Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn vật lí ở trường trung h...

Tài liệu Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn vật lí ở trường trung học phổ thông huyện long hồ, tỉnh vĩnh long

.PDF
151
1
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Phan Yên Bình QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Phan Yên Bình QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỒNG PHAN Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện. Các tài liệu được sử dụng trong luận văn này đều được trích dẫn đầy đủ, chính xác và được ghi trong phần danh mục tài liệu tham khảo Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Người thực hiện Trần Phan Yên Bình LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng chân thành, đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy/Cô Khoa Khoa học Giáo dục; phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh về sự nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Phan, người Thầy đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, động viên và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để luận văn này được hoàn thành. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô trong Ban Giám hiệu, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và quý Thầy/Cô giảng dạy môn Vật lí trường THPT Phú Quới, trường THPT Hòa Ninh, trường THPT Phạm Hùng huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua. Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý Thầy/Cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Vĩnh Long, ngày 10 tháng 11 năm 2018 Tác giả Trần Phan Yên Bình MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU.......... ..................................................................................................... 1 Chương 1. CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ ................... 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề ...........................................................11 1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................19 1.2.1. KTĐG KQHT ........................................................................................ 19 1.2.2. Quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT .............. 21 1.3. Hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT ....................................25 1.3.1. Vị trí, vai trò và chức năng của hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT .................................................................................. 25 1.3.2. Vị trí, vai trò của môn Vật lí trong hệ thống các môn học và đặc trưng của môn Vật lí ở trường THPT ................................................... 26 1.3.3. Các thành tố của hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT..................................................................................................... 27 1.4. Quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT .......................34 1.4.1. Mục tiêu quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT..................................................................................................... 34 1.4.2. Phân cấp quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT..................................................................................................... 34 1.4.3. Nội dung quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT..................................................................................................... 35 1.4.4. Phương pháp quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí trường THPT..................................................................................................... 40 1.4.5. Chức năng quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT..................................................................................................... 41 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT ..................................................................................................43 Tiểu kết Chương 1………………………………………………………………. 46 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG ............................................................................................ 47 2.1. Đặc điểm tình hình các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long .......47 2.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng ....................................................49 2.3. Thực trạng hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long .................................................................................50 2.3.1. Thực trạng về các thành tố của hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ............................................................................................................ 50 2.3.2. Thực trạng về mục tiêu và các yêu cầu của hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ................................................................................. 52 2.3.3. Thực trạng về nội dung KTĐG KQHT môn Vật lí ............................... 54 2.3.4. Thực trạng về việc vận dụng phương pháp KTĐG KQHT môn Vật lí ............................................................................................................ 55 2.3.5. Thực trạng về các loại hình KTĐG KQHT môn Vật lí ......................... 56 2.3.6. Thực trạng về chủ thể đánh giá KQHT môn Vật lí ............................... 57 2.3.7. Thực trạng về quy trình KTĐG KQHT môn Vật lí ............................... 58 2.4. Thực trạng quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long ......................................................................59 2.4.1. Thực trạng về các thành tố trong quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ............................................................................................. 59 2.4.2. Thực trạng về mục tiêu quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ............................................................................................................ 60 2.4.3. Thực trạng về phân cấp quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ............................................................................................................ 61 2.4.4. Thực trạng về nội dung quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ............................................................................................................ 63 2.4.5. Thực trạng về phương pháp quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí...................................................................................................... 77 2.4.6. Thực trạng về chức năng quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí...................................................................................................... 77 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long ........................78 2.6. Đánh giá chung về thực trạng nội dung quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long ............79 Tiểu kết Chương 2 ……………………………………………………………… 83 Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG ................................................................................. 84 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp .............................................................................84 3.1.1. Cơ sở pháp lí .......................................................................................... 84 3.1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn ....................................................................... 86 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ....................................................................86 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ..................................... 86 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ......................................................... 86 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ....................................... 86 3.3. Các biện pháp đổi mới quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long...............................................87 3.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ................................................................................. 87 3.3.2. Biện pháp 2: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ..................................................................... 89 3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng ra đề kiểm tra cho đội ngũ CBQL, GV tham gia hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ................................................................................. 92 3.3.4. Biện pháp 4: Đầu tư và sử dụng có hiệu quả CSVC - KT, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ................... 94 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................96 3.5. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đổi mới quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long .................................................................................97 Tiểu kết Chương 3 …………………………………………………………….. 113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 117 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Bộ Giáo dục - Đào tạo Bộ GD - ĐT Cán bộ quản lí CBQL Cơ sở vật chất - kỹ thuật CSVC - KT Điểm trung bình ĐTB Điểm trung bình cộng ĐTBC Giáo viên GV Hiệu trưởng HT Học sinh HS Kết quả học tập KQHT Kiểm tra đánh giá KTĐG Mức độ cấp thiết MĐCT Mức độ khả thi MĐKT Phó Hiệu trưởng chuyên môn PHT CM Sở Giáo dục - Đào tạo Sở GD - ĐT Thứ hạng TH Tổ trưởng chuyên môn TTCM Trung học phổ thông THPT Thứ tự TT DANH MỤC CÁC BẢNG TT Ký hiệu 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 6 Bảng 2.6 7 Bảng 2.7 8 Bảng 2.8 9 Bảng 2.9 10 Bảng 2.10 11 Bảng 2.11 12 Bảng 2.12 13 Bảng 2.13 14 Bảng 2.14 15 Bảng 2.15 Tên bảng Thống kê CBQL và GV giảng dạy môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long Thống kê tổng số HS và tổng số lớp năm học 2017 2018 Thống kê kết quả xếp loại Học lực môn Vật lí năm học 2017 - 2018 Thống kê kết quả xếp Hạnh kiểm năm học 2017 2018 Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện các thành tố trong hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá của HS về mức độ quan trọng của hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện mục tiêu của hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện các yêu cầu của hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện nội dung KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện việc vận dụng phương pháp KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện các loại hình KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện chủ thể KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện quy trình KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện các thành tố trong quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện mục tiêu quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí Trang 47 48 49 49 51 52 52 53 54 55 56 57 58 59 60 16 Bảng 2.16 17 Bảng 2.17 18 Bảng 2.18 19 Bảng 2.19 20 Bảng 2.20 21 Bảng 2.21 22 Bảng 2.22 23 Bảng 2.23 24 Bảng 2.24 25 Bảng 2.25 26 Bảng 2.26 27 Bảng 2.27 28 Bảng 2.28 29 Bảng 2.29 30 Bảng 2.30 Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện phân cấp quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện quản lí việc lập kế hoạch KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện quản lí việc xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Vật lí Đánh giá của HS về nội dung đề kiểm tra môn Vật lí mà GV giảng dạy tại các trường đã thực hiện Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện quản lí công tác sao in và bảo mật đề kiểm tra môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện quản lí công tác tổ chức thực hiện các tiết kiểm tra môn Vật lí trên lớp Kết quả đánh giá của HS về những nội dung mà GV dạy môn Vật lí đã phổ biến Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện quản lí việc chấm, trả bài kiểm tra môn Vật lí, ghi điểm và nhập điểm vào phần mềm quản lí điểm Đánh giá của HS về việc chấm, trả bài kiểm tra môn Vật lí mà GV đã thực hiện Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện quản lí việc đánh giá xếp loại KQHT môn Vật lí của HS Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện quản lí công tác bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG cho GV giảng dạy môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện quản lí các điều kiện CSVC-KT, trang thiết bị phục vụ cho công tác KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện phương pháp quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện các chức năng quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí hoạt 61 63 65 67 68 69 70 71 72 73 74 76 77 78 78 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 động KTĐG KQHT môn Vật lí Đánh giá “thành công hay hạn chế” của CBQL, GV Bảng 2.31 về các nội dung quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ Bảng 3.1 cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đổi mới quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV về đánh giá mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp tổ chức Bảng 3.2 các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của KTĐG KQHT môn Vật lí Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV về đánh giá mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp tăng Bảng 3.3 cường kiểm tra, giám sát việc lập kế hoạch hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV về đánh giá mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp tăng Bảng 3.4 cường kiểm tra giám sát quản lí việc xây dựng ngân hàng và ra đề kiểm tra môn Vật lí Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV về đánh giá mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp tăng Bảng 3.5 cường kiểm tra giám sát công tác sao in và bảo mật đề kiểm tra môn Vật lí Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV về đánh giá mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp tăng Bảng 3.6 cường kiểm tra, giám sát quản lí việc tổ chức các kỳ kiểm tra và việc chấm bài kiểm tra môn Vật lí, ghi điểm vào sổ của GV Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV về đánh giá mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp tăng Bảng 3.7 cường kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế về đánh giá xếp loại KQHT môn Vật lí Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV về đánh giá mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp tăng Bảng 3.8 cường các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng ra đề kiểm tra cho đội ngũ CBQL, GV tham gia hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV về đánh giá mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp đầu tư, sử Bảng 3.9 dụng có hiệu quả CSVC - KT, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí 80 98 100 102 103 105 106 107 109 111 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TT Ký hiệu Tên biểu đồ 1 Sơ đồ 1.1 Mối liên hệ giữa các chức năng quản lí 41 2 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các biện pháp 97 Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập (KQHT) là một trong những khâu trọng yếu, là bộ phận không thể tách rời của quá trình giáo dục nói chung. KTĐG KQHT ở bậc Trung học phổ thông (THPT) được xem là quá trình thu thập, chỉnh lí, xử lí thông tin một cách hệ thống những KQHT ở từng giai đoạn khác nhau, đối chiếu với mục tiêu dạy học ở từng giai đoạn và cuối cùng đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD - ĐT) ban hành để đánh giá sự tiến bộ của người học qua từng giai đoạn, đánh giá mức độ đạt chuẩn của người học và cuối cùng là đánh giá chất lượng của quá trình dạy học. KTĐG KQHT môn Vật lí được hiểu là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập môn Vật lí của học sinh (HS) về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên (GV) và nhà trường, cho bản thân HS để học tập ngày một tiến bộ hơn. Quản lí hoạt động KTĐG KQHT là tổng thể các công việc của cán bộ quản lí (CBQL), GV và HS, bao gồm việc đề ra cơ chế, chính sách, đề ra các giải pháp thực hiện, phân bổ nguồn lực, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra để thực hiện một cách tốt nhất tất cả các khâu trong quá trình KTĐG nhằm đánh giá chính xác KQHT của người học và giúp cải thiện việc dạy và học. Quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí là sự tác động có kế hoạch, có chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí (hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí) nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong bối cảnh khoa học - công nghệ có những bước tiến nhảy vọt, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với giáo dục thì cách tiếp cận năng lực đang trở thành cách tiếp cận phù hợp nhất. Chính vì vậy, xu thế quản lí là quản lí dựa vào chuẩn, cần thiết phải thực hiện chuẩn hóa. Chuẩn hóa giáo dục là quá trình tác động làm cho các yếu tố trong giáo dục đạt được chuẩn cần thiết. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam, nêu rõ nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo trong những năm trước mắt “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng 2 chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là khâu then chốt” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2011). Vì vậy, để đáp ứng được mục tiêu trên thì hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông cần phải đổi mới đồng bộ tất cả các khâu của quá trình dạy học từ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, đội ngũ CBQL, GV và HS đến đổi mới KTĐG KQHT. Trong đó, đổi mới KTĐG KQHT của HS là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu dạy học. Nếu KTĐG một cách chính xác, khoa học thì nó sẽ là căn cứ để điều chỉnh quá trình dạy học, có tác dụng động viên, khuyến khích HS tích cực học tập và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Song thực tiễn hoạt động KTĐG KQHT tất cả các môn học nói chung và môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long nói riêng còn nhiều bất cập như: nhận thức về KTĐG của GV, HS và xã hội còn nặng về ghi nhớ mà không kiểm tra được HS hiểu và vận dụng kiến thức vào trong thực tế; kỹ năng KTĐG KQHT chưa thực sự được GV quan tâm; việc đánh giá còn nặng về hình thức, điểm số, độ chính xác thật sự chưa cao. Chính vì vậy, việc KTĐG KQHT chưa phát huy được đúng vai trò và khả năng của nó. Để KTĐG KQHT môn Vật lí của HS, GV gần như chỉ dùng một phương pháp là ra đề kiểm tra. Tuy nhiên, cách ra đề kiểm tra của GV còn phiến diện, đơn điệu, thiếu cơ sở khoa học, kết quả đánh giá còn nhiều thiếu sót. Trước thực tế đó, đổi mới quản lí hoạt động KTĐG KQHT đã và đang được Đảng, Nhà nước và Bộ GD - ĐT quan tâm chỉ đạo. Vì vậy, việc nghiên cứu quản lí hoạt động KTĐG KQHT nói chung và quản lí hoạt động KTĐG KQHT tập môn Vật lí ở các trường THPT nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Để trên cơ sở đó có thể đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp hơn, khả thi hơn nhằm cải tiến hoạt động KTĐG KQHT cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm phát triển của giáo dục nước nhà, đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong giai đoạn tới là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Xuất phát từ những lí do nêu trên người nghiên cứu chọn thực hiện đề tài: “Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí ở trường Trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long” cho Luận văn thạc sĩ của mình. 3 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất biện pháp đổi mới quản lí hoạt KTĐG KQHT môn Vật lí các trường THPT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. 4. Giả thuyết nghiên cứu Công tác quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long có thể đã được các CBQL thực hiện khá tốt như: quản lí công tác sao in và bảo mật đề kiểm tra môn Vật lí; quản lí công tác tổ chức thực hiện các tiết kiểm tra môn Vật lí trên lớp; quản lí việc chấm, trả bài kiểm tra môn Vật lí, ghi điểm và nhập điểm vào phần mềm quản lí điểm; quản lí việc đánh giá xếp loại KQHT môn Vật lí của HS. Tuy nhiên, công tác này có thể vẫn còn một số mặt hạn chế như: quản lí việc lập kế hoạch KTĐG KQHT môn Vật lí; quản lí việc xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Vật lí; quản lí công tác bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG KQHT cho GV giảng dạy môn Vật lí; quản lí các điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật (CSVC - KT), trang thiết bị phục vụ cho hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí. Nếu đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí thì người nghiên cứu có thể đề xuất những biện pháp đổi mới quản lí cấp thiết và khả thi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí và quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí trường Phổ thông. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. 5.3. Đề xuất và khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi các biện pháp đổi mới quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long 4 đáp ứng yêu cầu của bậc giáo dục phổ thông hiện nay. 6. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long giới hạn một số vấn đề cơ bản: 6.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu lí luận, khảo sát thực trạng, khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở thực hiện các nội dung quản lí: quản lí việc lập kế hoạch KTĐG KQHT môn Vật lí; quản lí việc xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Vật lí; quản lí công tác sao in và bảo mật đề kiểm tra môn Vật lí; quản lí công tác tổ chức thực hiện các tiết kiểm tra môn Vật lí trên lớp; quản lí việc chấm, trả bài kiểm tra môn Vật lí, ghi điểm và nhập điểm vào phần mềm quản lí điểm; quản lí việc đánh giá xếp loại KQHT môn Vật lí của HS; quản lí công tác bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG cho GV giảng dạy môn Vật lí và quản lí các điều kiện CSVC - KT, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí. 6.2. Về thời gian và đối tượng khảo sát Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí trong năm học 2017 - 2018 ở 03 trường THPT huyện Long Hồ: Trường THPT Phú Quới, Trường THPT Phạm Hùng và Trường THPT Hòa Ninh. Đề tài khảo sát CBQL (Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng; Tổ trưởng, Tổ phó tổ chuyên môn Vật lí) và GV giảng dạy môn Vật lí, HS. Cụ thể như sau: TT Số lượng Đơn vị CBQL, GV HS 1 THPT Phú Quới 10 100 2 THPT Phạm Hùng 16 100 3 THPT Hòa Ninh 09 100 35 300 Tổng cộng Ghi chú 6.3. Về địa bàn nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật 5 lí ở 03 trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long: Trường THPT Phú Quới, Trường THPT Phạm Hùng và Trường THPT Hòa Ninh. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận Đề tài được nghiên cứu dựa trên các cách tiếp cận như sau: 7.1.1. Tiếp cận hệ thống Tiếp cận quan điểm hệ thống trong nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí và quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí như một hệ thống gồm: mục đích, nội dung, chủ thể, khách thể, hình thức, biện pháp và các điều kiện. Các thành tố này có mối liên hệ biện chứng với nhau. Hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí là một hoạt động giáo dục, có mối liên quan với các hoạt động giáo dục khác trong trường THPT và là một bộ phận của hoạt động sư phạm ở trường THPT. 7.1.2. Tiếp cận nội dung thông qua các chức năng quản lí Nghiên cứu quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí cần nghiên cứu một số nội dung cụ thể như: quản lí việc lập kế hoạch KTĐG KQHT môn Vật lí; quản lí việc xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Vật lí; quản lí công tác sao in và bảo mật đề kiểm tra môn Vật lí; quản lí công tác tổ chức thực hiện các tiết kiểm tra môn Vật lí trên lớp; quản lí việc chấm, trả bài kiểm tra môn Vật lí, ghi điểm và nhập điểm vào phần mềm quản lí điểm; quản lí việc đánh giá xếp loại KQHT môn Vật lí của HS; quản lí công tác bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG cho GV giảng dạy môn Vật lí và quản lí các điều kiện CSVC - KT, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí. 7.1.3. Tiếp cận thực tiễn Đề tài xuất phát từ thực tiễn công tác quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long trong điều kiện cụ thể. Trên cơ sở đó nhằm tìm kiếm và đề xuất một số biện pháp đổi mới quản lí mang tính cấp thiết và khả thi. 7.1.4. Tiếp cận lịch sử - logic Vận dụng quan điểm lịch sử - logic vào đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng quản 6 lí hoạt động KTĐG giá KQHT môn Vật lí bằng cách tìm hiểu phát hiện sự nảy sinh phát triển vào những khoảng thời gian không gian và điều kiện cụ thể. Việc này giúp cho công tác điều tra thực trạng được chính xác, phù hợp với mục đích nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ sử dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2.1.1. Phân tích, tổng hợp lí thuyết Phân tích và tổng hợp các lí thuyết về quản lí hoạt động KTĐG KQHT nói chung và quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí nói riêng để có tài liệu xây dựng cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. 7.2.1.2. Phân loại, hệ thống hóa lí thuyết Phân loại, hệ thống hóa các lí thuyết nói trên theo phạm vi không gian (trong nước, ngoài nước) và thời gian (từ trước đến nay) nhằm có tài liệu viết phần tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi * Mục đích: đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin, số liệu, chứng cứ về thực trạng hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí và quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, phương pháp này còn sử dụng để hỏi ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được xây dựng. * Nội dung: khảo sát thực trạng hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long gồm mục tiêu và các yêu cầu của hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí; nội dung KTĐG KQHT môn Vật lí; phương pháp KTĐG KQHT môn Vật lí;… Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long thông qua các nội dung quản lí như: quản lí việc lập kế hoạch KTĐG KQHT môn Vật lí; quản lí việc xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Vật lí; quản lí công tác sao in và bảo mật đề kiểm tra môn Vật lí; quản lí công tác tổ chức hiện các tiết kiểm tra môn Vật lí trên lớp; quản lí 7 việc chấm, trả bài kiểm tra môn Vật lí, ghi điểm và nhập điểm vào phần mềm quản lí điểm; quản lí việc đánh giá xếp loại KQHT môn Vật lí của HS; quản lí công tác bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG KQHT cho GV giảng dạy môn Vật lí. * Công cụ: xây dựng bộ công cụ là phiếu khảo sát dùng cho các đối tượng sau: Phụ lục 1, 3 dùng cho CBQL và GV dạy môn Vật lí của trường THPT; Phụ lục 2 dùng cho HS lớp 11, 12 trường THPT (xem thêm phụ lục). 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn * Mục đích phỏng vấn: đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ của đề tài. Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu để làm minh chứng và bổ sung vào kết quả nghiên cứu thực trạng. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp đổi mới quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. * Đối tượng phỏng vấn: CBQL (Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng; Tổ trưởng tổ Vật lí) và GV dạy môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. * Nội dung phỏng vấn: tìm hiểu đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, tìm hiểu đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của một số biện pháp, ý kiến và đề xuất một số biện pháp cụ thể. * Công cụ: biên bản phỏng vấn CBQL và GV của trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long (xem thêm phụ lục). 7.2.2.3. Phương pháp quan sát * Mục đích: đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ của đề tài. Sử dụng phương pháp này nhằm quan sát CSVC - KT, trang thiết bị và quá trình quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí tại các trường THPT. Quan sát và ghi nhận số lượng, việc sử dụng, bảo quản CSVC - KT, trang thiết bị và mức độ thực hiện quá trình quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí. * Nội dung và cách thức tiến hành: phương pháp quan sát được thực hiện thông qua tham quan CSVC - KT, trang thiết bị và quan sát các tiết kiểm tra môn Vật lí trên lớp nhằm thu thập thông tin về công tác tổ chức thực hiện việc KTĐG KQHT môn Vật lí của HS các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. * Công cụ: biên bản quan sát CSVC - KT, trang thiết bị và quá trình quản lí hoạt 8 động KTĐG KQHT môn Vật lí các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. 7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động * Mục đích: sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu về quản lí việc lập kế hoạch KTĐG KQHT môn Vật lí; xem xét các đề kiểm tra định kì, học kì, đáp án môn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đảm bảo các nội dung: bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng; nội dung trọng tâm; bao quát nội dung trong SGK hoặc mở rộng nội dung ra ngoài SGK; đúng theo ma trận đề kiểm tra mà GV đã lập. * Nội dung và cách thức tiến hành: nghiên cứu, phân tích kế hoạch KTĐG KQHT môn Vật lí của trường, kế hoạch KTĐG KQHT môn Vật lí của tổ chuyên môn, GV; đề kiểm tra và đáp án đề kiểm tra môn Vật lí. * Công cụ: kế hoạch KTĐG KQHT môn Vật lí của trường; kế hoạch KTĐG KQHT môn Vật lí của tổ chuyên môn và của GV; đề kiểm tra và đáp án đề kiểm tra môn Vật lí. 7.2.3. Nhóm phương pháp xử lí thông tin Đề tài sử dụng phương pháp xử lí thông tin định lượng và định tính như sau: * Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm đánh giá thực trạng quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí các trường THPT tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; kiểm tra tính cấp thiết và tính khả thi của một số biện pháp được đề xuất đổi mới công tác quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí các trường THPT tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi sử dụng chương trình SPSS để xử lí và phân tích thống kê nhằm đánh giá về mặt định lượng và định tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận. - Phân tích thống kê mô tả: các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả: điểm trung bình cộng (Mean), độ lệch chuẩn (Std. Deviation),... + Điểm trung bình (mean) được dùng trong việc tính điểm đạt được của từng nhóm mệnh đề. + Độ lệch chuẩn (standardizied deviation) được dùng để mô tả sự phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời mẫu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất