Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ việt nam trung quốc từ 1986 đến 2006 ...

Tài liệu Quan hệ việt nam trung quốc từ 1986 đến 2006

.PDF
300
32
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM PHÚC VĨNH QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TỪ 1986 ĐẾN 2006 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Phạm Phúc Vĩnh 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. 3 MỤC LỤC ......................................................................................................................... 4 BẢNG QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 9 DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. 10 MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 11 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................. 11 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................ 12 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 20 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 20 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 21 5.1. Nguồn tài liệu .............................................................................................................. 21 5.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 22 6. Những đóng góp mới của luận án .................................................................................... 23 7. Cấu trúc của luận án ......................................................................................................... 23 CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT NAM TRUNG QUỐC TỪ 1986 ĐẾN 1991 ............................................................................ 24 1.1. Khái quát về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1945 đến 1986 ................................ 24 1.1.1.Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn từ 1945 đến 1949 .................................................................................................................... 24 1.1.2. Quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn từ 1950 đến 1975 ......................................... 26 1.1.3. Quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn từ 1975 đến 1986 ......................................... 33 1.2. Quá trình khôi phục đàm phán và bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc (từ 1986 đến 1991) ................................................................................................................. 48 4 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................. 63 CHƯƠNG 2: QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC PHỤC HỒI VÀ BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1991 ĐẾN 2000 .............................. 65 2.1. Bối cảnh của quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn từ 1991 đến 2000........................ 65 2.2. Quan hệ chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh .................................................... 69 2.2.1. Hoạt động ngoại giao của lãnh đạo cấp cao hai nước ............................................ 69 2.2.2. Hợp tác giữa hai Đảng, các đoàn thể, các ngành ngoại giao và quốc phòng, an ninh ..................................................................................................................................... 72 2.3. Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế ........................................................................... 75 2.3.1. Quan hệ thương mại ................................................................................................. 76 2.3.2. Quan hệ hợp tác đầu tư và du lịch ........................................................................... 82 2.4. Quan hệ hợp tác giao lưu văn hoá, khoa học và giáo dục............................................ 91 2.4.1. Hợp tác, giao lưu văn hóa ........................................................................................ 91 2.4.2. Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực khoa học và giáo dục ............................................ 93 2.5. Quá trình giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa hai nước .............................. 96 2.5.1. Giải quyết vấn để tranh chấp chủ quyển trên biển Đông ......................................... 96 2.5.2. Giải quyết vấn đề biên giới trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ ............................. 111 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................ 121 CHƯƠNG 3: QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC PHÁT TRIỂN TRONG NHŨNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI (2001 - 2006) ...................................................... 123 3.1. Bối cảnh của quan hệ Việt - Trung đầu thế kỉ XXI .................................................... 123 3.2. Quan hệ chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh .................................................. 125 3.2.1. Các hoạt động ngoại giao của lãnh đạo cấp cao hai nước.................................... 125 5 3.2.2. Hợp tác giữa hai Đảng, các đoàn thể, địa phương và các ngành ngoại giao, quốc phòng, an ninh .................................................................................................................. 130 3.3. Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế ......................................................................... 133 3.3.1. Sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ thương mại ................................................. 133 3.3.2. Quan hệ hợp tác đầu tư và du lịch ......................................................................... 139 3.4. Quan hệ hợp tác giao lưu văn hóa, khoa học và giáo dục.......................................... 146 3.4.1. Hợp tác, giao lưu văn hóa ...................................................................................... 146 3.4.2. Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật và giáo dục ............................. 148 3.5. Quá trình giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa hai nước ............................ 153 3.5.1. Qúa trình giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông ........................................ 153 3.5.2. Phân giới cắm mốc biên giới trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ .......................... 158 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................ 160 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM TRUNG QUỐC TỪ 1986 ĐẾN 2006 .......................................................................... 162 4.1. Những thành tựu, hạn chế của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và hướng khắc phục ............................................................................................................................. 162 4.1.1. Nhưng thành tựu ..................................................................................................... 162 4.1.2. Những hạn chế của Việt Nam ................................................................................. 165 4.1.3. Một số đề xuất về giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế................................ 173 4.2. Vị thế và đặc điểm của quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến 2006 ................................ 177 4.2.1. Quan hệ Việt - Trung có vị trí quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam và của khu vực.......................................................................................................... 177 4.2.2. Quan hệ Việt - Trung là một qúa trình vừa hợp tác vừa đấu tranh vì lợi ích của mỗi nước .................................................................................................................................. 180 6 4.2.3. Quan hệ Việt - Trung phát triển mạnh mẽ, toàn diện và theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi ........................................................................................................................ 181 4.3. Một số bài học lịch sử ................................................................................................... 182 4.3.1. Khai thác những bài học của dân tộc trong lịch sử về quan hệ với một nước láng giềng lớn ........................................................................................................................... 182 4.3.2. Nghiên cứu một cách cụ thể và nhạy bén tình hình quốc tế có lợi cho mối quan hệ Việt - Trung, khai thác thế mạnh của Việt Nam trong khu vực và quốc tế để giải quyết những bất lợi trong quan hệ vởi Trung Quốc .................................................................. 183 4.3.3. Nắm bắt thời cơ, đẩy mạnh đổi mới và hội nhập để củng cố nội lực, năng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác và đấu tranh với Trung Quốc có hiệu quả ............................................................................................................................ 185 4.4. Cơ hội và thách thức của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ....................................... 186 4.4.1. Những cơ hội phát triển.......................................................................................... 186 4.4.2. Những thách thức ................................................................................................... 189 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 191 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN ............................................................................................... 195 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 196 A. Tiếng Việt ......................................................................................................................... 196 B. Tiếng Anh ........................................................................................................................ 216 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 218 PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ SỰ KIỆN VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TỪ 1986 ĐẾN 2006 ............................................................................................................................. 219 PHỤ LỤC 2: KIM NGẠCH THƯƠNG MẠI TRUNG - VIỆT GIAI ĐOẠN 1991 - 2006 (THEO SỐ LIỆU THÔNG KÊ CỦA TRUNG QUỐC) ...................................................... 228 7 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC TỪ 1991 ĐẾN 2006 .................................................................................. 229 PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC CỦA VIỆT NAM TỪ 1996 ĐẾN 2006 ......................................................................................... 231 PHỤ LỤC 5: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM PHÂN THEO NGÀNH ĐẦU TƯ .................................................................................................... 233 PHỤ LỤC 6: MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA TRUNG QUỐC HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM – 2008 ...................................................... 234 PHỤ LỤC 7: TỔNG HỢP BẢNG XẾP HẠNG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU CỦA TRUNG QUỐC 2008 .................................................................................................. 237 PHỤ LỤC 8: HIỆP ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC TRÊN VÙNG BIÊN GIỚI HAI NƯỚC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHND TRUNG HOA ...................................................................... 238 PHỤ LỤC 9: ......................................................................................................................... 247 PHỤ LỤC 10: ....................................................................................................................... 278 PHỤ LỤC 11: THÔNG CÁO CHUNG VIỆT NAM TRUNG QUỐC NĂM 1991 ............ 286 PHỤ LỤC 12: TUYÊN BỐ CHUNG VỀ HỢP TÁC TOÀN DIỆN TRONG THẾ KỈ MỚI GIỮA NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ CHND TRUNG HOA ...................................... 289 PHỤ LỤC 13: TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT NAM - TRUNG QUỐC THÁNG 11/2006 ... 294 PHỤ LỤC 14: TUYÊN BỐ CỦA ASEAN VỀ BIỂN ĐÔNG NĂM 1992 (Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN 22/7/1992) ........................................................................................ 298 PHỤ LỤC 15: MỘT SỐ HÌNH ẢNH - BẢN ĐỒ - LƯỢC ĐỒ .......................................... 299 8 BẢNG QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 9 DANH MỤC CÁC BẢNG 10 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nước Việt Nam "núi liền núi, sông liền sông" và "biển liền biển" với nước láng giềng "khổng lồ" Trung Quốc, đất rộng gấp 29 lần, người đông gấp 15,6 lần Việt Nam(1). Trong lịch sử, Việt Nam đã nhiều lần trở thành nạn nhân của tham vọng bành trướng từ chính quyền Trung Quốc, làm cho quan hệ giữa hai nước lúc hữu hảo, lúc xung đột, thậm chí có lúc tình trạng hữu hảo và xung đột tổn tại đan xen lẫn nhau. Thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ĐCS dẫn đến sự ra đời của nước CHND Trung Hoa (01/10/1949) đã mở ra giai đoạn phát triển hòa bình, hữu nghị của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1949 đến 1975. Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sau 1975 bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu rạn nứt và đến năm 1979, quan hệ hai nước chính thức rơi vào tình trạng đối đầu căng thắng. Thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới của Đại hội VI (1986), Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp để cùng với chính quyền Trung Quốc đưa quan hệ hai nước trở lại bình thường. Cuối cùng đến tháng 11/1991, lãnh đạo hai nước đã tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, xu thế hòa bình, hữu nghị và hợp tác đã trở thành yếu tổ chủ đạo trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Việc tiếp tục duy trì mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp nhằm tạo sự ổn định, góp phần đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian qua, giữa hai nước vẫn còn tổn tại những bất đồng tranh chấp chưa giải quyết được. Mặt khác, Trung Quốc hiện đang phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, có vai trò ngày càng lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực. Trong tương lai không xa, Trung Quốc sẽ trở thành một trong những cường quốc kinh tế, khoa học kĩ thuật Tính đến ngày 01/7/2006, dân số Việt Nam là: 84.200.000 người, diện tích: 331.200 Km2; dân số Trung Quốc là: 1.314.500.000 người, diện tích: 9597.000 km2[236, tr. 825]. (1) 11 và quân sự. Là một quốc gia láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam đã và đang có được những thuận lợi, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức lớn từ sự phát triển đó. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu, tổng kết và đánh giá lại một cách toàn diện mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc kế từ khi Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới đến nay (2006), để rút ra những bài học lịch sử, thấy được những thành tựu và hạn chế của Việt Nam, đặc biệt là hiểu rõ hơn về đối tác Trung Quốc, từ đó xác định chính sách phù hợp nhằm tranh thủ những thuận lợi, khắc phục những hạn chế trong quá trình phát triển quan hệ hợp tác và đấu tranh với quốc gia láng giềng khổng lồ này trong tương lai. Việc nghiên cứu đề tài "Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1986 đến 2006" không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn xây dựng; và hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ với Trung Quốc nói riêng và trong công tác đối ngoại nói chung. Đó cũng chính là lí do để chúng tôi chọn đề tài này cho Luận án tiến sĩ lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1986 đến 2006 là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Trong thời gian qua, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã được công bố. Những kết quả nghiên cứu trong nước liên quan đến quan hệ Việt Nam -Trung Quốc giai đoạn 1986 - 1991 gồm có: "Chủ trương của ĐCS Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001,[85] của Nguyễn Thị Mai Hoa, “Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945 – 1995”,[115] của Lưu Văn Lợi, “ĐCS Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại (1986 2000)”,[282] của Vũ Quang Vinh. Qua đó, các tác giả đã khôi phục tiến trình đàm phán và đi đến bình thường hóa quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến 1991, đồng thời làm nổi bật lên vấn đề là Việt Nam luôn chủ động thúc đẩy tiến trình đàm phán để nhanh chóng đi đến bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nhưng ngược lại Trung Quốc luôn tìm lí do để từ chối và kéo dài quá trình đàm phán, chính vì vậy mãi đến tháng 11/1991, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mới đi đến bình thường hóa. 12 Về phía các nhà nghiên cứu Trung Quốc, quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Trung được phản ánh qua các công trình như: "Quan hệ Trung - Việt sau bình thường hóa: nhìn lại thời gian qua và triển vọng"[176] của Hồ Tài, "Diễn biển quan hệ Trung - Việt trong 40 năm qua'^255] của Quách Minh. Giải thích về sự thay đối trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc của ĐCS Việt Nam sau Đại hội VI, tác giả Quách Minh cho rằng: "thành tựu của Trung Quốc trong những năm cải cách, mở cửa hết sức hấp dẫn với Việt Nam; nhiều cán bộ và đông đảo nhân dân Việt Nam có "tâm lí chống lại" đối với chính sách chống Hoa và hậu quả của nó, họ hoài niệm sự viện trợ to lớn và tình hữu nghị của Trung Quốc trước kia đối với Việt Nam hết sức hy vọng sớm khôi phục quan hệ hữu hảo Trung - Việt"[255, tr. 213], hay đánh giá về nguyên nhân thúc đấy bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, tác giả Hồ Tài đã kết luận rằng: "việc khôi phục và xây dựng mối quan hệ Trung - Việt láng giềng thân thiện là hợp thời cuộc, thuận lòng dân, chân trời bao la, tiền đồ hấp dẫn...'"[176, tr. 7], Việt Nam khôi phục và xây dựng quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc là để "tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc để tự bảo tổn, làm dịu áp lực từ bên ngoàr[176, tr. 3]. Tại sao Trung Quốc lại không muốn nhanh chóng nối lại đàm phán để bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và phải chăng Việt Nam "khao khát" được bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, còn Trung Quốc thì không có nhu cầu bình thường hóa quan hệ với Việt Nam như các học giả Trung Quốc đánh giá? Đây là vấn đề cần được tiếp tục lý giải và đánh giá một cách thỏa đáng. Từ khi bình thường hóa (11/1991) đến nay, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển theo xu hướng hữu hảo, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai nước giai đoạn từ 1991 đến 2006 vì thế cũng được chú trọng hơn. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước được công bố liên quan đến vấn đê này khá nhiều, bao gồm nhiều khía cạnh, góc độ với những lập trường quan điềm khác nhau: Về quan hệ chính trị, ngoại giao Việt - Trung giai đoạn 1991 - 2006, các nhà nghiên cứu trong nước đã có các công trình như: “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: nhìn lại 10 năm và triển vọng”[78] của Hồng Hà, “Chủ trương của ĐCS Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001”[85] của Nguyễn Thị Mai Hoa, "Quan hệ hữu nghị Việt - Trung hướng tới thế kỉ mới"[157] của Nguyễn Huy Quý, "Chính sách đối ngoại rộng mở của Việt 13 Nam và quan hệ Việt Nam - Trung Quoc"[164] do Đỗ Tiến Sâm và Puruta Motoo chủ biên, Kỉ yếu Hội thảo khoa học "Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nhìn lại 10 năm và triển vọng"[266],... Các công trình trên đã phản ánh về chủ trương, chính sách của Việt Nam và Trung Quốc trong việc bình thường hóa, phát triển quan hệ giữa hai nước, khái quát diễn tiến của các hoạt động quan hệ chính trị ngoại giao Việt - Trung kể từ sau 1991, qua đó làm nổi bật lên xu thế phát triển hữu nghị, tốt đẹp trong quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước từ sau bình thường hóa quan hệ đến nay. Riêng về vấn đề hợp tác an ninh quốc phòng và những vấn đề có tính nhạy cảm trong quan hệ hai nước vẫn còn những khoảng trống nhất định. Thông qua hai hội thảo khoa học: "Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nhìn lại 10 năm và triển vọng" và "Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác cùng nhau phát triển hướng tới tương lai", một số nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đã có những công bố liên quan đến vấn đề này. Đáng lưu ý là quan điểm trong nghiên cứu và đánh giá về quan hệ Việt - Trung từ phía các nhà nghiên cứu Trung Quốc có những điểm không giống như các nhà nghiên cứu Việt Nam. Chẳng hạn như khi đề cập đến vấn đề bản chất của mối quan hệ hữu nghị Việt - Trung từ khi bình thường hóa đến nay, có nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã đề cao rằng, những nhân tổ quan trọng trong việc tiến tới bình thường hóa và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị, ổn định lâu dài đó là tính tương đồng văn hóa, cùng thể chế chính trị và vị trí địa lí "núi liền núi, sông liền sông, có chung biên giới, lãnh hải" của hai nước[266, tr. 117 - 126]; trong khi đó, tác giả Quách Minh (Trung tâm nghiên cứu kinh tế, chính trị Đông Nam Á - Quảng Tây, Trung Quốc) lại viết: "hiện nay nhân tổ chủ yếu trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không phải là hình thái ý thức mà là lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc"[266, tr, 45]. Qua những quan điểm tiếp cận khác nhau như trên cho thấy, bên cạnh việc nghiên cứu để chứng minh cho sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt - Trung trong thời gian qua, các nhà nghiên cứu Việt Nam cần phải tổng kết lại thực tiễn quan hệ hợp tác với Trung Quốc từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay để đánh giá đúng chiến lược và chính sách thực tế của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam, từ đó có những chủ trương, đường lối đối nội, đối ngoại phù hợp để xây dựng và củng cố nội lực, tranh thủ ngoại lực nhằm đảm bảo lợi ích của dân tộc trong quá trình quan hệ hợp tác với Trung Quốc. 14 Vấn đề giải quyết những tranh chấp biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn từ 1991 đến 2006 giữa hai nước đã có kết quả tốt đẹp. Bài "Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa"[185] của Nguyễn Hồng Thao và rải rác trong nhiều bài viết về quan hệ Việt - Trung khác đã khái quát quá trình giải quyết vấn đề biên giới trên bộ, Vịnh Bắc Bộ và đánh giá rằng việc đạt được những thỏa thuận trong việc phân giới cắm mốc biên giới trên bộ năm 1999 và phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 là thành công lớn trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, những tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông vẫn còn chưa đến hồi kết, là mối đe dọa đối với chủ quyền của Việt Nam, gây bất ổn cho an ninh khu vực, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Chính vì vậy, những tranh chấp trên hai quằn đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông là vấn đề được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nhiều nhất: Những công trình nghiên cứu trong nước phần lớn đều tập trung đưa ra những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí để chứng minh, khẳng định chủ quyền tuyệt đối của Việt Nam và đồng thời bác bỏ những tuyên bố chủ quyền thiếu cơ sở của Trung Quốc trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Tiêu biểu có thể kể đến là các công trình: ''Bạch thư về Hoàng Sa và Trường Sa - Tuyên cáo ngày 14/2/1974 của Việt Nam Cộng Hòa"[9] của chính quyền Sài Gòn, "Tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và luật pháp quốc tế"[103] của Hoàng Trọng Lập, "Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa''[113] của Lưu Văn Lợi, “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”[137] của Nguyễn Nhã, “Hoàng Sa - Trường Sa: Lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế”[ 83] của Nguvễn Q. Thắng,... Bên cạnh ưu điểm là công bố những cứ liệu lịch sử có giá trị khoa học chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một số tác giả Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế trong công tác sử liệu, chẳng hạn như: Sách trắng của chính quyền Sài Gòn năm 1974 xác định khoảng cách từ Đã Nẵng đến Hoàng Sa là 200 hải lí, trong khi đó Sách trắng của BNG Việt Nam xuất bản năm 1979 lại xác định khoảng cách này là 120 hải lí; hay khi đưa ra những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam, Nguyễn Q. Thắng đã trích 15 dẫn tư liệu của một giáo sĩ phương Tây xác định rằng: "...những bãi ngầm của Hoàng Sa (Paracel), chỉ cách xa bờ biển Nam hà khoảng 15 hay 20 dặm (1 dặm = 1,609344 km TG)"[183, tr. 151],... Do không làm tốt công tác phê phán tư liệu, nên những sử liệu thiếu chính xác và mâu thuẫn nhau như trên đã trở nên phản tác dụng. Phía Trung Quốc cũng công bố rất nhiều công trình để cố chứng minh rằng Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là của mình. Tiêu biểu như: “Nguyên tắc quyền sở hữu có tính lịch sử và chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa”[95] của Cao lianliao, “Việt Nam với quần đảo Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc”[124] của Quách Minh, "Trung Quốc - biển Nam Trung Hoa và các yếu tổ lịch sử''[286] của John Zeng,... Tuy những bằng chứng lịch sử của Trung Quốc đưa ra thiếu sức thuyết phục, thậm chí bịa đặt, gán ghép, nhưng các công trình này đã khai thác một số sai sót trong các tư liệu của Việt Nam để chứng minh rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những đảo nhỏ ven biển miền Trung Việt Nam chứ không phải là Tây Sa và Nam Sa của Trung Quoc(?), từ đó phủ nhận chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, đồng thời ngang nhiên khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo này và đưa ra tuyên bố về một vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn trên biển Đông. Một nhóm công trình nghiên cứu khác về vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa cần phải kể đến đó là các học giả phương Tây và người Việt Nam ở nước ngoài với các công trình tiêu biểu như: "Các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam và sự ồn định khu vực"[l] của Ramses Amer, "Biên giới biển của Trung Quốc: Luật quốc tế - lực lượng quân sự và sự phát triển của quốc gia"[6] của Greg Austin, “Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong Biển Đông”[41] của Brice M. Claget, 'Trung Quốc tiến công trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông): Chiến lược và mục tiêu"[84] của Shigeo Hiramatsu, “Chính sách của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa trong những năm 1999”[107] của Sheng Lijun, "Chiến lược hải quân của Trung Quốc và hàm ý của nó đối với khu vực Biển Đông"[111] của Ngô Vĩnh Long, "Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc"[205] của Đặng Từ Minh Thu,... Nếu như các công trình xuất bản ở Việt Nam và Trung Quốc đều tập trung vào việc chứng minh chủ quyền, phủ nhận những bằng chứng lịch sử của nhau, thì nhóm công trình này lại 16 xem xét tất cả các bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí từ cả hai phía và cho rằng, những bằng chứng lịch sử của Việt Nam đưa ra rõ ràng, có giá trị thuyết phục hơn phía Trung Quốc. Nhưng với thực tế tranh chấp như hiện nay, so sánh thực lực của Việt Nam với Trung Quốc và chính sách biển Đông của Trung Quốc trong giai đoạn gần đây, nhiều ý kiến cho rằng việc đấu tranh để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông là một vấn đề hết sức gian khó, đòi hỏi phải có một nỗ lực tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, từ nhiều phía để đấu tranh với Trung Quốc, trong đó không loại trừ việc công khai đề nghị Trung Quốc đưa vấn đê ra tòa án quốc tế và quốc tế hóa vấn đề này để tuyên truyền, vận động thế giới công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Có thể nói, việc tổng kết quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông của Việt Nam trong giai đoạn từ 1991 đến nay, nhằm hiểu rõ về chính sách biển Đông của Trung Quốc, từ đó xác định chủ trương đấu tranh thích hợp để bảo vệ, giữ vững chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông trước những chủ trương tranh chấp và sức mạnh quân sự của Trung Quốc hiện tại và trong tương lai là rất cần thiết. Đây một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với mối quan hệ Việt - Trung hiện nay, nhưng không phải vì vậy mà các nhà nghiên cứu Việt Nam né tránh, trái lại cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc và đầy đủ để góp phần bảo vệ lợi ích của dân tộc. Các công trình nghiên cứu quan hệ kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật Việt Trung từ 1991 đến 2006 tiêu biểu có: “Thương mại Việt Nam - Trung Quốc”[19] của Bộ Công thương, "Quan hệ giao lưu văn hóa Việt - Trung từ 1993 đến 1999"[27] của Nguyễn Văn Căn, "Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc quá trình hình thành và triển vọng"[29] của Hồ Châu, "Buôn bán qua biên giới Việt Trung: Lịch sử - hiện trạng và triển vọng"[82] do Nguyễn Minh Hằng chủ biên, "Nghiên cứu đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam, một số giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư này"[92] của Trần Thị Hương, “Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước nsoài của Trung Quốc tại Việt Nam”[93] của Cù Ngọc Hưởng, "Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc: thực tiễn và những vấn đề đặt ra"[97] của Doãn Công Khánh, “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực ngoại thương: nhìn lại 10 năm và triển vọng”[127] của Nguyễn Thị Mơ, “Tình hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam (11/1991 - 12/1999)”[146] của Vũ Phương, Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Quan hệ kinh tế văn hoa Việt Nam - Trung Quốc: Hiện trạng và triển vọng”[254], “Hợp tác và cạnh tranh kinh 17 tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ kinh tế Quốc tế mới hiện nay của Trung Quốc”[258] của Nguyễn Văn Tuấn và Kỉ yếu Hội thảo khoa học "Phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt - Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN -Trung Quốc"[274],... Điểm nổi bật của các công trình trên là đã thống kê, tổng kết những thành tựu chính trong quan hệ kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật giữa hai nước kể từ 1991 đến 2006. Các nhà nghiên cứu đều nhận định rằng, quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật và giáo dục giữa hai nước phát triển nhanh chóng kể từ sau bình thường hóa. Đặc biệt sang đầu thế kỉ XXI, quan hệ thương mại hai nước phát triển quá nhanh và đẩy Việt Nam vào tình trạng nhập siêu, quan hệ hợp tác đầu tư lại phát triển chậm, hạn chế về mặt công nghệ. Việc phân tích, đánh giá nhưng thành tựu và đặc biệt là những hạn chế của Việt Nam trong quá trình hợp tác và đấu tranh với Trung Quốc thời gian qua trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục như: tình trạng thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã tác động như thế nào đến Việt Nam, những tác động tiêu cực từ hoạt động đầu tư trực tiếp và đặc biệt là đầu tư ODA của Trung Quốc cho Việt Nam; những thách thức mà hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam phải đối mặt trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối tác Trung Quốc, tìm ra những giải pháp hữu hiệu, giúp Việt Nam khai thác hiệu quả những thuận lợi, khắc phục những hạn chế trong quá trình hợp tác với Trung Quốc là một vấn đề cần được nghiên cứu thấu đáo hơn. Nghiên cứu, đánh giá về sự phát triển tổng thể của quan hệ Việt - Trung từ 1991 đến 2006 được thể hiện qua công trình biên niên sử "Quan hệ Việt Nam -Trung Quốc những sự kiện 1991 - 2000"[71] do Trần Văn Độ chủ biên và một số báo cáo khoa học như: "Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sau 12 năm bình thường hóa"[139] của Trần Xuân Nhiễm, "55 năm quan hệ Việt - Trung: nhìn lại quá khứ và hướng tới tương lai"[161] của Nguyễn Huy Quý, "Mấy suy nghĩ về quan hệ Việt - Trung nhân kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam Trung Quốc”[162] của Đỗ Tiến Sâm, "Cấu trúc của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 19912008"[288] của Carlyle A. Thayer. Qua các công trình này, "diện mạo tổng thể sự phát triển liên tục theo chiều hướng đi lên thân thiện và tốt đẹp của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc"[71, tr. 12] đã được phác thảo. Tuy nhiên, do xu thế hòa bình, hữu nghị chiếm vị trí chủ đạo trong quan hệ Việt - Trung giai đoạn này, nên các công trình trên thường tập trung phản ánh những mặt tích cực, hữu nghị, 18 phân tích, chứng minh cho sự phát triển bền vững và ổn định của mối quan hệ Việt Nam Trung Quốc từ 1991 đến nay, đưa ra những dự báo lạc quan về sự phát triển của quan hệ Việt Trung, còn những vấn đề được coi là "nhạy cảm" thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Gần đây, công trình “Sự tiến triển trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc (từ 1991 đến 2005)”[182] của Lê Tuấn Thanh cũng đã đề cập đến các giai đoạn phát triển trong quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hóa giáo dục giữa hai nước từ 1991 đến 2005. Qua nghiên cứu về sự tiến triển trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1991 đến 2005, tác giả đã đánh giá rằng: trong quan hệ chính trị ngoại giao, quan hệ chính trị đóng vai trò chủ đạo trong hợp tác song phương, các hình thức tiếp xúc giữa các đoàn đại biểu hai nước hết sức đa dạng, hợp tác giữa hai Đảng ngày càng chặt chẽ[182, tr. 76 - 80]; trong quan hệ kinh tế, Trung Quốc viện trợ nhiều cho Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc nhận thầu công trình ở Việt Nam[182, tr. 98]; trong quan hệ thương mại, đối tượng, phạm vi tham gia trao đổi thương mại ngày càng đa dạng, cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai nước mang tính bồ sung cho nhau, tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại tăng liên tục[182, tr. 99 - 108]; trong quan hệ đầu tư, chủ yếu là đầu tư của Trung Quốc sang Việt Nam, quy mô dự án tăng chậm, không có nhiều đột phá, cơ cấu đầu tư chuyến dần sang công nghiệp nặng và khai thác khoáng sản[182, tr. 109 - 115]. Và để làm nổi bật "sự tiến triển trong quan hệ Việt - Trung", công trình này cũng đã nêu ra những "vấn đề còn tổn tại trong quan hệ giữa hai nước cần được tiếp tục thực hiện trong những năm sắp tới"[182, tr. 21] bao gồm: vấn đề người Hoa ở Việt Nam, vấn đề biên giới lãnh thổ, vấn đề nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc, hàng kém chất lượng và hàng giả từ Trung Quốc, buôn lậu, bất cập trong thanh toán, công nghệ lạc hậu trong đầu tư, buôn người, tội phạm xuyên biên giới. Qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1986 đến 2006, chúng tôi nhận thấy rằng đây là một giai đoạn có nhiều diễn biển phức tạp. Mối quan hệ Việt Trung trong giai đoạn này là khách thể nghiên cứu của nhiều công trình khác nhau, song đối tượng mà các công trình này hướng đến mới chỉ dừng lại ở từng khía cạnh cụ thể như: chính trị - ngoại giao; kinh tế; văn hóa -giáo dục; chủ trương của Đảng trong quan hệ với Trung Quốc hoặc là sự tiến triền của mối quan hệ này dưới góc độ lịch sử thế giới. 19 Đến nay, việc nghiên cứu toàn diện về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1986 đến 2006 dưới góc nhìn của Việt Nam, nhằm làm rõ những thành tựu, hạn chế của Việt Nam trong quá trình hợp tác và đấu tranh với Trung Quốc, từ đó rút ra những đặc điểm, bài học lịch sử, đề xuất những giải pháp để bảo vệ quyền lợi của dân tộc đến nay vẫn là một hướng mới cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp nguồn tư liệu một cách có hệ thống, luận án phục dựng đầy đủ và toàn diện bức tranh quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực, trong giai đoạn từ 1986 đến 2006. Phân tích, đánh giá để làm rõ những bước thăng trầm, đặc điểm của quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến 2006, thấy được những lợi ích, hạn chế đối với Việt Nam, đề xuất hướng khắc phục những bất lợi và rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử nhằm đảm bảo lợi ích của Việt Nam trong quá trình phát triển quan hệ với Trung Quốc thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu như trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, hệ thống hóa, khái quát hóa toàn bộ nguồn tư liệu, góp phần khói phục một cách khách quan, khoa học toàn bộ diễn biển của quan hệ Việt Nam -Trung Quốc qua ba giai đoạn: 1986 - 1991; 1991 - 2000 và 2001 - 2006. Thứ hai, phân tích, đánh giá về bối cảnh khu vực, thế giới và thực trạng của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1986 đến 2006. Thứ ba, tổng kết thực tiễn, đánh giá thành tựu và hạn chế của Việt Nam và đề xuất những biện pháp khắc phục; rút ra những đặc điểm, bài học lịch sử nhằm đảm bảo lợi ích của Việt Nam trong quá trình hợp tác và đấu tranh với Trung Quốc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất