Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lí hoạt động hỗ trợ sinh viên tại trường đại học công nghệ thành phố hồ chí...

Tài liệu Quản lí hoạt động hỗ trợ sinh viên tại trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh

.PDF
123
1
108

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN HỮU XUÂN THU QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Đà Nẵng - Năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN HỮU XUÂN THU QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN Đà Nẵng - Năm 2022 iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2 5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC ...................................................................................... 5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 5 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài............................................................................. 5 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 7 1.2. Các khái niệm chính của đề tài ............................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục .......................................................................... 10 1.2.2. Khái niệm hoạt động hỗ trợ sinh viên ở trường đại học ............................... 13 1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên ở trường đại học .................. 13 1.3. Hoạt động hỗ trợ sinh viên ở trường đại học trong giai đoạn hiện nay.................. 14 1.3.1. Đặc điểm sinh viên đại học ........................................................................... 14 1.3.2. Mục tiêu hoạt động hỗ trợ sinh viên ở trường Đại học ................................. 15 1.3.3. Nội dung hoạt động hỗ trợ sinh viên ở trường ĐH ....................................... 16 1.4. Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên ở trường Đại học ............................................ 17 1.4.1. Quản lý công tác tư vấn học tập.................................................................... 17 1.4.2. Quản lý công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho SV ......................... 18 1.4.3. Quản lý công tác tư vấn tâm lý và chăm sóc sức khỏe cho SV .................... 19 1.4.4. Quản lý công tác hỗ trợ tài chính cho sinh viên ........................................... 20 1.4.5. Quản lý công tác hỗ trợ đặc biệt cho SV ...................................................... 21 1.4.6. Quản lý các dịch vụ sinh viên ....................................................................... 21 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên ở trường Đại học ................................................................................................................................. 22 1.5.1. Những yếu tố khách quan ............................................................................. 22 v 1.5.2. Những yếu tố chủ quan ................................................................................. 23 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................................... 24 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .... 25 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát .............................................................................. 25 2.1.1. Mục tiêu khảo sát .......................................................................................... 25 2.1.2. Nội dung khảo sát ......................................................................................... 25 2.1.3. Phương pháp khảo sát ................................................................................... 25 2.1.4. Tổ chức khảo sát ........................................................................................... 25 2.2. Khái quát về Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh ....................... 26 2.2.1. Giới thiệu về trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh .............. 26 2.2.2. Sứ mệnh, tầm nhìn ........................................................................................ 27 2.2.3. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 28 2.2.4. Hoạt động đào tạo ......................................................................................... 28 2.2.5. Hệ thống hỗ trợ sinh viên .............................................................................. 30 2.3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh viên ở Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................. 33 2.3.1. Thực trạng công tác tư vấn học tập ............................................................... 33 2.3.2. Thực trạng công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên .......... 37 2.3.3. Thực trạng công tác tư vấn tâm lý và chăm sóc sức khỏe cho sinh viên ...... 39 2.3.4. Thực trạng công tác hỗ trợ tài chính cho sinh viên ....................................... 41 2.3.5. Thực trạng công tác hỗ trợ đặc biệt cho sinh viên ........................................ 44 2.3.6. Thực trạng các dịch vụ sinh viên .................................................................. 45 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên ở Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................ 46 2.4.1. Thực trạng quản lý công tác tư vấn học tập .................................................. 46 2.4.2. Thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho SV ....... 50 2.4.3. Thực trạng quản lý công tác tư vấn tâm lý và chăm sóc sức khỏe cho sinh viên ................................................................................................................................ 52 2.4.4. Thực trạng quản lý công tác hỗ trợ tài chính cho sinh viên .......................... 54 2.4.5. Thực trạng quản lý công tác hỗ trợ đặc biệt cho sinh viên ........................... 55 2.4.6. Thực trạng quản lý các dịch vụ sinh viên ..................................................... 56 2.5. Đánh giá chung ....................................................................................................... 57 2.5.1. Điểm mạnh .................................................................................................... 57 2.5.2. Hạn chế ......................................................................................................... 58 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................................... 59 CHƢƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .... 61 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ........................................................................... 61 vi 3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa .................................................................................... 61 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................................. 62 3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện ............................................................. 62 3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả .................................................................................. 63 3.1.5. Đảm bảo tính pháp lý .................................................................................... 64 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên ở Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................. 64 3.2.1. Tổ chức khảo sát nhu cầu và đánh giá sự hài lòng của sinh viên với các hoạt động hỗ trợ của nhà trường làm cơ sở cho cải tiến liên tục các hoạt động hỗ trợ sinh viên ......................................................................................................................... 64 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ sinh viên cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường ................................... 70 3.2.4. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và hỗ trợ sinh viên ................................................................................................................... 72 3.2.5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên .. 73 3.2.6. Xây dựng đội ngũ làm công tác hỗ trợ sinh viên có tính chuyên nghiệm cao ................................................................................................................................. 74 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên ..................... 76 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................... 78 3.4.1. Mô tả quá trình khảo nghiệm ........................................................................ 78 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm .................................................................................... 79 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 87 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 88 DANH MỤC TÀI LỆU THAM KHẢO .................................................................... 90 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 Chữ viết tắt BGD&ĐT BHYT CBQL CBGV CTĐT Đoàn TN HSSV 8 HUTECH 9 10 11 12 13 14 NCKH QLGD SV TB TP HCM GV Nội dung đầy đủ Bộ Giáo dục và Đào tạo Bảo hiểm y tế Cán bộ quản lý Cán bộ giảng viên Chương trình đào tạo Đoàn thanh niên Học sinh sinh viên Ho Chi Minh City University of Technology Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục Sinh viên Trung bình Thành phố Hồ Chí Minh Giảng viên viii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.1: Hoạt động tư vấn, hỗ trợ học tập cho sinh viên 2.2: Đánh giá của sinh viên về cơ sở vật chất phục vụ học tập Đánh giá về hoạt động hỗ trợ sinh viên trong việc giải quyết 2.3: những khó khăn trong học tập 2.4: Hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên 2.5: Hoạt động tư vấn tâm lý và chăm sóc sức khỏe 2.6: Hoạt động hỗ trợ tài chính cho sinh viên 2.7: Các hoạt động hỗ trợ đặc biệt cho sinh viên 2.8: Các biện pháp quản lý hoạt động tư vấn học tập 2.9: Quản lý hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên 2.10: Quản lý công tác tư vấn tâm lý và chăm sóc sức khỏe 2.11: Quản lý công tác hỗ trợ tài chính cho sinh viên 2.12: Quản lý các dịch vụ sinh viên Bảng giá trị trung bình của các thang đo về các biện pháp quản 3.1: lý hoạt động hỗ trợ sinh viên Tỷ lệ phần trăm mức độ cấp thiết về các biện pháp quản lý hỗ 3.2: trợ sinh viên 3.3: Bảng giá trị trung bình của các thang đo Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động hỗ trợ sinh 3.4: viên Trang 34 35 36 38 40 42 44 48 51 52 54 56 79 80 84 85 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ 2.1: 2.2: 2.3: 3.1: 3.2: Tên biểu đồ Trang Đánh giá về các dịch vụ sinh viên Tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên Sự cần thiết của việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong nhà trường hiện nay Mức độ cần thiết của các biện pháp Mức độ khả thi của các biện pháp 45 47 48 80 85 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để triển kinh tế, xã hội một cách bền vững, ngoài những yếu tố về nguồn lực con người thì cần các nguồn lực như cơ sở hạ tầng, công nghệ, môi trường pháp lý, môi trường thể chế chính trị xã hội thì nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện những bước nhảy vọt và rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, lạc hậu về khoa học công nghệ. Đồng thời đảm bảo có hiệu quả cho mục tiêu phát triển cũng như động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, các vấn đề về môi trường và sự tiến bộ của xã hội. Cùng với nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ các trường đại học có vai trò chủ chốt trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao. Các yếu tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học là chất lượng giảng dạy, học tập và các hoạt động hỗ trợ sinh viên. Theo thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT, ngày 5 tháng 4 năm 2016 về Ban hành quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học chính quy. Trong đó đã xác định nhiệm vụ của hoạt động hỗ trợ sinh viên có vai trò, vị trí đặc biệt đảm bảo cho sinh viên có môi trường thuận lợi cho học tập, rèn luyện và phát triển bản thân. Thông qua các hoạt động hỗ trợ, sinh viên sẽ thích ứng với thay đổi cuộc sống từ phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình sang cuộc sống tự lập. Giúp sinh viên đáp ứng được sự thay đổi phương pháp học tập từ phổ thông sang phương pháp học tập Đại học, trong đó tự lực nghiên cứu, tăng cường tính chủ động và thích ứng trong thời đại công nghệ số hiện nay. Khi tốt nghiệp sinh viên được trang bị các kỹ năng, khả năng thích ứng với các điều kiện xã hội và tham gia ngay vào thị trường lao động. Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nhằm trang bị cho sinh viên có kiên thức, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Hoạt động hỗ trợ sinh viên với nhiều hoạt động phát triển năng lực, phẩm chất và tầm nhìn cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Cùng với đó xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã có tác động không nhỏ đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của sinh viên. Trong đó một bộ phận sinh viên sa đà vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cơ bạc, đua xe ngày một tăng, đồng thời hình thành lối sống thực dụng, coi trọng vật chất đang ngày càng thể hiện rõ nét qua lối sống của sinh viên. Nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Sự phát triển công nghệ khiến cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với những trào lưu, lối sống thực dụng, sống vội… Những sự việc bạo lực xảy ra ngày càng nhiều cũng đã tác động xấu đến sinh viên. Sinh viên cần được chia sẻ, được thông cảm và giải đáp các thắc mắc. Vì vậy, tổ chức các hoạt động tư vấn là điều rất cần thiết. 2 Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay việc quản lý các hoạt động hỗ trợ sinh viên lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Trước hết đó là quản lý hỗ trợ sinh viên trong học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn đào tạo, việc học trực tuyến đã phần nào đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, quản lý hỗ trợ sinh viên trong tiếp cận với các kiến thức, kỹ năng và khả năng vận dụng vào thực tiễn. Các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong rèn luyện các kỹ năng sống, các kỹ năng ứng phó, kỹ năng tìm kiếm việc làm chưa có sự đầu tư bài bản và có hệ thống. Hơn nữa, thực tế cho thấy những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đã được học trong nhà trường vẫn chưa đủ để sinh viên tự tin khi bước vào cuộc sống nghề nghiệp, sinh viên ra trường thiếu kinh nghiệm, kỹ năng làm việc dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp đối với sinh viên mới ra trường cao. Do đó điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đầu ra của sinh viên. Trong thời gian qua, nhận thức được sự cần thiết cũng như vai trò và tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ sinh viên, Trường đã Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu của người học hiện nay. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan hoạt động hỗ trợ sinh viên trong nhà trường vẫn chưa thực sự đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu của sinh viên, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp còn thấp, các kỹ năng của sinh viên còn nhiều hạn chế, do đó yêu cầu đặt ra hiện nay là phải có những biện pháp quản lý một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp trong hoạt động hỗ trợ sinh viên phù hợp với bố cảnh và điều kiện của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng học tập và sinh hoạt của sinh viên đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu nhà trường. Với lý do trên em đã chọn đề tài: “Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của nhà trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên tại các trường Đại học. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 3 4.2 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là Cán bộ quản lý, lãnh đạo các phòng chức năng, giảng viên và sinh viên hiện đang giảng dạy và học tập tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 4.3 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đối với hoạt động hỗ trợ sinh viên tại nhà trường. - Thực trạng vấn đề nghiên cứu được khảo sát trong giai đoạn 2019-2021. Các biện pháp quản lý được đề xuất cho giai đoạn 2021-2025 5. Giả thuyết nghiên cứu Hiện nay, hoạt động hỗ trợ sinh viên ở Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Nguyên nhân chính của những bất cập này là các cấp quản lý triển khai các chỉ đạo về hỗ trợ sinh viên (HTSV) không dựa trên tiếp cận quản lý phù hợp. Dựa trên lý thuyết quản lý giáo dục và thực tiễn hoạt động HTSV có thể đề xuất được các biện pháp quản lý hợp lý, khả thi nhằm quản lý tốt hoạt động HTSV tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo tại trường. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết. Các phương pháp này được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên ở trường đại học. 6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Đề tài sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, quan sát. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Để có những cơ sơ thực tiễn đánh giá về các hoạt động hỗ trợ sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP HCM, đề tài đã sử dụng bảng hỏi để trưng cầu ý kiến của sinh viên, CBQL, giảng viên trong nhà trường nhằm thu thập các số liệu thực tế để đánh giá thực trạng công tác quản lý hỗ trợ sinh viên trong nhà trường. Trong đó bảng hỏi đối với sinh viên, đề tài tập trung vào những nội dung như: đánh giá về mức độ cần thiết trong hoạt động hỗ trợ SV, đánh giá về các hoạt động hỗ trợ SV trong nhà trường như tư vấn học tập, NCKH, hướng nghiệp, đời sống sinh hoạt, tinh thần hỗ trợ sinh viên trong các hoạt động ngoại khóa. Bảng hỏi đối với CBQL, giảng viên trong nhà trường tập trung vào xây dựng kế hoạch, đánh giá về tầm quan trọng trong hoạt động hỗ trợ SV, các biện pháp hỗ trợ sinh viên và một số những tồn tại trong hoạt động hỗ trợ SV hiện nay. - Phương pháp nghiên cứu hồ sơ lưu trữ: Để có thêm những cơ sở, minh chứng thực tiễn về hoạt động hỗ trợ SV, đề tài đã đã sử dụng phương pháp này để nghiên cứu 4 các hồ sơ hoạt động, các công văn, thông báo, quyết định trong công tác quản lý hỗ trợ sinh viên của nhà trường. Các hình ảnh, tư liệu về các hoạt động hỗ trợ sinh viên. - Phương pháp chuyên gia: được sử dụng trong xây dựng các biện pháp quản lý và khảo nghiệm các biện pháp quản lý đề xuất. 6.3 Nhóm các phương pháp xử lí thông tin Đề xử lý các dữ liệu điều tra và thống kê dữ liệu nghiên cứu. Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê toán để xử lý kết quả điều tra, khảo sát. Các dữ liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0 để tổng hợp và xử lý dữ liệu, trình bày kết quả nghiên cứu. 7. Cấu trúc của luận văn Nội dung luận văn gồm 03 phần: * Mở đầu: * Nội dung gồm ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên ở trường đại học. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên ở Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên ở Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh Kết luận và khuyến nghị Phụ lục Tài liệu tham khảo 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Sự phát triển của giáo dục luôn gắn với sự phát triển của loài người. Cũng như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, sự ra đời của hoạt động giáo dục gắn liền với sự ra đời của hoạt động quản lý giáo dục, từ đó xuất hiện trong khoa học về quản lý giáo dục những yếu tố ảnh hưởng như mô hình giáo dục, môi trường giáo dục và các hoạt động hỗ trợ. Đầu thế kỷ XIX tại các trường đại học Hoa Kỳ, các khoa giảng dạy và một số nhân viên đã xử lý một số chức năng không thuộc nhiệm vụ của mình, ví dụ: chỗ ở, dịch vụ ăn uống, phương pháp rèn luyện và tư vấn cho sinh viên. Công việc này không tập trung vào toàn bộ sinh viên mà chỉ giới hạn cho những người có thể chi trả được. Tuy vậy, các đối tượng và số lượng sinh viên đến trường đại học bắt đầu mở rộng (nhiều người trong số họ là những phụ nữ được nhận vào đại học lần đầu tiên trong suốt vài thế kỷ). Một số học giả gần như không biết gì về việc quản lý, hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên mặc dù đã từng giải quyết các chức năng này. Họ bắt đầu kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ mà không có sự hướng dẫn này. Trong cuối thế kỷ XIX, các mô hình nghiên cứu của giáo viên, học giả đã được áp dụng trên khắp thế giới, vượt ra khỏi mục đích chính là giảng dạy. Từ đó dẫn đến sự ra đời của một nghề mới là công tác sinh viên. Nhân viên làm công tác sinh viên không chỉ phụ trách ăn, ở mà còn chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần đã trở thành một điều cần thiết của nhiều trường đại học. Các hoạt động giải trí, văn hóa, thể thao, hỗ trợ nghề nghiệp, bố trí việc làm, hỗ trợ tài chính và dịch vụ khác đều trở thành công việc mới ở nhiều quốc gia. Đến những năm 1990, trọng tâm của công tác sinh viên đã chuyển sang hỗ trợ nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Sự phát triển này đã tạo ra hy vọng mới rằng nỗ lực của các bộ phận công tác sinh viên sẽ tạo ra kết quả tốt hơn cho học tập, sinh hoạt của sinh viên. Những nghiên cứu về sinh viên rất quan trọng trong giáo dục đại học vì nhà trường hiểu đầy đủ hơn về những thay đổi mà nhiều sinh viên đại học đang trải qua. Những nghiên cứu này cung cấp các mô hình và khuôn khổ để hiểu rõ hơn về cách sinh viên phát triển, từ đó cung cấp thông tin hữu ích, lợi ích tốt nhất cho sinh viên. Thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của Internet, thế giới đang chuyển từ quan điểm đánh giá theo mức độ cần mẫn sang đánh giá năng lực, người học có nhu cầu được đào tạo về các kỹ năng mới như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện, khả năng cộng tác, năng lực đổi mới sáng tạo,… Vì vậy, hoạt động tư vấn, hỗ trợ ra đời và ngày càng phát triển. Tháng 1 năm 2000, Viện nghiên cứu quản lý giáo dục thuộc Đại học California, Los 6 Angeles (Higher Education Research Institute University of California, Los Angeles) đã công bố tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của Service Learning đến SV như thế nào (How Service Learning Affects Students) của 4 tác giả Alexander W. Astin, Lori J. Vogelgesang, Elaine K.Ikeda, Jennifer A. Yee với nghiên cứu từ năm 1994 và thu thập từ 22.236 SV trong đó, một phần của nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết tồn tại của một đầu mối hỗ trợ học tập cho SV trong các trường có thể giúp việc phải miễn cưỡng tích hợp các hoạt động hỗ trợ đối với giảng viên. [37, tr.15]. Tại Australia: sự quan tâm và hỗ trợ cho SV là một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục ở nước này. Australia có môi trường sống an toàn, thanh bình, người dân thân thiện dễ gần, học phí và sinh hoạt phí rẻ hơn một số nước phát triển ở châu Âu và Mỹ, quá trình xin visa nhanh chóng và thuận tiện. SV các nước có cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp, cơ hội nghiên cứu với hạ tầng hiện đại. Australia là nước dẫn đầu trong việc bảo vệ và hỗ trợ các dịch vụ dành cho SV như học Anh ngữ, trợ giúp việc nộp đơn và các thủ tục khác, tiếp đón và hướng dẫn trong quá trình học tập, các dịch vụ y tế, cư trú và sinh hoạt. Các cơ sở giáo dục của Australia rất lưu tâm đến các nhu cầu văn hóa và tôn giáo. Các cơ sở này cung cấp một số dịch vụ theo dõi và hỗ trợ nhằm giúp đỡ SV hội nhập vào môi trường mới tại Australia để hoàn thành việc học tập. Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế mà còn được coi là quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Anh. Giáo dục đại học ở Nhật đánh giá sinh viên qua khả năng giải quyết các vấn đề của thực tiễn, khả năng làm chủ bản thân trong tự nhiên và xã hội. Trong đó các Trường Đại học sẽ có chính sách tìm việc làm thêm cho SV, được phép làm thêm 28h/1 tuần. Khi tốt nghiệp từ bậc trung cấp trường sẽ giới thiệu việc làm cho SV và thời gian làm việc tại Nhật Bản là không giới hạn. Theo Haugen (1999), quản lý dịch vụ hỗ trợ sinh viên hiệu quả cần có giải pháp tích hợp với ba thành phần chính: (1) Chiến lược dựa trên tầm nhìn điều hành, cam kết, lập kế hoạch và hiệu suất. (2) Các quy trình được thiết kế lại tập trung vào sinh viên và phụ huynh trong vai trò của khách hàng được phục vụ bởi trường đại học. (3) Sử dụng hiệu quả các công cụ, công nghệ hiện đại nên được khai thác một cách nhất quán với các chiến lược và được thực hiện nhắm mục tiêu, thiết thực và chi phí hiệu quả [40]. Nghiên cứu của Sukhdeep Kaur1 (2016) [46], khẳng định: Dịch vụ hỗ trợ sinh viên là hoạt động được cung cấp để thực hiện quá trình học tập dễ dàng và thú vị hơn cho người học. Chất lượng giáo dục đại học phụ thuộc trực tiếp vào dịch vụ hỗ trợ sinh viên được cung cấp trong giáo dục đại học. Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng có một mối quan hệ tích cực giữa kết quả học tập của sinh viên và việc sử dụng hiệu quả hệ thống hỗ trợ. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu thêm về sinh viên, sử dụng các hệ thống để nâng cao hiệu quả hỗ trợ sinh viên. Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, 7 chúng ta cần thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ sinh viên cao hơn. Những phát hiện của nghiên cứu, dựa trên quan điểm và nhận thức của sinh viên sẽ tác động đến nhận thức và mang đến các dịch vụ mới hiệu quả cho sinh viên. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Trong bối cảnh hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay, để phát triển kinh tế, xã hội thì yếu tố phát triển con người, sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Thực hiện chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” của BGD&ĐT, các cơ sở đào tạo chuyển từ “đào tạo những gì mình có” sang “đào tạo những gì xã hội cần” nhằm thu hẹp khoảng cách cung cầu giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Trong đó, công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm được phát triển nhanh ở các trường đại học của Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một số quy định về công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên như: Quyết định số 5323/QĐ-BGD ĐT ngày 19/11/2012 về ban hành chương trình công tác học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2012 – 2016; Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (gọi tắt là Quyết định số 1665); Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục (Quyết định số 1230), Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đại học, học viện, các các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm tập trung triển khai một số nhiệm vụ như sau: 1. Xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn của nhà trường. 2. Bố trí cán bộ, giảng viên kiêm nhiệm công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp. Thành lập bộ phận hoặc trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trên cơ sở các bộ phận, phòng, ban đã có của nhà trường. 3. Thiết lập kênh thông tin cung cấp các tài liệu về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, các nguồn học liệu của nhà trường cho HSSV. Tổ chức truyền thông về các hoạt động hỗ trợ HSSV khởi nghiệp, khuyến khích HSSV đề xuất các dự án, ý tưởng với bộ phận tư vấn hỗ trợ HSSV khởi nghiệp của nhà trường để được tư vấn, hỗ trợ. 4. Phối hợp với các doanh nghiệp, mời các chuyên gia tổ chức các khóa đào tạo, các buổi nói chuyện chuyên đề, các diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho HSSV. Tổ chức lựa chọn các dự án, ý tưởng có tính khả thi để hỗ trợ ươm tạo tại trường hoặc kết nối đến các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ ươm tạo, tăng tốc, kết nối đầu tư. 5. Lập cơ sở dữ liệu về các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của HSSV sau khi đã được hỗ trợ, lựa chọn các ý tưởng dự án khả thi và có tính sáng tạo để tham dự ngày 8 Hội khởi nghiệp quốc gia cho HSSV cấp khu vực. 6. Nghiên cứu hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên theo quy định tại Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án ”Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều những công trình khoa học, sách báo nghiên cứu về quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên trong các trường Đại học. Lê Thị Thu Hà (2016), “Nâng cao hiệu quả quản lý học sinh sinh viên ở trường Đại học Tân Trào trong giai đoạn hiện nay” [15]. Tác giả nêu lên tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động quản lý học sinh sinh viên đáp ứng yêu cầu của việc cung cấp nguồn nhân lực trong thời kỳ mới. Đồng thời đề cập đến cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý của công tác quản lý học sinh sinh viên. Tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý học sinh sinh viên ở trường Đại học Tân Trào hiện nay và đề ra 4 giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Một là, tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, hình thành nhân cách, lối sống cho học sinh sinh viên; hai là, nâng cao hiệu quả công tác quản lý học sinh sinh viên nội, ngoại trú; ba là, xây dựng và triển khai các tiêu chí trong nhà trường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn và phòng chống các vấn đề tệ nạn xã hội; bốn là, tạo các điều kiện cần thiết để học sinh sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, phát huy tính chủ động sáng tạo của tuổi trẻ. Nguyễn Thị Thu Hằng (2017), “Quản lý hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lý Giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra” [20]. Luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lý giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra và quản lý hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lý giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Cơ sở lí luận của luận án đã được hệ thống hóa theo trình tự logic, thể hiện mối quan hệ gắn kết liên hoàn, tạo thành chuỗi giá trị lí luận có tính khoa học sâu sắc. Công bố những số liệu khoa học trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng về quản lí hoạt động thực hành thực tập của sinh viên ngành Quản lý giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Đề xuất 5 giải pháp quản lí có tính khoa học và tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lý giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Đỗ Ngọc Cương, Lê Hoàng Anh, “Thực trạng và biện pháp hỗ trợ sinh viên Khoa Thể dục thể thao, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên lựa chọn việc làm thêm” [13]. Nghiên cứu chỉ ra việc làm thêm cho sinh viên khi đang học tập tại trường là hiện tượng phổ biến hiện nay. Sinh viên làm thêm có nhiều mặt tích cực và có mặt hạn chế. Các tác giả đã đề xuất một số biện pháp hỗ trợ sinh viên làm thêm như: (1) Nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề làm thêm. (2) Tăng cường sự hỗ trợ của giảng viên. (3) Tăng cường sự hỗ trợ của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên. (4) Thành lập các Câu lạc bộ, diễn đàn về làm thêm. 9 Nguyễn Trung Hạnh, Nguyễn Ngọc Thía, “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với các dịch vụ hỗ trợ sinh viên trong trường đại học Điện lực” [17]. Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên trong trường Đại học Điện lực. Dựa vào khung lý thuyết đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL với 5 thành phần là Độ tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đồng cảm và phương tiện hữu hình. Kết quả khảo sát cho thấy có mối quan hệ giữa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên và sinh viên hài lòng ở mức độ tương đối cao với chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên của nhà trường. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn, Hồng Bữu Bữu, Nguyễn Thị Thùy Vân, “Ảnh hưởng của chất lượng các dịch vụ hỗ trợ sinh viên đến hình ảnh trường đại học, một nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh” [34]. Hình ảnh trường đại học có thể được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó hai yếu tố thuộc phạm vi kiểm soát của trường là: chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ sinh viên và giá trị cảm nhận về chất lượng đào tạo. Nghiên cứu này kiểm định mối quan hệ của 2 yếu tố trên với hình ảnh trường đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, (1) chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên là một tiền tố có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hình ảnh trường đại học thông qua yếu tố trung gian là giá trị cảm nhận về chất lượng đào tạo; (2) giữa chất lượng dịch vụ hỗ trợ và giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng đào tạo có mối quan hệ tích cực. Đồng thời khẳng định, về phía Nhà trường cần tác động đến những yếu tố mà trường có thể kiểm soát tốt, trong đó có yếu tố chất lượng các dịch vụ hỗ trợ khi muốn gia tăng hình ảnh của trường. Việc quan tâm và cải thiện chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ tạo nên nhận thức tích cực hơn về trường với sinh viên đang theo học. Về phía sinh viên là một khách hàng sử dụng và trải nghiệm các dịch vụ đồng thời là một sinh viên của trường, phải có trách nhiệm đánh giá và góp ý đúng về các tồn tại nhằm hướng đến cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao hình ảnh của nhà trường. Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy, đã có nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước về các hoạt động quản lý và hỗ trợ sinh viên. Các hướng tiếp cận có thể khác nhau, nhưng các nghiên cứu về các hoạt động của sinh viên đã phản ánh vai trò quan trọng của công tác sinh viên trong nhà trường từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn. Xây dựng được các mô hình hỗ trợ sinh viên, đề xuất một số giải pháp, phương thức quản lý sinh viên ngoài giờ lên lớp, hoạt động thực tập, nề nếp sinh hoạt, giáo dục đạo đức lối sống… Có thể có nhiều đề tài nghiên cứu tiếp cận ở những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên ở mỗi trường đại học công tác quản lý hỗ trợ sinh viên là khác nhau, mỗi trường đều có các mô hình quản lý hoạt đọng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn của từng trường. Đó là những lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh".
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất