Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ...

Tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông ở quận 8, thành phố hồ chí minh

.PDF
166
5
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Công Bình QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Công Bình QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lí giáo dục Mã số 60 14 01 14 : LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ HƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Công Bình LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo và quý thầy cô giảng viên khoa Khoa học Giáo dục, phòng Sau Đại học trường ĐH Sư phạm Tp.HCM đã tham gia quản lí, giảng dạy tận tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.Trần Thị Hương, người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến đội ngũ quản lí, giáo viên môn Toán ở các trường THPT tại quận 8, Tp.HCM đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuân lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2017 Tác giả Trần Công Bình KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ đầy đủ Chữ viết tắt 1. Trung học phổ thông THPT 2. Hiệu trưởng HT 3. Giáo viên GV 4. Học sinh HS 5. Cán bộ quản lí CBQL 6. Dạy học DH 7. Hoạt động dạy học HĐDH 8. Công nghệ thông tin CNTT 9. Phương tiện dạy học PTDH 10. Phương pháp dạy học PPDH 11. Cơ sở vật chất CSVC 12. Điểm trung bình x 13. Độ lệch chuẩn ĐLC 14. Thứ hạng TH 15. Nhà xuất bản NXB 16. Đại học sư phạm ĐHSP 17. Trung bình TB 18. Xã hội chủ nghĩa XHCN DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả thực trạng nhận thức của GV về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS .................................................................... 41 Bảng 2.2. Kết quả thực trạng nhận thức của HS về hoạt động học tập môn Toán theo ý kiến của CBQL và GV Toán........................................................... 43 Bảng 2.3. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Toán .................. 45 Bảng 2.4. Chuẩn bị hoạt động dạy học của GV Toán ................................................ 47 Bảng 2.5. Thực hiện giờ học môn Toán trên lớp của giáo viên ................................. 49 Bảng 2.6. Hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán của GV .................. 50 Bảng 2.8. CBQL và GV Toán đánh giá mức độ học tập môn Toán của HS ............. 51 Bảng 2.9. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS ............. 53 Bảng 2.10. Quản lí kế hoạch, chương trình dạy học của giáo viên.............................. 55 Bảng 2.11. Quản lí giờ lên lớp của giáo viên ............................................................... 57 Bảng 2.12. Quản lí đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên ................................ 58 Bảng 2.13. Quản lí hoạt động chuyên môn tổ Toán ..................................................... 60 Bảng 2.14. Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Toán ............................................ 62 Bảng 2.15. Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh theo định hướng phát triển năng lực HS ..................................... 64 Bảng 2.16. Chỉ đạo giáo dục mục đích, động cơ học Toán cho HS............................. 65 Bảng 2.17. Quản lí hoạt động học môn Toán trên lớp của học sinh ............................ 67 Bảng 2.19. Quản lí hoạt động tự học môn Toán của học sinh ..................................... 68 Bảng 2.20. Quản lí sự phối hợp và các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Toán ........................................................................................................... 70 Bảng 2.21. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan hạn chế thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ............................................................................................................. 74 Bảng 2.22. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan hạn chế thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ...................................................................................................... 76 Bảng 3.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS .................................................... 96 Bảng 3.2. Tổ chức, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng phát triển năng lực... 97 Bảng 3.3. Đổi mới quản lí hoạt động chuyên môn tổ Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ............................................................................... 99 Bảng 3.4. Tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho GV theo định hướng phát triển năng lực học sinh ................................................. 100 Bảng 3.5. Tăng cường quản lí hoạt động học môn Toán của HS ............................ 101 Bảng 3.6. Tăng cường chỉ đạo việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong DH Toán và trong quản lí HDDH .................................................. 102 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng Mục lục MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................. 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................... 7 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................. 7 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................... 8 1.2. Khái niệm cơ bản ................................................................................................. 9 1.2.1. Quản lí trường học ......................................................................................... 9 1.2.2. Hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh. ............................................................................................................. 12 1.3. Hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.......................................................................................... 14 1.3.1. Mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT ..................................................................................... 14 1.3.2. Nội dung chương trình dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT ............................................................... 15 1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT ............................................... 16 1.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT ........................................................................ 19 1.4. Quản lí Hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT ................................................................................... 20 1.4.1. Quản lí hoạt động dạy môn Toán của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THPT................................................. 20 1.4.2. Quản lí hoạt động học môn Toán của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT...................................................................... 29 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI QUẬN 8, TP.HCM.................................................................................................... 38 2.1. Khái quát về tình hình giáo dục ở các trường THPT tại quận 8, TP.HCM ....... 38 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ............................................................................... 39 2.2.1. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 39 2.2.2. Cách thức khảo sát đối tượng ....................................................................... 40 2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT ở quận 8, TP.HCM .......................................... 41 2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT ở quận 8, TP.HCM ....................................................................................................... 41 2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT ở quận 8, TP.HCM. ...................................................................................................... 44 2.3.3. Thực trạng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT ở quận 8, TP.HCM .......................................................................................... 45 2.3.4. Thực trạng hoạt động dạy môn Toán theo định hướng PTNL HS .............. 47 2.3.5. Thực trạng hoạt động học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh các trường THPT ở quận 8, TP.HCM ...................... 51 2.3.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT ở quận 8, TP.HCM .................... 53 2.4. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT ở quận 8, TP.HCM ........................ 54 2.4.1. Thực trạng quản lí hoạt động dạy của giáo viên Toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh các trường THPT ở quận 8, Tp.HCM ...... 54 2.4.2. Thực trạng quản lí hoạt động học môn Toán của học sinh Toán theo định hướng phát triển năng lực các trường THPT ở quận 8, Tp.HCM ....... 65 2.4.3. Thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT ở quận 8, Tp.HCM ................................................................................................... 70 2.5. Đánh giá chung và nguyên nhân thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực các trường THPT ở quận 8, Tp.HCM............................................................................................................ 72 2.5.1. Ưu điểm ....................................................................................................... 72 2.5.2. Hạn chế........................................................................................................ 73 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................... 74 Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT Ở QUẬN 8, TP.HCM ........................... 79 3.1. Nguyên tắc xác lập biện pháp ............................................................................ 79 3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện và đồng bộ ........................................... 79 3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn .............................................................. 79 3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi và hiệu quả .............................................. 79 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa................................................................. 79 3.2. Đề xuất biện pháp quản lí ................................................................................... 80 3.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS .............................. 80 3.2.2. Biện pháp 2. Tổ chức, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng phát triển năng lực HS ......................................................................................... 82 3.2.3. Biện pháp 3. Đổi mới quản lí hoạt động chuyên môn tổ Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ...................................................... 85 3.2.4. Biện pháp 4. Tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho GV theo định hướng phát triển năng lực học sinh ................................ 87 3.2.5. Biện pháp 5. Tăng cường quản lí hoạt động học môn Toán của HS ........... 89 3.2.6. Biện pháp 6. Tăng cường chỉ đạo việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong DH Toán và trong quản lí HDDH .................................. 92 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................... 94 3.4. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ............................. 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, tri thức, khoa học, công nghệ, thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ đã làm cho thế giới ngày càng thay đổi nhanh chóng với tốc độ phát triển cứ ba năm tri thức của loài người tăng lên gấp hai lần và kỷ lục thời gian này sẽ được rút ngắn trong tương lai. Đó vừa là thời cơ phát triển to lớn và cũng là thách thức không nhỏ đặt ra cho mỗi quốc gia, dân tộc. Để theo kịp với thời đại văn minh trí tuệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu của các quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện. Một trong những quan điểm quan trọng của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là đổi mới mục tiêu giáo dục và đào tạo theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Phải phát huy được trí lực, khả năng tự học, chủ động tìm tòi, khám phá và làm chủ tri thức của người học. Giáo dục theo định hướng PTNL và phẩm chất học sinh giúp cho học sinh có khả năng tự học và tự học suốt đời, tự khám phá các tri thức mới, có khả năng rút ra các nhận xét, đánh giá, liên hệ, ứng dụng thực tiễn, kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa. Trong quá trình học tập, dưới sự hướng dẫn của GV, học sinh chủ động lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, trao dồi phẩm chất đạo đức, học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhấn mạnh vai trò người học là chủ thể của quá trình nhận thức. Khi chủ động tiếp thu tri thức học sinh có khả năng thích nghi và hòa nhập tốt với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới. Giáo dục định hướng PTNL cũng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của hoạt động dạy học, phát triển con người một cách toàn diện về phẩm chất nhân cách, trang bị kỹ năng giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Môn Toán có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển năng lực cho học sinh nói chung và học sinh cấp trung học phổ thông nói riêng. Các kiến thức và phương pháp Toán học là công cụ thiết yếu giúp học sinh học tốt các môn học khác và làm việc có hiệu quả trong mọi lĩnh vực. Trong thực tế cuộc sống, chúng ta thấy rất rõ, một người lao động bình thường nhất cũng cần phải sử dụng các kiến thức Toán học. Hơn 2 thế nữa, học Toán còn là cách tốt nhất để học sinh phát triển năng lực trí tuệ. Hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT tại quận 8 TP.HCM đã bắt đầu đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, đổi mới PPDH, KTĐG theo hướng PTNL HS nhưng chưa có hiệu quả cao. Thực tế cho thấy đa số GV chỉ dạy cho học sinh cách làm bài để đáp ứng yêu cầu của đề thi theo kiểu học gì thi nấy, còn học sinh cũng chỉ muốn làm bài thi đạt điểm cao nên chỉ chăm chăm làm bài theo các bài tập mẫu của GV Toán, không chủ động suy nghĩ hướng giải. Trong các tiết học, học sinh chưa chủ động tự mình khám phá những định lí, những phương pháp giải hay, chưa chủ động lĩnh hội tri thức; GV chưa chú trọng đến cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh, thiếu liên hệ nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống nên không phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, HS cũng chưa có khả năng tự hệ thống hóa kiến thức, không biết áp dụng kiến thức toán học đã biết để giải guyết các vấn đề của môn Toán, của các môn học khác và trong thực tiễn cuộc sống. Trong những năm gần đây, công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT tại quận 8, TP. HCM đã có nhiều chuyển biến. CBQL ở các nhà trường đã chỉ đạo sâu sát hoạt động đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG theo hướng dẫn của Sở GDĐT TP.HCM, mỗi năm đổi mới một nội dung để GV Toán dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, công tác quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Cán bộ quản lý còn quá chú trọng vào việc đánh giá GV thông qua điểm số của học sinh mà không chú ý đến đánh giá thông qua sự phát triển năng lực học sinh. Đồng thời cũng chưa có biện pháp hữu hiệu để đánh giá hiệu quả của hoạt động đổi mới PPDH, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới kiểm tra đánh giá, chưa chú ý đầu tư CSVC phục vụ cho hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS nên chất lượng dạy học bộ môn Toán chưa đạt yêu cầu phát triển toàn diện năng lực học sinh. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài luận văn: “Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông ở Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh”. 3 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và xác định thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT ở Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT ở quận 8, thành phố Hồ Chi Minh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT ở Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được một số kết quả nhất định trong các nội dung quản lý nhưng còn hình thức và chưa đạt kết quả cao. Trên cơ sở hệ thống lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh có thể đề xuất biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh có tính cần thiết và khả thi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT; 5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT ở Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh; 5.3. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT ở Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát thực trạng, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học 4 môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT công lập Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. 6.2. Chủ thể quản lý Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên môn Toán ở các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu. 6.3. Địa bàn nghiên cứu Khảo sát tại 5/6 trường THPT trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh gồm: Trường THPT Lương Văn Can, THPT Tạ Quang Bửu, THPT Nguyễn Văn Linh, THPT Ngô Gia Tự, THPT chuyên năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định. 6.4. Thời gian thực hiện: 2015- 2017 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc vào đề tài này, có thể nghiên cứu quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong mối quan hệ với quản lí hoạt động dạy học môn Toán nói riêng và quản lí hoạt động dạy học nói chung ở trường THPT. Nghiên cứu quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần nghiên cứu quản lí các nội dung của nó. 7.1.2 Quan điểm lịch sử - logic Vận dụng quan điểm lịch sử - logic vào đề tài này, có thể nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong quá trình phát triển của nó; từ đó, thấy được mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Vận dụng quan điểm thực tiễn vào đề tài này, có thể nghiên cứu và đánh giá công tác quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong điều kiện cụ thể của từng trường. Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh phải dựa vào các điều kiện thực tiễn về nhân lực, về khả năng và điều kiện thực hiện để đưa ra các biện pháp quản lí 5 mang tính khả thi. 7.2 Phương pháp nghiên cứu 7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước, các bài báo, các tạp chí chuyên ngành, các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của ngành có liên quan đến quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Bảng hỏi được thiết kế với mục đích điều tra thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh và quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Công cụ khảo sát gồm bộ phiếu khảo sát thực trạng dành cho nhóm đối tượng: CBQL (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn tổ Toán), GV dạy bộ môn Toán ở các trường THPT tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn sâu trực tiếp một số CBQL, GV, HS để thu thập thông tin về thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT tại quận 8, TP.HCM. 7.2.2.3. Phương pháp quan sát Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT tại quận 8 TP.HCM thông qua việc quan sát giờ dạy Toán. 7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu về những hoạt động quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT tại quận 8 TP.HCM như: Kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn tổ Toán, giáo viên Toán, đề kiểm tra, đánh giá của GV Toán, sổ điểm … tại các trường THPT đang nghiên cứu nhằm hiểu rõ thực trạng và sẽ có cơ sở đề ra những biện pháp quản lí tốt hơn. 6 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, người nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS for Windows Version 20 để xử lí số liệu thống kê như tính trung bình, tỷ lệ phần trăm, so sánh trung bình, xem xét mối tương quan giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu,… nhằm đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. 8. Cấu trúc nội dung của luận văn Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT Quận 8, Tp.HCM Chương 3. Biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT Quận 8, Tp.HCM 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên cứu 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học ở nước ngoài Trong những năm đầu của văn minh nhân loại có rất nhiều nhà tư tưởng vĩ đại đã dày công nghiên cứu về giáo dục và họ cũng chính là những nhà giáo dục vĩ đại của nhân loại như: Quản Trọng (725-645 TCN), người dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục cho rằng: “Kế hoạch trọn đời chẳng gì bằng trồng người. Chung thân chi kế mạc như thu nhân”. Còn Khổng tử (551- 479 TCN) thì lại đề cao vai trò của học sinh và rất coi trọng tính tích cực nhận thức của người học, người thầy ở vị trí khai mở, hướng dẫn, còn mọi vấn đề do người học tìm ra. Ông cho rằng đó chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Ở Phương Tây, Socrate (469- 399 TCN) đã dạy học bằng phương pháp đàm thoại, nâng cao vai trò của hoạt động học qua trao đổi, góp ý. Ông cho thấy việc học là vô cùng, liên tục và kéo dài. Sự nhận thức của con người qua việc nhận ra, hiểu biết và ý thức đều cho thấy rằng còn người còn thiếu hiểu biết. Trong thời gian này Giáo dục học chỉ được xem là một phần của Triết học [30]. Đến cuối thế kỷ 16, giáo dục học mới chính thức tách khỏi Triết học để trở thành một ngành khoa học riêng biệt. Những nhà giáo dục tiêu biểu trong giai đoạn này là: Nhà sư phạm vĩ đại J.A.Comenxki (1592-1670), người sáng lập ra hình thức tổ chức dạy - học lớp bài, đưa ra những yêu cầu cải tổ nền giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Theo ông, dạy học phải làm như thế nào để người học tự tìm tòi, suy nghĩ để tự nắm bắt lấy bản chất của sự vật và hiện tượng [19]. Tiếp theo đó, John Dewey (1859-1925), nhà sư phạm người Mỹ, đã đề cao hoạt động đa dạng của học sinh, đặc biệt là hoạt động thực tiễn để bổ sung vào kiến thức của học sinh ngoài sách giáo khoa và lời giảng của giáo viên. Ông đặc biệt chú ý đến hoạt động học khi viết: “Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục, nói không phải là dạy, nói ít hơn, chú ý nhiều đến việc tổ chức hoạt động của 8 học sinh”. Đây là ý tưởng khởi nguồn cho triết lý “Lấy học sinh làm trung tâm trong giáo dục”[25]. Ngày nay, giáo dục học đã có những nghiên cứu chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội như: Tài liệu “Năng lực và các ý tưởng học Toán và nguồn cảm hứng cho sự phát triển của giảng dạy và học tập toán học ở Đan Mạch” của Đại học Roskilde, Đan Mạch, tháng 10 năm 2011. Hay Cohen & Hill (1998) với tác phẩm “Chính sách dạy học và hoạt động của lớp học: Cải cách Toán học ở California”. Hay H. Hill, B. Rowan, và D. Ball (2007) với tác phẩm "Ảnh hưởng của kiến thức toán học của giáo viên đối với việc dạy dỗ thành quả học sinh" [3]. Các nhà QLGD Nga rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục thông qua các biện pháp quản lí và cho rằng kết quả các hoạt động của nhà trường phụ thuộc vào việc tổ chức và quản lí của đội ngũ GV. Nhiều tác giả như V.P. Xtrezicodin, G.I. Goocsia, V.A. Xukhomlinxki đã đưa ra một số công việc quản lí của hiệu trưởng trường phổ thông, trong đó có đề cập đến việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tổ chức hội thảo khoa học trong đội ngũ giáo viên về các vấn đề đổi mới quá trình dạy học, phương pháp dạy học và giáo dục học sinh, tổ chức dự giờ và phân tích bài học...[26]. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học ở Việt Nam Trước tiên phải kể đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, người cho rằng giáo dục phải gắn với với mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước trong từng thời kỳ, nội dung giáo dục phải toàn diện và học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn. Để thực thực hiện tư tưởng của Bác về giáo dục, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục và quản lí giáo dục, cụ thể như: Tác giả Trần Kiểm với tài liệu “Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục” đã khái luận về phương pháp luận macxit, tư tưởng Hồ Chí Minh, các cách tiếp cận hiện đại, ví dụ, sơ đồ PERT, 5 tiêu chuẩn SMART, thang bậc nhu cầu do Maslow đề ra…[18]. Đi vào nghiên cứu cụ thể một nhân tố cấu trúc của hoạt động dạy học, tác giả Phan Trọng Ngọ về “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường” và tác giả Lê Văn 9 Tiến với tác phẩm “phương pháp dạy học môn Toán”, các tác phẩm trên đã trình bày đầy đủ về PPDH dạy học nói chung và PPDH môn Toán nói riêng và các tình huống điển hình trong DH môn Toán ở trường phổ thông hiện nay [22] Với tác phẩm “Giáo trình PPDH môn Toán ở THPT theo định hướng tích cực” tác giả Bùi Thị Hường đã đi sâu vào nghiên cứu PPDH nhằm PTNL HS. Tài liêu này đã chỉ ra cách thức GV tiến hành hoạt động dạy để PTNL HS. Bên cạnh HĐ dạy của GV còn có HĐ học của HS. Nếu HS chủ động, tích cực, tự giác, biết phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì học sinh sẽ nhanh chóng nắm vững tri thức, phát triển toàn diện nhân cách [15]. Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, một nhà quản lý giáo dục đã nghiên cứu sâu và cho xuất bản tuyển tập “Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu” qua đó, thấy được mối liên kết của ba mặt nói trên, tác giả Nguyễn Văn Đản có công trình nghiên cứu về “Tổ chức họat động học”, Nguyễn Duy Cần nghiên cứu về “Tôi tự học”, Đỗ Linh - Lê Văn nghiên cứu về “Phương pháp học tập hiệu quả”, Nguyển Văn Hấn nghiên cứu “ Làm sao để học hiệu quả”, Quang Hồng nghiên cứu “ Bí quyết học tập hiệu quả ”…[25]. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã tập trung nghiên cứu đầy đủ các nội dung của HĐDH, quản lí HĐDH, đặc biệt trong thời gian gần đây có nhiều tác phẩm nghiên cứu HĐDH môn Toán và DH theo định hướng PTNL HS, nhưng quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS chưa được nghiên cứu nhiều. Đây là đề tài chuyên sâu, có tính khả thi cao trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 1.2. Khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lí trường học 1.2.1.1. Quản lí Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ: Giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với XH và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện theo. Điều này làm nảy sinh nhu cầu về quản lí. Khái niệm quản lí đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, điển hình như: Tác giả Trần Kiểm: “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực…)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất