Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình xóa đói giảm nghèo của huyện tam nông (phú thọ) trong những năm 2006 ...

Tài liệu Quá trình xóa đói giảm nghèo của huyện tam nông (phú thọ) trong những năm 2006 2015

.PDF
93
44
129

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ************** NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT QUÁ TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TAM NÔNG (PHÚ THỌ) TRONG NHỮNG NĂM 2006 - 2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS NGUYỄN VĂN DŨNG H À NỘI – 2017 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức và cá nhân, gia đình, bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2, các thầy cô giáo, cán bộ giảng viên khoa Lịch sử và các thầy, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Dũng - Người đã tận tình quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này trong suốt thời gian vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn Đảng Bộ huyện Tam Nông, UBND huyện Tam Nông, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tam Nông và tỉnh Phú Thọ, thư viện huyện Tam Nông, thư viện tỉnh Phú Thọ, cục thống kê huyện tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Khóa luận tốt nghiệp “Qúa trình xóa đói giảm nghèo của huyện Tam Nông (Phú Thọ) trong những năm 2006 - 2015” là một đề tài hay và hấp dẫn. Song do còn nhiều hạn chế cá nhân về thời gian cũng như khả năng tìm kiếm, tiếp nhận thông tin vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô và các bạn đọc xem xét và đóng góp ý kiến. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 26 tháng 4 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Ánh Tuyết LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học do tự mình thực hiện với sự hướng dẫn của thầy giáo - TS Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Lịch sử trường ĐHSP Hà Nội 2. Nếu tôi sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Ánh Tuyết DANH MỤC VIẾT TẮT BCĐ : Ban chỉ đạo LĐTB&XH : Lao động thương binh và xã hội MTTQ : Mặt trận tổ quốc NQ/TU : Nghị quyết/ Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU …………………………………………………………… Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ………………………………………………….. 1.1. 1 8 Điều kiện tự nhiên và dân cƣ……………………………… 8 1.1.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………… 8 1.1.2. Dân cư ………………………………………………………. 15 1.2. Tình hình kinh tế và thực trạng đói nghèo ở huyện Tam Nông trƣớc năm 2006……………………………………… 15 1.2.1. Tình hình kinh tế ……………………………………………… 15 1.2.2. Thực trạng đói nghèo ở huyện Tam Nông trước năm 2006 19 1.3. Qúa trình xóa đói giảm nghèo ở huyện Tam Nông từ năm 2006 - 2010 …………………………………………. 22 1.3.1. Chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của huyện Tam Nông………………………………………………….. 22 1.3.2. Qúa trình triển khai và thành tựu đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo ở Tam Nông………………………….. 1.3.3. Hạn chế ……………………………………………………. Chƣơng 2. 38 Chủ trƣơng, chính sách xóa đói giảm nghèo của huyện Tam Nông…………………………………………………. 2.2. 35 QUÁ TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TAM NÔNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015………………… 2.1. 26 38 Qúa trình triển khai và thành tựu đạt đƣợc trong công tác xóa đói giảm nghèo ở Tam Nông…………………... 41 2.2.1. Quá trình triển khai……………………………………….. 41 2.2.2. Thành tựu…………………………………………………. 45 2.3. Hạn chế ……………………………………………………. Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC XÓA 61 ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TAM NÔNG ……….. 64 3.1. Đặc điểm ………………………………………………….. 64 3.2. Tác động ………………………………………………….. 65 3.2.1. Tác động đến tình hình kinh tế - xã hội……………………. 65 3.2.2. Tác động đến tình hình chính trị………………………….. 70 3.2.3. Tác động đến đời sống văn hóa - tinh thần……………….. 71 KẾT LUẬN .………………………………………………………………. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO.………………………………………………. 78 PHỤ LỤC…………………………………………………………………. 82 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu. Nó không chỉ là thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn tồn tại phổ biến trên toàn thế giới. Đây là trở ngại không nhỏ đối với sự phát triển của các quốc gia. Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 80% dân số sống ở khu vực nông thôn và 70% lực lượng lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Do sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phân công lao động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng xã hội thấp. Với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước thì đây vừa là một nhiệm vụ chiến lược của công cuộc phát triển kinh tế xã hội, vừa là phương tiện để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Muốn đạt được mục tiêu này cần trước hết xóa bỏ đói nghèo và lạc hậu, hơn nữa xét cho tới cùng thì sự phát triển kinh tế là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, do đó Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến chính sách xã hội đặc biệt là xóa đói giảm nghèo. Để tập trung các nguồn lực và triển khai đồng bộ, thống nhất có hiệu quả các giải pháp, Đảng ta đã đưa xóa đói giảm nghèo trở thành chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm hỗ trợ trực tiếp các xã nghèo, hộ nghèo các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Tháng 7 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo nhằm xóa bỏ đói nghèo và lạc hậu trong cả nước, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước. Vấn đề chính sách xã hội nói chung và chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam nói riêng đã có sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và 1 ngoài nước. Tuy nhiên nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo ở những địa phương cụ thể để thấy được quá trình triển khai ở cấp địa phương như thế nào, những ưu điểm, hạn chế, đánh giá tác động của quá trình này vẫn là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện nay. Tam Nông là một huyện bán trung du miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ với diện tích tự nhiên khoảng 15.596,92 ha, tổng dân số 77.067 người1 chủ yếu là người dân tộc Kinh, ngoài ra còn có các dân tộc Thái, Dao, Mường và một số dân tộc khác. Đồng bào theo đạo chiếm 15,9% trong đó: Đạo Thiên Chúa chiếm 7,4%, đạo Phật chiếm 8,5%. Điều kiện tự nhiên còn gặp nhiều khó khăn, khắc nghiệt, trình độ dân trí còn thấp, việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn kém, tốc độ tăng dân số còn cao, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng như điện, đường, trường, trạm… còn thiếu và yếu. Những điều đó, đã làm cho nền kinh tế của huyện chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp. Do vậy, xóa đói giảm nghèo được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Quán triệt quan điểm chỉ đạo, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết. UBND huyện đã ban hành Quyết định thành lập BCĐ chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện. Là một người con của vùng đất Tổ, sinh ra và lớn lên tại huyện Tam Nông, bản thân tác giả đã có những hiểu biết cụ thể về cuộc sống của người dân địa phương. Nơi đây đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn vất vả, còn rất nhiều những cảnh người cơ cực sống trong tình trạng nghèo đói, thiếu ăn không có nhà ở phải dựa vào sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước. Với những chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo đã có hiệu quả thiết thực, tác động trực tiếp tới đời sống nhân dân: đã có rất nhiều những hộ dân tích cực 1 Theo số liệu niên giám thống kê huyện Tam Nông 2013 tính đến 31/12/2013. 2 xây dựng kinh tế giỏi góp phần xây dựng địa phương ngày một giàu đẹp hơn. Xuất phát từ những lý do trên cùng với tình yêu mến, gắn bó với nơi này tác giả đã lựa chọn nghiên cứu quá trình xóa đói giảm nghèo của huyện Tam Nông trong vòng 10 năm (2006 -2015) để làm rõ những chủ trương, đường lối trong công tác triển khai, thực hiện quá trình xóa đói giảm nghèo. Để từ đó thấy được những thành tựu và hạn chế, qua đó đưa ra một số kiến nghị, rút ra được những đặc điểm, tác động của công tác xóa đói giảm đến đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Tam Nông. Vì vậy mà tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Quá trình xóa đói giảm nghèo ở huyện Tam Nông (Phú Thọ) trong những năm 2006 - 2015” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghèo đói là một trong năm vấn đề lớn có tính cấp thiết toàn cầu. Vì vậy liên quan đến đề tài xóa đói giảm nghèo đã có nhiều những công trình nghiên cứu trên phạm vi cả nước, các địa phương và tỉnh Phú Thọ, trong đó tiêu biểu như: Công trình nghiên cứu khoa học: “Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp”, Lê Văn Quý (chủ biên), nhà xuất Chính trị quốc gia, năm 2012. Công trình này tập trung nghiên cứu thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công cuộc đổi mới chống đói nghèo, những thành tựu và hạn chế trong thực thi chính sách xóa đói, giảm nghèo. Từ đó đề xuất định hướng và mục tiêu, cơ chế và chính sách, những giải pháp để xóa đói, giảm nghèo, phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Đề tài nghiên cứu: “Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp”, Hà Quế Lâm, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2002). Công trình phân tích những đặc điểm về địa lý, văn hóa, kinh tế ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, khái quát tình 3 trạng đói nghèo và thực trạng xóa đói giảm nghèo ở những vùng này trong những năm cuối thế kỉ XX (1992 - 2000); đồng thời nêu những khuyến nghị về định hướng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Khóa luận tốt nghiệp: “Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo trong những năm đổi mới (2001-2010)” của tác giả Nguyễn Thị Đào trường ĐHSP Hà Nội 2, tập trung nghiên cứu về thành tựu, hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo để từ đó nêu ra một số giải pháp để đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo của Tỉnh Yên Bái trong thời gian tới. Khóa luận tốt nghiệp: “Phát triển kinh tế với việc xóa đói giảm nghèo ở huyện Thanh Sơn - Phú Thọ”của tác giả Sa Thị Quyết trường Đại học kinh tế quốc dân. Ở đề tài này tác giả chủ yếu đề cập vấn đề xóa đói giảm nghèo kết hợp với phát triển kinh tế trên phạm vi một huyện. Khóa luận tốt nghiệp: “Đảng bộ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 - 2010” của tác giả Đỗ Thu Hà trường ĐHSP Hà Nội 2. Đề tài này tác giả nghiên cứu dưới góc độ lịch Đảng để từ đó rút ra những nhận xét chung và bài học kinh nghiệm cho huyện Hạ Hòa. Ngoài ra còn có các báo cáo về công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Tam Nông, phòng LĐTB&XH huyện Tam Nông, Lịch sử Đảng bộ huyện Tam Nông, các báo cáo của phòng lao động, sở LĐTB&XH tỉnh Phú Thọ… Tuy nhiên các nguồn tài liệu trên chủ yếu là tập trung vào việc báo cáo những thành tựu, hạn chế trong quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo chung của cả nước và các tỉnh, huyện lân cận của huyện Tam Nông để từ đó tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm để khắc phục những tồn tại nêu trên. Chưa có nguồn tài liệu và đề tài nào đề cập đến một cách hệ thống và nổi bật được chủ trương, đường lối của huyện Tam Nông trong công tác xóa đói giảm nghèo trong những năm 2006 - 2015. Đặc 4 biệt chưa có công trình nào đưa ra những đánh giá, nhận xét, đặc điểm, tác động của công tác xóa đói giảm nghèo đến tình hình kinh tế, văn hóa -xã hội huyện Tam Nông mà đề tài khóa luận đặt ra. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Qúa trình xóa đói giảm nghèo ở huyện Tam Nông (Phú Thọ) trong những năm 2006 - 2015 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ Phạm vi thời gian: giai đoạn 2006 - 2015. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu vấn đề Góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Tam Nông, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đưa huyện nhanh chóng vươn lên thoát nghèo bền vững, trở thành huyện công nghiệp vào năm 2020. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề - Làm rõ quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo ở huyện Tam Nông, (Phú Thọ) trong những năm 2006 - 2015 - Làm rõ đặc điểm và sự tác động của quá trình xóa đói giảm nghèo ở huyện Tam Nông tới tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương. - Đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Tam Nông. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu được sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp chủ yếu là: - Các văn kiện, Nghị quyết của Trung ương Đảng, tỉnh Phú Thọ và Đảng bộ huyện Tam Nông về xóa đói giảm nghèo để nói được chủ trương trong công tác xóa đói giảm nghèo ở mỗi chương. 5 - Các sách thông sử và lịch sử Đảng bộ huyện Tam Nông. - Các bài viết, báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo tổng kết từng giai đoạn của phòng Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ và huyện Tam Nông, về xóa đói giảm nghèo. - Tài liệu thống kê của phòng thống kê huyện Tam Nông. - Các kênh thông tin đại chúng, báo đài của chính phủ và điạ phương 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận sử học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Sử dụng phương pháp: Phương pháp Lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, sưu tầm tài liệu, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, điền dã. Trong đó phương pháp lịch sử và logic là chủ yếu. 6. Đóng góp của khóa luận - Đề tài làm sáng tỏ quá trình triển khai cụ thể xóa đói giảm nghèo ở địa phương phù hợp với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân cư, tôn giáo ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ trong những năm đổi mới 2006 - 2015. Qua đó tác giả đưa ra những đặc điểm nổi bật trong công tác xóa đói giảm nghèo huyện Tam Nông, có sự nhận xét bước đầu và rút ra những tác động tới đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác thực hiện xóa đói giảm nghèo tại Tam Nông. Đây có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, chính quyền ở huyện Tam Nông cũng như các địa phương khác trong công tác xã hội, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới. - Nguồn tư liệu phong phú và hệ thống được trình bày trong khóa luận có thể giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử ở địa phương tham khảo. 6 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Quá trình xóa đói giảm nghèo ở huyện Tam Nông từ năm 2006 đến năm 2010 Chương 2: Quá trình xóa đói giảm nghèo ở huyện Tam Nông giai đoạn 2011 - 2015 Chương 3: Đặc điểm và tác động của công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Tam Nông 7 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ 1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cƣ 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính Vị trí địa lý Tam Nông là một huyện bán trung du miền núi (nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi), nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ. Nằm cạnh sông Thao, r1anh giới tự nhiên với thị xã Phú Thọ ở phía Bắc và huyện Lâm Thao về phía Đông Bắc. Phía Đông Nam giáp với sông Đà, là danh giới tự nhiên với Hà Nội (Hà Tây cũ); phía Tây Nam giáp huyện Thanh Thủy và huyện Thanh Sơn; phía Tây Bắc giáp với huyện Thanh Ba và huyện Cẩm Khê, danh giới tự nhiên là sông Hồng, sông Bứa và sông Đà nằm về phía Đông Nam của tỉnh. Huyện Tam Nông có diện tích tự nhiên là 15.596,92ha chiếm 4,43% diện tích tỉnh Phú Thọ, trong đó có 20 đơn vị hành chính bao gồm 19 xã và 1 thị trấn với số dân 77.067, mật độ dân số trung bình là 528 người/km2 người [20]. Tam Nông là vùng đầu mối giao thông thủy, bộ nối vùng hợp lưu của sông Hồng và sông Đà, Bắc Trung Bộ, đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh Tây Bắc… Do đó, từ xa xưa vùng đất này có vị trí rất quan trọng về kinh tế và quốc phòng. Thị trấn Hưng Hóa là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, nơi đây đã từng có vị trí quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước, là nơi đặt trụ sở hành chính của tỉnh lỵ qua nhiều thời kì. Thời gian gần đây huyện Tam Nông còn vinh dự khởi công xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn huyện với chiều dài 30,7km. Điều này đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc và tai nạn giao 8 thông, góp phần quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong khu vực dự án, tỉnh Phú Thọ nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói chung. Với những điều kiện thuận lợi đó, Tam Nông ngày càng chứng tỏ được vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Địa giới hành chính Tam Nông là một vùng đất cổ, trải qua các thời kì lịch sử, địa danh và địa giới hành chính của huyện đã có nhiều thay đổi. Trong thời kì các vua Hùng dựng nước, địa bàn huyện thuộc vùng trung tâm quốc gia Văn Lang Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Trong thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ (từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ thứ X), Tam Nông thuộc huyện Mê Linh và sau đó thuộc quận Giao Chỉ, Tân Xương và Phong Châu. Thời nhà Lý (thế kỉ thứ XVI - XVIII), nhà nước phong kiến tự chủ bắt đầu xây dựng nề nếp chính quy, sửa lại tên nước, chia khu vực hành chính thành 24 lộ, phủ, châu, dưới là hương, giáp, thôn. Vùng trung du và miền núi chia thành châu, trại. Tam Nông lúc đó thuộc châu Chân Đăng. Thời nhà Trần, Tam Nông lúc đó thuộc bộ Tam Giang, châu Đà Giang tên gọi của huyện là Cổ Nông. Thời nhà Lê (triều Lê Thánh Tông) nước ta chia làm 13 đạo, sau đổi thành xứ, trấn, dưới là phủ, huyện (miền núi đặt là châu), địa bàn huyện Tam Nông nằm trong trấn Sơn Tây, phủ Lâm Thao. Đời vua Lê Vĩnh Thịnh (1705-1720) đổi tên huyện Cổ Nông thành huyện Tam Nông. Thời nhà Nguyễn cả nước chia làm 30 tỉnh, dưới tỉnh chia ra phủ, huyện rồi đến tổng, xã, làng. Huyện Tam Nông thuộc tỉnh Sơn Tây về sau thuộc tỉnh Hưng Hóa. Tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa lúc đầu đặt trên đất Trấn Yên - Yên Bái, đến đầu thời Nguyễn (1830) dời về làng Trúc Phê (còn gọi là Trúc Khê), thị trấn Hưng Hóa ngày nay. Hưng Hóa tỉnh lỵ thời phong kiến Nguyễn là một trong ba trung tâm văn hóa sầm uất của tỉnh lúc đó (thị xã Phú Thọ, thị trấn Việt Trì, 9 thị trấn Hưng Hóa). Sau khi đánh chiếm xong các tỉnh Bắc Kỳ, thực hiện chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp chia nhỏ, điều chỉnh một số tỉnh, huyện cũ, đặt cấp phủ ngang huyện, lập các trung tâm cai trị mới. Ngày 08 tháng 09 năm 1891, toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Hưng Hóa mới gồm các huyện Tam Nông, Thanh Thủy (của tỉnh Hưng Hóa cũ), Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh (thuộc Phú Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây). Tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa đặt ở Trúc Phê ( thuộc huyện Tam Nông ngày nay cách Hà Nội 72km về phía Tây Bắc). Trong thời kì Pháp thuộc này Tam Nông còn có nhiều lần thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính khác nhau [3; tr.19]. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, về mặt hành chính, Nhà nước ta bỏ cấp tổng, phủ, châu gọi chung là huyện và tiến hành hợp nhất các làng nhỏ thành xã lớn. Huyện Tam Nông đã tiến hành đợt liên xã đầu tiên được thực hiện năm 1946, các làng cũ thuộc 5 tổng được phân chia thành 10 xã với 36 thôn, gần 32.000 dân. Ngày 01 tháng 10 năm 1947, Hội đồng chính phủ (nay là Chính phủ) ra Sắc lệnh số 91/SL thành lập khu 14 và quyết định 5 huyện hữu ngạn sông Thao là Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập được sát nhập vào. Khu XIV không thuộc tỉnh Phú Thọ. Đến tháng 02 năm 1948, Khu XIV hợp nhất với Khu X thành Liên Khu V; như vậy huyện Tam Nông trở về thuộc tỉnh Phú Thọ. Thời kì cải cách ruộng đất và sửa sai (1954 - 1957) các xã lại có sự điều chỉnh, chia tách toàn huyện thành 19 xã. Đến tháng 08 năm 1964, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân địa phương, Bộ nội vụ ra quyết định cho 13 xã của huyện Tam Nông đổi tên mới. Ngày 26 tháng 01 năm 1968, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra quyết định sát nhập hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Đến ngày 05 tháng 07 năm 1977 Hội đồng Chính 10 phủ ra quyết định hợp nhất hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy thành huyện mới là huyện Tam Thanh bao gồm 35 xã, trụ sở huyện đặt tại thị trấn Hưng Hóa. Tiếp đến ngày 24 tháng 07 năm 1999, Chính phủ ra nghị định chia tách 2 huyện hợp nhất còn lại của tỉnh Phú Thọ là Phong Châu và Tam Thanh. Huyện Tam Nông được tái thiết lập và địa giới lại trở về như cũ với 1 thị trấn và 19 xã (đi vào hoạt động từ ngày 1/9/1999) [3; tr.11]. Hiện nay huyện Tam Nông vẫn giữ nguyên địa giới hành chính như năm 1999 với 19 xã và 1 thị trấn, trong đó bao gồm: thị trấn Hưng Hóa (trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa xã hội của huyện) và các xã: Vực Trường, Hương Nha, Hiền Quan, Tứ Mỹ, Thanh Uyên, Tam Cường, Văn Lương, Xuân Quang, Cổ Tiết, Quang Húc, Hùng Đô, Tề Lễ, Thọ Văn, Hương Nộn, Dị Nậu, Dậu Dương, Hồng Đà, Phương Thịnh, Thượng Nông. 1.1.1.2. Địa hình Nhìn tổng thể địa hình của huyện Tam Nông phần lớn là đồi núi thấp, xen kẽ có các dộc ruộng, đột xuất có các núi cao như núi Chi, đèo Khế phía Tây Nam và một số đầm lầy nước. Dựa vào điều kiện địa lý có thể chia đất đai của huyện thành 2 vùng: vùng đất thấp và vùng đồi núi. Vùng đất thấp: bao gồm các xã nằm dọc sông Hồng và sông Bứa, đặc điểm của vùng đất này là những cánh đồng có chiều ngang hẹp, tạo thành một vệt dài theo bờ sông từ sông Đà đến các xã Thượng Nông, Dậu Dương, thị trấn Hưng Hóa, Hương Nộn, Cổ Tiết, Tam Cường, Thanh Uyên, Hiền Quan, Hương Nha, Vực Trường, Tứ Mỹ và dọc theo sông Bứa gồm các xã: Hùng Đô, Quang Húc, Tề Lễ. Các cánh đồng trên hầu hết đều do phù sa sông Hồng, sông Bứa bồi tụ qua nhiều năm trước khi có đê chắn, tạo thành lớp đất tương đối màu mỡ, thuận lợi cho cây lúa, hoa màu và cây lương thực. Vùng đồi núi: Được chia thành 2 khu vực đồi núi thấp và đồi núi cao. Vùng đồi núi thấp nằm ở phía Tây Bắc huyện, có đỉnh tròn mấp mô như làn 11 sóng nối tiếp nhau thuộc địa bàn các xã Cổ Tiết, Văn Lương. Thanh Uyên, Hiền Quan, Hương Nha, Tứ Mỹ, Xuân Quang, Phương Thịnh , Quang Húc. Vùng đồi núi cao nằm ở phía Tây Nam huyện thuộc địa bàn các xã: Dị Nậu, Thọ Văn, Tề Lễ, bao gồm nhiều gò, đồi nhấp nhô, có những điểm đột xuất như núi Chi (cao 216m), Đèo Khế (cao 117m) và các dãy đồi chạy dọc theo dãy núi Càng Cua từ đầm Dị Nậu qua đường 24 đến Dộc Vừng. Như vậy, Tam Nông có địa hình cấu tạo khá đa dạng, phức tạp. Vừa có đồng bằng phù sa ven sông bồi đắp, lại có các đồi núi mấp mô như làn sóng tạo nên những đặc điểm riêng ở mỗi vùng trong huyện, từ đó có những điều kiện phát triển thế mạnh riêng ở mỗi địa phương trên địa bàn huyện. 1.1.1.3. Khí hậu Tam Nông là huyện nằm giữa khu vực đồng bằng và đồi núi, mang đặc điểm chung của khí hậu miền trung du Bắc Bộ, thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè thường nắng nóng, chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam nên khô nóng (có khi tới 40oC, độ ẩm chỉ còn 50-60%). Thời tiết trong ngày này thường rất khô nóng, bầu trời không một gợn mây, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ vào những ngày này thường bị héo, ao hồ cạn kiệt nước và gia súc bị ngột ngạt dễ gây ra hỏa hoạn trong những ngày này. Mùa đông ở nhiều vùng trong huyện thường có sương mù, sương muối, vào sáng sớm thường hanh, khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 15-20% lượng mưa cả năm. Gió mùa Đông Nam bắt đầu thổi từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm, tạo ra sự mát mẻ trên nhiều vùng địa bàn, thuận tiện cho việc trồng trọt và canh tác [3; tr.18]. Với lượng bức xạ phong phú, nền nhiệt tương đối cao, lượng mưa khá nhiều đã là những điều kiện thuận lợi giúp cây trồng phát triển, cây công 12 nghiệp dài ngày và cây lương thực ngắn ngày quay vòng nhanh, du lịch, giao thông vận tải có thể hoạt động quanh năm… Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó địa phương cũng gặp phải nhiều khó khăn do đặc điểm thời tiết gây ra như sương muối vào mùa đông, gió lốc và gió tây khô nóng vào mùa hè gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế ở đây. 1.1.2.4. Thổ nhưỡng Theo số liệu “Niên giám thống kê” của tỉnh Phú Thọ năm 2000, toàn huyện Tam Nông có 15.551,34 ha đất tự nhiên, trong đó có 6.476,44 ha, chiếm 42%; đất lâm nghiệp, rừng 3.018,46 ha, chiếm 10%; đất ở 402,6 ha chiếm 3%, còn lại 4.244,86ha là đất chưa sử dụng và sông suối. Bình quân diện tích đất tự nhiên là 1.981m2/người, bình quân đất nông nghiệp là 812m2/người, thấp hơn so với bình quân trung bình toàn tỉnh. Đất đai vùng gò đồi Tam Nông vừa là đất gạch cua, vừa là đất cát tro, phủ lên mặt từ 20 đến 30cm, xuống dưới là đất gạch cua pha sỏi có lẫn đá ong, kém màu mỡ thích hợp với trồng các cây công nghiệp dài ngày như: sơn, trẩu, cọ, chè…Xét sơ lược về cấu tạo địa chất, Tam Nông nằm trên vùng đất tiền Cambri, phổ biến là các đá biến chất của phức hệ sông Hồng và các đá biến chất tuổi Thái cổ và đại nguyên sinh, tồn tại ít nhất cũng trên 120 triệu năm, có cấu trúc bên trong rất ổn định, bền vững. Trong lòng đất thuộc bộ phận Tam Nông, một lượng than bùn tương đối phong phú. Ven sông Hồng có chứa lượng đất sét, cát đen dồi dào dùng làm vật liệu xây dựng rất tốt. 1.1.1.5. Thủy văn Chế độ thủy văn của Tam Nông tương đối phong phú nhờ có 3 con sông: sông Hồng, sông Đà, sông Bứa; hàng chục con ngòi và một số đầm hồ lớn. Sông Hồng chảy qua địa bàn huyện bắt đầu từ xã Tứ Mỹ (giáp huyện Cẩm Khê) rồi nhập vào sông Đà ở xã Hồng Đà, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, 13 tạo thành một vòng cung dài trên 32km. Mực nước và tốc độ dòng chảy thay đổi theo hai mùa rõ rệt. Chiều sâu của các con sông mùa cạn 2 đến 3m, mùa lũ từ 10 - 15m, do đó thuyền bè có thể đi lại trên sông quanh năm. Địa bàn hai bên bờ sông hạ thấp dần và thường bị nước lũ tràn ngập, tốc độ dòng chảy lúc cao nhất lên tới 9.800m3/giây gây thiệt hại nhiều về người và của nên từ xa xưa nhân dân đã đắp đê phòng lụt. Sông Hồng là con sông có độ phù sa lớn nhất Bắc Bộ, có tới 7,66 kg/1m3 nước. Hằng năm, sau mùa mưa lũ nước rút đi để lại trên đồng ruộng một lớp phù sa màu mỡ dày từ 10 - 15cm, rất thích hợp với trồng cây lương thực và trồng cây hoa màu. Song do sức tàn phá của mưa lũ rất lớn, nhân dân phải tôn tạo mặt đê ngăn chặn lũ lụt, vì vậy lượng phù sa hằng năm bồi đắp cho Tam Nông bị hạn chế rất nhiều. Sông Đà (thời Pháp thuộc có tên là sông Đen), phát nguyên từ Trung Quốc có độ cao 5.000m chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đến Hòa Bình gặp núi Ba Vì chặn lại, dòng sông quặt lên phía Bắc và chạy dọc qua huyện Thanh Sơn, Thanh Thủy, sau đó đổ bộ vào sông Hồng ở xã Hồng Đà huyện Tam Nông. Đoạn chảy qua huyện Tam Nông chỉ là hợp lưu của sông Hồng và sông Đà nhưng lưu lượng trung bình của sông Đà rất lớn, tới 1760m3/giây, về mùa mưa sông Đà cũng đỏ ngầu phù sa như sông Hồng, thường gây nên lũ lụt, ngập úng cho nhiều vùng, làm thiệt hại rất nhiều về người và tài sản. Ngoài 2 con sông trên Tam Nông còn được thiên nhiên ban tặng cho con sông Bứa bắt nguồn từ Sơn La. Con sông này hầu như nằm hoàn toàn trong tỉnh Phú Thọ, chảy qua 8 xã của huyện Thanh Sơn rồi đổ bộ vào Tam Nông qua các xã: Tề lễ, Quang Húc, Hùng Đô đến Tứ Mỹ đổ vào sông Thao. Về mùa khô dòng sông hẹp có chỗ chỉ còn 80m, nhưng về mùa mưa nước đột xuất lên rất nhanh, lưu lượng cao nhất có thể đạt 1.690m3/giây, nhưng cũng rút rất nhanh. Sông này ít phù sa chủ yếu là cung cấp nước tưới cho trồng trọt và giao thông vận chuyển hàng hóa trên sông. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất