Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực người học...

Tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trung tâm gdnn gdtx tỉnh vĩnh long

.PDF
165
11
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Hoàng Vân QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM GDNN-GDTX TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Hoàng Vân QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM GDNN-GDTX TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỆ Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Võ Hoàng Vân LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự động viên và tạo điều kiện thuận lợi cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, quí thầy, cô giáo, anh, chị, em và bạn bè đồng nghiệp. Với tình cảm chân thành, tôi xin tỏ lòng trân trọng và cảm ơn đến: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, quí thầy giáo, cô giáo tham gia giảng dạy, cung cấp những kiến thức giúp tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Đệ người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo, góp ý để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Giáo dục chuyên nghiệpGiáo dục thường xuyên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long, Huyện ủy, UBND huyện Vũng Liêm đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi theo học lớp thạc sỹ quản lý giáo dục và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn các đồng chí cán bộ lãnh đạo, giáo viên, nhân viên Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố và nhất là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Vũng Liêm, các bạn đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, số liệu, tham gia đóng góp ý kiến, chia sẻ công việc cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp so với thực tiễn công tác, chắc chắn luận văn không thể tránh được những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tháng 8 năm 2018 Tác giả VÕ HOÀNG VÂN MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... x DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................................................... 4 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.......................................................................................................................... 5 3.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................... 5 3.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 5 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .................................................................................... 5 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 5 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 6 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 6 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận .................................................. 6 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................... 6 7.3. Nhóm phương pháp xử lý kết quả ............................................................ 6 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ................................................................................................... 8 1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN ................................................................................... 8 1.1.1. Các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới ............................... 8 1.1.2. Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước ................................. 9 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 11 1.2.1. Quản lí ................................................................................................... 11 1.2.2. Quản lí giáo dục .................................................................................... 12 1.2.3. Hoạt động dạy học ................................................................................ 13 1.2.4. Quản lí hoạt động dạy học ................................................................... 13 1.2.5. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học ........... 13 1.2.6. Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học ................................................................................................................... 14 1.3. LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN .............................. 15 1.3.1. So sánh chương trình dạy học định hướng nội dung và chương trình dạy học định hướng năng lực ........................................................................ 15 1.3.2. Tiếp cận với dạy học môn Toán cấp Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học giai đoạn hiện nay ............................ 16 1.3.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học giai đoạn hiện nay ........................................................................................................... 20 1.3.4. Hoạt động dạy học môn Toán cấp Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học hiện nay ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên ............................................................ 21 1.4. QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC................................... 27 1.4.1. Yêu cầu về quản lí hoạt động dạy học môn Toán cấp Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên ..................................................... 27 1.4.2. Quản lí hoạt động dạy học môn Toán cấp Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên...................................................................... 28 1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HỌC Ở TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY............................................................................... 35 1.5.1. Những yếu tố khách quan .................................................................... 35 1.5.2. Những yếu tố chủ quan ........................................................................ 35 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔNTOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CỦA TỈNH VĨNH LONG ....................................................................... 38 2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT ......................................................... 38 2.1.1. Mục tiêu khảo sát .................................................................................. 38 2.1.2. Nội dung khảo sát ................................................................................. 38 2.1.3. Phương pháp khảo sát .......................................................................... 38 2.1.4. Tổ chức khảo sát ................................................................................... 39 2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH LONG ......................................................................................... 39 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long.................. 39 2.2.2. Tình hình Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Vĩnh Long .......................... 40 2.2.3. Tình hình giáo dục tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyêncủa tỉnh Vĩnh Long .................................................................. 41 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP- GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CỦA TỈNH VĨNH LONG ........................................... 45 2.3.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên Toán và chất lượng dạy học môn Toán ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên của tỉnh Vĩnh Long........................................................................................................ 45 2.3.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên dạy Toán ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên của tỉnh Vĩnh Long về dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học ........................................... 47 2.3.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học của giáo viên Toán ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên của tỉnh Vĩnh Long .................................... 47 2.3.4. Thực trạng về hoạt động học tập môn Toán theo định hướng phát tiển năng lực người học của học viên ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệpGiáo dục thương xuyêncủa tỉnh Vĩnh Long.................................................. 62 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CỦA TỈNH VĨNH LONG ................... 64 2.4.1. Thực trạng quản lí hoạt động dạy môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học ................................................................................ 64 2.4.2. Thực trạng quản lí hoạt động học tập môn Toán củahọc viên ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long............................................... 79 2.5. NHẬN XÉT CHUNG VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CỦA TỈNH VĨNH LONG ................... 83 2.5.1. Ưu điểm ................................................................................................. 83 2.5.2. Hạn chế ................................................................................................. 83 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế.................................................................... 84 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 85 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP- GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CỦA TỈNH VĨNH LONG ...................................................................................... 86 3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ....................................................... 86 3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa ........................................................ 86 3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn ...................................................... 86 3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và tính toàn diện ......................... 86 3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả và tính khả thi ............................. 87 3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CỦA TỈNH VĨNH LONG ................... 87 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và học viên về dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.......... 87 3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học cho giáo viên dạy môn Toán ............ 89 3.2.3. Biện pháp 3: Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học viên theo định hướng phát triển năng lực người học ................................................................................ 92 3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác quản lí hoạt động học môn Toán của học viên..................................................................................................... 95 3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới và tăng cường công tác phụ đạo học viên yếu kém và ôn tập môn Toán cho học viên lớp 12 ............................................... 98 3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường chỉ đạo việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán và trong quản lý hoạt động dạy học ........................................................................................................... 101 3.2.7. Biện pháp 7. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên Toán ................................................................................. 103 3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................ 105 3.3. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT ................................................................................................................... 107 3.3.1. Mô tả quá trình khảo nghiệm............................................................. 107 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên của tỉnh Vĩnh Long ....................................................................................... 107 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................... 111 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 112 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 112 KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 113 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................. 14 PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................. 27 PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................. 30 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 CBQL Cán bộ quản lí 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 DH Dạy học 4 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 5 GDTX Giáo dục thường xuyên 6 GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên 7 GĐ Giám đốc 8 GV Giáo viên 9 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 10 HĐDH Hoạt động dạy học 11 HS Học sinh 12 HV Học viên 13 KTĐG Kiểm tra đánh giá 14 NL Năng lực 15 PPDH Phương pháp dạy học 16 PTDH Phương tiện dạy học 17 PTNL Phát triển năng lực 18 QL Quản lý 19 QLHĐDH Quản lý hoạt động dạy học 20 TBDH Thiết bị dạy học 21 THPT Trung học phổ thông DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Thống kê số lớp, số HV, đội ngũ CBQL và GV ở các 2.1 trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long (Số liệu Trang PL được chúng tôi cập nhật đến tháng 01/2017) 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 Thống kê xếp loại học lực của HV ở các trung tâm GDNN-GDTX của bàn tỉnh Vĩnh Long Thống kê xếp loại hạnh kiểm của HV ở các trung tâm PL GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long Thống kê tỉ lệ tốt nghiệp THPT của HV ở các trung tâm PL GDNN-GDTX Thống kê thực trạng đội ngũ GV môn Toán ở các trung PL tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long Thống kê chất lượng môn Toán ở các trung tâm GDNN- PL GDTX của tỉnh Vĩnh Long ba năm học gần đây Bảng thống kê tỉ lệ môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp 2.7 PL THPT của các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh PL Long ba năm học gần đây Kết quả khảo sát thực trạng lập và thực hiện kế hoạch 2.8 cá nhân của GV Toán ở các trung tâm GDNN-GDTX 49 của tỉnh Vĩnh Long Kết quả khảo sát thực trạng việc chuẩn bị giờ lên lớp 2.9 của GV Toán ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh 50 Vĩnh Long Kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện tiết dạy trên 2.10 lớp của GV Toán ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long 52 Số hiệu Tên bảng Trang Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới PPDH theo định 2.11 hướng PTNL người học của GV Toán ở các trung tâm 53 GDNN-GDTX tỉnh Vĩnh Long 2.12 2.13 Kết quả khảo sát thực trạng KTĐG kết quả học tập môn Toán của HV theo định hướng PTNL người học Khảo sát thực trạng bồi dưỡng, phụ đạo HV yếu kém môn Toán và ôn tập môn Toán cho HV khối 12 55 56 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động tự bồi dưỡng 2.14 chuyên môn của GV Toán ở các trunng tâm GDNN- 58 GDTX của tỉnh Vĩnh Long 2.15 Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các nội dung học 62 tập môn Toán theo định hướng PTNL người học của HV Kết quả khảo sát thực trạng việc phân công giảng dạy 2.16 cho GV Toán của GĐ trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh 63 Vĩnh Long Kết quả khảo sát thực trạng QL việc lập kế hoạch công 2.17 tác của GV Toán ở các trung tâm GDNN-GDTX của 64 tỉnh Vĩnh Long Kết quả khảo sát thực trạng QL việc chuẩn bị giờ lên 2.18 lớp của GV Toán ở các trung tâm GDNN-GDTX của 66 tỉnh Vĩnh Long 2.19 Kết quả khảo sát thực trạng QL giờ lên lớp GV Toán 67 Kết quả khảo sát thực trạng QL việc đổi mới PPDH 2.20 theo định hướng PTNL người học của GV Toán ở các trung tâm GDNN-GDTX 68 Số hiệu Tên bảng Trang Kết quả khảo sát thực trạng QL việc KTĐG kết quả học 2.21 tập môn Toán của HV theo định hướng PTNL người học 69 ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long Kết quả khảo sát thực trạng QL việc phụ đạo HV yếu 2.22 kém và ôn tập cho HV lớp 12 ở các trung tâm GDNN- 71 GDTXcủa tỉnh Vĩnh Long 2.23 Kết quả khảo sát thực trạng QL sinh hoạt tổ, nhóm Toán 72 ở các trung tâm GDNN-GTTX của tỉnh Vĩnh Long 2.24 Kết quả khảo sát thực trạng QL công tác bồi dưỡng GV 73 Toán ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long Kết quả khảo sát thực trạng QL cơ sở vật chất, TBDH 2.25 và việc ứng dụng CNTT trong DH Toán ở các trung tâm 75 GDNN-GDTX tỉnh Vĩnh Long Kết quả khảo sát thực trạng QL hoạt động học môn 2.26 Toán trên lớp của HV ở các trung tâm GDNN-GDTX 76 của tỉnh Vĩnh Long 2.27 Kết quả khảo sát thực trạng QL hoạt động tự học của 77 HV ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long Kết quả khảo sát thực trạng phối hợp các bộ phận trong 2.28 QL hoạt động học của HV ở các trung tâm GDNN- 78 GDTXcủa tỉnh Vĩnh Long Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện 3.1 pháp QLHĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long 105 Số hiệu Tên bảng Trang Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 3.2 QLHĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trung tâm GDNN-GDTXN của tỉnh Vĩnh Long 106 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó nền tảng vững chắc cho sự phát triển chính là Giáo dục và Đào tạo. Trong báo cáo Chính trị tại các đại hội Đảng toàn quốc từ Đại hội IX đến đại hội lần thứ XI (Bổ sung chiến lược năm 2011) đều khẳng định rằng: "Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - Yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững". Để đạt được mục tiêu đó trước hết cần tập trung làm chuyển biến mạnh mẽ chất lượng và hiệu quả của nền giáo dục theo định hướng: "Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong Giáo dục và Đào tạo; đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với thực tiễn Việt Nam ...”. Cùng với giáo dục phổ thông chính quy, trong nhiều năm qua kể từ khi được thành lập năm 1997 đến nay, GDTX thuộc chức năng của các Trung tâm GDNN-GDTX hiện nay, cũng đã thể hiện vai trò của mình từng bước khẳng định vị trí không thể thiếu trong hệ thống giáo dục quốc dân và cũng đã trở thành một phương thức quan trọng trong việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trên nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục phổ thông hệ GDTX, nhằm giúp cho mọi người có cơ hội học tập, nâng cao kiến thức, trình độ văn hoá, lĩnh hội khoa học công nghệ thông tin trong sự phát triển của cách mạng 4.0 hiện nay góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Trong chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp 2 dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Trong tiến trình chung đó, việc đổi mới HĐDH nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, phát triển năng lực cho học sinh phổ thông chính quy nói chung và học viên của GDTX nói riêng chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện để góp phần hiện thực hoá chiến lược phát triển giáo dục của nước ta trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập quốc tế một cách sâu rộng trên mọi lĩnh vực thể hiện vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Trên thực tế cho thấy dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học đã được đề cập phổ biến từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục trong cộng đồng quốc tế. Nếu chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung quan tâm đến việc HS học được cái gì thì chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực quan tâm đến việc HS hiểu và vận dụng được cái gì qua việc học, việc lĩnh hội kiến thức, hay nói cách khác dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức. Hiện nay ở Việt Nam, cách tiếp cận năng lực đang là định hướng của Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo (được Quốc hội khoá XIII, kì họp thứ 8 thông qua ngày 04/ 11/2014). Theo định hướng này, mục tiêu giáo dục sẽ chuyển từ tập trung vào trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo sự hài hoà giữa trang bị kiến thức, phát huy tính trải nghiệm sáng tạo và định hướng nghề nghiệp; nội dung giáo dục phải đảm bảo chuẩn hoá, hiện đại, hội nhập quốc tế và gắn với thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đảm bảo tính hoàn chỉnh, linh hoạt, liên thông thống nhất giữa các cấp học; tích hợp và phân hoá hợp lí, có hiệu quả; các phương pháp, phương 3 tiện và hình thức tổ chức giáo dục được đổi mới theo hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS; các hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục được đổi mới theo hướng coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả với kiểm tra đánh giá quá trình; thực hiện chủ trương thống nhất chung một chương trình nhưng thực hiện với nhiều bộ sách giáo khoa. Thực tiễn cho thấy trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã không ngừng đổi mới và đạt được những thành tựu nhất định, góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước. Song nhìn chung chất lượng giáo dục vẫn còn những hạn chế nhất định so với yêu cầu của giai đoạn đổi mới của đất nước nhất là trong giai đoạn hội nhập Quốc tế một cách sâu rộng như hiện nay. Sự đồng bộ hóa giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên còn có những khoảng cách nhất định về mặt chất lượng cần phải có những biện pháp để thu dần khoảng cách đó để nền giáo dục quốc dân thật sự phát triển một cách đồng bộ. Hoạt động dạy học hiện nay trong các Trung tâm GDNN-GDTX nhiều nơi chưa có sự thay đổi rõ rệt, việc tiếp cận với dạy học theo định hướng Phát triển năng lực người học còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý hoạt động dạy học của các trung tâm GDNN-GDTX còn nhiều điểm chưa phù hợp thậm chí chưa chú trọng và còn những hạn chế nhất định. Thực trạng này đòi hỏi công tác Quản lý hoạt động dạy họcở các Trung tâm GDNN-GDTX cần phải được tiếp cận theo hướng đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục trong giai đoạn mới hiện nay. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức và phương pháp Toán học là công cụ thiết yếu giúp HS học tập tốt các môn học khác và hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực. Thực tiễn cũng cho thấy, việc DH môn Toán đặt ra nhiều thách thức cho cán bộ quản lý và giáo viên. Việc nâng cao chất lượng môn Toán trong Trung tâm 4 GDNN-GDTX thật sự là nhu cầu cấp thiết. Bởi vì nếu thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn Toán, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại các Trung Tâm GDNNGDTX trong Tỉnh đồng nghĩa với việc nâng cao mặt bằng chất lượng giáo dục chung của tỉnh Vĩnh Long cũng như góp phần đồng bộ hóa việc nâng cao chất lượng của giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Thực tế việc quản lí hoạt động dạy học nói chung và quản lí hoạt động dạy học môn Toán nói riêng ở các trung tâm GDNN-GDTX thuộc tỉnh Vĩnh Long đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, song hiệu quả chưa như mong muốn. Cụ thể, ở các trung tâm chất lượng môn Toán thường thấp hơn so với các môn học khác. Qua các kỳ thi trong những năm gần đây theo thống kê từ Phòng GDCN-GDTX Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho thấy phổ điểm môn toán của HV GDTX rất thấp so với các môn học khác qua chất lượng các môn trong các kỳ thi THPT Quốc gia, mà đơn cử là trong trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm học 2015-2016, tỉ lệ học viên có phổ điểm thi môn Toán từ trung bình trở lên chỉ chiếm 1.87%(9/481) thấp rất nhiều lần so với phổ điểm của các môn thi khác mà học viên đăng ký. Từ những lý do đã trình bày như trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Long” nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Long. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán ở trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Long; Từ đó, luận văn đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng Phát triển năng lực người học ở các trung tâm 5 GDNN-GDTXtỉnh Vĩnh Long góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán của các trung tâm. 3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lí hoạt động dạy học môn Toán ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Long. 4. Giả thuyết khoa học Việc Quản lí hoạt động dạy học môn Toán ở trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long còn nhiều điểm chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay. Chưa chú trọng nhiều đến hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực của học viên cũng như việc quản lý hoạt động dạy học môn Toán của cán bộ quản lí chưa được quan tâm một cách sâu sát dẫn đến chất lượng của môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung đạt thấp. Việc đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học một cách phù hợp, khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm GDNN-GDTX, góp phần chung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn tỉnh Vĩnh Long cũng như góp phần đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục một cách đồng bộ giữa GDTX và Giáo dục chính quy trong giai đoạn hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí hoạt động dạy học môn Toán cấp Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất