Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình đô thị hóa tỉnh tiền giang giai đoạn 2000 2016 ...

Tài liệu Quá trình đô thị hóa tỉnh tiền giang giai đoạn 2000 2016

.PDF
139
29
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Phương QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2000 - 2016 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Phương QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2000 - 2016 Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 LỜI CAM ĐOAN Hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài “Quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 - 2016”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Xuân Thọ. Những nội dung nghiên cứu cùng với kết quả của đề tài này là trung thực, khách quan và chưa công bố trước đây. Những nhận định, phân tích và những số liệu trong các biểu bảng được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau và có ghi rõ trong tài liệu tham khảo. Trong luận văn cũng sử dụng rất nhiều khái niệm, quan niệm, nhận xét và đánh giá của nhiều tác giả, của các cơ quan và tổ chức đều có trích đầy đủ theo quy định của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 9 năm 2018 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các học viên cao học ngành Địa lí học đã rất vinh dự được nhiều nhà khoa học giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô: PGS. TS. Phạm Xuân Hậu, PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng, TS. Trương Văn Tuấn, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn học viên trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt cám ơn cô Phạm Thị Xuân Thọ đã tận tâm hướng dẫn, cung cấp những tư liệu, góp ý chỉnh sửa nội dung và hình thức để luận văn được hoàn thành một cách nghiêm túc và đúng quy định. Tôi xin cám ơn Sở Xây dựng tỉnh Tiền Giang, Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, Phòng Quản lí đô thị tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện trong việc cung cấp số liệu thống kê để tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Phương MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các biểu bảng Danh mục các bản đồ, biểu đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA ........................9 1.1. Cơ sở lí luận về quá trình đô thị hóa ...................................................................9 1.1.1. Các khái niệm đô thị và đô thị hóa .............................................................9 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa ........................................13 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá quá trình đô thị hóa ................................................17 1.1.4. Tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường................................................................................................22 1.2. Cơ sở thực tiễn của quá trình đô thị hóa ...........................................................29 1.2.1. Quá trình đô thị hóa trên thế giới ..............................................................29 1.2.2. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam ..............................................................35 Chương 2. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2000 - 2016 ..............................................................................................44 2.1. Lịch sử hình thành tỉnh Tiền Giang ..................................................................46 2.1.1. Tỉnh Định Tường thời nhà Nguyễn ..........................................................46 2.1.2. Tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công thời Pháp thuộc .......................................47 2.1.3. Tỉnh Định Tường và tỉnh Gò Công giai đoạn 1956 - 1976 ......................47 2.1.4. Tỉnh Tiền Giang từ 1976 đến nay .............................................................49 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang ......................51 2.2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ................................................................51 2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ...........................................52 2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................56 2.3. Quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 - 2016............................62 2.3.1. Khái quát quá trình đô thị đô thị hóa Tiền Giang trước năm 2000 ..........62 2.3.2. Quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 – 2016 ...................63 2.4. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang ........................................................................................................88 2.4.1. Ảnh hưởng tích cực ..................................................................................88 2.4.2. Ảnh hưởng tiêu cực ................................................................................100 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỈNH TIỀN GIANG ..........................107 3.1. Căn cư xây dựng định hướng ..........................................................................107 3.1.1. Căn cứ của Nhà nước ..............................................................................107 3.1.2. Cơ sở xây dựng định hướng thúc đẩy quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang ......................................................................................................110 3.2. Những định hướng về phát triển đô thị tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 .........................................................................................112 3.2.1. Phát triển đô thị và chức năng đô thị ......................................................112 3.2.2. Quy mô dân số đô thị và tỉ lệ dân thành thị ............................................114 3.2.3. Quy mô sử dụng đất đô thị......................................................................115 3.3. Một số giải pháp thúc đẩy quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang ....................115 3.3.1. Liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị ........115 3.3.2. Tổ chức phát triển không gian vùng đô thị theo quy hoạch ...................115 3.3.3. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ...........................116 3.3.4. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ..........................................................117 3.3.5. Phát triển cơ sở hạ tầng ...........................................................................118 3.3.6. Tăng cường quản lí của cơ quan Nhà nước và tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư ...............................................................................119 3.3.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .....................................................120 3.3.8. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...............121 3.3.9. Tăng cường bảo vệ môi trường...............................................................121 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................123 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................125 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................126 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu. CNH : Công nghiệp hóa. CCN : Cụm công nghiệp. ĐTH : Đô thị hóa. KCN : Khu công nghiệp. QT : Quá trình. QCVN : Quy chuẩn Việt Nam. TP : Thành phố. TX : Thị xã. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 1.1. Tỉ lệ dân thành thị của các quốc gia Đông Nam Á, năm 2016 ................17 Bảng 1.2. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta, năm 2010 và 2016 ...........27 Bảng 1.3. Một số siêu đô thị trên thế giới, năm 2016 ..............................................32 Bảng 1.4. Số dân và tỉ lệ dân thành thị của thế giới và các nhóm nước, giai đoạn 1990 – 2016 và dự báo đến năm 2030 ............................................33 Bảng 1.5. Số đô thị trên 500 nghìn dân trên thế giới, giai đoạn 1990 – 2016 và dự báo đến năm 2030 ...............................................................................34 Bảng 1.6. Dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta, giai đoạn 2000 – 2016..........................................................................................................38 Bảng 1.7. Tỉ lệ dân thành thị phân theo vùng ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2016 ....39 Bảng 1.8. Tỉ lệ dân thành thị một số tỉnh, thành ở nước ta, năm 2000 và 2016 ......41 Bảng 2.1. Một số chỉ số về khí hậu tỉnh Tiền Giang ................................................53 Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Tiền Giang năm 2016 .................................56 Bảng 2.3. Số dân và lực lượng lao động của Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2016 ...57 Bảng 2.4. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo của Tiền Giang, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước .....58 Bảng 2.5. Số dân và tỉ lệ dân thành thị tỉnh Tiền Giang, giai 1995 - 1999 ..............62 Bảng 2.6. Số dân và tỉ lệ dân thành thị của Tiền Giang, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 2000 – 2016 ..........................................67 Bảng 2.7. Số dân thành thị (nội thành, nội thị) phân theo huyện của tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2016 ..................................................................68 Bảng 2.8. Tỉ lệ dân số thành thị phân theo huyện tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2016 .............................................................................................70 Bảng 2.9. Tốc độ đô thị hóa tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2010 - 2016......................71 Bảng 2.10. Tốc độ đô thị hóa của Tiền Giang với cả nước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long .........................................................................................72 Bảng 2.11. Tên đô thị và phân cấp đô thị tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2000 - 2016 ....74 Bảng 2.12. Mật độ đô thị, số lượng và phân cấp đô thị của cả nước,vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tiền Giang năm 2016 .......................................78 Bảng 2.13. Mật độ dân số đô thị của một số đô thị lớn của tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2000 - 2016 .....................................................................................79 Bảng 2.14. Diện tích một số đô thị lớn tỉnh Tiền Giang năm 2000 và 2016 .............80 Bảng 2.15. Số đơn vị hành chính tỉnh Tiền Giang, năm 2000 và 2016 .....................82 Bảng 2.16. Hiện trạng sử dụng lao động tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2000 - 2016 ....84 Bảng 2.17. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo giá so sánh năm 2010 phân theo khu vực kinh tế ...............................................................89 Bảng 2.18. Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo giá so sánh năm 2010 phân theo khu vực kinh tế (Năm trước = 100%) .......90 Bảng 2.19. Cơ cấu lao động đang làm việc của tỉnh Tiền Giang phân theo ngành kinh tế, giai đoạn 2000 – 2016 .................................................................91 Bảng 2.20. Một số tiêu chí về dân số tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2000 - 2016 ..........92 Bảng 2.21. Tỉ suất nhập cư và xuất cư của Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2016 .........92 Bảng 2.22. Tình hình phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2000 - 2016 .....................................................................................94 Bảng 2.23. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2000 - 2016 .....................................................................................96 Bảng 2.24. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, năm 2016 phân theo ngành kinh tế ..................................................................97 Bảng 2.25. Một số chỉ số về mức sống dân cư tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2000 2016..........................................................................................................98 Bảng 2.26. Tỉ lệ hộ dân sử dụng điện và nước sinh hoạt hợp vệ sinh của tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2002 – 2016 ..................................................................99 Bảng 2.27. Tỉ lệ hộ có nhà ở và diện tích nhà ở bình quân đầu người của Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Tiền Giang năm 2016 ..............................100 Bảng 2.28. Tai nạn giao thông tỉnh Tiền Giang, giai đoan 2000 - 2016 ..................104 Bảng 2.29. Tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh Tiền Giang, giai đoan 2000 – 2016 ..............105 Bảng 3.1. Dự báo số dân và số đô thị Tiền Giang đến năm 2030 ..........................113 Bảng 3.2. Cơ cấu GRDP phân theo ngành kinh tế của Tiền Giang năm 2016 và 2030........................................................................................................121 DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang năm 2000 ......................................44 Hình 2.2. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang năm 2016 ......................................45 Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP phân theo ngành kinh tế của Tiền Giang năm 2000 và 2016 .......................................................................59 Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2016 ................................................64 Hình 2.5. Bản đồ hiện trạng đô thị hóa tỉnh Tiền Giang năm 2016 ......................66 Hình 2.6. Biểu đồ quy mô và cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Tiền Giang, năm 2000 và 2016..........................................................................................86 Hình 2.7. Biều đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2000 - 2016 ..........86 Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa nhóm có thu nhập cao nhất so với nhóm có thu nhập thấp nhất tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2016 ..............................................104 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội tất yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, quá trình này được thể hiện qua sự tập trung dân số vào các đô thị, hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Quá trình đô thị hoá cũng tạo điều kiện cho quá trình công nghiệp hoá đất nước, cho nên có thể nói đô thị hoá là người bạn đồng hành của công nghiệp hoá. Ngược lại quá trình công nghiệp hóa cũng thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển. Quá trình đô thị hoá cũng là quá trình làm biến đổi sâu sắc cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị. Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với phần lớn diện tích thuộc địa bàn tỉnh Mỹ Tho trước đây, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Bắc, cách Thành phố Cần Thơ 90 km về phía Nam, tỉnh Tiền Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong liên kết giao thông, kinh tế - xã hội với các vùng kinh tế lân cận, đặc biệt với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ. Trong những năm qua kinh tế tỉnh Tiền Giang có bước phát triển kinh tế vượt bậc. Năm 2016, tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP theo giá so sánh năm 2010 cả năm 2016 đạt 50.709,2 tỉ đồng, tăng 8,4% so với năm 2015. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng phi nông nghiệp và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Khu vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 43,2% năm 2015 xuống còn chiếm 41,8%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 24,1,0% lên 25,6%; khu vực dịch vụ giảm nhẹ, từ 32,7% xuống 32,6%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2016 đạt 26.919,0 tỉ đồng, tăng 2.519,0 tỉ đồng so với năm 2015. Năm 2016, thu hút 14 dự án đầu tư của nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 388,5 triệu đô la Mỹ, tăng 4 dự án và tăng 319,6 triệu đô la Mỹ so với năm 2015 (năm 2015 số dự án được cấp phép là 10 và tổng số vốn đăng kí là 388,5 triệu đô la Mỹ). Những thành tựu về kinh tế cũng là tiền đề để thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Tiền Giang, và ngược lại quá trình đô thị hóa cũng sẽ tác động trở 2 lại quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Trong những năm qua quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang diễn ra tương đối mạnh mẽ, từ đô thị cổ Mỹ Tho thì hiện nay tỉnh có nhiều đô thị với nhiều loại và với các chức năng khác nhau. Mặt khác, quá trình đô thị hoá ở đây cũng tác động mạnh mẽ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và ngược lại. Quá trình đô thị hoá tỉnh Tiền Giang hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về quá trình đô thị hoá tỉnh Tiền Giang và ảnh hưởng của quá trình này đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như đưa ra một số định hướng và giải phát phát triển đô thị Tiền Giang trong tương lai, từ đó góp phần vào xây dựng địa phương Tiền Giang ngày càng giàu đẹp. Tác giả đã chọn đề tài “Quá trình đô thị hoá tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 - 2016” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của quá trình đô thị hóa trên thế giới cũng như ở Việt Nam, từ đó có cơ cho nghiên cứu quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang, gồm các yếu tố như vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội. Phân tích thực trạng của quá trình đô thị hoá của tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2000 - 2016. So sánh quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang với quá trình đô thị hóa của nước ta và vùng Đồng bằng sông Cửu Long về một số tiêu chí như tỉ lệ dân thành thị, tốc độ đô thị hóa, mật độ dân số đô thị. Đưa ra những định hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình đô thị hóa của tỉnh Tiền Giang trong tương lai. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị hóa. Trình bày và đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến đô thị hóa tỉnh Tiền 3 Giang. Tìm hiểu thực trạng của quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang, so sánh hiện trạng đô thị hóa tỉnh Tiền Giang so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đề xuất các định hướng và giải pháp để thúc đẩy quá trình phát triển đô thị ở Tiền Giang. 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Về nội dung: Tìm hiểu thực trạng quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang. Về thời gian: Chủ yếu nghiên cứu quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2000 – 2016. Về không gian: Nghiên cứu đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có sự phân hóa theo cấp huyện thị, dưới góc độ địa lí học. 4. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề Ở Việt Nam, vấn đề đô thị hóa tuy chỉ mới phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng đã thu hút của nhiều nhà nghiên cứu. Một trong những công trình nghiên cứu đó là công trình nghiên cứu của GS. TS Nguyễn Thế Bá (1982) “Quy hoạch và phát triển đô thị” là công trình khoa học tổng hợp nhiều lĩnh vực. Qua công trình nghiên cứu giới thiệu cho chúng ta các vấn đề ở đô thị cho từng giai đoạn phát triển và có định hướng chung nhất, cơ bản nhất để thực hiện xây dựng mỗi đô thị ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu của GS. TS Nguyễn Thế Bá tập trung vào các vấn đề cốt lõi: Tác giả đã trình bày khái niệm về đô thị và phát triển đô thị (các khái niệm cơ bản về đô thị và quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, đô thị hóa và quá trình phát triển đô thị). Thiết kế quy hoạch xây dựng phát triển đô thị (thiết kế quy hoạch chung cải tạo và xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng các khu chức năng trong đô thị, thiết kế quy hoạch chi tiết đô thị, quy hoạch cải tạo thành phố, quản lí quy hoạch và xây dựng đô thị). Trong công trình nghiên cứu của mình, GS. Đàm Trung Phương (một nhà nghiên cứu nổi tiếng) vào năm 1995 ông ra cuốn sách “Đô thị Việt Nam tập I, tập II”, qua các công trình nghiên cứu này, tác giả đã trình bày các vấn đề: Đánh giá thực trạng phát triển mạng lưới đô thị Việt Nam và nghiên cứu những định hướng phát triển trong bối cảnh đô thị hóa thế giới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4 của thời kỳ đổi mới nước ta. Mở rộng những khái niệm về đô thị học có quan hệ với những tiến bộ của thế giới, cập nhật những thông tin liên quan đến đô thị trong nước để tham khảo cho giáo trình giảng dạy sinh viên đại học và chủ yếu là sau đại học. Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng khác của các tác giả như Đỗ Thị Minh Đức (1992) “Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” Luận án tiến sĩ Địa lí, Đại học sư phạm Hà Nội. Phạm Ngọc Côn (1998) “Kinh tế học đô thị” NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Trần Ngọc Hiên (1998), “Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. Nguyễn Đình Hương (2000) “Đô thị hóa và quản lí kinh tế đô thị”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. Võ Kim Cương (2004) “Quản lí đô thị thời kì chuyển đổi”, NXB Xây dựng. Võ Kim Cương (2006) “Chính sách đô thị”, NXB Xây dựng Hà Nội. Hay tác phẩm “Địa lý đô thị” (2008) của TS Phạm Thị Xuân Thọ (NXB Giáo dục) đã đưa ra một số khái niệm về đô thị hóa; lịch sử của quá trình đô thị hóa trên thế giới cũng như ở Việt Nam; các nhân tố ảnh hưởng đến quá trên đô thị hóa; tác động của quá trình này đến kinh tế - xã hội ở các nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ngoài các công trình kể trên còn có bài viết của một số tác giả được đăng trên các tạp chí hoặc báo cáo tại các hội thảo khoa học. Các luận án tiến sĩ và các luận văn thạc sĩ về đô thị hóa các chuyên ngành Địa lí học, Lịch sử... Ở tỉnh Tiền Giang, nghiên cứu về vấn đề đô thị hóa có tác giả Lưu Quang Ngọc Thạch (2012) với đề tài luận văn thạc sĩ Địa lí “Ảnh hưởng đô thị hoá đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang”. Đề tài cũng chỉ nghiên cứu sơ lược về quá trình đô thị hóa ở Thành phố Mỹ Tho mà chưa có nghiên cứu chi tiết về quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang. Để từ đó có những định hướng và giải pháp chung cho phát triển đô thị Tiền Giang trong tương lai về đảm bảo mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững. Các tài liệu, công trình nghiên cứu trên là tư liệu quý giá để tác giả có cơ sở lí luận và định hướng nghiên cứu thực trạng đô thị hóa tỉnh Tiền Giang một cách cụ thể hơn. 5 5. Quan điểm nghiên cứu 5.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Bất kì đối tượng địa lý nào cũng gắn với một không gian lãnh thổ nhất định. Tỉnh Tiền Giang là một bộ phận lãnh thổ của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với sự tương đồng và cũng như khác biệt với các lãnh thổ và các tỉnh khác. Vì thế, quá trình đô thị hóa của tỉnh Tiền Giang có những nét tương đồng với quá trình đô thị hóa của vùng nhưng bên cạnh đó cũng có những nét khác biệt. Vì vậy, khi nghiên cứu quá trình đô thị hóa tỉnh cần phải chú ý đến quan điểm này. 5.2. Quan điểm hệ thống Đô thị hóa là một phạm trù kinh tế - xã hội, là quá trình chuyển hóa và vận động phức tạp mang tính quy luật. Đô thị hóa diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật, làm thay đổi mạnh mẽ sự phân bố lực lượng sản xuất và phân bố dân cư, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, văn hóa, xã hội, kết cấu giới tính lứa tuổi của dân cư và môi trường sống. Nghiên cứu diễn biến của quá trình đô thị hóa cần được xem xét trên quan điểm hệ thống thuộc hệ thống kinh tế xã hội hoàn chỉnh, luôn vận động và phát triển không ngừng. 5.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Quá trình phát triển của đô thị trong quá khứ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai. Do đó, cần phải nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến tỉnh Tiền Giang trong mối liên hệ với quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó thấy rõ bản chất của vấn đề đô thị hóa theo thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu. 5.4. Quan điểm phát triển bền vững Quá trình phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa có những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Để phát triển đô thị, kinh tế - xã hội bền vững phải chú ý sử dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời phải chống ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là việc làm rất cần thiết. Do vậy, nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa phải đứng trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. 6 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp toán - thống kê Trên cơ sở các số liệu thống kê đã thu thập được, tác giả vận dụng để tính toán một số tiêu chí đánh giá quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang như tỉ lệ dân thành thị phân theo huyện, tốc độ đô thị hóa, mật độ đô thị, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp. Giúp cho quá trình nghiên cứu được thuận tiện và khái quát được nhiều khía cạnh của quá trình đô thị hóa. 6.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Đô thị hóa là một khái niệm phức tạp, các tư liệu sử dụng được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau. Do vậy, phải phân tích để tìm ra được bản chất, so sánh các kết quả để rút ra những kết luận đúng về quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở những nguồn tài liệu đã thu thập được, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang, phân tích quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 – 2016; phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh đó tác giả so sánh quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang với cả nước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 6.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Với mọi công trình nghiên cứu đô thị hóa đều bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. Bản đồ - biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí. Việc sử dụng phương pháp này cho phép thể hiện mối quan hệ tổng hợp, sự phân bố không gian các khu vực đô thị. Đồng thời, phương pháp này giúp cho việc đánh giá các tác động được toàn diện hơn. Các bản đồ trong đề tài được thiết kế bằng phần mềm Mapinfo 7.0, dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lí. Các bản đồ tác giả sử dụng trong luận văn là Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang năm 2000 và 2016, Bản đồ thực trạng đô thị hóa tỉnh Tiền Giang năm 2016. Ngoài ra, hệ thống bảng số liệu và biểu đồ còn thể hiện rõ nhất sự phát triển của các hiện tượng, đối tượng và các mối quan hệ của quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang. 7 6.4. Phương pháp thu thập tài liệu Nghiên cứu đô thị hóa trong thời gian dài là vấn đề phức tạp và mang tính đa chiều, liên quan đến nhiều khía cạnh. Vì vậy, tất cả các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội nói chung từ cấp tỉnh đến cấp huyện của Tiền Giang là những thông tin dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Để phục vụ cho việc nghiên cứu đạt hiệu quả cao thì các số liệu cần được hệ thống hóa khoa học để tránh những thiếu sót. Tác giả đã thu thập nguồn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như số liệu qua các tài liệu báo cáo và các sổ sách lưu trữ tại các cơ quan hữu quan, từ các niên giám thống kê, thống kê qua các số liệu tham khảo từ thực địa, qua các kết quả điều tra...Sau đó tác giả sắp xếp, tính toán, xử lí, phân tích, tổng hợp lại để được thực trạng đô thị hóa tỉnh Tiền Giang. 6.5. Phương pháp dự báo Căn cứ vào tình hình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang ở hiện tại, dự báo một số tiêu chí đô thị hóa tỉnh Tiền Giang trong tương lai như dân số đô thị, tỉ lệ dân số thành thị, chuyển dịch cơ cấu lao động. Dự báo tương đối về cơ cấu sử dụng đất cũng như sự thay đổi sinh kế người dân trong tương lai. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kế thừa, bổ sung và cập nhật cơ sở lý luận và thực tiễn đô thị hóa. Phân tích cụ thể những thuận lợi và khó khăn của các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa tỉnh Tiền Giang. Phân tích thực trạng đô thị hóa tỉnh Tiền Giang qua các giai đoạn, đặc biệt trong giai đoạn 2000 - 2016. So sánh quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang với cả nước và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đưa ra được một số định hướng và giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa và khắc phục khó khăn của quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương: 8 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị hóa. Chương 2: Quá trình đô thị hóa tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 - 2016. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy quá trình đô thị tỉnh Tiền Giang. 9 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA 1.1. Cơ sở lí luận về quá trình đô thị hóa 1.1.1. Các khái niệm đô thị và đô thị hóa Khái niệm 1: “Đô thị là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người, có tỉ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 60% trong tổng số lao động, là nơi có sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển. Có cơ sở hạ tầng kĩ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị. Mật độ dân cư được xác định tùy theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm của từng vùng” (Quyết định số 132/HĐBT ngày 5 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng; Cổng Thông tin điện tử, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2018). Khái niệm 2: Về mặt quản lí Nhà nước, khái niệm đô thị được đưa ra trong thông tư số 34/2009/TT-BXD: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống, có mật độ dân số cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn” (Bộ xây dựng, 2009). Khái niệm 3: “Đô thị là tên gọi chung các thành phố, thị xã, thị trấn và được hiểu là nơi tập trung dân cư đông đúc, là trung tâm của một vùng lãnh thổ với hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ” (Võ Kim Cương, 2017). Khái niệm 4: “Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Hà Nội, 1995). Như vậy có thể hiểu: “Đô thị là một khu vực tập trung đông dân cư, mật độ dân số cao, lao động hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, là nơi các hoạt động kinh tế như công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, có cơ sở hạ tầng phát triển và tương đối đồng bộ, có vai trò là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho cả nước hoặc cho địa phương”. 10 Khái niệm về đô thị hóa: Đô thị hóa là một hiện tượng kinh tế - xã hội, trong đó chứa đựng mối quan hệ đặc biệt giữa thành thị và nông thôn. Đô thị hóa đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt khi có ngành nghiên cứu riêng về đô thị ra đời. Khái niệm 1: “Đô thị hóa là hiện tượng xã hội, liên quan tới những chuyển dịch kinh tế – xã hội – văn hóa – không gian môi trường sâu sắc. Gắn liền với những tiến bộ khoa học kĩ thuật, tạo đà sự thúc đẩy phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề mới, đồng thời tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị. Đẩy nhanh sự phát triển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hóa, nâng cao mức sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội. Làm nền cho sự phân bố dân cư hợp lí nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng động giữa môi trương xây dựng, môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên” (Trương Quang Thao, 2003). Khái niệm 2: “Đô thị hóa là quá trình phát triển đô thị của một quốc gia. Đô thị hóa bao gồm việc mở rộng các đô thị hiện có và hình thành các đô thị mới. Một khu vực lãnh thổ nào đó được “hóa” thành đô thị khi nó hội đủ năm tiêu chuẩn của đô thị” (Võ Kim Cương, 2017). Khái niệm 3: “Đô thị hóa đã chuyển hóa sự phân bố dân cư phân tán ở các vùng nông thôn sang dạng phân bố dân cư tập trung ở các đô thị, gắn với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, làm cho vai trò của các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên, cùng với tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đối với nền kinh tế - xã hội thế giới làm cho tỉ lệ dân cư sống trong các đô thị ngày càng tăng lên” (Phạm Thị Xuân Thọ, 2008). Khái niệm 4: “Đô thị hóa là quá trình lịch sử nâng cao vai trò của đô thị trong sự vận động phát triển của xã hội. Quá trình này bao gồm những thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất. Trước hết là trong phân bố dân cư, trong cơ cấu lao động và nghề nghiệp, trong cơ cấu dân số, trong lối sống, văn hóa, trong tổ chức không gian môi trường sống của cộng đồng. Đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội, nhân khẩu và địa lí đa dạng dựa trên cơ sở các hình thức phân công lao động xã hội và phân công lao động theo lãnh thổ đã hình thành trong lịch sử” (Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất