2.1. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giảng viên và các tổ chức trong nhà trường về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên .................................................69  3.2.2. Biện pháp hoàn thiện chương trình đào tạo theo quy trình cụ thể, có hệ thống .......................................................................................................70  3.2.3. Xây dựng phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học kỹ năng mềm của sinh viên .......................................................................................72  3.2.4. Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên giảng dạy kỹ năng mềm .....72  3.2.5. Biện pháp nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên .73  3.2.6. Biện pháp gắn liền đào tạo với sử dụng ...........................................74  3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn ........ 75  3.3.1. Khái quát về khảo sát ........................................................................75  3.3.2. Kết quả khảo sát và phân tích kết quả khảo sát................................77  3.3.3. Nhận xét.............................................................................................79  Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 81  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 82  1. Kết luận ................................................................................................ 82  2. Kiến nghị .............................................................................................. 83  2.1. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ GD& ĐT……….83  2.2. Đối với Ban Giám hiệu trường Đại học Sài Gòn ................................83  TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 85  PHỤ LỤC ......................................................................................................... 89  DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  Bộ GD&ĐT CBQL CĐ ĐH GV GDKNM KNM Phòng GDTX QL SV UBND Bộ Giáo dục và Đào tạo Cán bộ quản lý Cao đẳng Đại học Giảng viên Giáo dục kỹ năng mềm Kỹ năng mềm Phòng Giáo dục Thường xuyên Quản lý Sinh viên Ủy ban Nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG  STT Ký hiệu 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 Tên bảng Trang Tác dụng khi sinh viên được trang bị kỹ năng 49 mềm Các kỹ năng mềm mà sinh viên đã được học tại trường Đại học Sài Gòn Sinh viên đánh giá chất lượng giáo dục kỹ năng mềm tại trường Đại học Sài Gòn Kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Sài Gòn hiện nay 50 51 52 Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động giáo 5 Bảng 2.5 dục kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường Đại 56 học Sài Gòn 6 Bảng 2.6 7 Bảng 2.7 8 Bảng 2.8 Kết quả khảo sát giảng viên sử dụng phương pháp dạy học kỹ năng mềm Các hình thức giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường Đại học Sài Gòn Phương pháp đánh giá kết quả học kỹ năng mềm của sinh viên 60 60 62 Quy ước xử lý thông tin khảo sát các biện pháp 9 Bảng 3.1 quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho 76 sinh viên trường Đại học Sài Gòn 10 Bảng 3.2 11 Bảng 3.3 12 Bảng 3.4 Thống kê kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp Thống kê kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp Điểm trung bình kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 77 77 78 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ  STT Ký hiệu 1 Biểu đồ 2.1 2 Biểu đồ 2.2 3 Biểu đồ 2.3 4 Biểu đồ 2.4 5 Biểu đồ 3.1 Tên biểu đồ Trang Sự cần thiết của kỹ năng mềm đối với sinh 47 viên trường Đại học Sài Gòn Các kỹ năng mềm sinh viên đã được học tại trường Đại học Sài Gòn 51 Kỹ năng của sinh viên trường Đại học Sài Gòn hiện nay 53 Thực trạng quản lý kết quả học kỹ năng mềm của sinh viên 63 Biểu đồ biểu diễn tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 79 DANH MỤC CÁC HÌNH  Ký hiệu STT 1 Hình 3.1.   Tên hình Nhóm kỹ năng làm việc nhóm Trang 71 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ hội nhập, trình độ học vấn và bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc tuyển dụng lao động. Ngoài kiến thức chuyên môn, các nhà tuyển dụng đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng mềm (KNM) như: Khả năng giao tiếp ứng xử, khả năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm … Chính vì vậy hiện nay ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới, cải tiến toàn bộ hệ thống nhằm trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại và hội nhập thế giới. Mục tiêu của giáo dục đại học nêu rõ: “Giáo dục trình độ đại học (ĐH) giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được giáo dục”. Hiện nay chương trình giáo dục trong các trường vừa thừa, vừa thiếu. Thừa về lý thuyết và kiến thức nhưng lại thiếu thực hành trong thực tiễn, đặc biệt là các kỹ năng làm việc cơ bản sau khi sinh viên (SV) ra trường. Cho nên, dù rất tự tin với kiến thức chuyên môn nhưng SV lại bối rối, gặp khó khăn với môi trường làm việc mới tại các doanh nghiệp, không hoàn thành tốt công việc, thiếu sự nhạy bén, chủ động, sáng tạo, hòa nhập. Mặc dù vậy, hầu hết các trường ĐH hiện nay vẫn chưa có một chương trình chung nào cho việc giáo dục kỹ năng mềm (GDKNM) cho SV. Đa số KNM được tích hợp vào các môn học, đan xen vào hoạt động ngoại khóa, tổ chức chuyên đề, giao lưu… nhưng vẫn còn thiên về lý thuyết nên không thu hút được SV tham gia. Nguyên nhân của vấn đề này phần thì do SV không sắp xếp được thời gian, không hứng thú, phần vì không bắt buộc nên SV lơ là… Do đó rất khó để khuyến khích SV tự trang bị KNM cho bản thân. Ở nước ta, những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã chỉ đạo các trường học phải tiến hành giáo dục kỹ năng sống nhưng mới chỉ dừng lại ở các văn bản chỉ đạo và một số tài liệu sơ lược để huấn luyện 2 giáo viên, còn thực tiễn triển khai ở các trường hiện nay như thế nào thì Bộ chưa có đánh giá, tổng kết. Các quy định cụ thể về nội dung, chương trình GDKNM chưa có, nếu có cũng chỉ là những yêu cầu về chuẩn đầu ra hoặc nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục ĐH: Ngày 22/4/2010, Bộ GD&ĐT ban hành văn bản số 2196/BGDĐTGDDH về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành giáo dục, tại mục d yêu cầu về kỹ năng quy định rõ: d) Yêu cầu về kỹ năng: - Kỹ năng cứng: kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề … - Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học… Ngày 29/11/2011, Bộ GD&ĐT ban hành chỉ thị số 6036/CT-BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học, chỉ thị nêu rõ yêu cầu đối với giáo dục đại học là: “Về giáo dục cần tăng cường giảng dạy kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và ngoại ngữ cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng …” UNESCO đã đưa ra 4 trụ cột của học tập trong thế kỷ 21 và 3 trong 4 trụ cột này đã đề cập tới KNM mà người học phải đạt được là: “Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định; Học để cùng chung sống”. Với những tiêu chí này, hiện nay giáo dục của chúng ta đang nặng về học để biết, nghĩa là mới chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO. Trường Đại học Sài Gòn (ĐH Sài Gòn) hiện nay phần lớn SV sau khi tốt nghiệp đều được trang bị những kiến thức chuẩn ngành nghề mà SV được giáo dục. Tuy nhiên các KNM như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý thời gian … còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Một số SV đang học năm cuối nhưng lại ngại giao tiếp, rụt rè, lúng túng trong trao đổi, ứng xử … Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc tìm kiếm những cơ hội, việc làm cho các bạn SV, đồng thời tạo ra nhiều thách thức đối với quá trình hội nhập chung của đất nước. Bên cạnh thực trạng nhận thức của SV về KNM, công tác QL hoạt động 3 GDKNM của nhà trường cũng còn nhiều hạn chế. Hiện nay nhà trường chưa xây dựng được phần mềm QL hoạt động này, chủ yếu là SV đăng ký tham gia học theo lối thủ công, đăng ký trực tiếp tại Phòng Giáo dục Thường xuyên (Phòng GDTX). Công tác QL hoạt động này còn đơn giản do chương trình giáo dục là không bắt buộc. Nội dung giảng dạy từng kỹ năng chưa thống nhất và chưa có, chủ yếu là do kinh nghiệm của giảng viên (GV). Đội ngũ GV giảng dạy KNM không đồng đều về chất lượng. Phần lớn các GV được thuê từ các doanh nghiệp (chủ yếu là lãnh đạo của các doanh nghiệp), những kỹ năng họ giảng dạy là những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình làm việc. Số lượng SV đăng ký tham gia lớp học đông, thời gian của GV không cố định nên gây khó khăn cho quá trình sắp xếp và QL lớp học. Nhận thức được tầm quan trọng của KNM đối với SV hiện nay, để góp phần nâng cao KNM cho SV của trường, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường Đại học Sài Gòn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về QL hoạt động GDKNM, luận văn đề xuất biện pháp QL hoạt động GDKNM nhằm giúp cho SV trường ĐH Sài Gòn nâng cao các KNM cần thiết và phù hợp với nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác QL hoạt động giáo dục cho SV trường ĐH Sài Gòn 3.2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động QL GDKNM cho SV trường ĐH Sài Gòn. 4. Giả thuyết nghiên cứu GDKNM, QL hoạt động GDKNM cho SV tại trường Đại học Sài Gòn đã được tiến hành và đạt được những kết quả như: giúp SV có thái độ tốt và các kỹ năng thích hợp để giải quyết vấn đề; nội dung dạy học đa dạng, phong phú; môi trường học tập tốt … Tuy nhiên công tác tổ chức QL hoạt động GDKNM 4 vẫn còn nhiều bất cập: Nội dung giảng dạy từng kỹ năng chưa được thống nhất; đội ngũ GV không đồng đều về chất lượng; số lượng SV đăng ký tham gia lớp học đông, thời gian của GV không cố định nên gây khó khăn trong quá trình sắp xếp và QL lớp học; chưa xây dựng được phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học KNM của SV … Việc đổi mới phương pháp QL về nội dung, chương trình giáo dục và áp dụng một số biện pháp QL khác sẽ giúp cho công tác QL hoạt động GDKNM của trường ĐH Sài Gòn đạt hiệu quả, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện nhân cách của SV. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL hoạt động GDKNM cho SV. 5.2. Đánh giá thực trạng QL hoạt động GDKNM cho SV trường ĐH Sài Gòn. 5.3. Đề xuất các biện pháp QL hoạt động GDKNM cho SV trường ĐH Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay. 6. Giới hạn đề tài Về nội dung nghiên cứu: hiện nay công tác QL hoạt động GDKNM của nhà trường còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính vì vậy tác giả chỉ tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực trạng QL hoạt động GDKNM trên phương diện giảng dạy. Tác giả không tiến hành nghiên cứu QL hoạt động GDKNM trên các phương diện khác ( hoạt động Đoàn, Hội, ngoại khóa…) Về phạm vi nghiên cứu: tiến hành phỏng vấn 07 cán bộ quản lý (CBQL), 12 GV và khảo sát 200 SV tại trường ĐH Sài Gòn. Về thời gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành nghiên cứu trong 08 tháng, từ tháng 01/2016 đến tháng 8/2016. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Để đánh giá thực trạng của QL hoạt động GDKNM, đề tài cần nghiên cứu các vấn đề liên quan như đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi SV; ý nghĩa, vai trò của KNM đối với SV; mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức 5 giáo dục KNM; cách thức QL hoạt động GDKNM về: nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức, kiểm tra đánh giá KNM. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Để hiểu rõ vấn đề, đề tài tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của KNM cũng như công tác QL hoạt động GDKNM ở trong nước và trên thế giới. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Thực trạng QL hoạt động GDKNM cho SV tại trường ĐH Sài Gòn được khảo sát trong thực tế hiện nay nhằm tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu để giúp SV của trường nâng cao các kỹ năng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích và tổng hợp lý thuyết Phương pháp này được người nghiên cứu sử dụng khi tham khảo tài liệu nhằm phác thảo lịch sử nghiên cứu vấn đề cũng như cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết Trên cơ sở việc phân tích lý thuyết người nghiên cứu tiến hành phân loại, sắp xếp các tài liệu khoa học, hệ thống hóa lý thuyết theo những vấn đề cùng một dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển; làm cho nội dung nghiên cứu trở nên logic, chặt chẽ và khoa học. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: Nhằm khảo sát, thực trạng QL hoạt động GDKNM cho SV tại trường ĐH Sài Gòn. Nội dung: Mẫu phiếu khảo sát dành cho 200 SV với các nội dung về: Nhận thức của SV về sự cần thiết của KNM; Nội dung, chương trình GDKNM cho SV; Phương pháp, hình thức giảng dạy KNM cho SV; Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập KNM của SV. Cách thức: phát phiếu và thu phiếu khảo sát ý kiến trực tiếp từ các đối 6 tượng được khảo sát. b. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi và đặt câu hỏi cụ thể đối với các CBQL, GV, để từ đó làm cơ sở để người nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về quản lý hoạt động GDKNM cho sinh viên tại trường Đại học Sài Gòn. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS (SPSS 16.0) và Excel để phân tích, xử lý số liệu điều tra nhằm định lượng các kết quả nghiên cứu và vẽ biểu đồ của đề tài. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, nội dung luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường Đại học Sài Gòn. Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường Đại học Sài Gòn. Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo và Phụ lục. 7 Chương 1  CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG   GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN   1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm 1.1.1.1. Hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trên thế giới KNM trên thế giới bắt đầu được đề cập đến không phải từ một cơ quan giáo dục mà là từ các cơ quan chăm sóc nguồn nhân lực của cộng đồng chung Châu Âu (EU) ở Canada, rồi lần lượt các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, … đề cập đến và trở thành trào lưu thế giới. Vì vậy giáo dục ở các nước này rất chú trọng trang bị KNM cho SV. Hiện nay, KNM là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả học tập và quyết định chất lượng nguồn nhân lực cao trong thời kỳ hội nhập. Ở các nước này, học sinh từ tiểu học đã được tiếp cận với KNM xuyên suốt trong quá trình học tập, vui chơi, sinh hoạt thành thói quen được trau dồi mỗi ngày. KNM luôn được tích hợp trong bất cứ hoạt động học tập nào và nó luôn được coi trọng, đánh giá ngang với kiến thức chuyên môn. Người học rất chủ động, sáng tạo và mức độ cá nhân hóa rất cao. Mỗi người học là một cá thể độc lập, độc lập trong suy nghĩ, độc lập trong hành động. Người học luôn tự giác, nhận thức rõ mục đích của việc học, có trách nhiệm với cuộc sống và các mối quan hệ xã hội. Được trang bị KNM, người học luôn tự tin và luôn khẳng định mình, thích nghi được với mọi biến đổi của cuộc sống và công việc. Ngoài ra, họ còn được học về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, trong công việc, cách đương đầu và vượt qua những khó khăn, cách tránh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn… Đó là lý do vì sao khi ra làm việc họ rất thành công. Thành công ở đây không phải là kiến thức uyên bác mà phần nhiều do chính các KNM mà người học đã được học, được trang bị, được giáo dục khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế, không khó để nhận thấy rằng ngay cả những SV Việt Nam du học nước ngoài khi về nước làm việc đa số có khả năng lãnh đạo, thích ứng 8 công việc nhanh và giao tiếp tốt, tự tin hơn nhiều so với các bạn SV được giáo dục trong nước. Điều này cho thấy rằng khi được học tập, trang bị KNM, thay đổi phương pháp giáo dục, được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, SV Việt Nam có thể phát triển tốt hơn các thế mạnh về tư duy, sáng tạo và sự năng động của mình. Việc được trang bị KNM giúp cho SV thành công hơn trong công việc ở bất kỳ môi trường nào. Tuy nhiên việc giáo dục KNM cũng như các kỹ năng được yêu cầu ở nền giáo dục mỗi nước có sự khác nhau do những mục tiêu khác nhau. a. Kỹ năng mềm cho sinh viên ở Malaysia Trong bài nghiên cứu “Kỹ năng mềm tích hợp trong giáo dục ĐH bền vững” của tác giả Tang Keow Ngang (Trường Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sains Malaysia, 11800 Penang, Malaysia) đã xác định các KNM cụ thể được thực hiện và được sử dụng trong các cơ sở giáo dục bậc cao ở Malaysia. Đó là: 1. Kỹ năng giao tiếp. 2. Kỹ năng Tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề. 3. Kỹ năng làm việc theo nhóm. 4. Kỹ năng quản lý thông tin và học tập suốt đời. 5. Kỹ năng Kinh doanh 6. Đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp. 7. Kỹ năng lãnh đạo. Bài nghiên cứu cũng đã cho thấy để tồn tại trước những thách thức của toàn cầu hóa và phù hợp với thời đại của nền kinh tế thông tin, sức mạnh của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của công dân của nó được đánh giá cao trí tuệ và khéo léo. Sự phát triển vốn con người là quan trọng và cần thiết vì nó buộc các quốc gia phải thực hiện nhiệm vụ cụ thể với tầm nhìn thấy trước. Một nguồn nhân lực chất lượng xuất phát từ một quá trình giáo dục chất lượng. Một thiết kế cẩn thận và hệ thống giáo dục được quy hoạch tốt là rất quan trọng để phát triển nguồn nhân lực như vậy. Như vậy, tổ chức giáo dục đại học đóng một vai trò rất quan trọng để tạo ra một nguồn vốn kiến thức cho
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất