Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện núi thành tỉnh quảng nam

.PDF
145
1
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ LANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Đà Nẵng - Năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ LANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số: 814 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VIỆT PHÚ Đà Nẵng - Năm 2022 i LOI CAM DOAN Toi xin cam doan day la d€ tai nghien Cll'U do toi thµc hi�n va hoan toan chiu trach nhi�m v€ nghien CU'U cua minh. Cac s6 li�u va k�t lu�n nghien cuu trinh bay trong lu�n van chua duqc cong b6 CT cac d€ tai nghien CU'U khac. Tac gia Phan Thi Lang QUAN LY HO�T D<)NG GIAO DVC BAO V:¢ MOI TRUONG CHO HOC . SINH O cAc TRUONG TRUNG HOC CO SO VONG VEN BIEN . HUY:¢N NlJI THANH TiNH QUANG NAM Nganh: Quan ly giao d�tc H9 ten h9c vien: Phan Thi Lang Nguai hu&ng d&n khoa l19c: TS Bui Vi¢t Pht'.1 Casa dao t?o: Trnong D?i h9c Su ph?m - D?i h9c Da N�ng T6m tiit: Tinh tr?ng bi@n d6i vs khi h�u, C?n ki¢t tai nguyen, 0 nhiSm moi trnang, m§t can b�ngsinh thai va nhfi'ng bi@n 0911g vs chinh tri, xa h<)i Ia nhfi'ng thach tht'.rc co tinh toan du. D<)i ngu can be) quan Iy cfrn xac ainh ro vi¢c giao dµc baa v¢ moi tmang Ia v§n cts dn thi@t, dp bach va biit bu9c thvc hi¢n giang d?y trong trnong Ph6 thong. Vi ch(mg ta dn d?y cho h9c sinh nhfrng ki@n tht'.rc ca ban vS moi trnong, sµ· o nhiSm moi tnro11g, bi¢n phap giam thisu o nhiSm, hinh thanh a h9csinh y tht'.rc, thai 09 va hanh ct<)ng ctung ctiin cts baa v¢ moi tnrong. Xu§t phat tu tinh c§p thi@t cua v§n dS nghien c(ru vs quan ly ho?t d9ng giao d�IC bao v¢ m6i tnro11g cho h9c sinh O' cac tnrang Trung h9c CO' SO' huy¢n Nui Thanh, tinh Quang Nam, chung toi tiSn hanh nghien Cll'U vS CO' SO' Ii (u�n khoa h9c; xac ainh phuong phap nghien ct'.ru; a6i tll'Q'llg nghien Cll'U Va gia thuySt khoa h9c. Tu kSt qua khaosat vs tl,µ-c tr?ng ho?,t d9ng giao dµc bao v¢ moi tnrang va quan Iy ho?t ct<)ng giao dvc bao v¢ moi tnrong cho h9c sinh cJ cac tnrong trung h9c ca so· vung ven biSn huy¢n Nui Thanh, tinh Quang Nam, ch(mg t6i dS xu§t 5 bi¢n phap quan ly ho?t d9ng giao dvc bao v¢ moi trno·ng cho h9c sinh 6 cac tnro·ng trung h9c ca SO' vung ven biSn huy¢n Nui Thanh, tinh Quang Nam. Gifi'a cac bi¢n phap nay c6 m6i quan h¢ giin b6 ch�t che v6i nhau, b6sung va h6 trq cho nhau. KSt qua nghien ct'.ru dS tai la ca SO' khoa h9c, la tlr li¢u dS hi¢u tnrong cac tnro·ng trung h9c caso· v�n dpng vao cong tac quan ly giao dpc n6i chung va nang cao hi¢u qua quan ly ho?t 0911g giao d�tc bao v¢ moi tnrong cho h9c sinh o· cac tnrong trung h9c ca so· vung ven biSn Nui Thanh, Quang Nam. Thong qua vi¢c t6 cht'.rc cac ho?t d9ng giao dµc phong phu nhlr thuy@t trinh, tranh lu�n, nghien ct'.ru, tham quan, tro chai, cac CUQC thi sang tac, ve t�anh, thi tai chS phi§ phftm, biSu diSn van ngh¢, thai trang ... h9c sinh se OU'Q'C ren luy¢n vs thai 09, ky nang va hanh vi bao v¢ moi trno·ng, g6p phfrn phat trisn giao dpc toan di¢n cho th@ h¢ tre ctbng thai tac a<)ng tich eve ct@n sµ· phat triSn bSn vu·ng cua xa h9i. DS tai nghien ct'.ru la nSn tang dS chung t6i tiSp t�IC nghien ct'.rusau hon d@n ITnh vvc quan ly ho?t 0911g ph6i h9·p cac Ive lu9·ng tham gia giao d�IC bao v¢ moi trnong cho h9csinh tnrong trung h9c CO' SO' huy¢n Nui Thanh, tinh Quang Nam. TS Bui Vi?t Phu ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 8. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ...........5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................................5 1.1.1. Các nghiên cứu của nước ngoài .................................................................... 5 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................... 5 1.2. Các khái niệm chính của đề tài .................................................................................7 1.2.1. Quản lý .......................................................................................................... 7 1.2.2. Quản lý giáo dục ........................................................................................... 8 1.2.3. Bảo vệ môi trường ........................................................................................ 9 1.2.4. Giáo dục bảo vệ môi trường ....................................................................... 10 1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ......................................... 10 1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Trung học cơ sở 10 1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở .................................. 10 1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS ....... 13 1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Trung học cơ sở.................................................................................................................................... 14 1.3.4. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Trung học cơ sở............................................................................................... 16 1.3.5. Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Trung học cơ sở ..................................................................................................... 19 1.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ........................ 19 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường Trung học cơ sở ...............................................................................................................................20 1.4.1. Quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ........................... 20 1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ........................................... 20 1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ............................................................................................................................ 21 1.4.4. Quản lý công tác phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ................................................................................................................ 23 iii 1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường24 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường Trung học cơ sở ...................................................................................25 1.5.1. Yếu tố khách quan ...................................................................................... 25 1.5.2. Yếu tố chủ quan .......................................................................................... 25 Tiều kết chương 1 ..........................................................................................................26 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS VÙNG VEN BIỂN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM ..........................................................27 2.1. Mô tả quá trình điều tra khảo sát ............................................................................27 2.1.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 27 2.1.2. Nội dung khảo sát ....................................................................................... 27 2.1.3. Đối tượng khảo sát ...................................................................................... 27 2.1.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 28 2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH và giáo dục đào tạo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................28 2.2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên ...................................................................... 28 2.2.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ....................................................................... 29 2.2.3. Khái quát về giáo dục đào tạo huyện Núi Thành ....................................... 30 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ...........................32 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh về vai trò của việc giáo dục bảo vệ môi trường vùng ven biển ..................................... 32 2.3.2. Thực trạng về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở vùng ven biển.......................................................................... 35 2.3.3. Thực trạng phương pháp, hình thức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở vùng ven biển ........................................................ 38 2.3.4. Thực trạng sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS vùng ven biển. ....................................... 41 2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS vùng ven biển ........................................................................ 43 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ................................44 2.4.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường .......... 44 2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ......... 45 2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường .......................................................................................................... 46 2.4.4. Thực trạng quản lý các lực lượng phối hợp tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường .......................................................................................................... 47 iv 2.4.5. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ............................................................................................................................ 48 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ........50 2.5.1. Mặt mạnh .................................................................................................... 50 2.5.2. Mặt yếu ....................................................................................................... 50 2.5.3. Nguyên nhân ............................................................................................... 51 Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................53 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS VÙNG VEN BIỂN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM ..........................................................54 3.1. Nguyên tắc chung đề xuất các biện pháp ...............................................................54 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ............................................................. 54 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học............................................................. 54 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................... 54 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiển, khả thi ................................................ 55 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .............................................................. 55 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ................................55 3.2.1. Tổ chức các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai trò ý nghĩa của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ... 55 3.2.2. Xây dựng kế hoạch, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và nhà trường ................................................................... 56 3.2.3. Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tổ chức chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh .................................................................................... 59 3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ............................................... 68 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ....................................................................................................... 71 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................................72 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ...............................77 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................... 77 3.3.2. Nội dung khảo nghiệm................................................................................ 77 3.3.3. Kết quả khảo nghiệm .................................................................................. 77 Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................79 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................83 PHỤ LỤC .................................................................................................................. PL1 v MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT CB-GV CBQL CNH-HĐH CSVC CMHS GD GD & ĐT GDBVMT GV HS HT MT NGLL NXB PPDH QLGD SL TBDH THCS THPT TL : Bảo vệ môi trường : Cán bộ- giáo viên : Cán bộ quản lý Công nghiệp hóa- hiện đại hóa : Cơ sở vật chất : Cha mẹ học sinh : Giáo dục : Giáo dục và đào tạo : Giáo dục bảo vệ môi trường : Giáo viên : Học sinh : Hiệu trưởng : Môi trường : Ngoài giờ lên lớp : Nhà xuất bản Phương pháp dạy học : Quản lý giáo dục : Số lượng : Thiết bị dạy học Trung học cơ sở : Trung học phổ thông : Tỷ lệ (%) vi DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1. Mạng lưới các trường THCS của huyện Núi Thành 30 Tổng hợp quy mô trường lớp, số lượng học sinh, số lượng, tỉ lệ 2.2. 30 GV 2.3. Kết quả xếp loại học lực học sinh THCS 2 năm gần đây 30 2.4. Kết quả xếp loại Hạnh kiểm học sinh THCS 2 năm gần đây 31 2.5. Kết quả công nhận tốt nghiệp THCS lớp 9 31 2.6. Quy mô số lượng, chất lượng GV 31 2.7. Quy mô số lượng, chất lượng GV của 5 trường vùng ven biển 31 Nhận thức của CBQL. GV và HS về vai trò của hoạt động giáo dục 2.8. 32 bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS vùng ven biển Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của mục tiêu giáo 2.9. 33 dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS Nhận thức của HS về tầm quan trọng của các mục tiêu giáo dục 2.10. 34 bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS Đánh giá về mức độ đạt được của các nội dung hoạt động giáo dục 2.11. bảo vệ môi trường cho học sinh THCS ở các trường vùng ven biển 35 Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 2.11b. Đánh giá của HS 36 So sánh thực trạng đánh giá về mức độ đạt được nội dung hoạt 2.12. 37 động giáo dục BVMT Đánh giá về mức độ thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức 2.13. hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS ở các 38 trường vùng ven biển Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 2.13b. Đánh giá của HS 39 So sánh thực trạng đánh giá về kết quả thực hiện phương pháp, 2.14. 40 hình thức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Đánh giá của CBQL và GV về mức độ phối hợp của các lực lượng 2.15. giáo dục thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS 41 ở các trường vùng ven biển Núi Thành, tỉnh Quảng Nam Đánh giá của thầy/cô về mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá giáo 2.16. dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS ở các trường vùng ven 43 biển Núi Thành, tỉnh Quảng Nam Đánh giá của CBQL, GV về kết quả quản lý thực hiện mục tiêu 2.17. 44 giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS vii Số hiệu bảng 2.18. 2.19. 2.20. 2.21. 2.22. 3.1. 3.2. 3.3. Tên bảng Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, Quảng Nam Đánh giá của CBQL, GV về công tác quản lý thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho HS ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, Quảng Nam. Đánh giá của CBQL, GV về quản lý các lực lượng phối hợp tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho HS ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, Quảng Nam Đánh giá của CBQL, GV về công tác quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho HS ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, Quảng Nam Đánh giá của CBQL, GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến hoạt động giáo dục BVMT cho học sinh THCS ở các trường vùng ven biển Núi Thành, tỉnh Quảng Nam Mối tương quan giữa các biện pháp Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất Trang 45 46 48 49 51 73 77 78 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta đang thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, cải cách mở cửa để tiến nhanh đến sự hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, từng bước đưa đất nước ta ngang tầm với các nước tiên tiến. Đảng và Nhà nước ta khẳng định, Khoa học và Giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàng, lạc hậu vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Sự nghiệp đổi mới giáo dục là “khâu đột phá“ là “nền tảng và động lực” cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới cũng đang có những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần lượt ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh tạo cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. [12; tr2] Tiêu chí đầu tiên của phát triển phẩm chất học sinh là tinh thần yêu nước. Một trong những yêu cầu cần đạt của tiêu chí này là học sinh phải biết yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên. Trong Nghị quyết đại hội đảng lần thứ XIII có đánh giá về lĩnh vực quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu còn bất cập. Hiện nay tình hình môi trường ở nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất. 2 Chính vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý cần xác định rõ việc giáo dục bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng, là vấn đề cần thiết, cấp bách và bắt buộc thực hiện giảng dạy trong trường Phổ thông. Vì nó cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường, sự ô nhiễm môi trường, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm… tăng cường sự hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi trường, có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường. Trong những năm gần đây nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đã được giảng dạy tích hợp vào các môn học ở trường trung học cơ sở(THCS) nói chung và các trường THCS huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nói riêng. Tuy vậy vẫn còn nhiều học sinh chưa có ý thức trách nhiệm với môi trường, chưa thể hiện hành động trong việc bảo vệ môi trường. Vấn đề giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, khu dân cư, đặt biệt là khu vực biển và cả trong trường học của học sinh(HS) còn nhiều yếu kém như: vứt rác bừa bãi, sử dụng nước sạch lãng phí và ý thức tự giữ gìn vệ sinh cá nhân của HS chưa thực sự trở thành thói quen trong sinh hoạt hằng ngày. Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đang xây dựng và phát triển hướng tới đô thị hóa. Có nhiều khu công nghiệp và khu nuôi trồng thủy sản, khu du lịch sinh thái biển ngày càng mở rộng nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy cần nâng cao năng lực quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường học và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em HS trong địa bàn huyện đặc biệt là học sinh các trường vùng ven biển. Xuất phát từ lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khái quát hóa lý luận, cũng như phân tích thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS tại địa bàn nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THCS vùng ven 3 biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết được sức mạnh tổng thể của các bộ phận, tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục hình thành ý thức bảo vệ môi trường(BVMT) cho học sinh. Hiệu quả của việc giáo dục BVMT cho HS các trường THCS vùng ven biển sẽ được nâng cao nếu thực hiện một cách đồng bộ và hợp lý: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý(CBQL) và giáo viên(GV), quản lý dạy và học tích hợp, quản lý các hình thức giáo dục BVMT, phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong các hoạt động giáo dục BVMT cho HS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lý luận về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở. 5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết sau đây: 6.1.1. Nghiên cứu văn kiện, văn bản, tài liệu liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở. 6.1.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Để khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sau đây: 6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; 6.2.2. Phương pháp chuyên gia. 6.2.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm. 6.3. Phương pháp thống kê toán học nhằm xử xý kết quả điều tra, khảo nghiệm: Để xử lý kết quả khảo sát và khảo nghiệm. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về hoạt động giáo dục BVMT cho HS ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2021. Chủ thực hiện biện pháp là Hiệu trưởng trường THCS. Đối tượng khảo sát là, CBQL, giáo viên, học sinh THCS của 5 trường: THCS Phan Bá Phiến, THCS Huỳnh Thúc Kháng, THCS Phan Châu Trinh, THCS Trần 4 Hưng Đạo, THCS Trần Quý Cáp và Cán bộ phụ trách tài nguyên môi trường huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Chường 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho HS ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho HS ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu của nước ngoài Hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Công tác bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi tổ chức, cá nhân chứ không phải của riêng ai. Ở các nước phát triển giáo dục đã được đưa vào trường học với một môn học riêng. Đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam thì giáo dục môi trường mới được đưa vào trường học ở hình thức lồng ghép trong các môn học, tiết học ngoại khóa. Năm 1892, giáo sư Patrick Geddes - một nhà thực vật học người Scotland ở nước Anh đã hình thành khái niệm giáo dục môi trường. Năm 1975 tại Hội nghị ở Belgrade, giáo dục môi trường mới được định nghĩa trên quy mô toàn cầu. Từ đó đến nay, ý nghĩa và khái niệm giáo dục môi trường đã có nhiều thay đổi. Giáo dục môi trường hiện đại, như định nghĩa của Hiệp hội giáo dục môi trường Bắc Mỹ năm 1993 là “một quá trình giúp người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm môi trường tích cực để có thể phân tích vấn đề, đánh giá lợi ích và rủi ro, đưa ra những quyết định được thông tin đầy đủ, và thực hiện những hành động có trách nhiệm nhằm đạt được và duy trì chất lượng môi trường”. [10; tr4] Tháng 10/1975 tại Nam Tư, hội thảo quốc tế về giáo dục môi trường tại Nam Tư do IEEP tổ chức đã đưa ra 1 nghị định chung và tuyên bố về những mục tiêu và những nguyên tắc hướng dẫn giáo dục môi trường. Tại Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất vấn đề giáo dục môi trường lại được khẳng định và đưa vào chương trình nghị sự 21 về GD-ĐT và nhận thức của công chúng với yêu cầu: “đưa khái niệm môi trường và phát triển, kể cả khái niệm dân số vào tất cả các chương trình giáo dục. Lôi cuốn trẻ em vào các công trình nghiên cứu về sức khỏe và môi trường. Xây dựng các chương trình đào tạo cho học sinh sinh viên” [25; tr5] Tháng 11/1976 ở Châu Á, cuộc hội thảo giáo dục môi trường cũng được tiến hành tại Bangkok tập trung vào 4 lĩnh vực: Chương trình cho giáo dục môi trường; đào tạo nhân lực cho giáo dục môi trường; giáo dục môi trường không chính quy; các tài liệu cho giáo dục môi trường. (Nguồn tư liệu internet) Ngày 11/1986 hội thảo UNEP lại tổ chức hội thảo Bangkok với sự tham gia của nhiều chuyên gia về “phát triển chương trình hành động cho GD-ĐT môi trường ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. (Nguồn tư liệu internet) 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Năm 1960, Bác Hồ trực tiếp phát động Tết trồng cây và đó chính là những ý 6 tưởng và hành động đầu tiên về giáo dục môi trường ở Việt Nam. Ngày 17/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1363/QĐ-TTG về việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, giáo viên, cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ và cán bộ quản lý về bảo vệ môi trường. [14; tr 1] Dù ở bất cứ trường học nào, tình trạng học sinh không biết giữ gìn vệ sinh học đường cũng khá phổ biến. Nhiều học sinh vứt giấy, rác, bao bì của các loại đồ ăn vặt, bã kẹo cao su, ở sân trường, hành lang lớp học, trong ngăn bàn, ở cầu thang và nhất là các góc khuất của khu vực trường gây ảnh hưởng không tốt đến mĩ quan trường học, làm ảnh hưởng xấu tới bầu không khí giảng dạy, học tập và sinh hoạt vui chơi của thầy và trò. Triển khai chỉ thị của Bộ trưởng, ngày 07/8/2008, Vụ Giáo dục trung học xây dựng bộ tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong môn học theo hướng tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Sinh học, Công nghệ ở cấp trung học cơ sở (THCS). Tích hợp vào các môn học: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Công nghệ đối với cấp trung học phổ thông(THPT). [11; tr 3] Nếu người giáo viên biết cách lồng ghép thường xuyên, hợp lí những vấn đề về giáo dục môi trường trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn sẽ không nhỏ. Thông qua tiết học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, các em được trang bị những kiến thức cơ bản về các yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động con người đối với môi trường, hình thành ý thức, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường sạch đẹp. Hiện nay có rất nhiều tổ chức và cá nhân tham gia vào nghiên cứu về lĩnh vực môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường như: Về tổ chức: Bộ GD-ĐT đã thành lập đơn vị đào tạo và nghiên cứu về môi trường trên toàn quốc bao gồm các viện, khoa và trung tâm môi trường để thực hiện các công tác giáo dục, đào tạo cán bộ và nghiên cứu về bảo vệ môi trường. Năm 2015 Cao Hữu Công nghiên cứu về “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng”. Năm 2015 Lương Văn Thương nghiên cứu về “Biện pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường trung học phổ thông thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai”. Năm 2020 Nguyễn Thị Bích Hợp nghiên cứu về “quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở Tân Minh, 7 Thường Tín, Hà Nội”. Năm 2020 Ngô Thượng Minh nghiên cứu về “Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Các khái niệm chính của đề tài 1.2.1. Quản lý Chúng ta có thể hiểu lao động xã hội và quản lý không tách rời nhau và quản lý là lao động điều khiển lao động chung. Khi lao động xã hội đạt đến qui mô phát triển nhất định thì sự phân công lao động tất yếu sẽ dẫn đến việc tách quản lý thành một hoạt động đặc biệt. Lúc đó xã hội hình thành một bộ phận trực tiếp sản xuất, một bộ phận khác chuyên hoạt động quản lý, hình thành nghề quản lý. Quan niệm về quản lý tổ chức có nhiều cách thể hiện: Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng - Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, thuật ngữ quản lý được định nghĩa: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”. Quản lý là một hoạt động có chủ đích, được tiến hành bởi một chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lý. Trong mỗi chu trình quản lý, chủ thể tiến hành những hoạt động theo các chức năng quản lý như xác định mục tiêu, các chủ trương, chính sách, hoạch định kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, điều hòa phối hợp, kiểm tra và huy động, sử dụng các nguồn lực cơ bản như tài lực, vật lực, nhân lực... để thực hiện các mục tiêu, mục đích mong muốn trong bối cảnh và thời gian nhất định. Khái niệm quản lý còn có rất nhiều định nghĩa khác nhau: F. W. Taylor cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất’’. [21; tr 10] H. Koontz khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”.[21; tr 10] Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra. Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của người khác. Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự cùng chung một mục đích. Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, nhưng đều có nội 8 hàm chủ yếu sau: - Quản lý luôn luôn gắn liền với một tổ chức (hệ thống), trong đó chủ thể quản lý với vai trò tác nhân tạo ra các tác động đến khách thể quản lý nhằm đưa tổ chức đạt tới mục tiêu. - Khách thể quản lý (có thể là một nhóm người hay một người bị quản lý) tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp các tác động của chủ thể quản lý. - Phải có mục tiêu quản lý và mục tiêu hoạt động của tổ chức mà người quản lý và mọi người bị quản lý hướng tới. Trong thực tiễn hai mục tiêu nói trên luôn luôn tiếp cận với nhau. - Phải có hệ thống phương tiện thực hiện mục tiêu (luật pháp, chính sách và cơ chế; bộ máy tổ chức và nhân sự; cơ sở vật chất; môi trường hoạt động, thông tin cần thiết...). - Đối tượng quản lý có thể có quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, một hệ thống (tổ chức); có thể là một con người cụ thể, sự vật cụ thể... Từ quan niệm của các học giả đã nêu, chúng ta có thể khái quát như sau: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý và các yếu tố chịu ảnh hưởng tác động của chủ thể quản lý) về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội..., bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt đến mục tiêu quản lý. 1.2.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý giáo dục đến toàn bộ các phần tử và các lực lượng trong hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đúng tính chất, nguyên lý và đường lối phát triển giáo dục, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu đề ra. Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Theo nghĩa rộng của giáo dục, với việc thực hiện triết lý giáo dục thường xuyên và triết lý học suốt đời thì ngoài tiêu điểm là giáo dục thế hệ trẻ còn phải chăm lo giáo dục cho mọi người. Cho nên: Quản lý giáo dục là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có ý thức và tuân thủ các quy luật khách quan của chủ thể quản lý giáo dục lên toàn bộ các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt tới kết quả mong muốn (xây dựng và hoàn thiện nhân cách người lao động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội). Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng, quản lý giáo dục có nhiều cấp độ và có thể phân ra hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô. Việc phân chia quản lý vĩ mô và vi mô chỉ là tương đối. Đối với cấp độ vĩ mô: Quản lý giáo dục cấp độ vĩ mô được nhìn nhận ở góc độ quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan quản lý giáo dục. Điều 14 của Luật 9 Giáo dục (2019) nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục”. Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý giáo dục trong việc huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) nhằm đạt tới mục tiêu phát triển của cả hệ thống giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục cấp độ vi mô được nhìn nhận ở góc độ quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục (trường học) và được thực hiện bởi chủ thể quản lý của các cơ sở đó (gọi chung là quản lý nhà trường). Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý giáo dục đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ và góp phần đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến. [21; tr 12] 1.2.3. Bảo vệ môi trường Thống nhất chung về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường trong "Luật bảo vệ môi trường" đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020 như sau: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. - Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất