Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ...

Tài liệu Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

.PDF
125
19
103

Mô tả:

1. Lý do chọn đề tài Từ mẫu giáo vào lớp Một là bước ngoặt lớn đối với bản thân trẻ và gia đình, phụ huynh có con em ở độ tuổi này. Các nghiên cứu của các nhà khoa học, tâm lý giáo dục cho thấy: 6 tuổi là độ tuổi vừa “chín” để có thể bước vào lớp Một. Do đó, khi chưa tròn 6 tuổi, các yếu tố về thể lực, kỹ năng, tâm lý của trẻ chưa đáp ứng được yêu cầu về vận động, sinh hoạt, giao tiếp, học tập của học sinh lớp Một. Trong khi sự thành công của trẻ trong năm học đầu tiên đến trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, rèn luyện của các em ở những năm tiếp theo. Khi vào lớp Một không chỉ hoạt động chủ đạo thay đổi mà môi trường xã hội và các quan hệ xã hội cũng thay đổi theo, các em được tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội. Vì vậy, việc chuẩn bị tốt mọi mặt cho trẻ trước khi vào lớp Một là việc làm hết sức cần thiết nhằm giúp trẻ có đủ tự tin, tâm thế để thực hiện một bước biến đổi về chất. Với trách nhiệm là trung tâm chuyên nghiệp về chăm sóc, giáo dục trẻ, các trường MN phải là đầu tàu trong việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi bước vào lớp Một, cùng với gia đình và xã hội bảo đảm môi trường cho trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, đáp ứng mục tiêu yêu cầu GD& ĐT đã đề ra. Nhận thức sâu sắc về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ 5-6 tuổi, yêu cầu mọi mặt của trẻ lớp Một, tầm quan trọng của công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một trong những năm qua hệ thống các trường MN nói chung, 22 trường MN công lập trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã quan tâm, đầu tư đúng mức, thực hiện quản lý chặt chẽ, hiệu quả, góp phần từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CBQL, GV, nhân viên, PHHS; hình thành, bổ sung, phát triển và hoàn thiện dần các kiến thức, kỹ năng, tâm lý cho trẻ 5-6 tuổi,… giúp trẻ tự tin, hứng khởi bước vào bậc học cao hơn. Tuy nhiên, kết quả đạt được ấy vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra: Nhận thức của một số CBQL, GV, nhân viên, PHHS về chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi còn hạn chế, thậm chí còn quan niệm nó như là làm thay việc cho bậc học tiểu học hoặc chuẩn bị một số yếu tố không xuất phát từ chính nhu cầu của bản thân trẻ; còn thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết và kinh nghiệm khi chuẩn bị cho trẻ; cách thức, biện pháp chuẩn bị chưa

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất