Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ giao lưu văn hóa trung việt từ 1991 đến 2015...

Tài liệu Quan hệ giao lưu văn hóa trung việt từ 1991 đến 2015

.PDF
115
618
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----***----- LIU HUI ZHEN QUAN HỆ GIAO LƢU VĂN HÓA TRUNG – VIỆT TỪ 1991 ĐẾN 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----***----- LIU HUI ZHEN QUAN HỆ GIAO LƢU VĂN HÓA TRUNG – VIỆT TỪ 1991 ĐẾN 2015 Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60310206 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Căn Hà Nội – 2016 LỜI CẢM ƠN Trong gần 3 năm học tập nghiên cứu tại khoa quốc tế học trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội và gần 4 năm học bộ môn tiếng Việt Nam ở Trung Quốc, tôi đã rất hứng thú với đề tài liên quan đến quan hệ văn hóa của hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Luận văn này là kết quả đúc kết của quá trình nghiên cứu gần 7 năm đó. Trong suốt quá trình viết luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn quí báu của thầy Căn cũng như sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo khoa quốc tế học.Tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến: Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học, Khoa quốc tế học trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin được giử lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Văn Căn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn. Đồng thời tôi xin cảm ơn toàn thể các bạn học cùng khóa 2014, các bạn bè Việt Nam yêu quíđã vô tư giúp đỡ chỉnh sửa chính tả, ngữ pháp, giúp tôi tìm tài liệu học tập trong suốt 3 năm học tập ở Hà Nội, đặc biệt là trong quá trình viết luận văn. Những sự giúp đỡ quý báu của các thày cô cùng các bạn đã để lại cho tôi những ấn tượng vô cùng sâu sắc về con người và đất nước Việt Nam. Tôi xin kính chúc các thày cô, các bạn sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày...... tháng...... năm 2016 Học viên LIU HUI ZHEN i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu cẩn thận, nghiêm túc của tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS.Nguyên Văn Căn. Nội dung được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đây. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày ….tháng….. năm 2016 Học viên LIU HUI ZHEN ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... - 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... - 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. - 3 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... - 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... - 9 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... - 10 6. Bố cục luận văn ................................................................................................... - 11 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ GIAO LƢU VĂN HÓA TRUNG – VIỆT . - 12 1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. - 12 1.1.1. Khái niệm văn hóa ........................................................................... - 12 1.1.2. Giao lưu văn hóa .............................................................................. - 14 1.1.3. Toàn cầu hóa và toàn cầu hóa văn hóa ............................................ - 16 1.2. Các nhân tố tác động đến giao lưu văn hóa................................................... - 18 1.2.1 Nhân tố bên trong .............................................................................. - 18 1.2.2.Nhân tố bên ngoài ............................................................................. - 21 1.3. Tổng quan tiến trình giao lưu văn hóa Trung - Việt ........................... - 24 1.3.1. Trước năm 1991 ............................................................................... - 25 1.3.2. Từ 1991-2000 ................................................................................... - 28 1.3.3. Từ 2001-2015 ................................................................................... - 31 Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................... - 36 - iii CHƢƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG VÀ BIỂU HIỆN CHÍNH TRONG QUAN HỆ GIAO LƢU VĂN HÓA TRUNG – VIỆT GIAI ĐOẠN 1991 – 2015 ............................................................................................. - 37 2.1. Hợp tác giao lưu trong lĩnh vực phát thanh-điện ảnh-truyền hình .............. - 37 2.2. Các hoạt động giao lưu về Du Lịch .............................................................. - 42 2.3.Hợp tác giao lưu trong lĩnh vực văn học ........................................................ - 44 2.4. Hợp tác giao lưu trong lĩnh vực nghệ thuật ................................................... - 47 2.5. Hợp tác giao lưu trong lĩnh vực giáo dục và khoa học ................................ - 48 2.5.1. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực ........................... - 49 2.5.2. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ................................................. - 54 2.6. Một số hoạt động giao lưu văn hóa khác. ...................................................... - 56 2.6.1. Các hoạt động giao lưu về thể dục thể thao .................................... - 56 2.6.2 Các hoạt động giao lưu về hội chợ triển lãm .................................. - 59 2.6.3. Các hoạt động giao lưu của các đoàn thể quần chúng .................... - 61 Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................... - 64 CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA GIAO LƢU VĂN HÓA TRUNG – VIỆT – MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ..................................................................................... - 65 3.1. Đánh giá chung về quan hệ giao lưu văn hóa Trung-Việt giai đoạn 1991 – 2015 ........................................................................................................... - 65 3.2. Một số vấn đề tồn tại trong quan hệ giao lưu văn hóa Trung – Việt .......... - 67 3.2.1. Sự mất cân bằng trong quan hệ giao lưu văn hóa ............................ - 68 3.2.2. Ảnh hưởng từ những vấn đề của lịch sử .......................................... - 71 3.3.Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa Trung – Việt .......................................................................................................... - 77 3.3.1. Đẩy mạnh thiết lập các văn phòng đại diện ở hai nước ................... - 77 3.3.2. Thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa .................. - 80 3.3.3. Tăng cường khai thác phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ ....... - 83 Tiểu kết Chƣơng 3 .................................................................................... - 87 iv KẾT LUẬN ............................................................................................... - 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... - 91 PHỤ LỤC .................................................................................................. - 97 - v DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT NDT Nhân dân tệ CHND Cộng hòa nhân dân CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa NXB Nhà xuất bản SĐD Sách đã dẫn vi DANH MỤC BẢNG BIỂU LUẬN VĂN Bảng 1.1 Khái quát tiến trình văn hóa Việt Nam ................................................. - 27 Bảng 1.2. Một số sự kiện giao lưu hợp tác văn hóa Trung – Việt tiêu biểu giai đoạn 1991 ...................................................................................................................... - 30 - vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giao lưu và tiếp xúc văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội, gắn với sự tiến hóa xã hội và cũng gắn với sự vận động thường xuyên, sự phát triển của văn hóa.Thực tế, giao lưu văn hóa là một quy luật của mọi thời đại, là hiện tượng tất yếu của xã hội loài người. Trong mọi hoạt động văn hóa các quốc gia bao giờ cũng chú trọng kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Giao lưu văn hoá giúp giới thiệu lịch sử, đất nước, con người, văn hóa của mỗi quốc gia với thế giới nhưng cũng chú ý ngăn ngừa và đấu tranh chống sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa độc hại. Hiện nay, trong thời kỳ toàn cầu hóa, đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế, thế giới đang chuyển biến theo xu thế trở thành một tổng thể liên quan chặt chẽ với nhau. Tất nhiên đẩy mạnh và không ngừng phát triển mối quan hệ giao lưu văn hóa sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia và ngược lại. Văn hóa không chỉ làm nên sự khác biệt của một con người, một quốc gia, mà nó còn làm cho quốc gia đó phát triển bền vững. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có sự tương đồng về nhiều mặt, không chỉ trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng… mà còn cả trong thể chế chính trị, kinh tế... Trung Quốc và Việt Nam có chung chiều dài biên giới hơn 1.350km. Chính do điều kiện địa lý này nên Việt Nam được coi là cầu nối giữa các quốc gia phương Nam với Trung Quốc, giữa Đông Bắc Á với Đông Nam Á. Nhờ vào mối quan hệ gần gũi về mặt địa lý tự nhiên như vậy mà hai nước đã có quan hệ giao lưu văn hóa từ lâu đời, kéo dài suốt nhiều ngàn năm trong lịch sử. Chính vì thế, trong đời sống sinh hoạt, nhiều phong tục tập quán, văn hóa xã hội tại hai quốc gia có rất nhiều điểm tương đồng có thể tham chiếu lẫn nhau. -1- Hai nước có đường biên giới chung trên bộ rất dài, có nhiều cửa khẩu qua lại và đều là quốc gia có nhiều dân tộc anh em chung sống. Trong đó đáng chú ý là có nhiều dân tộc có quan hệ xuyên biên giới và mỗi một dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng.Trải qua quá trình phát triển, các bản sắc dân tộc ngày càng hòa quyện, đan xen vào nhau. Quá trình giao thoa đó đã làm cho nền văn hóa của hai dân tộc Việt Nam – Trung Hoa hòa nhập nhưng không hòa tan, góp phần làm cho nền văn hóa vật chất, tinh thần hai nước phong phú, đa dạng và độc đáo. Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18-01-1950. Hơn 65 năm qua, mặc dù có những bước thăng trầm, nhưng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nhìn chung không ngừng được củng cố, phát triển. Đặc biệt, từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đến nay, hai nước đã ký nhiều Hiệp định cấp Chính phủ và các văn kiện hợp tác khác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước.Thêm vào đó, cùng với sự phát triển của kinh tế, trao đổi văn hóa giữa nhân dân hai nước ngày càng sâu rộng, quy mô ngày càng lớn. Hai dân tộc Việt – Trung đang đứng trước những cơ hội hợp tác mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực. Và tất nhiên dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên khắp thế giới, hai nước cũng phải đối mặt với nhiều thách thức không chỉ về kinh tế, chính trị mà hơn hết là phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của các mối quan hệ về giao lưu văn hóa đã kéo dài hàng ngàn năm qua. Trong suốt thời gian 3 năm học tập và sinh sống ở Hà Nội, tác giả đã có nhiều cơ hội được tiếp xúc và trao đổi với người Việt Nam về mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai nước Việt – Trung.Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan nhất thì phần lớn những nghiên cứu và sự quan tâm của -2- nhân dân hai nước đều tập trung vào việc giao lưu thương mại và thúc đẩy kinh tế song phương mà ít đề cập về mối quan hệ giao lưu văn hóa. Chính vì vậy chúng tôi tin tưởng và hy vọng rằng đề tài “Quan hệ giao lưu văn hóa Trung-Việt từ 1991 đến 2015” sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, làm rõ các nhân tố tác động đến quan hệ giao lưu Trung-Việt; tìm hiểu tiến trình giao lưu văn hóa Trung-Việt; tìm hiểu các biểu hiện chính như điện ảnh-truyền hình-phát thanh, du lịch, văn học, công nghệ....trong quan hệ giao lưu Trung-Việt. Thứ hai, nêu ra những thành tựu và hạn chế của chúng thông qua phân tích các biểu hiện và tìm ra nguyên nhân, biện pháp nhằm giải quyết và thúc đẩy giao lưu văn hóa của hai nước theo hướng tích cực. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.1. Các nghiên cứu ở Trung Quốc Nếu nói đến những công trình chuyên khảo về quan hệ giao lưu giữa hai nước Việt – Trung thì không thể không kể đến những công trình nghiên cứu có giá trị lớn của GS.Phạm Hồng Quý (范红贵)1. Trong vài chục năm qua, GS.Phạm Hồng Quý đã công bố nhiều công trình viết về dân tô ̣c , văn hóa, lịch sử v .v… của Viê ̣t Nam và đư ợc giới khoa học đánh giá cao. Những nghiên cứu của giáo sư có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều thế hệ học trò và các học giả sau này và cũng nhâ ̣n đươ ̣c sự quan tâm của c ả lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc. Chẳng hạn như cuố n "Dân tô ̣c cùng mô ̣t gố c r ễ"《同根 生的民族》2được đánh giá là tác phẩm tiêu biể u nh ất, gây ảnh hưởng sâu rô ̣ng ở trong và ngoài nước. Cuố n sách này nói về nguồ n gố c và sự di dời của 28 dân tô ̣c thuô ̣c 6 nước Trung Quố c , Viê ̣t Nam, Thái Lan, Lào, Mi-an-ma và 1 中国广西民族大学(Đại học Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc) 民族出版社,2007(Nxb Dân tộc, 2007) 2 -3- Ấn Độ , tháo gỡ những vấn đề từng làm đau đầu giới họ c thuâ ̣t quố c tế hơn 100 năm qua. Hoặc cuốn“Nghiên cứu về các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung”《中越跨境民族研究》3 là kết quả từ nhiều chuyến khảo sát điền dã và được tổng hợp từ nhiều tài liệu, văn kiện của hai nước, khái quát về nguyên nhân, nguồn gốc và lịch sử hình thành các dân tộc xuyên biên giới Trung – Việt. Đặc biệt, cuốn sách đã đưa ra những nhận định hữu ích về mối quan hệ qua lại giữa các dân tộc xuyên biên giới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, phân tích sâu về mối quan hệ giữa tình cảm dân tộc với tình hữu nghị bang giao Trung – Việt lâu đời…Cuốn sách cũng đưa ra những phân tích và giải thích phong phú về các ngày lễ tết, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, hôn nhân, tang ma, các hoạt động đời thường như ăn ở, đi lại… của các dân tộc “xuyên biên giới” Việt – Trung… Không chỉ vậy, rất nhiều tác phẩm khác của GS. Phạm Hồng Quý đã được xuất bản thành sách như "Dân tô ̣c Viê ̣t Nam và vấ n đề dân tô ̣c "《越南 民族与民族问题》4, " Cùng bàn giả thuyết ở Hoa Nam và Đông Nam Á " 《华南与东南亚论稿》5 cùng rất nhiều bài phát biểu của giáo sư trong các hội thảo, giao lưu, trao đổi học thuật… đều có ảnh hưởng lớn. Nhiều quan điể m ho ̣c thuâ ̣t của giáo sư, nhất là trong lĩnh vực văn hóa đươ ̣c nhiều học giả, học trò ở Trung Quốc và cả Việt Nam tham khảo và tríc h dẫn rô ̣ng raĩ . Trong quá trình viết luận văn chúng tôi cũng có tham khảo rất nhiều từ các tác phẩm, công trình nghiên cứu của GS.Phạm Hồng Quý. PGS.Lưu Chí Cường (刘志强)6– học trò của GS.Phạm Hồng Quý, cũng là một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa Trung – Việt. Ông đã công bố xuất bản hơn hơn 50 công trình liên quan đến văn học 3 社会科学文献出版社,2015(Nxb. Xã hội Khoa học Văn hiến, 2015) 广西民族出版社,1999(Nxb.Dân tộc Quảng Tây, 1999) 5 民族出版社,2014(Nxb Dân tộc, 2014) 6 中国广西民族大学(Đại học Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc) 4 -4- cổ điển Việt Nam, lịch sử giao lưu văn hóa Trung – Việt hoặc nghiên cứu về lịch sử quan hệ Trung – Việt… Cuốn “Trung - Việt văn hóa giao lưu sử luận”《中越文化交流史论》7là tập hợp từ nhiều bài viết của chính tác giả trong nhiều năm qua về nhiều vấn đề thú vị thuộc phạm trù văn hóa, văn học nghệ thuật như viết về mối quan hệ giao lưuvăn hóa lâu đời trong lịch sử giữa vùng Khâm Châu, Liêm Châu (Quảng Tây) với vùng Bắc Bộ Việt Nam; giới thiệu về việc truyền bá “tứ đại phát minh” và “tứ đại danh tác” của Trung Hoa vào Việt Nam hay phân tích một số tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng của Việt Nam như “Chinh phụ ngâm:; “Kim Vân Kiều truyện” v.v…đều rất có giá trị tham khảo. “Trung - Việt văn hóa giao lưu luận”《中越文化交流论》8 của Chu Vị Túy (李未醉) cũng là một tác phẩm có giá trị ứng dụng lớn. Tác giả đã miêu tả toàn bộ quá trình giao lưu văn hóa Trung - Việt từ thời cổ đại đến thời hiện đại, trên tất cả các lĩnh vực từ thể dục thể thao, văn học, âm nhạc, sử học, khoa học kỹ thuật đến phong tục tập quán, văn hóa dân gian… Đặc biệt ở chương V của tác phẩm, Chu Vị Túy đã mô tả khá chi tiết tiến trình và diễn biến của sự giao lưu văn hóa Trung – Việt trong thời hiện đại, trong đó đã đề cập đến mối bang giao giữa hai nước kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ, cũng đã đưa ra nhiều tổng kết về những thành tựu, kết quả thu được từ những nỗ lực duy trì và thúc đẩy ngoại giao văn hóa của nhân dân hai nước trong hơn 20 năm qua. Nhận định “Quy mô, chất lượng của mối quan hệ giao lưu văn hóa hai nước Trung – Việt chịu ảnh hưởng rất lớn từ mối quan hệ về chính trị… Người Hoa Kiều và người Hoa đóng vai trò “cầu nối” quan trọng trong việc phát huy giao lưu văn hóa hai nước và mở ra những triển vọng hợp tác 7 商务印书馆,2013(Nxb Thượng vụ Ấn Thư quán, Bắc Kinh 2013) 光明日报,2009(Nxb.Quang Minh Nhật báo, Bắc Kinh 2009) 8 -5- giao lưu văn hóa mới trong thế kỷ XXI..” 9 trong kết luận cuối sách có thể nói đã mang tính định hướng cho chúng tôi trong khi nghiên cứu về triển vọng giao lưu văn hóa của hai nước. Ngoài những công trình, bài viết chuyên khảo của các chuyên gia, nhà chuyên nghiên cứu văn hóa nổi tiếng Trung Quốc thì trong những năm gần đây cũng có nhiều học giả quan tâm đến mối quan hệ giao lưu văn hóa hai nước. Tuy không mô tả chi tiết toàn bộ tiến trình giao lưu văn hóa Trung – Việt như những tác phẩm đã nói đến ở trên nhưng những nghiên cứu này cũng đã ít nhiều có những đánh giá khá đầy đủ và toàn diện về hiện trạng giao lưu văn hóa Việt – Trung trong thời đại mới và cũng nêu ra được những đề xuất, giải pháp, khuyến nghị nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ giao lưu văn hóa Việt – Trung. Có thể kể đến một số công trình đã được xuất bản như bài viết của Quách Minh (郭明) với“Quan hệ Trung – Việt trong thời kỳ mới《中越关系新时期》10; Cổ Tiểu Tùng (古小松) với“Tình hình Việt Nam và quan hệ Trung – Việt”《越南国情与中越关系》11 v.v… Một vài năm gần đây cũng có nhiều luận văn, tham luận của nghiên cứu sinh Trung Quốc lựa chọn giao lưu văn hóa Việt – Trung làm đề tài nghiên cứu.Tuy nhiên các luận văn phần lớn chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát về quan hệ giao lưu văn hóa đơn thuần mà ít có đề tài nghiên cứu chuyên sâu với các giai đoạn, mốc thời gian cụ thể. Trong tài liệu lưu trữ của các tác giả thường được sử dụng các từ khóa như “Bang giao văn hóa Trung – Việt” (中越文化邦交); “giao lưu văn hóa Trung – Việt” (中越文化交 流); “quan hệ văn hóa Trung – Việt từ sau bình thường hóa”(正常化后的 中越文化关系)…. tại các kho luận văn, kho tài liệu được đánh giá cao tại 9 Sđd, tr.261-263. 时事出版社,2007(Nxb.Thời sự, Bắc Kinh 2007) 11 世界知识出版社,2009(Nxb. Thế giới tri thức, 2009) 10 -6- Trung Quốc như www.cnki.net (中国知网);www.wanfangdata.com.cn (万 方数据);www.nlc.gov.cn (中国国家图书馆) ;www.aisila.com (中国 外语资料网);百度文库(wenku.baidu.com); pqdt.bjzhongke.com.cn (学位论文全文检索平台)…. nhưng không cho nhiều kết quả tìm kiếm. Đại đa số các đề tài đều chưa phân tích, tổng kết chuyên sâu. Có thể kể đến một số luận văn có giá trị và giúp tác giả định hướng rõ hơn đề tài như Nguyễn Thanh Tiến (阮青进) với “Nghiên cứu về quan hệ giao lưu văn hóa Trung – Việt kể từ khi hai nước bình thường hóa (1991-2014)《邦交正常化以来中越 两国文化交流研究(1991-2014)》12; Lại Triệu Niên (赖兆年) với “Bàn về giao lưu văn hóa Trung – Việt giai đoạn đầu thế kỷ XXI”《论 21 世纪初 的中越文化交流》13; Trần Minh Ánh (陈明映) với “Nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Trung – Việt”《中越文化外交研究》14 …. Nhìn chung, trong quá trình thu thập và tổng hợp tài liệu chúng tôi nhận thấy rằng, những nghiên cứu đơn lẻ về văn hóa Việt Nam; hoặc mối quan hệ Trung – Việt và có điểm qua về quan hệ văn hóa ở Trung Quốc tuy có khá nhiều nhưng nếu gọi là những công trình chuyên biệt về quan hệ giao lưu văn hóa kể từ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay thì lại rất ít. Phần lớn những nghiên cứu này vẫn chỉ dừng lại ở nghiên cứu sơ bộ hoặc tham khảo từ những trước tác của các “cây đại thụ”.Vì vậy có thể thấy rằng không gian nghiên cứu cho đề tài này là rất lớn. 3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Cũng tương tự như hiện trạng các nghiên cứu ở Trung Quốc, giới học thuật Việt Nam cho đến nay hầu hết vẫn chỉ tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực kinh tế, thương mại Trung – Việt (chiếm đa số), số ít viết về quan hệ chính trị 12 2015 年湖南师范大学博士论文(Luận văn Tiến sỹ, Đại học sư phạm Hồ Nam, 2015) 湖北经济学报学院, 15/05/2014(Học báo học viện Kinh tế Hồ Bắc, 15/05/2014) 14 云南大学硕士论文,01/05/2012(Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vân Nam, 01/05/2012) 13 -7- như tác giả Nguyễn Đình Liêm (chủ biên) với cuốn “Quan hệ Việt – Trung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc”15. Tác giả đã đi từ việc đánh giá thực trạng quan hệ Việt – Trung, chỉ ra những nhân tố mới tác động đến mối quan hệ đó cũng như đưa ra những giải pháp cho Việt Nam trước tình hình mới… Đáng chú ý là trong cuốn sách này, Nguyễn Đình Liêm đã đưa ra một nhận định khi đánh giá tổng quan về sự trỗi dậy của Trung Quốc đó là “Với những thành quả đạt được về kinh tế, Trung Quốc đang từng bước chuyển hóa sức mạnh kinh tế sang củng cố nền chính trị, gia tăng sức mạnh quân sự, khuếch trương sức mạnh mềm, đặc biệt là “sức mạnh mềm văn hóa”, điều đó đã khiến cả thế giới phải quan tâm…”16 Thuật ngữ “sức mạnh mềm văn hóa” và những phân tích được trình bày trong sách cũng gợi cho tác giả nhiều ý tưởng trong quá trình viết luận văn. Nhìn chung, những sách chuyên khảo, luận văn, bài phát biểu trên tập san, tạp chí… lấy hạt nhân là quan hệ bang giao văn hóa từ sau bình thường hóa quan hệ hoặc từ sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1950) đến nay có số lượng rất ít ỏi. Các nghiên cứu này nếu có đề cập đến sự giao lưu văn hóa Trung – Việt thì cũng chỉ dừng lại ở phần khái quát những điểm nổi bật nhất mà chưa thể đưa ra được những thống kê, tổng kết chuẩn xác nhất về những cột mốc, hoạt động…. liên quan đến quá trình trao đổi, giao lưu văn hóa Trung – Việt kể từ năm 1991 đến nay. Một số luận văn, bài viết trao đổi học thuật có giá trị ứng dụng lớn cho các nghiên cứu sinh như : Nguyễn Văn Căn với “Quan hệ văn hóa Việt-Trung giai đoạn 1993-2010”17. Lê Thị Ngọc Bích với “Giao lưu văn hóa Trung Việt – 10 năm nhìn lại”18; Đỗ Tiến Sâm với “15 năm nhìn lại và triển vọng quan hệ Trung Việt kể từ sau bình thường 15 Nxb.Từ điển Bách Khoa, 2013 Sách đã dẫn, tr.14. 17 Tạp chí Mặt trận số 84 tháng 10/2010. 18 Bài tham luận hội nghị, Nxb Khoa học xã hội Quốc gia, Hà Nội 2002. 16 -8- hóa”19; Trần Lê Bảo với “Hợp tác và giao lưu văn hóa trong khuôn khổ hai hành lang – một vành đai”20… Những bài tham luận này có điểm chung là đưa ra tổng kết những thành tựu mà hai nước đã đạt được kể từ sau khi bình thường hóa. Tuy nhiên nhìn chung các đánh giá này vẫn chưa mang tính chuyên sâu và hệ thống. Từ những giới thiệu ở trên, có thể khẳng định rằng những nghiên cứu về mối quan hệ giao lưu văn hóa và lĩnh vực ngoại giao văn hóa là rất ít ỏi. Dù là từ phương diện lý luận hay thực tiễn thì đều cần có nhiều sự đầu tư nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa với sự hỗ trợ, hướng dẫn của các chuyên gia trong và ngoài nước. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các bình diện liên quan đến mối quan hệ giao lưu văn hóa Trung – Việt từ sau khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao cho đến nay (1991-2015). Trọng tâm chính của luận văn xoay quanh lĩnh vực giao lưu văn hóa, tuy nhiên nhằm làm phong phú thêm cho kết quả nghiên cứu của mình, tác giả có đề cập phân tích một cách khái quát nhất các nhân tố khác ảnh hưởng đến quan hệ giao lưu văn hóa của hai nước là quan hệ chính trị, xã hội, đặc biệt là quan hệ thương mại hai chiều Việt – Trung. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi thời gian Luận văn chủ yếu phân tích về mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa chính phủ với chính phủ, giữa nhân dân với nhân dân hai nước trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến 2015, trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. 19 Bài đăng tạp chí Đông Nam Á tung hoành, kỳ 02/2007. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, kỳ 01/2008. 20 -9- Trong đó nhằm phù hợp hơn với tình hình mới và để tiện cho việc triển khai đề tài, tác giả sẽ trình bày các nghiên cứu của mình theo 2 mốc chính: Giai đoạn 1991-2000: Giao lưu văn hóa Trung – Việt kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến cuối thế kỷ XX Giai đoạn 2001-2015: Quan hệ giao lưu văn hóa Trung – Việt trong thời đại mới (từ sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2001) 4.2.2. Nguồn tài liệu Tập trung nghiên cứu tiến trình phát triển quan hệ văn hóa giữa CHND Trung Hoa và CHXHCN Việt Nam cùng với những đặc điểm và tác động của nó đến mối quan hệ hai nước nói chung. Nguồn tài liệu chủ yếu được chúng tôi sử dụng là các công trình nghiên cứu, bài viết, sách chuyên khảo, luận văn v.v… đã được phát hành về quan hệ Trung – Việt nói chung ở cả hai nước. Mặt khác do sự hạn chế về việc tiếp cận tài liệu chuyên khảo về vấn đề giao lưu văn hóa Trung – Việt nên trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi chủ yếu sử dụng các bài viết, bài phát biểu trong các hội thảo chuyên đề, bài viết tạp chí, luận văn… và sử dụng cả các tư liệu trên các trang web chính thức của chính phủ và các kho tài liệu, kho luận văn của cả Việt Nam và Trung Quốc (đã đề cập ở trên). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu vĩ mô kết hợp vi mô Phương pháp phân tích vĩ mô tức là đặt vấn đề nghiên cứu từ tính tổng thể của các mối quan hệ quốc tế. Phương pháp phân tích vi mô tức là phân tích một sự kiện quốc tế cụ thể hoặc một hành vi ngoại giao cụ thể trong một thời kỳ cụ thể. Việc kết hợp phân tích vĩ mô và vi mô như vậy sẽ giúp tăng cường nhận thức và quá trình lý giải về mối quan hệ hợp tác Trung – Việt. - 10 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan