Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của đoàn thanh niên c...

Tài liệu Phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh và hội sinh viên việt nam trường đại học sư phạm tp. hồ chí minh

.PDF
102
2
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ YẾN NAM PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO SINH VIÊN CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2004 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: • Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khoá học. • Các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, đóng góp cho chúng tôi nhiều ý kiến qúy báu trong học tập và nghiên cứu. • Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm công tác xã hội thành đoàn, Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho chúng tôi nhiều tư liệu quý giá. • Các đồng nghiệp, các bạn cán bộ đoàn, sinh viên các khoa và các bạn cùng lớp đã hết lòng tương trợ cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. • Thầy Đoàn Văn Điều, người hướng dẫn khoa học đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, xin cảm ơn Ba Mẹ và Chồng tôi cùng mọi người trong gia đình đã động viên và hỗ trợ cho tôi trong cuộc đời và thực hiện luận văn. 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................. 3 MỤC LỤC .................................................................................................................................... 4 PHẦN MỞ ĐẦU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.......................................................................... 7 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ....................................................................................................... 7 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: .............................................................................................. 8 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: .............................................................................................. 8 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ............................................................. 8 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:.................................................................................................. 8 6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: .......................................................................................... 9 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ..................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...................................................................... 10 1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu vấn đề có liên quan đến đề tài:..................................... 10 1.2. Khái quát về công tác xã hội: ......................................................................................... 12 1.2.1. Sự hình thành công tác xã hội: ................................................................................. 12 1.2.2. Khái niệm: ................................................................................................................ 14 1.2.3. Đối tượng, vai trò, chức năng, nội dung của công tác xã hội .................................. 15 1.2.4. Nền tảng triết học và những nguyên tắc của công tác xã hội: ................................. 16 1.2.5. Phương pháp công tác xã hội: ................................................................................. 18 1.3. Tình hình sinh viên và công tác Đoàn - Hội trong nhà trường: .................................. 20 1.3.1. Tình hình sinh viên và công tác thanh niên sinh viên .............................................. 20 1.3.2. Khái quát về tổ chức Đoàn - Hội trong nhà trường:................................................ 22 1.3.3. Công tác xã hội của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên ............................................. 25 4 1.4.Phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên ..................................................... 29 1.4.1. Khái niệm về phương pháp: ..................................................................................... 29 1.4.2. Phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên ................................................ 30 1.5. Sơ nét về Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 31 1.5.1. Vị trí- Vai trò - Nhiệm vụ của Trường[58-1]: .......................................................... 31 1.5.2. Tình hình sinh viên của Trường: .............................................................................. 33 1.5.3. Công tác Đoàn và phong trào sinh viên của Đoàn Thanh niên -Hội Sinh viên đóng góp tích cực vào quá trình đào tạo Trường: ...................................................................... 35 1.5.4. Công tác xã hội vừa mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng vừa giúp sinh viên tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách: ................................................................................... 38 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 43 2.1. Kết quả về thang đo: ....................................................................................................... 43 2.2. Kết quả nghiên cứu trên sinh viên: ................................................................................ 44 2.2.1. Đánh giá về công tác xã hội do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mình và Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức: ............................................................................................... 44 2.2.2. Kết quả phân tích theo yếu tố: .................................................................................. 50 2.2.3. Tìm hiểu lý do tham gia công tác xã hội của sinh viên ............................................ 58 2.2.4. Các loại hình công tác xã hội ................................................................................... 61 2.2.5. Công tác quản lý, tổ chức công tác xã hội cho sinh viên ......................................... 62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM TỔ CHỨC HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........... 70 3.1. Xây dựng kế hoạch: ........................................................................................................ 71 3.1.1. Xác định mục tiêu ..................................................................................................... 71 3.1.2. Xem xét nhu cầu, khả năng thực hiện ....................................................................... 71 3.1.3. Lập các phương án và quyết định lựa chọn phương án tối ưu: ............................... 72 5 3.1.4. Xây dựng chương trình hành động cụ thể: ............................................................... 73 3.1.5. Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo của kế hoạch ................................... 73 3.2. Tổ chức lực lượng: ......................................................................................................... 73 3.2.1. Thông tin tuyên truyền: ............................................................................................ 73 3.2.2. Phân công phân nhiệm: ............................................................................................ 74 3.2.3. Cá thể hóa, cụ thể hóa:............................................................................................. 77 3.3. Chỉ đạo thực hiện: .......................................................................................................... 77 3.3.1. Yêu cầu trong công tác chỉ đạo: ............................................................................... 77 3.3.2. Một số phương thức chỉ đạo:.................................................................................... 79 3.3.3. Tập huấn kiến thức, kỹ năng, phương pháp công tác xã hội.................................... 80 3.4. Kiểm tra đánh giá: .......................................................................................................... 80 KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 82 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................... 84 1. Với Đảng và Nhà nước: ..................................................................................................... 84 2. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo .............................................................................................. 84 3. Với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp trên: ................................................ 84 4. Với Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh: ................................................ 85 5. Với Đoàn -Hội cấp trường: ............................................................................................... 85 6. Hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo: ............................................................................. 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 87 PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 92 6 PHẦN MỞ ĐẦU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Cá nhân sẽ lĩnh hội có định hướng các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội, đồng thời thể hiện thái độ, kiến thức, kỹ năng tiếp thu được để hình thành kinh nghiệm sống của bản thân thông qua các con đường giáo dục: dạy học, tổ chức lao động, tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể. - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam là những đoàn thể chính trị xã hội góp phần vào quá trình đào tạo, rèn luyện của các trường đại học, cao đẳng; có chức năng tập hợp sinh viên với nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan cho thế hệ trẻ. - Đối với sinh viên các trường Sư phạm, việc tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội không chỉ như một quá trình tự rèn luyện, trau dồi bản thân mà họ cần phải chủ động tìm hiểu và tổ chức các phong trào thực tiễn để có kiến thức, kinh nghiệm phục vụ cho nhiệm vụ công tác giáo dục của mình sau này ở các trường phổ thông. - Qua thực tiễn tham gia tham mưu, thiết kế và tổ chức các loại hình hoạt động của thanh niên trường học cho thấy quy mô và chất lượng phong trào đoàn thể ở các cơ sở có những bước phát triển nhưng còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của học sinh, sinh viên, chưa bắt kịp nhịp độ hoạt động văn hóa xã hội ngày càng sôi động. Đồng thời cần phải tạo môi trường tốt giúp sinh viên tránh được tác động xấu của các vấn đề xã hội là mặt trái của nền kinh tế thị trường và tham gia tích cực vào việc bảo vệ lợi ích của xã hội. - Đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội các cấp được đặt trước yêu cầu phải hiểu được những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của sinh viên để giáo dục, định hướng giá trị, giúp họ xác định đúng đắn con đường phấn đấu, rèn luyện của bản thân bằng những giải pháp quản lý và tổ chức có hiệu quả. Trong đó, công tác xã hội là một biện pháp, một phương tiện hữu ích của quá trình giáo dục, đưa sinh viên đến với thực tiễn cuộc sống sinh động và sinh viên sư phạm - những nhà giáo dục tương lai cần có những kinh nghiệm thực tiễn ấy hơn cả. 7 Vì những lý do nêu trên, đề tài "Phương pháp tổ chức hiệu quả các công tác xã hội cho sinh viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh" được nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Tìm hiểu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục thái độ cho sinh viên thông qua hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội của sinh viên trong nhà trường. - Đề ra phương pháp tổ chức công tác xã hội thiết thực, hiệu quả, tập hợp được đoàn viên, sinh viên nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục của Đoàn -Hội, góp phần nâng cao chất lượng của quá trình đào tạo trong nhà trường. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác xã hội và phương pháp tổ chức hoạt động xã hội cho thanh niên. - Tìm hiểu nhu cầu, thái độ của sinh viên đối công tác xã hội và thực trạng tổ chức công tác xã hội cho sinh viên của các các cơ sở trực thuộc và Đoàn - Hội cấp trường - Đề xuất các phương pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức công tác xã hội của các đoàn thể thanh niên góp phần hoàn thiện nhân cách cho sinh viên quá trình đào tạo của nhà trường. 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Khách thể nghiên cứu: Đoàn viên - Hội viên trong quá trình giáo dục đào tạo của Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. - Đối tượng nghiên cứu: Hình thức tổ chức công tác xã hội của Đoàn - Hội cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc tổ chức công tác xã hội của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh trong những năm 2001 đến 2004. 8 6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: Nếu công tác xã hội của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam được tổ chức một cách hợp lý, có phương pháp thì việc tham gia các hoạt động này của sinh viên sẽ tích cực, hứng thú và có ý thức hơn. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các văn bản của Đảng, nhà nước, các quy chế, điều lệ và tài liệu liên quan. - Phương pháp quan sát: Quan sát các loại hình hoạt động cụ thể được tổ chức nhằm thu hút thanh niên. - Phương pháp tổng kết thực tiễn: Tổng kết, đánh giá công tác tổ chức công tác xã hội của Đoàn - Hội trong những năm vừa qua để thấy được những kết quả đạt được và những mặt hạn chế. - Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến mở: Phiếu trưng cầu ý kiến mở được xây dựng trên cơ sở lý luận, mục đích, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, phiếu gồm bốn câu hỏi mở để lấy ý kiến riêng của sinh viên, cán bộ Đoàn-Hội. Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến trắc nghiệm: Thực hiện trắc nghiệm trưng cầu ý kiến của đoàn viên, sinh viên, cán bộ Đoàn - Hội của Trường. - Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện, trao đổi ý kiến với cán bộ quản lý. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến cán bộ chuyên trách đoàn cấp trên, các cựu cán bộ đoàn có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động xã hội cho sinh viên. - Phương pháp ứng dụng toán thống kê: Xử lý kết quả điều tra. 9 PHẦN NỘI DUNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu vấn đề có liên quan đến đề tài: Khái niệm công tác xã hội được biết đến từ rất lâu, được hiểu như một hoạt động từ thiện giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội của các cá nhân hay tổ chức, đoàn thể. Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu được viết thành sách về bộ môn công tác xã hội. ở nước ta, việc nghiên cứu về công tác xã hội trên phương diện lý thuyết và thực tiễn cũng như đưa thành một bộ môn giảng dạy ở các trường đại học có chuyên ngành về xã hội học mới được phục hồi vào những năm cuối thập niên 80. Bước đầu tìm hiểu cho thấy các vấn đề về chính sách xã hội, công tác xã hội được Đảng, Nhà nước và các đoàn thể trong thiết chế chính trị quan tâm. Tác giả Bùi Thế Cường viết "Công tác xã hội chính là chiếc cầu nối giữa khoa học xã hội với thực tiễn, và hơn nữa với thực tiễn cấp cơ sở"[6-32]. Các nhà nghiên cứu về công tác xã hội ở nước ta không nhiều do một thời gian khá dài không có các chương trình đào tạo chính quy. Do vậy tình hình nghiên cứu về công tác xã hội có những hạn chế. Tác giả Bùi Thế Cường nghiên cứu khá nhiều về chính sách xã hội, phúc lợi (an sinh) xã hội và các vấn đề xã hội qua nghiên cứu trường hợp cụ thể. Về công tác xã hội ông đề cập đến các vấn đề xã hội và thực trạng công tác xã hội ở Việt nam qua các bài viết trên Tạp chí Xã hội học: "Tệ nạn xã hội, xã hội học và công tác xã hội" (Số 1.1992); "Về công tác xã hội" (Số 1.1993, số chuyên đề công tác xã hội). Trong “Chính sách xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam thập niên 90” Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2002, tài liệu tham khảo cho môn học Phúc lợi xã hội của chương trình đào tạo cử nhân và cao học xã hội học, ông đã đề cấp đến một số khía cạnh cơ bản của chính sách xã hội, phúc lợi xã hội và công tác xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. 10 Tác giả Nguyễn Thị Oanh là người có khá nhiều nghiên cứu về lý thuyết cũng như thực tiễn về công tác xã hội và phát triển cộng đồng - một phương pháp công tác xã hội được tách ra thành một phân môn: đề tài "Kết quả khảo sát tình hình trẻ em lang thang, hư hỏng, phạm pháp", 1989; bài báo "Giải quyết các vấn đề xã hội cần phương pháp tiếp cận đúng trường hợp trẻ em đường phổ", (Tạp chí Xã hội học, số 1.1993, số chuyên đề công tác xã hội),... Trong "Công tác xã hội đại cương", Nhà xuất bản Giáo dục, 1998 và "Phát triển Cộng đồng", tài liệu khoa Xã hội học Đại học Mở -Bán công, 2000; bà phân tích khá rõ vè các phương pháp công tác xã hội và những trường hợp điển hình minh họa. Một số luận văn tốt nghiệp đại học tại khoa Xã hội học (trước là khoa Phụ nữ học) của Đại học Mở - Bán công nghiên cứu các vấn đề xã hội từ góc độ của các phương pháp công tác xã hội cụ thể như; - "Giáo dục giới tính cho trẻ gái vị thành niên trong vài trung tâm công tác xã hội" của Đỗ Thị Mỹ Chi, 1996; - "Tìm hiểu những khía cạnh xã hội của tình trạng trẻ em phạm tội trên địa bàn Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh" của Nguyễn Thị Kim Dung, 1996; - "Nghiên cứu hoạt động chăm sóc người khuyết tật tại cộng đồng trên 3 địa bàn: xã Phong Phú huyện Bình Chánh, Phường 11 - Q.BT, Phường 11 - Q.5" của Hồ Thị Hiên,1997; - "Các vấn đề ảnh hưởng đến việc học của học sinh cấp 1 - để làm cơ sở cho một chương trĩnh công tác xã hội học đường tại trường học (tại trường Hưng Phú P. 10 - Q.8)" của Nguyễn Thị Minh Phương, 1998; - "Các vấn đề ảnh hưởng đến việc học của học sinh cấp II - để làm cơ sở cho một chương trình công tác xã hội học đường tại trường học (tại trường Chu Văn An -Q.1)" của Lê Thị Thảo, 1998; - "Hiện trạng việc làm, đời sống và nhu cầu của thanh niên công nhân thuộc khu công nghiệp Biên Hòa - Đồng Nai" của Đỗ Thị Hồng Yến, 1999. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả của những nghiên cứu nêu trên là những người được đào tạo chuyên ngành, họ nghiên cứu các vấn đề xã hội cụ thể cần đến sự trợ giúp hoặc dịch vụ xã hội nhằm đem lại an sinh xã hội mà công tác xã hội là "chiếc cầu nối". 11 Ở góc độ khác, các đoàn thể xã hội cũng có nhiều nghiên cứu, điều tra xã hội học thực nghiệm nêu lên thực trạng và nguồn gốc xã hội của các vấn đề xã hội làm cơ sở cho việc tổ chức công tác xã hội như một loại hình hoạt động nhằm thực hiện mục đích, chức năng, nhiệm vụ của mình. Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Lại được in thành sách "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại hình thanh niên tình nguyện trong giai đoạn hiện nay", Nhà xuất bản Thanh niên, 2002, viết về phong trào tình nguyện của thanh niên Việt nam qua các thời kỳ, thực trạng và giải pháp để phong trào này có hiệu quả, mà hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo là một trong các loại hình của phong trào tình nguyện. Công trình nghiên cứu "Công tác xã hội - sức mạnh tổng hợp của những tấm lòng nhân ái", của sinh viên Nguyễn Văn Tuyên, 2001, dự thi Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học EURÉKA của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, nêu lên ý tưởng về xây dựng bộ máy hệ thong tổ chức công tác xã hội. Song theo đánh giá của Hội đồng Khoa học thì nghiên cứu này chỉ mang tính chất cảm nghĩ cá nhân mà chưa phân tích toàn diện vấn đề. Sơ lược vấn đề, chưa thấy có nghiên cứu nào về công tác xã hội của giới sinh viên nói chung, sinh viên sư phạm nói riêng và phương pháp tổ chức hoạt động này của Đoàn - Hội cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 1.2. Khái quát về công tác xã hội: Ngày nay người ta nói rất nhiều đến công tác xã hội như là nội dung hoạt động của các đoàn thể xã hội hay việc làm từ thiện của các tổ chức, cá nhân và ai có khả năng thì làm không cần phải đào tạo, huấn luyện. Cách hiểu này chưa được đầy đủ và chính xác, một mặt do hiệu quả công tác xã hội trong thời gian qua chưa cao, một mặt do công tác thông tin, phổ biến khoa học còn hạn chế. Thực tế trên thế giới công tác xã hội được xem như một nghề nghiệp, một ngành khoa học. Nó có quá trình hình thành như những ngành khoa học khác, có mục đích, đối tượng, nội dung, nguyên tắc, chức năng và phương pháp riêng. 1.2.1. Sự hình thành công tác xã hội: Từ khi xuất hiện xã hội loài người, con người đã luôn gắn bó với nhau trong mọi lĩnh vực. Xã hội nào cũng luôn có những người cần sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn cũng 12 như có những người luôn quan tâm giúp đỡ người khác. Trong một bối cảnh xã hội nhất định hoạt động này có thể xem là công tác xã hội. Chẳng hạn như hoạt động của các thầy giáo, thầy tu, những nhà thông thái đã hết lòng hết của để cứu giúp kẻ khác được lưu truyền trong các tài liệu, kinh thánh của người Hindu cổ, Phật giáo, Thiên Chúa giáo... Tuy nhiên công tác xã hội đã trở thành một hoạt động được chuyên môn hóa như một nghề nghiệp lại khởi mốc từ bối cảnh đô thị hóa vào thời Cách mạng Công nghiệp ở các nước phương Tây, đặc biệt là ở Anh, Mỹ khi các "vấn đề xã hội" theo nghĩa hiện đại như thất nghiệp, mại dâm, tội phạm, nghèo đói... xuất hiện. Các tổ chức từ thiện đầu tiên được thành lập ở Anh bởi những người có lòng từ thiện nhằm giúp đỡ những người nghèo khó. Những tình nguyện viên đầu tiên thực hiện các cuộc thăm viếng để tìm hiểu nhu cầu và cung ứng vật chất cho các trường hợp khó khăn. Từ thực tiễn họ có được nhiều bài học kinh nghiệm vì vấn đề không chỉ đơn thuần là cứu đói mà còn phải giúp đỡ về mặt tâm lý, tìm việc làm...họ cũng nhận thức được rằng muốn làm công việc giúp đỡ người khác cần phải có những kiến thức tâm lý xã hội và sự phối hợp của nhiều tổ chức y tế, xã hội khác[27-6,7]. Năm 1898 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đầu tiến được tổ chức tại New York trang bị cho các học viên kiến thức và phương pháp giúp đỡ[27-14]. Năm 1901 Trường công tác xã hội (School of Social Work) chính quy đầu tiên đựơc thành lập, nay là trường công tác xã hội thuộc Đại học Colombia [26-7]. Tiếp theo đó nhiều trường khác được thành lập ở các thành phố lớn tại một số nước Âu, Mỹ. Sau thế chiến thứ 2, ở Châu Á và Châu Mỹ La tinh bắt đầu xuất hiện các trường công tác xã hội. Trung Quốc và Ấn Độ là những nước sớm nhất có ngành công tác xã hội ở Châu Á. Ngày nay hệ thông các trường công tác xã hội đã phát triển ở hầu hết các quốc gia trên toàn Thế giới. Ở Việt nam, công tác xã hội có nguồn gốc từ truyền thống giúp đỡ lẫn nhau quy định trong hệ thống gia đình, thân tộc, trong nền văn hóa làng bản địa; các giá trị và chuẩn mực của Nho giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo; công tác xã hội trong hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa; công tác xã hội theo truyền thống phương pháp các nước công nghiệp phát triển. Ở miền Nam Việt Nam, do ảnh hưởng của Pháp, năm 1949 Hồng thập tự Pháp đã thành lập Trường công tác xã hội, điều hành bởi các nữ tử bác ái, đó là trường Caritas (38 Thevenet nay là Tú Xương)[26-15]. Sau đó có trường Thanh niên phụng sự xã hội do Thượng tọa Thích 13 Nhất Hạnh thành lập huấn luyện về lĩnh vực phát triển nông thôn tồn tại được vài năm, một số trường có giảng dạy phân môn công tác xã hội hoặc phát triển cộng đồng (có tài liệu xem phát triển cộng đồng là phương pháp thứ ba của công tác xã hội) như Đại học Đà lạt, Trường Cao đẳng và Đại học Sư phạm cũ. Sau giải phóng, cho đến năm 1989 công tác xã hội mới được nghiên cứu lại như một môn học ở nước ta. Chương trình công tác xã hội được giảng dạy ở khoa Phụ nữ học - Đại học Mở. Năm 1996 Khoa Xã hội học -Đại học Quốc gia Hà Nội mở chương trình cử nhân công tác xã hội đầu tiên đánh dấu sự phục hồi và phát triển của ngành công tác xã hội ở Việt Nam. 1.2.2. Khái niệm: Xuất phát từ động cơ khác nhau như lòng nhân ái, sự thương hại, thể hiện các giá trị, chuẩn mực tôn giáo...; với các mục tiêu khác nhau: vì lợi ích của đối tượng cần giúp đỡ, thu phục tín đồ tôn giáo hay vì ý đồ cá nhân; có nhiều cách hiểu khác nhau về công tác xã hội. Tác giả Nguyễn Thị Oanh nói cách chung rằng công tác xã hội "là giúp những người đang gặp khó khăn từ cứu trợ nạn nhân hỏa hoạn, phát quà trung thu, cấp học bổng, trợ vốn làm ăn đến những công trình lợi ích công cộng như đào kinh, vét rạch, làm vệ sinh đường phố v.v.. ."[26- 6]. Tác giả Bùi Thế Cường định nghĩa một cách khái quát: "Công tác xã hội là một dạng hoạt động xã hội thực tiễn mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo nguyên tắc và phương pháp nhất định, nhằm giúp đỡ các cá nhân và nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của bản thân họ, qua đố công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vĩ phúc lợi và hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội"[2-49]. Công tác xã hội là một dạng hoạt động xã hội vì hoạt động này tồn tại trong những bối cảnh mang tính chất xã hội. Những hình thức tương tự nhưng mang tính riêng tư cá nhân không phải là công tác xã hội. Tính thực tiễn, phức tạp và tổng hợp thể hiện qua sự làm việc trực tiếp với con người, đối tượng tiếp xúc rất đa dạng, có nhiều "vấn đề", đồng thời phải quan hệ với nhiều tổ chức, thiết chế, hệ thống chính sách... 14 Hiểu đơn giản thì công tác xã hội là một môi trường hoạt động bao gồm những phương pháp và biện pháp đưa các dịch vụ xã hội tới con người hoặc giúp người ta tìm đến những trợ giúp và dịch vụ xã hội hiện có nhằm đem lại an sinh xã hội cho họ. Ngày nay công tác xã hội không chỉ được xem như một nghề mà còn được nghiên cứu như một ngành khoa học, nó có đối tượng, chức năng, nguyên tắc và phương pháp riêng. 1.2.3. Đối tượng, vai trò, chức năng, nội dung của công tác xã hội • Đối tượng của công tác xã hội: Đối tượng tác động của công tác xã hội chính là thế giới phúc lợi xã hội (social welfare) của con người, công tác xã hội bao gồm toàn bộ các hoạt động theo những phương pháp nhất định nhằm cải thiện phúc lợi cho một cá nhân, nhóm, cộng đồng và xã hội. • Vai trò: Công tác xã hội liên quan đặc biệt đến các nhóm xã hội yếu, các cộng đồng yếu và những cá nhân gặp khó khăn trong cuộc sống; giúp cá nhân, nhóm hay cộng đồng tự giải quyết vấn đề của họ chứ không trực tiếp giải quyết các vấn đề. Công tác xã hội không thể giải quyết mọi vấn đề về con người và xã hội, mà chỉ tập trung vào những vấn đề thuộc phúc lợi xã hội trong đời sống hàng ngày. Thông qua đó thực hiện mục tiêu chung là phúc lợi và hạnh phúc cho mọi người, ổn định và phát triển cộng đồng và xã hội bền vững. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Nhà nước ta có nhiều chủ trương chính sách phát triển xã hội như chương trình "Xóa đói giảm nghèo", dự án "nước sạch ở nông thôn", vận động "trí thức trẻ tình nguyện xây dựng nông thôn".... Chỉ trong 5 năm (1993-1998) tốc độ giảm nghèo khổ khá nhanh, từ khoảng 1/2 số hộ gia đình xuống còn 30-35%, quần chúng trên mọi vùng đất nước và những nhóm xã hội chịu thiệt thòi được cải thiện hoàn cảnh xã hội. Bên cạnh đó các tổ chức chính trị xã hội trong thể chế chính trị và các hiệp hội, tổ chức quần chúng, cá nhân tổ chức có những chuyển biến mạnh mẽ về nội dung, phương thức hoạt động để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, góp phần thay đổi bộ mặt xã hội, đáp ứng những nhu cầu xã hội mà Nhà nước chưa hoặc không có khả năng đáp ứng. 15 Lĩnh vực hoạt động công tác xã hội phong phú hơn, xuất hiện nhiều tổ chức công tác xã hội do những người tình nguyện thành lập giúp đỡ trẻ em, người già, người khuyết tật, người có công với nước ... Sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế đạt đến một bước mới với hàng loạt các chương trình công tác xã hội nhằm giúp đất nước và nhân dân ta phát triển. Cũng thông qua quá trình làm việc tham gia vào các chương trình này, cán bộ của chúng ta có thêm kinh nghiệm và học tập phương pháp công tác xã hội của thế giới. • Chức năng của công tác xã hội: Có 4 chức năng[6-54] - Trị liệu: Điều trị, sửa chữa, giúp đối tượng giải quyết các vấn đề cụ thể đã nảy sinh. - Phục hồi: Đưa người được giúp đỡ trở lại với cuộc sống bình thường và hội nhập hài hòa vào xã hội. - Phòng ngừa: Thực hiện các hoạt động nhăm ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ hậu quả của các vấn đề nảy sinh. - Biến đổi/phát triển: Thực hiện các chương trình và hoạt động nhằm biến đối và phát triển môi trường và nâng cao nguồn lực con người. • Nội dung của công tác xã hội: Nội dung căn bản của công tác xã hội là sự tương tác trực tiếp giữa người làm công tác xã hội với một cá nhân, nhóm người hay công đồng nhằm thay đổi hoàn cảnh của họ. Do vậy công tác xã hội có mối liên hệ và vận dụng nhiều ngành khoa học khác như: tâm lý học, giáo dục học, nhân chủng học, xã hội học, quản trị học, kinh tế học, chính trị học... 1.2.4. Nền tảng triết học và những nguyên tắc của công tác xã hội: a) Nền tảng triết học của công tác xã hội: Những giá trị cơ bản, trụ cột tạo nên giá trị tinh thần, niềm tin vững chắc cho ngành công tác xã hội và là động cơ để nhiều người tham gia công tác xã hội chính là nền tảng triết lý của công tác xã hội. Đó là: - Con người là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, phải được xem xét như là một con người với đầy đủ phẩm giá và giá trị. 16 - Giữa cá nhân và xã hội có có sự phụ thuộc hỗ tương, các vấn đề của xã hội sẽ tác động đến cá nhân và ngược lại. Do đó trong khuôn khổ quyền và nghĩa vụ mỗi bên đều có trách nhiệm với nhau. - Con người có những nhu cầu chung cho sự tăng trưởng và phát triển cá nhân, song mỗi cá nhân có tính độc đáo riêng không giống ai khác, nên các vấn đề cần phải giải quyết bằng cách thức mang tính xã hội đồng thời bằng cách thức mang đặc trưng của mỗi cá nhân, nhóm hay cộng đồng. - Cá nhân và xã hội có tiềm năng tự biến đổi và phát triển, công tác xã hội là yếu tố tác động để tiềm năng trở thành hiện thực. b) Nguyên tắc hoạt động: Công tác xã hội cũng như các hoạt động khác, phải tuân thủ các quy luật hướng dẫn hành động. Các nguyên tắc này cũng không kém phần quan trọng như nền tảng triết học đối với công tác xã hội, liên qúan đến bản chất của mối quan hệ giữa người làm công tác xã hội với đối tượng cần giúp đỡ. Có thể nêu các nguyên tắc chủ yếu sau đây: • Tôn trọng đối tượng: Mỗi đối tượng là một con người có giá trị cụ thể, có cá tính riêng biệt, do đó phải xem xét từng nét riêng tư nhằm đáp ứng nhu cầu rất riêng tư của họ. • Chấp nhận trạng thái hiện có của đối tượng: Chấp nhận đối tượng với mọi phẩm chất và tật xấu, điểm mạnh và điểm yếu mà không tính toán, phán xét đến hành vi cụ thể dù là hành vi tội phạm. Song chấp nhận không đồng nghĩa với tha thứ cho hành vi sai phạm mà là thiện chí quan tâm đến con người với những giá trị bẩm sinh phía sau hành vi. • Tạo điều kiện để đối tượng tham gia giải quyết vấn đề: Có tham gia và là nhân vật chính trong kế hoạch và thực hiện hành động con người mới có thể thay đổi bản thân và cuộc sống. Người làm công tác xã hội là người hướng dẫn và giúp đỡ đối tượng. • Bảo đảm quyền tự quyết: 17 Nguyên tác này dựa trên nền tảng triết lý về phẩm giá, giá tri của con người. Cá nhân có quyền quyết định những vấn đề thuộc về cuộc đời của họ mà không bị ai áp đặt, dĩ nhiên các quyết định ấy phải nằm trong phạm vi những quy định của xã hội vả không tổn hại đến xã hội cũng như bản thân đối tượng, ở một khía cạnh nào đó, sự tự quyết là một hình thức của nguyên tắc đối tượng tham gia giải quyết vấn đề. Hai nguyên tác này nếu đựơc thực hiện hiệu quả sẽ đem lại sự đổi mới bền vững nới đối tượng được giúp đỡ, tạo nên thành công của công tác xã hội. • Giữ bí mật: Là nguyên tắc mà người làm công tác xã hội phải tôn trọng khi tiếp nhận những thông tin của đối tượng cần giúp đỡ để xử lý đúng đắn, tuyệt đối không được tiết lộ cho người khác trừ khi được phép của đối tượng. • Tự ý thức về vai trò của người làm công tác xã hội: Người làm công tác xã hội không nên để cảm xúc vượt quá sự kiểm soát của bản thân trong mọi tình huống, đồng thời cần có cái nhìn khách quan và duy trì một mức độ suy xét độc lập để giúp đôi tượng nhìn nhận vấn đề và vạch kế hoạch thực tế. 1.2.5. Phương pháp công tác xã hội: Phương pháp công tác xã hội là cách thức tiến hành các hoạt động xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Các tài liệu nêu nhiều phương pháp công tác xã hội khác nhau như công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, phát triển công đồng, biện hộ, nghiên cứu khoa học, soạn thảo chính sách, quản trị xã hội...Tác giả Bùi Thế Cường đề nghị nhóm các phương pháp công tác xã hội làm 4 nhóm: Công tác xã hội với cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng; Phỏng vấn/ Thảo luận/ Tư vấn; Vận dụng các nguồn lực công tác xã hội; Thiết kế và thực hiện một công tác xã hội [2-55]. • Công tác xã hội với cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng Nhóm phương pháp này nói đến đối tượng tác động của công tác xã hội. Có tài liệu tách.thành 3 phương pháp riêng: công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, phát triển cộng đồng vì đối tượng khác nhau đòi hỏi những phương pháp, kỹ năng khác nhau. Song từ góc độ mục tiêu của công tác xã hội là giúp con người giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thì các 18 phương pháp vừa nêu trong nhóm phương pháp này có mối quan hệ biện chứng. Mỗi cá nhân không tồn tại độc lập mà tập hợp trong các nhóm, các cộng đồng. Trong công tác xã hội cá nhân, đối tượng tác động là người cần được giúp đỡ, công cụ là mối quan hệ giữa người làm công tác xã hội với đối tượng và mục tiêu là giúp cho đối tượng nhận thức rõ về bản thân, và những người xung quanh, biết vận dụng các nguồn lực xã hội và bản thân để thay đổi. Trong công tác xã hội nhóm, đối tượng tác động là nhóm người cùng cảnh ngộ. Người làm công tác xã hội không chỉ quan hệ với từng đối tượng mà còn tác động và đến ảnh hường đến diễn tiên của nhóm. Công cụ chủ yếu là sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm, làm thay đổi suy nghĩ và hành động của từng cá nhân cũng như cả nhóm. Cộng đồng là môi trường xã hội thường ngày của cá nhân và nhóm, do đó công tác xã hội cần đến một phương pháp bao trùm tác động ở cấp độ cộng đồng, giúp cho từng cá nhân, nhóm trong cộng đồng ý thức về hoàn cảnh để họ tự giải quyết các vấn đề của mình. • Phỏng vấn/ Thảo luận/ Tư vấn Nhóm phương pháp này đề cập đến các kỹ thuật liên quan đến sự tương tác giữa người làm công tác xã hội và đối tượng để tìm hiểu đối tượng và làm cho đối tượng tự hiểu bản thân, phát hiện và nhận diện vấn đề, hoạch định kế hoạch và tự giải quyết vấn đề của mình trong khuôn khổ hành vi được xã hội thừa nhận. • Vận dụng các nguồn lực công tác xã hội Người làm công tác xã hội phải biết phát hiện và vận dụng các nguồn lực xã hội như tài chính; các tổ chức, thiết chế; chế độ, chủ trương, chính sách; các chương tình phát triển; phong tục tập quán; quan hệ xã hội... để giúp đối tượng khắc phục vấn đề. • Thiết kế và thực hiện một công tác xã hội Công tác xã hội là một chuỗi các hoạt động, do vậy phải được thể hiện như một kế hoạch, dự án hay chương trình bao gồm các bước: phát hiện vấn đề hay nhu cầu; hình thành ý tưởng và mục tiêu công tác; xác định kế hoạch, phương pháp và kỹ thuật thực hiện; tìm kiếm nguồn lực xã hội; quản lý công việc; lượng giá... 19 1.3. Tình hình sinh viên và công tác Đoàn - Hội trong nhà trường: 1.3.1. Tình hình sinh viên và công tác thanh niên sinh viên a) Khái niệm sinh viên và vai trò của sinh viên hiện nay: • Khái niệm sinh viên: Sinh viên là khái niệm để chỉ "người học ở bậc Đại học"[28-829]. Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí và xã hội hóa giáo dục của Đảng, giáo dục Đại học thực hiện cải cách trên nhiều phương diện, quy mô được mở rộng, các hệ đào tạo đa dạng. Nếu hiểu sinh viên theo khái niệm nêu trên thì quá rộng, trong phạm vi nghiên cứu, đối tượng sinh viên được hiểu thu hẹp hơn với những đặc điểm sau: - Là người đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, độ tuổi từ 18 đến 25, đang học tập ở các trường Đại học sau khi trúng tuyển các kỳ thi tuyển sinh quốc gia. - Chưa có nghề nghiệp ổn định, đang trong quá trình được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo chuyên ngành đã chọn. • Vai trò của sinh viên hiện nay Đây là nhóm xã hội đặc thù, là tài nguyên của quốc gia, họ là những người được đào tạo trình độ học vấn cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tiên tiến, trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại; giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, góp phần quyết định sự tiến bộ của xã hội. Thanh niên sinh viên có nhu cầu, nguyện vọng đa dạng; nhạy cảm, năng động trong tư duy; có hoài bão, lý tưởng và khát vọng vươn lên để khẳng định mình trong cuộc sống. Bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên môn và năng lực của cá nhân thì chính sách của Đảng và nhà nước cùng với việc giáo dục định hướng giá trị đúng đắn cho sinh viên là rất cần thiết để lực lượng này có thể được khai thác, phát huy trở thành những cán bộ tốt làm chủ trong xã hội tương lai. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần 4 khóa VII về công tác thanh niên nêu rõ vai trò chiến lược của công tác thanh niên sinh viên: "Thanh niên ta ngày nay là lực lương xã hội to lớn, có tiềm năng hùng hậu, kế thừa tinh hoa truyền 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất