Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và ...

Tài liệu Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hà nội 2

.PDF
101
32
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 TRỊNH KHẮC TỈNH QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH HÀ NỘI 2 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 TRỊNH KHẮC TỈNH QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH HÀ NỘI 2 Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ HUY HOÀNG HÀ NỘI 2016 i LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học sư phạm Hà nội 2, các Thầy giáo Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS Lê Huy Hoàng, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2, cán bộ quản lý và giáo viên trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2016 Tác giả Trịnh Khắc Tỉnh ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ một chương trình đào tạo cấp bằng nào khác. Tôi cũng xin cam kết thêm rằng bản Luận văn này là nỗ lực cá nhân tôi. Các kết quả, phân tích, kết luận trong luận văn này (ngoài các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2016 Tác giả Trịnh Khắc Tỉnh iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2 4. Đối tƣợng và phạm nghiên cứu .............................................................. 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 3 6. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 3 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN QP&AN .............................. 5 1.1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu .............................................................. 5 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước .......................................................... 5 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................... 9 1.2. Một số khái niệm cơ bản.................................................................... 11 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh..................... 11 1.2.2. Bồi dưỡng, bồi dưỡng chuyên môn QP&AN .............................. 20 1.3. Bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên tại các Trung tâm GDQP&AN ................................................................................................ 21 1.3.1 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu đối với giáo viên QP&AN ... 21 1.3.2. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn QP&AN ................................................................................................... 26 1.3.3. Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên QP&AN .......... 27 1.3.4. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên QP&AN .......... 27 1.3.5. Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên QP&AN ................................................................................... 28 1.4. Quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên QP&AN ...... 29 iv 1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn ......................................... 29 1.4.2. Tổ chức thực hiện và đánh giá .................................................... 30 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN QP&AN TẠI TRUNG TÂM GDQP&AN HÀ NỘI 2 .................................................. 32 2.1. Khái quát về Trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2 .............................. 32 2.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất, thao trường của Trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2 ............................................................................. 35 2.1.2. Điều kiện doanh trại, giảng đường ở Trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2.................................................................................................. 36 2.1.3. Quy mô phát triển giáo dục tại Trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2 .................................................................................................. 37 2.1.4. Đội ngũ giáo viên tại Trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2 ............ 39 2.2. Thực trạng công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên QP&AN tại TTGDQP&AN Hà Nội 2 ..................................................................... 40 2.2.1. Nội dung bồi dưỡng. .................................................................... 40 2.2.2. Phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng........................... 44 2.3. Thực trạng quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên QP&AN tại TTGDQP&AN Hà Nội 2 ..................................................... 49 2.3.1. Hoạt động lập kế hoạch. ................................................................ 49 2.3.2. Hoạt động tổ chức, chỉ đạo thực hiện và đánh giá .................... 50 2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2 .................................. 53 Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG & AN NINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG & AN NINH HÀ NỘI 2 ....................................................................................................... 58 v 3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................ 58 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu của các biện pháp .................................. 58 3.1.2. Đảm bảo tính khoa học của các biện pháp ................................. 58 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp ................................. 59 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp .................................... 59 3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống của các biện pháp ................................. 59 3.2. Một số biện pháp quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên QP&AN tại Trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2. .............................. 60 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên QP&AN. ........ 60 3.2.2. Biện pháp 2: Điều tra, xây dựng kế hoạch về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên QP&AN ...................................................... 61 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên QP&AN. ........................................................................... 64 3.2.4. Biện pháp 4: Đa dạng các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên QP&AN ................................................................................... 68 3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách về bồi dưỡng giáo viên QP&AN ............................................................ 70 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................... 71 3.4. Thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ........................................................................................................ 73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT AN : An ninh BDGV : Bồi dưỡng giáo viên Bộ QP : Bộ quốc phòng Bộ CA : Bộ công an CĐ : Cao đẳng CNTT : Công nghệ thông tin CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hôi ĐHSPHN2 : Đại học sư phạm Hà Nội 2 ĐH : Đại học ĐNGV : Đội ngũ giáo viên GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDQP : Giáo dục quốc phòng GDQP&AN : Giáo dục quốc phòng và an ninh GV : Giáo viên HS : Học sinh KTX : Ký túc xá NCKH : Nghiên cứu khoa học NCS : Nghiên cứu sinh QL : Quản lí QP : Quốc phòng QP&AN : Quốc phòng và an ninh SV : Sinh viên THCN : Trung học chuyên nghiệp THPT : Trung học phổ thông TT : Trung tâm TTGDQP&AN : Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đánh giá về mức độ thường xuyên của các nội dung bồi dưỡng ..... 41 Bảng 2.2. Đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý Trung tâm về tính cần thiết của các nội dung bồi dưỡng ...................................................... 43 Bảng 2.3. Đánh giá của cán bộ, giáo viên Trung tâm về mức độ thực hiện các phương pháp bồi dưỡng .............................................................. 44 Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ, giáo viên Trung tâm về tính cần thiết của các phương pháp bồi dưỡng ....................................................... 45 Bảng 2.5. Đánh giá của cán bộ, giáo viên Trung tâm về mức độ thực hiện các hình thức bồi dưỡng.................................................................... 47 Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ, giáo viên Trung tâm về mức độ cần thiết của các hình thức bồi dưỡng ............................................................. 48 Bảng 2.7. Đánh giá của GV, CBQL về hoạt động lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV TTGDQP&AN Hà Nội 2 ................................ 49 Bảng 2.8. Đánh giá về việc chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại Trung tâm ............................................................................. 50 Bảng 2.9. Đánh giá về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng ............... 52 Bảng 2.10. Đánh giá về các nguyên nhân hạn chế công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại Trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2 ........ 55 Bảng 3.1. Kết quả thăm dò về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên QP&AN Trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2 ...................................... 73 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm qua, cùng với những thành tựu vượt bậc của công cuộc đổi mới đất nước, công tác quốc phòng, an ninh nước ta luôn được Ðảng, Nhà nước, nhân dân chăm lo xây dựng, củng cố. Vì vậy, tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được giữ vững, công tác giáo dục quốc phòng & an ninh (GDQP&AN) ngày càng được tăng cường, củng cố. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Tăng cường quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân” [15]. Tư duy mới của Đảng ta về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong giai đoạn hiện nay được thể hiện rõ ở việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Nghị định 116/NĐ - CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về quốc phòng và an ninh chỉ rõ: “Giáo dục quốc phòng và an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục và đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể…” [12]. Quán triệt tinh thần đó, Vụ giáo dục quốc phòng và an ninh đã chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên GDQP&AN tại các trung tâm GDQP&AN, nhưng nhìn chung chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển GD&ĐT ngày càng cao theo xu thế thời đại. Một bộ phận giáo viên GDQP&AN còn yếu về chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDQP&AN trong tình hình hiện nay. Chính vì vậy nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên GDQP&AN là việc làm cần thiết, cấp bách. Với 2 những lý do trên, bản thân là một cán bộ công tác tại Trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2 trong quá trình chỉ đạo chuyên môn tại Trung tâm GDQP&AN nhận thấy vấn đề này cần thiết phải được đặt ra nghiên cứu một cách nghiêm túc, theo một hệ thống khoa học. Vì vậy tôi tiến hành đề tài: “Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh Hà Nội 2”. 2. Mục đích nghiên cứu Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên GDQP&AN tại trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2 nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên GDQP&AN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo hiện nay ở Trung tâm. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục GDQP&AN, quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn GDQP&AN. 3.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài Đánh giá thực trạng công tác quản lý GDQP&AN, công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên GDQP&AN tại trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2. 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên GDQP&AN 4. Đối tƣợng và phạm nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên GDQP& AN tại Trung tâm GDQP& AN Hà Nội 2. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên GDQP&AN tại trung tâm GDQP&AN Hà Nội 2 3 5. Giả thuyết khoa học Nếu nâng cao được nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác bồi dưỡng chuyên môn; xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn; và quan tâm tới chế độ, chính sách bồi dưỡng thì sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên quốc phòng và an ninh; 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu, đề xuất được những biện pháp quản lý có tính khả thi, khoa học, đề tài sử dụng các phương pháp sau: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Gồm các phương pháp: - Phân tích - Tổng hợp - Khái quát hóa 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này dùng trong thu thập các thông tin, số liệu khái quát về TTGDQP&AN Hà Nội 2; thăm dò ý kiến của cán bộ giáo viên Trung tâm về thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại Trung tâm, về các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên GDQP&AN Hà Nội 2 chúng tôi đã đề xuất. Gồm các phương pháp: - Điều tra - Khảo sát - Trò chuyện - Tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp chuyên gia,... 4 Chúng tôi đã dùng bảng hỏi phỏng vấn giáo viên, cán bộ quản lí của TT + Đối tượng khảo sát: cán bộ quản lí TT, giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng tại TT (60 người). + Dữ liệu thu được từ bảng hỏi được phân tích theo điểm số quy định. Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi Mỗi nội dung đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau: 1. Tốt, rất cần thiết, rất khả thi, rất thường xuyên: 3 điểm 2. Khá, cần thiết, khả thi,thường xuyên: 2 điểm 3. Trung bình, không cần thiết, không khả thi, không thường xuyên: 1điểm Điểm trung bình: X điểm (1 X 3) n  Xi K i x  i1 X: n Điểm trung bình Xi : Điểm ở mức độ i Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n : Số người tham gia đánh giá 6.3. Phương pháp toán học xử lí số liệu Dùng phần mềm Excell xử lí số liệu. 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN QP&AN 1.1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước Giáo dục quốc phòng và an ninh là vấn đề có ý nghĩa trọng yếu cho sự tồn vong của các quốc gia. Trên thế giới, nhiều nước tổ chức quản lý bồi dưỡng giáo dục quốc phòng và an ninh tương đối tốt như: Liên Xô (trước đây), Trung Quốc, Malaixia, Singapo, Thái Lan... Ở Liên Xô (trước đây) và Liên Bang Nga (ngày nay), việc nghiên cứu, quản lý công tác bồi dưỡng ý thức quốc phòng cho cán bộ, giáo viên, viên chức, được Nhà nước Nga đặc biệt quan tâm. Trong các công trình “Các vấn đề giáo dục quân sự”, do E.G.Vapilin và Đại tá Q.Đ.Mulinva viết năm 2001: “Những quan điểm phương pháp luận về xây dựng học thuyết giáo dục quân sự ở Nga”... đã phần nào phản ảnh được yêu cầu bức thiết quản lý giáo dục quốc phòng cho các thế hệ ở Nga trước sự vận động, phát triển mau lẹ của tình hình quốc tế và đất nước Nga hiện nay [dt 26]. Ở Trung Quốc, nước này thường xuyên quan tâm, chú trọng quản lý công tác bồi dưỡng ý thức quốc phòng, bảo vệ đất nước cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh, chủ thể tham gia vào việc xây dựng thế trận quốc phòng. Giáo dục quốc phòng do Bộ Quốc phòng Trung Quốc đảm nhiệm. Theo kế hoạch hàng năm của Chính phủ, từng trường tập huấn đội ngũ giáo viên đưa giáo viên tới các đơn vị quân đội để học GDQP&AN với thời gian 1 tháng. Khoảng thời gian này các đơn vị quân đội tổ chức cho bộ đội học dã ngoại ngoài doanh trại. Doanh trại quân đội lúc này trở thành các Trung tâm GDQP [dt 26]. 6 Một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu đổi mới GDQP&AN cho cán bộ, GV trước yêu cầu chống ảnh hưởng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch: Đề xuất giải pháp đổi mới nội dung chương trình, phương pháp GDQP&AN cho cán bộ, GV đáp ứng yêu cầu bảo vệ đất nước trung thành với thành quả cách mạng xây dựng nền QP toàn dân. Các tác giả: Lý Xương Giang, Tiểu Kính Dân, Vương Bảo Tôn... đã đi sâu nghiên cứu chiến lược phát triển GDQP&AN của Trung Quốc trước sự vận động, biến đổi phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước. Tại Malaixia, quan niệm QP là: “Răn đe, tự lực, tự cường, thương lượng bao giờ cũng hơn chiến tranh”, muốn QP tốt thì kinh tế phải mạnh...Vì vậy, nghiên cứu về QP và tổ chức GDQP&AN cho đội ngũ GV được tiến hành thường xuyên và rộng khắp, đạt chất lượng tốt. Dân số 23 triệu, nhà nước đầu tư xây dựng 41 trung tâm GDQP cho HSSV, tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV, công tác bồi dưỡng cho giáo viên không tổ chức trong năm học mà tổ chức bồi dưỡng vào các khoá học trong thời gian học sinh nghỉ hè. Hè thứ nhất bao gồm các nội dung môn học, nguyên tắc dạy học, tâm lý học và đánh giá trong GDQP&AN; hè thứ hai gồm các môn về quan hệ con người, triết học giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục GDQP&AN; hè thứ ba gồm nghiên cứu giáo dục, viết tài liệu trong giáo dục GDQP&AN và hè thứ tư gồm kiến thức nâng cao, kĩ năng nhận xét, vấn đề lập kế hoạch giảng dạy, viết tài liệu giảng dạy sách giáo khoa, sách tham khảo [dt 26]. Ở Singapo, Nhà nước đầu tư xây dựng và giao cho Bộ Quốc phòng quản lí các trung tâm GDQP. Theo kế hoạch năm, các giáo viên dạy GDQP&AN tập trung tại các trung tâm GDQP để học GDQP&AN với thời gian 1 tháng [dt 26]. Vương quốc Thái Lan quan niệm QP như sau: “Quốc gia bền vững, nhân dân phồn thịnh”. Sự hợp tác giữa các thành phần Nhà nước và tư nhân là nhân 7 tố cốt lõi trong chiến lược quốc phòng. Quốc phòng gắn chặt an ninh quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau... Nội dung gắn GDQP&AN được thể hiện rất sâu sắc. Từ 1998 việc bồi dưỡng giáo viên GDQP&AN được tiến hành ở các trung tâm GDQP&AN nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kĩ năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn. Cộng hòa Pháp quan niệm quốc phòng được hiểu theo nghĩa rộng nhất, không chỉ là lĩnh vực của quân đội và chính quyền nhà nước mà có liên quan đến mọi công dân và mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước. Vì vậy, hệ thống giáo dục và nội dung GDQP&AN được tổ chức chặt chẽ, toàn diện và sâu sắc. Việc BDGV ở Pháp được thực hiện theo 3 hướng chính: Coi trọng việc tự nâng cao trình độ nghề nghiệp của GV. Tạo ra sự phù hợp với công việc đối với tất cả GV đặc biệt là đối với GV dạy GDQP&AN mà lĩnh vực đó luôn có sự phát triển mạnh mẽ và các thiết bị trở nên lạc hậu. Định kỳ xác định những kiến thức sẽ phải đưa vào tổng thể chương trình bồi dưỡng để tổ chức BDGV. Có thể nói ở Pháp luôn có sự chú trọng tới vấn đề BDGV, bởi họ luôn mong muốn có ĐNGV có chất lượng cao nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch GDQP&AN... Ở Mỹ, từ năm 1958, Quốc hội Mỹ đã thông qua "Luật Giáo dục quốc phòng”, tuyên truyền tư tưởng "lợi ích quốc gia trên hết”, đưa GDQP&AN vào trong các loại hình giáo dục. Ngày nay trước tình hình mới, đối mặt với tình hình đa cực hóa thế giới, toàn cầu hóa kinh tế, mạng hóa thông tin, Mỹ càng coi trọng phổ cập tư tưởng GDQP&AN mang màu sắc riêng của Mỹ. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước là nội dung cốt lõi của GDQP&AN. Ở đây cần phải chỉ rõ, chỗ khác biệt của nước Mỹ trong việc bồi dưỡng tư tưởng yêu nước cho công dân, không tập trung sức chú ý vào khu vực cư trú và quốc dân, mà nặng về hệ thống tư tưởng có liên quan mật thiết với đời sống xã hội. 8 Nên khái niệm mà họ sử dụng không phải là "Tổ quốc”, "cố hương”, mà là "nước Mỹ”, "lối sống Mỹ”. Chủ yếu là vì con đường phát triển mà nước Mỹ đã trải qua tương đối ngắn, hình thành một quốc gia nhiều dân tộc, những dân tộc đó đều coi nước Mỹ là quê hương mình. Do chịu sự giáo dục đó nên mọi người hết sức nhạy cảm với uy danh toàn nước Mỹ, rất trung thành với quốc gia dù nó là đúng hay sai. Ngoài ra do chịu ảnh hưởng của "Tinh thần Mỹ” khiến cho Mỹ tạo thành thói xấu là bá quyền, cho rằng Mỹ có sứ mệnh đặc biệt đối với toàn cầu, là "duy trì trật tự mới của thế giới, gánh vác trách nhiệm sen đầm thế giới”, đó chính là động lực mưu cầu địa vị chủ đạo và bá quyền thế giới của Mỹ. Chính phủ Mỹ coi người Mỹ là "dân tộc thượng đẳng”, dưới phương châm "lãnh đạo đúng đắn” đó, phải hoàn thành trách nhiệm do Thượng đế giao cho là lãnh đạo toàn thế giới tiến bước trên đường dẫn tới thiên đàng. Quan niệm này thường được dùng để biện minh cho mọi thủ đoạn bao gồm cả sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở khắp nơi trên thế giới. Chi phối bởi quan niệm đó, Mỹ đã phổ cập yêu cầu, các đoàn thể và bộ máy chính quyền các cấp phải coi chủ nghĩa yêu nước là động lực tinh thần của thế giới cường quyền, chỉ cần vì "quyền lợi nước Mỹ” là có thể sử dụng mọi thủ đoạn chính trị, kinh tế, quân sự, dân chúng phải biến chủ nghĩa yêu nước thành hành động cụ thể. Trọng điểm GDQP&AN Mỹ là: Yêu đất nước, biết phục tùng, trọng đoàn thể, chịu cống hiến. Ở Mỹ rất nhiều người chỉ nói tự do, không lo phục tùng. Trong GDQP&AN, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên GDQP&AN là phải nói cho HS biết, một người không biết phục tùng không phải là một người hoàn chỉnh. Phục tùng cấp trên, phục tùng đoàn thể, phục tùng quốc gia là tố chất cơ bản cần có của một con người hoàn chỉnh, một con người không biết phục tùng, làm sao biết cống hiến. 9 Để làm tốt việc bồi dưỡng giáo viên GDQP&AN, nước Mỹ tổ chức GDQP&AN từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học. Mỗi trường quân đội Mỹ cử một sĩ quan đảm nhiệm chuyên trách bồi dưỡng hướng dẫn cho các giáo viên trong trường giảng dậy GDQP&AN cho HS, SV. Hàng năm đều tập trung các sĩ quan này về đơn vị quân đội một tháng tổ chức BDGV những nội dung cần bổ sung, thay đổi xoay quanh vấn đề tâm lý, đạo đức, phục tùng, đặt "lợi ích nước Mỹ trên hết”. Để từ đó các sĩ quan này BDGV các trường quan điểm chiến lược GDQP&AN cho thế hệ HS, SV [dt 26]. Rõ ràng trên thực tế nhiều nước trên thế giới rất quan tâm nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng để tìm ra những biện pháp quản lý hữu hiệu. Sở dĩ GDQP&AN và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên GDQP&AN là động lực thúc đẩy sự phát triển chiến lược thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân để bảo vệ tổ quốc. Hình thức BDGV tuỳ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia, xây dựng quy trình phù hợp, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Dựng nước phải đi đôi với giữ nước, đó là một trong những quy luật đã được dân tộc ta đúc kết trong lịch sử. Dưới chế độ phong kiến, các triều đại trị vì đất nước tuy mạnh yếu khác nhau nhưng lúc nào cũng quan tâm đến kế sách giữ nước. Nhiều bậc hiền tài đã nghiên cứu hiến kế sách hay cho việc trị nước và giữ nước. Việc chiêu tập binh mã, việc rèn quân, luyện quân, việc khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc… là những kế sách có giá trị như những tài liệu khoa học về quốc phòng của dân tộc. Nhận thức được quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước, đồng thời tiếp tục phát huy giá trị truyền thống của dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm 10 có những chủ trương, giải pháp mang tính chiến lược về vấn đề QP&AN và GDQP&AN. Những chủ trương, chính sách đó cùng với những văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ về GDQP không chỉ là cơ sở pháp lý mà còn là một cơ sở khoa học, cơ sở phương pháp luận định hướng cho các hoạt động nghiên cứu về QP&AN trong thời đại mới. Tuy nhiên, công tác GDQP&AN cho học HS, SV trong các trường Đại học, Cao đẳng, trung tâm GDQP&AN còn nhiều bất cập, cần khắc phục. Đội ngũ giáo viên GDQP&AN còn thiếu; năng lực còn hạn chế nhất là về đổi mới PP giảng dạy và ứng dụng CNTT. Hình thức tổ chức giảng dạy chưa phù hợp. Công tác quản lý, rèn luyện sinh viên trong GDQP&AN chưa chặt chẽ. Cơ sở vật chất dạy và học quá nghèo nàn; tài liệu, chương trình chưa phong phú. Công tác đào tạo, quản lý đào tạo (tổ chức dạy học, kiểm tra, thi, cấp chứng chỉ giáo dục quốc phòng…) chưa khoa học, thống nhất, chặt chẽ; việc cập nhật, thu nhận thông tin phục vụ cho GDQP&AN còn chậm, rất lúng túng. Nhiều văn bản pháp quy về GDQP&AN còn chồng chéo, không còn phù hợp. Việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức trong toàn dân về công tác QP&AN và GDQP&AN trong ngành giáo dục nhất là trong các cơ sở giáo dục đào tạo chưa thật sâu rộng, chưa thấy hết vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác QP&AN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã có một số công trình nghiên cứu, bài biết về vai trò của GDQP&AN trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, giáo dục ý thức QP&AN cho cán bộ, giáo viên HS,SV các, trường Đại học, Cao đẳng và trung học nói riêng. Tiêu biểu là các công trình: “Trường ĐH với nhiệm vụ GDQP” (Nguyễn Thị Doan, Tạp chí QP toàn dân, 12/1998)[14]; “Một số vấn đề nâng cao chất lượng GDQP cho cán bộ, HS,SV tăng cường hơn nữa công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trong tình hình mới” (Phùng Khắc Đăng, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 12/2003)[17]; Phan Ngọc Liên, “GDQP cho thế hệ 11 trẻ trong các nhà trường và những vấn đề cần lưu tâm”.[22] “Thực trạng và giải pháp đổi mới GDQP trong các trường ĐH, CĐ”, của Hà Văn Công. [13] Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của GDQP&AN cho cán bộ, HS, SV trong các trường ĐH, CĐ, THCN, và THPT hiện nay. Nhìn chung, các tác giả đã đề cập tới tầm quan trọng của GDQP&AN cho cán bộ, HS, SV trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đồng thời đã đề xuất các giải pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng quản lý GDQP&AN ở các nhà trường. Tuy vậy các tác giả chưa đi sâu đề cập vấn đề quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở Trung tâm GDQP&AN, các trường ĐH, CĐ, THCN, THPT. Nhằm nâng cao chất lượng GDQP&AN cho cán bộ HS, SV yếu tố đóng vai trò then chốt quyết định đến chất lượng và hiệu quả GDQP&AN chính là đội ngũ người thầy. Để có được đội ngũ giáo viên đủ mạnh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDQP&AN hiện nay, vấn đề đào tạo bồi dưỡng giáo viên tại TTGDQP&AN hết sức cần thiết và quan trọng, đó là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng của TTGDQP&AN. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh 1.2.1.1. Quản lý Từ khi xã hội loài người có tổ chức, có sự phân công, hợp tác lao động thì cũng từ đó xuất hiện hoạt động quản lý. Quản lý là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động trong một tổ chức nhất định nhằm đạt được hiệu quả lao động cao hơn. Vì vậy quản lý mang tính lịch sử, nó phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Trong lịch sử, đã có một “sự tiến hoá” của các tư tưởng quản lý từ thời thượng cổ đến nay. Chủ nghĩa Mác đã đề cao vai trò của quản lý: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất