Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Qua nghiên cứu các bài diển ca a, b, c, d, xác định người dịch các bài diễn ca c...

Tài liệu Qua nghiên cứu các bài diển ca a, b, c, d, xác định người dịch các bài diễn ca chinh phụ ngâm luận án phó tiến sĩ khoa học chuyên ngành văn học việt nam

.PDF
250
3
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH …..….. NGUYỄN VĂN DƯƠNG QUA NGHIÊN CỨU CÁC BÀI DIỄN CA A,B,C,D, XÁC ĐỊNH NGƯỜI DỊCH CÁC BÀI DIỄN CA CHINH PHỤ NGÂM LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC TP. HCM - 1990 I MỤC LỤC MỤC LỤC I LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG DẪN NHẬP 4 I. Lịch sử vấn đề 4 II. Mục đích, đặc điểm, phạm vi của luận án 16 III. Phương pháp nghiên cứu, tư liệu nghiên cứu 19 IV. Giải quyết một số nghi vấn có liên quan đến vấn đề 25 V. Thành phần của luận án. 36 CHƯƠNG I : NHỮNG BẰNG CHỨNG VỀ SỬ SÁCH VÀ THƯ MỤC CÓ LỢI CHO PHAN HUY ÍCH 39 I. Bằng chứng về sử sách 39 II. Những bằng chứng về thư mục 47 CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐOẠN TIÊU BIỂU TRONG CÁC BÀI DIỄN CA A, B, C, D 70 I. Phân tích 73 II. Nhận định 76 I. Phân tích 81 II. Nhận xét 85 I. Phân tích 89 II. Nhận xét 91 I. Phân tích 95 II. Nhận xét và kết luận 98 I. Phân tích 103 II. Nhận xét và kết luận 106 I. Phân tích 113 II. Nhận xét và kết luận 115 CHƯƠNG III : XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CÁC BÀI DIỄN CA A, B, C, D QUA NGHIÊN CỨU VĂN THỂ TRONG CÁC BÀI ẤY 117 I. Diễn biến của thể văn song thất lục bát 117 II. Định thời điểm các bài diễn ca qua hai đặc tính cổ của thể song thất lục bát. 137 CHƯƠNG IV : XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CÁC BÀI DIỄN CA A, B, C, D QUA NGHIÊN CỨU VĂN PHONG TRONG CÁC BÀI ẤY 143 II I. Về mặt từ pháp 143 II. Về mặt cú pháp 153 III. Về mặt chương pháp 168 1 LỜI MỞ ĐẦU Luận án này là sự tiếp nối và bổ sung một công trình chuyên khảo mà chúng tôi đã xuất bản cách đây hơn một phần tư thế kỉ. Thật ra người đặt vấn đề một cách đúng đắn và rộng rãi trước công luận là ông Hoàng Xuân Hãn, một học giả ai cũng biết tiếng. Năm 1953, tại Paris, trong sách Chinh phụ ngâm bị khảo, ông Hoàng Xuân Hãn đã công bố nhiều tư liệu mới lạ để khẩng định Phan Huy Ích là người đã diễn ca bài Chinh phụ ngâm hiện hành ; Đoàn Thị Điểm cũng có diễn ca, nhưng bài của bà ít được người đời biết đến. Tuy sách được viết hết sức công phu, nhưng phần lớn giới nghiên cứu đã không hưởng ứng chủ trương mới mẻ của học giả họ Hoàng. Mục đích của chúng tôi khi cho xuất bản sách Thử giải quyết vấn đề diễn giả Chinh phụ ngâm năm 1964, là bênh vực công trình khảo đính và hiệu đính hết sức có giá trị của ông Hoàng Xuân Hãn trong sách Chinh phụ ngâm bị khảo, theo ý chúng tôi. Có điều may mắn và thuận lợi, là sau khi sách xuất bản, vấn đề đã được chúng tôi đem ra giảng dạy khá tường tận tại hai Trường Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm Huế trong khoảng mười năm, cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ; vì vậy, sách đã gây được một số ảnh hưởng nhất định trong giới sinh viên nói riêng, và trong học giới miền Nam nói chung, trong thời gian nói trên. Cũng trong năm 1964, tại Hà Nội, ông Lại Ngọc Cang cho xuất bản sách Chinh phụ ngâm; trong phân 'Khảo luận' của sách này, ông Lại Ngọc Cang đã dành trên năm mươi trang để xác nhận thuyết của Hoàng Xuân Hãn trong sách Chinh phụ ngâm bị khảo. Những luận điểm của ông Lại Ngọc Cang khá sâu sắc và xác đáng, nhưng có lẽ vì được trình bày hơi ngắn gọn, lại ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh chống Mĩ ác liệt, cho nên sách không gây được sự chú ý lớn lao trong học giới. Theo sự hiểu biết của chúng tôi, thì, đối với học giới hiện nay, vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm vẫn hầu như là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ, và, từ 2 năm 1964 cho đến nay, vẫn không thiếu gì những người đứng ra bài bác thuyết Hoàng Xuân Hãn, bênh vực tục truyền, cho rằng Đoàn Thị Điểm mới là người đã diễn ca bài Chinh phụ ngâm hiện hành. Chúng tôi thiết nghĩ sở dĩ tục truyền vẫn còn đứng vững, ấy là vì vấn đề thì hết sức phức tạp, nhưng sử sách lại mập mờ, tư liệu để tìm hiểu về vấn đề lại vô cùng hiếm hoi, cho nên trừ phi người thật chuyên môn, ít ai có điều kiện nắm đủ mọi chi tiềt của vấn đề để xét đoán một cách sâu sắc, thỏa đáng. Lần này chúng tôi lại may mắn có dịp đem đề tài mình ấp ủ bấy lâu ra trình bày trước Hội đồng chấm luận án Nhà nước. Sự đóng góp của chúng tôi trong Luận án này, là lần đầu tiên đưa ra những nhận xét và giải thích hợp lí về thư mục, cũng là lần đầu tiên triệt để dùng phương pháp thống kê nêu bật những bằng chứng về văn thể, văn phong, ngôn ngữ và văn tự để xác định người dịch các bài diễn ca Chinh phụ ngâm. Mặc dầu đã đầu tư nghiên cứu và suy nghĩ thêm nhiều, chúng tôi nghĩ rằng nhũng kết luận nêu lên ở đây chưa thể được xem là chân lí vĩnh cửu, mà chỉ có thể xem là những giải đáp thích đáng nhất với những tư liệu hiện có. Chúng tôi hi vọng công trình nhỏ này của chúng tôi sẽ thúc đẩy người khác suy nghĩ và viết về vần đề nhiều hơn. Nhân dịp Luận án hoàn thành, chúng tôi trân trọng cảm ơn các vị trong Ban Giám hiệu, trong Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn và trong Ban Phụ trách phòng Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phò Hổ Chí Minh đã hằng quan tâm giúp đỡ về vật chất, cũng như khuyến khích về tinh thần. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Giáo sư Lê Trí Viễn, Giáo sư Trần Thanh Đạm, Phó tiến sĩ Mai Quốc Liên, bạn Phan Thanh Lương đã đọc và đóng góp cho bản luận án này nhiều ý kiến quý báu ; xin chân thành cảm ơn Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, quý Ông Hoàng Xuân Bình và Bà Thu Trang đã giúp đỡ, cung cầp cho chúng tôi những văn bản về Chinh phụ ngâm tôi cần thiết ; xin chân thành cảm ơn Phó tiến sĩ Trần Xuân Ngọc Lan và bạn Trần Hoàng đã sốt sắng cho chúng tôi mượn những tư liệu văn học và ngôn ngữ học quý báu. Cuối cùng, chúng tôi 3 trìu mến biết ơn người bạn đời của chúng tôi là Phan Thị Ngọc Quế một mình quán xuyến mọi việc trong nhà và biết ơn năm con Xuân Thủy, Bích Thủy, Phương Thủy, Việt Thủy và Nhược Thủy phải chịu thiếu thốn trăm bề, để chúng tôi được yên tâm ngồi viết Luận án trong năm học 1989-1990. TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 1990 NGUYỄN VĂN DƯƠNG 4 CHƯƠNG DẪN NHẬP I. Lịch sử vấn đề II. Mục đích, đặc điểm, phạm vi của luận án III. Phương pháp nghiên cứu, tư liệu nghiên cứu IV. Giải quyết một số nghi vấn có liên quan đến vấn đề V. Thành phần của Luận án I. Lịch sử vấn đề Trong nền văn học nước ta, vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm chỉ được đặt ra vào thập niên thứ ba của thế kỉ thứ XX. Những sự kiện làm mốc cho vấn đề gồm có hai : thứ nhầt là sự đòi hỏi của ông Phan Huy Chiêm năm 1926 ; thứ nhì là sự công bố những tư liệu mới cua ông Hoàng Xuân Hãn năm 1953 (1). 1. Giai đoạn 1926-1953. Trước năm 1926, học giới chỉ biết một bài diễn ca Chinh phụ ngâm, tức là bài diễn ca hiện hành, và tên một người dịch là Đoàn Thị Điểm. Đó là theo tục truyền từ trước, và theo sự ghi chép trên một bản Nôm Chinh phụ ngâm được khắc in vào đầu thế kỉ thứ XX (2). Năm 1926, ông Phan Huy Chiêm, một người con cháu họ Phan ở Sơn Tây, có gửi cho cộng tác viên của tạp chí Nam phong là ông Đông châu Nguyễn Hữu Tiến một bức thư kèm theo một ít tư liệu, nói rằng theo sự ghi chép trong gia phả họ Phan, cùng lời các phụ lão trong họ Phan truyền lại, thì bài Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là ‘do cụ Phan Huy Ích dịch ra văn Nôm, hiện nhà họ Phan 1 còn giữ được bản chính, vừa chữ vừa Nôm’. Ông Phan Huy Chiêm còn Lịch sử vấn đề từ năm 1926 đến 1964 đã được chúng tôi trình bày và thảo luận tương đối kĩ càng trong sách Thử giải quyết vấn đề diễn giả Chinh phụ ngâm (viềt tắt a Thử giải quyết … ), Nhà xuất bản đại học Huế, 1964, tr. 17-132. Ở đây, chúng tôi chỉ tóm tắt những nét chính, rút từ sách trên. 2 Đó là bản Long hòa, do Vũ Hoạt Khắc in năm 1902. 5 đưa ra một bằng chứng nữa, là bài thơ ‘Ngẫu thuật’ do Phan Huy Ích làm, sau khi dịch xong khúc Chinh phụ ngâm ra bài mới (3). Ông Đông châu công bố lời yêu cầu đính chính ấy trên tạp chí Nam phong, nhưng vì lời văn viết vắn tắt, thờ ơ, lại đăng chìm trong mục Văn uyển, cho nên bài báo của ông Đông châu ít được ai chú ý (4). Mãi gần hai mươi năm sau, năm 1943, ông Hoàng Thúc Trâm mới viết một bài khảo cứu nhỏ đăng trên tạp chí Tri tân, băn khoăn chẳng biết Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích, ai là người đã dịch bài Chinh phụ ngâm nổi tiếng. Trong bài khảo cứu này, ông Hoàng Thúc Trâm đã tra cứu trong sách Lịch triều hiến chương (là sách có viết về nguyên tác Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn) và sách Tang thương ngẫu lục (là sách có chép truyện Đoàn Thị Điểm và truyện Đặng Trần Côn), để chẳng thấy một chút ghi chép gì cho ta biết Đoàn Thị Điểm đã dịch Chinh phụ ngâm. Nhưng, tôn trọng sự truyền văn và ý kiến chung của dư luận, ông Hoàng Thúc Trâm không vội vàng chấp nhận Phan Huy Ích là dịch giả bài Chinh phụ ngâm theo như lời đòi hỏi của ông Phan Huy Chiêm, mà chỉ đề nghị đề chữ ‘khuyết danh’ trên bài dịch Chinh phụ ngâm hiện hành (5). Đó là một cách giải quyết thận trọng và khách quan. Qua năm 1944, ông Trúc khê Ngô Văn Triện, nhân đọc được cuốn Đoàn thị thực lục, tức là cuốn gia phả của nhà họ Đoàn ở làng Giai - phạm, tỉnh Hưng yên, đẫ viết bài ‘những tài liệu mới về nữ sĩ Đoàn Thị Điểm’ (6). Qua bài báo, ta biềt được những sự kiện xác thực về dòng dõi bà Đoàn, cùng những chi tiết li kì về sự kén chồng giữ giá của bà, về đời sống tần tảo một tay bà nuôi mẹ già cùng 3 Tức là bài ‘Tân diễn Chinh phụ ngâm khúc thành, ngẫu thuật’ (Diễn xong khúc Chinh phụ ngâm ra bài mới, chợt kể lại). 4 Xem Nam phong tạp chí, tập XVIII, số 106 (tháng 6-1926, Hà-nội), tr. 494-495. Xem thêm Thử giải quyết…. Sđđ., tr. 26-32. 5 Hoàng Thúc Trâm, ‘Dịch phẩm Chinh phụ ngâm phải chăng của bà Đoàn Thị Điểm?’, tạp chí Tri tân, số 113 (23-9-1943, Hà-nội), tr. 2-3. Xem thêm Thử giải quyết..., Sđđ.. tr. 26-32. 6 Đăng trên nguyệt san Tiểu thuyết thứ bảy, số 4 (tháng 7-1944, Hà-nội), tr. 30-48. 6 gia đình chị dâu góa bụa, về cuộc hôn nhân thị đẹp nhưng quá ngắn ngủi của bà vói ông Nguyễn Kiều, và cuối cùng về cái chết của bà vào lúc bốn mươi bốn tuổi, để nhiều thương tiếc cho đức lang quân. Trong phần ‘Phục lục’ của bài báo, ông Trúc khê đã nêu lên ba lẽ đáng ngờ để nghĩ rằng ‘bản dịch Chinh phụ ngâm có thể không phải của bà Đoàn Thị Điểm’ (7). Ý kiến có phần cực đoan của ông Trúc khê có lẽ không được nhiều người hưởng ứng. Cho nên, qua năm 1950, trong sách Quốc văn đời Tây-sơn, khi nghiên cứu về Phan Huy Ích, ông Hoàng Thúc Trâm đã đột ngột trở lại chấp nhận tục truyền ; ông viết : 'Bản dịch Chinh phụ ngâm được truyền tụng bấy nay, bây giờ nếu chưa đủ chứng cớ bảo là của người khác, thì ta hãy cứ cho Đoàn Thị Điểm là dịch giả như đời vẫn thừơng truyền ! còn dịch phẩm Chinh phụ ngâm của Phan Huy Ích là một bản dịch khác.., ít ai biết đến, nên bấy nay không thấy truyền tụng ở đời.' (8) Thật ra, ý kiến của ông Hoàng Thúc Trâm vẫn có chỗ chưa được xác đáng ; vì để tránh hồ đồ, ông Hoàng Thúc Trâm cần tìm cho được bài diễn ca của nhà họ Phan, chỉ rõ bài diễn ca ấy khác với bài hiện hành như thế nào, thì mới có thể qua quyềt như vậy được. Thái độ của ông Hoàng Thúc Trâm chắc đã làm nhiều nguời phấn khởi. Năm 1951, ông Thuần phong Ngô Văn Phát cho ra đời sách Chinh phụ ngâm khúc giảng luận, dùng lối ‘sưu tầm gián tiếp' để mong giải quyết vấn đề. Lập luận của ông như sau : Hai bài văn có chịu ảnh hưởng rõ ràng của bài diễn ca Chinh phụ ngâm là bài hát nói 'Gánh gạo đưa chồng’ của Nguyễn Công Trứ 7 Ba lẽ đáng ngờ ấy có thể tóm tắt như sau :a) Cháu rể của Đoàn Thị Điểm, người viết Đoàn thị thực lục, không nói gì đến việc bà Đoàn dịch Chinh phụ ngâm; b) Trong bài văn tế vợ, Nguyễn Kiều tuy có ghi các tác phẩm chữ Hán của Đoàn Thị Điểm, nhưng cũng không đề cập đến việc bà dịch Chinh phụ ngâm; c) Đối với Đoàn Thị Điểm, thì Đặng Trần Côn là người ít tuổi, học sau. Gia phả cho biết Đoàn Thị Điểm mất lúc 44 tuổi. Lại theo Tang thương ngẫu lục, khoảng năm về già Đặng Trần Côn mới viết Chinh phụ ngâm. Nếu đúng như vậy, thì khi Chinh phụ ngâm ra đời, Đoàn Thị Điểm đã tạ thế rồi. Xem thêm Thử giải quyết … Sđđ., tr. 33-39. 8 Quốc văn đời Tây-sơn, Sài-gòn, Vĩnh-bảo, 1950, tr. 99-101. Xem thêm Thử giải quyết …, Sđđ., tr. 39-43. 7 (1778-1858) và bài 'Ai tư vãn' của Lê Ngọc Hân (1770-1799). Vì lòng tự trọng, hai nhà văn nổi tiếng này, nếu đã chịu ảnh huởng phải là người sống cách xa họ là Đoàn Thị Điểm (1705-1748) chứ không thể là người đồng thời với họ là Phan Huy Ích (1750-1822). Do đó, bài dịch Chinh phụ ngâm được truyền tụng bấy nay phải là của Đoàn Thị Điểm (9). Lối sưu tầm của ông Thuần phong (nên gọi là 'trực tiếp’ thì đúng hơn) đã đánh dấu một bước tiến trong việc giải quyết vấn đề. Việc tra cứu không đem đến một kết quả cụ thể nào của hai ông Hoàng Thúc Trâm và Trúc khê khiến ta nghĩ đến những lời bàn luận luống công của các nhà bác học nước Đức về lịch sử và nguồn gốc chiếc răng vàng trong sách Histoire des Oracles (Lịch sử sấm ngôn) của Fontenelle (10). Khi dẫn dắt độc giả tìm mối tương quan giữa bài Chinh phụ ngâm với vài tác phẩm trong thế kỉ thứ XVIII, tức là ông Thuần phong đã băn khoăn phần nào đến đối tượng chính là nội dung và hình thức của bài diễn ca, vì nghiên cứu bản thân các văn bản, ta có thể tìm thấy sự thật chắc chắn hơn là chỉ trông cậy vào sự ghi chép có thể sai lầm trong các sử sách. Tuy nhiên, ta không đồng ý với những kết luận mà ông Thuần phong đưa ra, vì ông đẫ nghiên cứu trong điều kiện thiếu những tư liệu cơ bản và thiếu một phương pháp thẩm định tư liệu chặt chẽ. Như ở đoạn nhận xét về ý kiến bênh vực tục truyền của ông Hoàng Thúc Trâm trên đây, ta thấy vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm vẫn chưa được giải quyết, nếu ta chưa nghiên cứu được những tư liệu trọng yếu, cơ bản, là bài diễn ca của nhà họ phan, cùng những bài diễn ca 9 Chinh phụ ngâm khúc giảng luận, Sài-gòn, Á-châu xuất bản, bản kì tư (không đề năm xuất bản), tr. 13-28. Xem thêm Thử giải quyết …, Sđđ., tr. 44-65. 10 Câu chuyện tóm tắt như sau : Vào năm 1593, có tin đồn một đứa bé bảy tuổi ở vùng Silésie (nước Đức) vừa rụng răng, một chiếc răng lớn mọc ra lại bằng vàng. Nhiều vị giáo sư, bác học... viết sách bàn về lịch sử và nguồn gốc chiếc răng, bài bác lẫn nhau rất kịch liệt... các sách hay ho ấy bàn đủ mọi điều, trừ điều chiếc răng ấy có thật là bằng vàng hay không. Khi người thợ kim hoàn đến xem xét chiếc răng, thì chẳng qua chỉ là miếng vàng mỏng được tháp vào răng rất khéo ; nhưng có điều là người ta đã tốn nhiều giấy mực để viết sách, rồi mới hỏi tới người thợ kim hoàn. 8 trước, mà Phan Huy Ích có đề cập trong bài thơ ngẫu thuật. Ngoài ra, căn cứ vào lòng tự trọng của nhà văn để định thời điểm ra đời của các tác phẩm văn học trong lối sưu tầm của ông Thuần phong lại là một tiêu chuẩn sai lầm, nếu không nói là phản khoa học. Trong giai đoạn thứ nhất trên đây, ta nhận thấy mấy tác giả đã nối tiếp nhau nghiên cứu làm thành sự diễn tiến hợp lí. Sau khi ông Đông châu nêu lên sự đòi hỏi của con cháu nhà họ Phan, thì Hoàng Thúc Trâm là người đầu tiên tra cứu sử sách để nhận rằng sự đòi hỏi ấy là chính đáng. Để bổ túc cho sự nghiên cứu có phần sơ lược của ông Hoàng Thúc Trâm, ông Trúc khê đã tìm tòi kĩ lưỡng về thân thế nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, đề nghị rằng bài dịch Chinh phụ ngâm không phải là của bà Đoàn. Như để trả lời cho ông Trúc khê, ông Hoàng Thúc Trâm quay sang nghiên cứu Phan Huy Ích trừ bài diễn ca Chinh phụ ngâm của nhà họ Phan - để trở lại chấp nhận tục truyền, và để bênh vực tục truyền, ông Thuần phong đã góp thêm lối 'sưu tầm gián tiếp'. Điều cần lưu ý là trong giai đoạn này, cho tới trước năm 1953, mặc dầu biết thêm tên một người dịch là Phan Huy Ích, nhưng học giới cũng chỉ biết có một bài diễn ca Chinh phụ ngâm tức là bài diễn ca hiện hành. Vì thiếu những tư liệu cơ bản, trọng yếu là những bài diễn ca khác, cho nên ta mới hiểu tại sao khuynh hướng bênh vực tục truyền là khuynh hướng chủ đạo trong giai đoạn này. 2. Giai đoạn 1953-1990. Giai đoạn này mang tính chất tranh luận thực sự. Nó kéo dài gần bốn mươi năm, kể từ năm 1953 là năm ông Hoàng Xuân Hãn xuất bản sách Chinh phụ ngâm bị khảo (11) tung ra những tư liệu mới quyết đoán Phan Huy Ích là người đã diễn ca bài Chinh phụ ngâm hiện hành, cho đến năm 11 Xem Hoàng Xuân Hãn, Chinh phụ ngâm bị khảo, Paris, Nhà xuất bản Minh Tân, 1954, 342 trang. 9 1987 ông Nguyễn Thạch Giang biên khảo và chú giải Chinh phụ ngâm khúc (12) coi công trình của ông Hoàng Xuân Hãn và công trình những người bênh vực thuyết của ông Hoàng Xuân Hãn là những sự thầt bại hoàn toàn. Gọi là 'tư liệu mới' ; vì ngoài bài diễn ca Chinh phụ ngâm hiện hành (ông Hoàng Xuân Hãn gọi tắt là bài A) mà ai cũng biết, ông Hoàng Xuân Hãn đã tìm được và công bố trước công luận những tư liệu trọng yếu và cơ bản mà chúng tôi vừa đề cập ở cuối đoạn trước : ấy là bài diễn ca của nhà họ Phan (ông gọi là bản Phan huy) và ba bài diễn ca khác mà ông đoán là của Đoàn Thị Điểm (bài B), của Nguyễn Khản (bài C) và của một dịch giả vô danh (bài D). Ngoài những tư liệu mà chúng ta mong đợi, ông Hoàng Xuân Hãn còn tìm được những tư liệu quý báu khác, rất cần cho việc hiệu đính khúc Chinh phụ ngâm chữ Hán cũng như bài diễn ca hiện hành : ấy là bài Chinh phụ ngâm chữ Hán của Hồng liệt bá viết để chọi lại bài Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và nhiều bản in khác nhau về bài diễn ca Chinh phụ ngâm hiện hành. Về những bằng chứng cho sự đoán định người dịch Chinh phụ ngâm, ông Hoàng Xuân Hãn chỉ viết vắn tắt như sau : 'Hiện nay tôi đa tìm thấy bốn bài diễn ca Chinh phụ ngâm : bài đã được khắc bằng nôm và in bằng chữ la-tinh (mà tôi sẽ gọi là bài A) và ba bài khác chưa từng thấy khắc hay in. Tôi sẽ gọi các bài này bằng bài B, C, D... 'Bài A- Bài A là bài đã được đem in ra chữ la-tinh và được liệt vào chương trình văn học. Từ trước đã chính thức nhận đó là diễn phẩm của Đoàn Thị Điểm, nhưng thật ra thì là của Phan Huy Ích. 'Người đính chính việc này là một người họ Phan, ông Phan Huy Chiêm. Từ năm 1926, ông Huy Chiêm đã gửi thư cho báo Nam phong, nói rằng bản Chinh phụ ngâm là 'cụ Phan Huy Ích dịch ra văn nôm, hiện nhà họ Phan còn giữ 12 Xem Nguyễn Thạch Giang, Chinh phụ ngâm khúc, trong Những khúc ngâm chọn lọc, tập I, Hà-nội, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987, tr. 19106. 10 được bản chính, vừa chữ vừa nôm'. Nhưng từ đó, mặc dầu những nhà khảo cứu yêu cầu, ông Huy Chiêm chưa từng xuất bản bài diễn ca ấy. Ấy vì lẽ ông Huy Chiêm nghĩ rằng bản diễn ca của cụ tổ mình chính là bản đã in bán khắp nơi, mà có lẽ có câu không hay bằng nữa. Mùa hè năm nay, tôi đã được ông Huy Chiêm nhờ người họ gửi cho một bản. Nhưng chỉ là một bản đã phiên am ra chữ la-tinh. Hình như bản chữ nho và chữ nôm nay chưa tìm lại được. 'Tuy bản phiên âm kia sai lầm nhiều lắm, nhưng có những chứng làm ta tin chắc rằng đó là do một bản riêng của họ Phan mà phiên ra : chứng chắc chắn nhất là tuy bản ấy phần lớn giống bản thường ta biết, nhưng cố một số về hoàn toàn khác hẳn. Như trong chương IV và phân hiệu đính, tôi sẽ nêu dần ra, các vế khác ấy là nguyên văn của Phan Huy Ích khởi thảo. 'Vả chăng trong gia phổ họ Phan, có chép rằng : 'Ông lại từng diễn Chinh phụ ngâm khúc. Nay, từ các bậc danh nhân, văn sĩ, cho đến trai gái thôn quê, ai mà không đọc.' Bài diễn ca được phổ truyền như vậy hẳn là bài A. 'Bài thơ Huy Ích làm ra sau khi diễn ca xong, mà tôi đã nói đến trên kia, càng làm thêm vững thuyết ấy. Bình phẩm nguyên Hán văn và các diễn phẩm của những người trước ông và của ông, ông nói : ‘Lấy vần và luật, làm sao diễn hết được tinh túy của mạch văn, ‘Nếu theo từng thiên, từng chương, mà tìm âm thanh cho êm ái. 'Trong khi thong thả, ta phiên dịch thành khúc mới, 'Ta tự tin rằng đã vạch rõ được lòng tác giả.’ Nếu ta so sánh bài A với các bài kia, thì ta sẽ thấy rằng bài A là bản dịch không câu nệ về nghĩa đen, về thứ tự các vế, nhưng gọn gàng, trôi chảy và êm ái 11 nhất. Nay còn có nhiều bản khác nhau, mà các bản ấy lại có thoại (13) khác nhau... 'Bài B. - Bài này còn chép trong bản Nôm Viết cũ, nhưng chưa từng được xuất bản. Trong bản Viết cũ ấy, trước bài B, có đề hai chữ 'Nữ giới'. Ý muốn nói đó là đàn bà diễn ca. Văn dịch sát nghĩa hơn bài A ; lại không bỏ vế, bỏ chữ như bài A. Có nhiều tiếng cổ, thấy trong văn Lê. Những lẽ ấy và các lẽ đã bày tỏ ở mục 'Diễn giải trên, khiến ta tin rằng bài B này là của Đoàn Thị Điểm.’ (14) Ta phải nhận rằng khi tập trung biết bao công sức, trí tuệ để đối chiếu, suy nghĩ, tìm tòi hầu phiên âm, hiệu đính, chú giải hết sức chu đáo các văn bản Nôm A, B, C... (trong đó có các bản Trường thịnh, Long hòa, Bác cổ, Phan huy...), ông Hoàng Xuân Hãn đã thấy rõ hơn ai hết ai là dịch giả các bài A và B. Nhưng để chứng minh một cách rạch ròi, thấu đáo cho những điều ‘thấy’ trên đây, thì vấn đề lại không đơn giản, lại cần đến nhiều tìm tòi, suy nghĩ tiếp theo. Vì vậy, ta không lấy làm lạ mà nhận thấy rằng trong khoảng mười năm sau khi sách Bị khảo ra đời, hầu hết các nhà nghiên cứu về Chinh phụ ngâm vẫn tin theo tục truyền. Ở miền Nam, ít nhất cũng có chừng mươi tác giả công nhiên phản đối hoặc mặc nhiên phủ nhận thuyết Hoàng Xuân Hãn (15). Ở miền Bắc, trong các sách Sơ thảo lịch sử văn học Việt-nam, Lược thảo lịch sử văn học Việt-nam, trong sách Chinh phụ ngâm của các ông Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Vũ Đình Liên xuất bản năm 1957, trong các giáo trình giảng dạy ở các Trường Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm thuộc các năm học từ 1961 đến 13 Tôi dùng chữ thoại để trỏ một trong những cách chép một chuyện gì, một ý gì. Đó là theo chữ Nhật. (Chú thích của Hoàng Xuân Hãn). Xem Bị khảo. Sđđ., Tựa, tr. 8, chú thích số 13. 14 Xem Hoàng Xuân Hãn, Chinh phụ ngâm bị khảo, Sđđ., tr. 26-27. Sau đây sẽ viết tắt là Bị khảo. 15 Xem Thử giải quyết...., Sđđ., tr. 77-83. 12 1963, người ta vẫn hoặc ‘treo’ lại hẳn vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm, hoặc vẫn ‘tạm nhận’ Đoàn Thị Điểm là dịch giả bài diễn ca hiện hành (16). Người kịch liệt phản đối chủ trương của ông Hoàng Xuân Hãn là ông Biệt lam Trần Huy Bá, một nhân viên của Viện Bác cổ ở Hà-nội. Trên tạp chí Tầm nguyên, ông Biệt lam bài bác những ý kiến của ông Hoàng Xuân Hãn, mà ông cho là sậu đoán, tức là quyết đoán một cách vội vàng. Ông không chấp nhận ý nghĩa hai chữ 'Nữ giới' 女戒 là 'ý nói đàn bà diễn ca', theo cách hiểu của ông Hoàng Xuân Hãn. Ông Biệt lam lại đối chiếu một số từ ngữ và thành ngữ trong vài bài văn tế của Phan Huy Ích với bài diễn ca B để cho rằng Phan Huy Ích là dịch giả bài B. Cuối cùng, ông lại so sánh những chỗ giống nhau giưa hai bài diễn ca A và B để cho rằng Phan Huy Ích là người nhuận sắc bài diễn ca của Đoàn Thị Điểm. Nhìn chung, tuy nhận định của ông Biệt lam về ý nghĩa hai chữ ‘Nữ giới’ là xác đáng, nhưng những chứng minh của ông cho rằng phan Huy Ích là dịch giả bài B hay là người nhuận sắc bài diễn ca của Đoàn Thị Điểm thì lại là những nhận định không đứng sự thật và thiếu căn cứ hợp lí (17). Năm 1963, trong sách Việt-nam văn học sử giản ước tân biên, ông Phạm Thế Ngũ góp thêm một 'luận cứ về thư tịch và thời gian' để đánh đổ thuyết Hoàng Xuân Hãn. Nhưng thật ra, 'luận cứ' kia chỉ là sự xuyên tạc và bịa đặt liều lĩnh, chẳng có một chút giá trị khảo chứng gì (18). Tuy nhiên, đến năm 1964, ngoài Bắc và trong Nam đều có người viết sách bênh vực thuyết Hoàng Xuân Hãn. Trong sách Chinh phụ ngâm xuất bản tại Hànội, ông Lại Ngọc Cang đã dành 52 trang trong phần ‘Khảo luận’ ở đầu sách để xét vấn đề dịch giả Chinh phụ ngâm. Trong chín luận điểm được nêu để chứng minh bài diễn ca hiện hành là của Phan Huy Ích, thì các điểm liên quan đến thể 16 Xem Lại Ngọc Cang, Chinh phụ ngâm, Hà-nội, Nhà xuất bản Văn học, 1964, tr. 26. Xem Biệt lam, ‘Cái nghi án văn chương. Tác giả là ai?’, Tàm nguyên tạp chí, tập thứ I (Hà-nội, tháng 5-1954), tr. 7-18. Xem thêm Thử giải quyết..., Sđđ., tr. 97-110. 18 Xem Phạm Thế Ngũ, Việt-nam văn học sử giản ước tân biên, tập II, Sài-gòn, Quốc học tùng thư, 1963, tr. 156; xem thêm Thử giải quyết..Sđđ., tr. 122-131. 17 13 loại, cú pháp, thi pháp và văn phong là gồm nhiều nhận xét đúng đắn và sâu sắc. Nói chung, ông Lại Ngọc Cang đã nhìn thấy và đã giải quyết vấn đề một cách toàn diện và thấu đáo, nhưng vì hơi ôm đồm, muốn giải quyết một vần đề lớn trong một số trang hạn chế, nên vẫn chưa thuyết phục được nhiều người (19). Sách Thử giải quyết vấn đề diễn giả Chinh phụ ngâm của chúng tôi, cũng xuất bản trong năm 1964, là một sách chuyên khảo về đề tài người dịch Chinh phụ ngâm. Theo chúng tôi, vấn đề then chốt đã được ông Hoàng Xuân Hãn giải quyết một cách cơ bản trong sách Bị khảo. Vào thời điểm năm 1964 và ngay cả hiện nay, sách Bị khảo của ông Hoàng Xuân Hãn vẫn là một công trình khảo đính. và hiệu đính có giá trị rất cao, chưa có sách nào viết về Chinh phụ ngâm có thể sánh được (20). Vì vậy, khi viết sách, trước hết chúng tôi thấy có trách nhiệm bênh vực công trình của ông Hoàng Xuân Hãn trong sách Bị khảo đã bị học giới phủ nhận một cách oan uổng ( 21 ). Ngoài ra, khi viết sách Thử giải quyết..., chúng tôi không chỉ giới hạn trong việc chứng minh dịch phẩm Chinh phụ ngâm 19 Xem Lại Ngọc Cang, Chinh phụ ngâm, Sđđ., tr. 19-70, ông Hoàng Xuân Hãn có nhận xét về sách này nhữ sau: ‘Đại lược thì ông Cang đã lấy lại phần lớn sách tôi (tức sách Bị khảo, N.V.D.) bàn tán rộng và thêm phần phán đoán bình phẩm về nội dung (quan điểm chính trị hiện thời) chỉ trích một phần nào đó và cho in lại các thoại kia nữa (tức các bài B, C, D, - N.V.D.). Riêng bản dịch nghĩa, ông ấy dịch lại. Ông có sửa lại một số chữ trong các thoại, cũng có chữ chữa phải lẽ, nhưng có nhiều chữ ông không thông.' (Thư viết từ Paris, đề ngày ‘cuối tháng tư 19605’) 20 Ông Lại Ngọc Cang đã cố gắng viết sách Chinh phu ngâm với ý đồ thay thế sách Bị khảo ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đó là việc làm đáng khuyến khích. Tuy nhiên, vì ông Cang chỉ dùng những tư liệu hạng nhì và lấy lại phần lớn sách I Bị khảo làm sách mình, nhiều chỗ không nêu xuất xứ, cho nên giá trị khoa học không có gì đáng kể, theo ý chúng tôi. 21 Ngay cả ông Lại Ngọc Cang, tuy tán đồng thuyết của ông Hoàng Xuân Hãn, cũng đã vô tình hay cố ý đánh giá sai lạc những đóng góp của Hoàng Xuân Hãn trong sách Bị khảo. Ví dụ : Để chứng minh bài diễn ca B là của Đoàn Thị Điểm, ngoài việc căn cứ vào hai chữ 'Nữ giới', ông Hoàng Xuân Hãn còn căn cứ vào lối văn dịch sát nghĩa, không bỏ vế, bỏ chữ như bài A, vào nhiều tiếng cổ thấy trong văn đời Lê và vào những lẽ đã bày tỏ ở mục diễn giả... Thế mà khi giới thiệu việc chứng minh kia, ông Cang chỉ nêu ra chứng cứ duy nhất là hai chữ ‘Nữ giới’, để tiếp đó chỉ trích ông Hoàng Xuân Hãn, coi đó là 'sự sơ xuất đáng tiếc'. 14 hiện hành là của Đoàn Thị Điểm hay của Phan Huy Ích, mà còn có tham vọng giải quyết vấn đề khảo đính và hiệu đính nối chung, trong tình hình học vấn của nước ta hồi bấy giờ (22). Năm 1972, ông Nguyễn Văn Xuân, giáo sư thỉnh giảng, phụ trách môn văn học trình diễn tại Trường Đại học Văn khoa Huế, cho xuất bản sách Chinh phụ ngâm diễn âm tân khúc, trong đó ông công bố một bản Chinh phụ ngâm chữ Hán và chữ Nôm khá đặc biệt, mang tên như trên, do ông phát hiện được từ tủ sách một bà chúa ở tại Huế. Bản Tân khúc này tuy là một bản chép tay, nhưng cách trình bày giống hệt một bản khắc in, lại có đặc điểm là lấy bản chữ Nôm làm chính, bản chữ Hán làm phụ. Về nội dung, bản này còn có những điểm rất đáng cho ta lưu ý : a) Trang bìa ghi tên tác phẩm là Tân san Chinh phụ ngâm 22 Sách Thử giải quyết. . . (Nhà xuất bản Đại học Huế, 1964) dày 518 trang khổ 15,5 x 23,5 gồm 7 chương, chia làm ba phẩm. Trong 'Phân thứ nhầt' (chương I và II), chúng tôi trình bày và thảo luận tỉ mỉ trên 20 điểm nghi vấn do những nhà khảo cứu nêu ra từ năm 1926 đền 1964, chủ yều là để vạch ra những chỗ sai lầm hay chưa được thích đáng của những người bênh vực tục truyền trước và sau Hoàng Xuân Hãn. 'Phần thứ hai' gồm ba chương tiếp. Trong Chương III, chúng tôi căn cứ vào kinh nghiệm học hỏi mấy nghìn năm của người Trung-quốc và vào kết quả nghiên cứu của một số học giả gần đây như Lương Khai Siêu, Phùng Hữu Lan, Hồ Thích, Bernhard Karlgren... để nêu ra phương pháp và ví dụ về việc khảo đính những tác phẩm cổ, hầu làm cơ sở lí luận cho việc giải quyết vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm của chúng tôi. Trong chương IV, chúng tôi thống kê chừng 20 tư liệu gốc về sử sách (gia phả, sử, địa phương chí...) và chừng 20 văn bản gốc về tác phẩm Chinh phụ ngâm (chư Hán, chữ Nôm) để chứng tỏ ông Hoàng Xuân Hãn đã lục lọi tư liệu khắp nơi trong nước cũng như trên thế giới, cung cấp cho chúng ta biết bao nhiêu chi tiết cụ thể về tác giả, về dịch giả và về văn bản, những chi tiết ấy kết hợp với nhau một cách chặt chẽ và hợp lí, khiến cho vấn đề dịch giả trở thành một vấn đề khảo chứng cụ thể, có tính chất sử học và văn bản học, không ở trong phạm vi mơ hồ của tục truyền nữa. Trong chương V, chúng tôi định thời điểm trước sau của các bài diễn ca A, B, C, D (cụ thể bài B là bài đầu tiên, bài A là bài sau cùng) qua nghiên cứu thể văn song thất lục bát và nghệ thuật diễn ca trong các bài ấy, nghĩ rằng chỉ cần chứng minh bằng bốn bản thống kê cũng đã nói lên tính hiển nhiên của thuyết Hoàng Xuân Hãn. Trong 'Phần phụ lục', chúng tôi bàn về vấn đề hiệu đính nói chung và về việc hiệu đính Chinh phụ ngâm có tính khoa học và chính xác cao của Hoàng Xuân Hãn nói riêng (phục lục 1), cuối cùng cho in lại bài Chinh phụ ngâm của Phan Huy Ích, do Hoàng Xuân Hãn hiệu đính (Phụ lục II). 15 diễn âm từ khúc, ghi năm khác là Gia-long thứ mười bốn (ất dậu, 1815), nhà tàng bản là Chính trực đường ; b) Bài 'Nguyên tự' chữ Hán ở đầu tập (bị mất một hay hai trang sau, chỉ còn hai trang trước), chắc là do Phan Huy Ích viết, nói ông đã dịch bản Tân khúc vào dịp đầu xuân năm giáp tí (tức năm 1804) tại Bắc thành (tức Hà-nội) gồm 204 liên (tức 408 câu) ; c) Bản chữ Nôm Tân khúc phần lớn giống hệt bản đã phiên âm ra chữ quốc ngữ của nhà họ Phan (kể cả mười ba câu khác với bản thông thường) mà ông Phan Huy Chiêm đã gửi sang Paris cho ông Hoàng Xuân Hãn công bố trong sách Bị khảo (23). Những đặc điểm trên đây càng làm vững thêm thuyết của ông Hoàng Xuân Hãn. Mặc dầu có những công trình dài hơi và phát hiện quan trọng trên đây để hoặc bênh vực, hoặc củng cố thêm thuyết Hoàng Xuân Hãn, nhưng trong vòng vài chục năm nay, ngoài ông Nguyễn Lộc tỏ ý tán đồng (24), phần đông học giới 23 Xem Nguyễn Văn Xuân, Chinh phụ ngâm diễn âm tân khúc: (viết tắt : Tân khúc), Sài-gòn. Lá Bối, 1972. Sách dày 208 trang, thêm Phụ lục 30 trang nguyên bản chữ Hán và chữ Nôm in offeet. Sách ông Nguyễn Văn Xuân tuy công bố được một phát hiện quan trọng, nhưng phần phiên âm bản Nôm ra chữ quốc ngữ có nhiều chỗ sai do không chuyên về chữ Nôm và phần khảo luận có nhiều ý kiến không được xác đáng lắm, cho nên vẫn chưa thuyết phục hẳn người đọc, không những vậy lại làm cái cớ cho ông Lê Hưu Mục bịa đặt nhiều chuyện lôi thôi về hiệu đính trong sách Bị khảo để thóa mạ ông Hoàng Xuân Hãn. 24 Ông Nguyễn Lộc viết : Đoàn Thị Điểm, người đầu tiên diễn Nôm Chinh phụ ngâm vào giữa thế kỉ XVIII, Phan Huy Ích diễn Nôm vào đầu thế kỉ XIX, cách nhau khoảng sáu chục năm. Với một thời gian dài như thế, nhất là trong giai đoạn này, cố cơ sở để nghiên cứu sự thay đổi của các yếu tố về nghệ thuật như ngôn ngữ, thể thơ, v.v.. . Chúng tôi táu thành phương pháp xác minh này, và có thiên hướng tán thành quan điểm của các ông Hoàng Xuân Hãn, Lại Ngọc Cang cho bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành là của phan Huy Ích và Bản B là của Đoàn Thị Điểm, bởi vì nhìn chung ngôn ngữ của bản dịch hiện hành rất giống với ngôn ngữ của nhiều tác phẩm Nôm trong giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, còn bản B thì ngôn ngữ rõ ràng cổ hơn nhiều. Tuy vậy cũng cần phải chứng minh lại một số vấn đề của Lại Ngọc Cang đặt ra cho khách quan và triệt để hơn. Công việc ấy đòi hỏi sự hỗ trợ của bộ môn ngôn ngữ học, và việc nghiên cứu thi pháp cổ mà hiện nay chúng ta chưa có điều kiện làm được; (Lịch sử văn học Việt-nam nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, tập I, Nhà xuất bản Đại học và THCN, Hà-nội, 1976, tr. 205-206. 16 vẫn im lìm (25), không những thế, còn có người đứng ra bài bác (26). Rất gần đây, tuy các tác giả sách Văn học lớp 10 đã có khuynh hướng chấp nhận thuyết mới (27), nhưng về mặt nghiên cứu khoa học, vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm vẫn cần phải được giải quyết dứt khoát và thấu đáo. II. Mục đích, đặc điểm, phạm vi của luận án 1. Mục đích của Luận án. Mục đích của chúng tôi khi viết Luận án này là khẳng định thêm lần nữa thuyết Hoàng Xuân Hãn về người dịch Chinh phụ ngâm trong sách Bị khảo là đúng đắn, là có giá trị, đáng cho học giới tìm hiểu và ủng hộ. Ngoài việc chứng minh bài diễn ca hiện hành là của Phan Huy Ích, trong Luận án này, chúng tôi còn có mục đích nhấn mạnh đến một phương pháp nghiên cứu văn bản chưa được học giới lưu ý đến nhiều : ấy là dùng phương pháp thống kê để nghiên cứu văn bản, cụ thể là qua phép thống kê, chúng tôi lượng hóa những dữ kiện về các mặt văn thể, văn phong… sau đó đem đối chiếu, so sánh các dữ kiện ấy để xác định thời điểm xuất hiện của các văn bản. 2. Đặc điểm của Luận án. Vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm theo hướng cớ lợi cho Phan Huy Ích, là một vấn đề phức tạp, đã được xem xét, giải quyết qua một quá trình lâu dài, nhưng vẫn chưa thuyết phục được dư luận đông đảo. Muốn sự giải quyết được trọn vẹn, chúngtôi thiết tưởng Luận án phải đạt được ba đặc điểm hay đặc tính sau: tính toàn diện, tính phân minh, tính khoa học. 25 Xem Đặng Thanh Lê, 'Chinh phụ ngâm', trong Lịch sử văn học Việt-nam, tập III, Hà-nội, Nhà xb Giáo dục, in lần 4, 1976, tr. 40. 26 Xem trường hợp hai ông Lê Hữu Mục và Nguyễn Thạch Giang ở các trang 140, 158 và trang 160, 161 trong Luận án này. 27 'Bản dịch hay nhất hiệu đang được lưu hành lâu nay người ta tưởng là bản của bà Đoàn Thị Điểm, nhưng với những tư liệu đã được phát hiện, thì bản ấy có nhiều khả năng là bản của Phan Huy Ích chứ không phải của Đoàn Thị Điểm. (...) Phan Huy Ích (...) rút được kinh nghiệm của những người đã dịch Chinh phụ ngâm trước ông và kế thừa được những thành tựu của họ, nên bản dịch của ông thành công hơn cả.’ (Văn học lớp 10, tập 1, TP Hồ Chí Minh, Nhà Xb Giáo dục, 1990, tr. 115)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất