Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phức cảm mẹ trong cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư...

Tài liệu Phức cảm mẹ trong cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư

.PDF
74
624
127

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ DUNG PHỨC CẢM MẸ TRONG CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ DUNG PHỨC CẢM MẸ TRONG CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ Chuyên ngành: Lý luận Văn học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Vũ Minh Đức Sơn La, năm 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và những người thân trong gia đình. Nhân dịp hoàn thành khóa luận, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến sĩ Vũ Minh Đức, đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, chi tiết trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Thầy đã gợi mở cho chúng tôi những vấn đề nghiên cứu rất lí thú, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu, những gì thầy chỉ dạy là cơ sở vững chắc quan trọng giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo trường Đại học Tây Bắc, quý thầy cô trong Khoa Ngữ Văn, Trung tâm thông tin Thư viện trường Đại học Tây Bắc, tập thể lớp K55 ĐHSP Ngữ Văn đã tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan tới khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ – gia đình thân yêu – luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho sự lựa chọn của tôi. Sơn La, tháng 05 năm 2018 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Dung MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 9 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 10 6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................... 10 7. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................. 11 Chƣơng 1: PHỨC CẢM VÀ PHỨC CẢM MẸ ............................................ 12 1.1. Phức cảm ................................................................................................... 13 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 13 1.1.2. Đặc điểm ................................................................................................ 15 1.2. Phức cảm mẹ ............................................................................................. 21 1.2.1. Phức cảm mẹ ở người con trai ................................................................ 23 1.2.1.1. Đồng tính luyến ái ............................................................................... 23 1.2.1.2. Trăng hoa ............................................................................................ 29 1.2.2. Phức cảm mẹ ở người con gái ................................................................. 31 1.2.2.1. Sự bành trướng của những yếu tố mẫu tính.......................................... 31 1.2.2.2. Sự phát triển tính dục thái quá ............................................................. 33 1.2.2.3. Đồng nhất với mẹ ................................................................................ 34 1.2.2.4. Kháng cự mẹ ....................................................................................... 36 CHƢƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA PHỨC CẢM MẸ TRONG CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN ........................................................................................................ 39 2.1. Phức cảm mẹ ở Điền ................................................................................. 39 2.1.1. Tìm mẹ trong “chị đĩ” trên cánh đồng vô tận .......................................... 39 2.1.2. Chối bỏ tính dục như một sự ghê tởm ..................................................... 44 2.2. Phức cảm mẹ ở Nương .............................................................................. 50 2.2.1. Bản sao của má ....................................................................................... 51 2.2.2. Rồi cha sẽ “trở về” ................................................................................. 56 2.2.3. “Tôi trả lời day day chậm rãi…”............................................................. 59 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Là một nhà văn trẻ, được bạn đọc biết đến từ năm 2000 với Ngọn đèn không tắt, đến nay Nguyễn Ngọc Tư đã chinh phục bạn đọc bằng lối viết rất riêng, trên nhiều thể loại truyện ngắn, tạp văn, kí và gần đây là thơ… Văn chị nhẹ nhàng, gần gũi mà thấm đẫm những bài học về cuộc đời. Đó cũng chính là điều mà bản thân chúng tôi rất yêu thích ở chị. Theo chân những trang viết của nhà văn ta nhận thấy đây là một cây viết có tay nghề, có sự độc đáo, mới lạ: “Cái mới trong văn Nguyễn Ngọc Tư chính là cái cũ, cái lạ ở cô là tài khui mở những sinh hoạt thân thuộc trước mắt. Nguyễn Ngọc Tư không “vén màn” cho người đọc thấy cái hay từng có, cô không dẫn dắt ta khám phá những ngõ ngách của nội tâm mà ta chưa từng biết. Cô đưa ra một tấm gương rất trong, thật sáng. Và qua đó, lạ thay, như một tiếng đàn cộng hưởng, ta khám phá cái phong phú của chính đời ta” [22]. Đặc biệt, khi truyện ngắn Cánh đồng bất tận được ra đời thì vị thế của nhà văn càng được khẳng định, từng trang viết đã in sâu vào lòng người đọc với giọng văn đậm chất Nam Bộ trơn tru, ngọt xớt lại rất có duyên. Cảm nhận từng trang viết của Nguyễn Ngọc Tư, cái mùi vị của cuộc đời như ngấm vào da thịt, chúng ta trưởng thành hơn sau những bài học về cuộc sống, cái buồn man mác trong từng thiên truyện của tác giả khiến chúng ta phải suy ngẫm và bất chợt ngộ ra nhiều điều thú vị về chân lí cuộc đời. 1.2. Phân tâm học là bộ môn khoa học đi sâu vào nghiên cứu hiện tượng vô thức trong con người, coi vô thức là mặt chủ đạo trong đời sống tâm lí người; nó chỉ ra mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tùy theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những quy luật khác hẳn ý thức. Từ đó giúp con người hiểu mình hơn, lột mặt nạ nhân cách con người với những đòi hỏi, ham muốn khát khao rất thành thực của đời sống bản năng, giúp con người được sống thành thực nhất, trọn vẹn nhất, người nhất. Vận dụng kiến thức Phân tâm học vào văn học, từ quá trình sáng tác của 1 người nghệ sĩ cho đến nội dung tác phẩm, chúng ta có thể khám phá chiều sâu giá trị tác phẩm. Hoạt động sáng tác của nhà văn không chỉ bị chi phối bởi ý thức mà còn bị chi phối bởi vô thức (vô thức cá nhân và vô thức tập thể). Trong vô thức thì nhân tố quan trọng nhất được xem là hạt nhân tạo ra mọi tác phẩm chính là dục tính, Freud tin sự thăng hoa của dục năng chưa được thỏa mãn đã tạo ra mọi tác phẩm nghệ thuật và văn học. Nói cách khác, theo ông nghệ sĩ giải tỏa tính dục ấu thơ của họ bằng cách biến nó thành hình thức phi bản năng. Chỉ có tác phẩm nghệ thuật mới thực sự thỏa mãn những ham muốn, giải tỏa ẩn ức cũng như nhờ ảo ảnh nghệ thuật mà hiện thực được nhìn qua lớp màn hư ảo hơn. Chính vì vậy khi vận dụng lí thuyết Phân tâm học vào làm đề tài này sẽ giúp tôi có được cách nhìn thấu đáo hơn về một số vấn đề liên quan đến vô thức, bản năng và phức cảm. Qua điểm tựa của các yếu tố Phân tâm học, các tác giả thỏa sức thể hiện thế giới nội tâm phức tạp của con người trong từng thời khắc, từng hoàn cảnh. Chính vì thế, việc vận dụng lí thuyết Phân tâm học để lí giải, khai phá một hiện tượng văn học đương đại là vấn đề cấp thiết và hữu ích. Nó giúp chúng ta có một cách nhìn mới, một cách lí giải khác về một tác phẩm dưới lăng kính phê bình Phân tâm học. Trong Cánh đồng bất tận, tính dục là một trong những vấn đề nổi bật góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm: “Những gì được thể hiện trong Cánh đồng bất tận đã ghi nhận dấu ấn tính dục bề sâu này. Toàn bộ văn bản đều bị chi phối bởi cái nhìn tính dục” [1;238]. Nhìn trên bề mặt của truyện sẽ thấy, quyền lực người cha (phức cảm Oedipe) chi phối đến toàn bộ cuộc đời của các nhân vật với sự hiện diện của người cha chìm đắm, ngập ngụa trong những hận thù. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ta vẫn thấy có một phức cảm ngầm ẩn tồn tại song song với phức cảm Oepide, đó là phức cảm mẹ. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề: Phức cảm mẹ trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ với mong muốn khui mở những vấn đề còn khuất lấp dưới bề mặt câu từ của tác phẩm dựa trên góc nhìn Phân tâm học, góp thêm một cách đọc, cách cảm khác cho độc giả khi đi vào khám phá tác phẩm. 1.3 Xuất phát từ thực tiễn là sinh viên ngành sư phạm, chúng tôi nhận 2 thấy việc vận dụng lí thuyết về “phức cảm/phức cảm mẹ” vào khai phá các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn ở Trung học Phổ thông tích hợp với giáo dục kĩ năng sống cho các đối tượng học sinh là điều rất cần thiết và hữu ích. Nó không chỉ giúp các em có một cái nhìn khái quát hơn về một tác phẩm văn học mà còn giúp các em lí giải được những “hiện tượng đời sống” và hiểu về chính bản thân mình. 2. Lịch sử vấn đề Từ sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp ở cuối thế kỉ XX, người đọc đã luôn chờ đợi, mong mỏi sự xuất hiện của một hiện tượng mới, một phong cách mới khác ở giới nhà văn. Như đáp lại sự mong mỏi ấy của độc giả, từ trong cuộc sống bộn bề, hối hả của con người, Nguyễn Ngọc Tư đã bước ra trình làng với một dáng vẻ kì lạ mà gần gũi, giản dị mà tài năng. Sự xuất hiện của cô đã mang đến cho văn xuôi đương đại Việt Nam một luồng gió mát, tạo nên một sức sống mới cho nền văn học Nam Bộ nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. Đặc biệt, với những tác phẩm đặc sắc của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã rút ngắn khoảng cách giữa văn học Nam Bộ với văn học của hai miền Bắc – Trung, xóa nhòa đi những ánh nhìn không mấy thiết tha của phần đa độc giả đối với văn học Nam Bộ. Hơn thế, với tiếng vang của Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã đưa văn học nước nhà đến gần hơn, hòa nhập hơn vào dòng chảy văn học thế giới. Nhờ làm mới mình trong nghệ thuật xây dựng nhân vật mà Nguyễn Ngọc Tư đã đưa truyện ngắn Nam Bộ tiến một bước dài về tương lai, khẳng định tính hiện đại trong kĩ thuật viết truyện ngắn. Văn học Nam Bộ rút ngắn được khoảng cách để hội nhập vào dòng chảy văn học trong nước và thế giới nhưng không hòa tan đặc trưng Nam Bộ trong các sáng tác của mình. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói chung và tác phẩm Cánh đồng bất tận nói riêng đã tạo ra một làn sóng mới trong nền văn học Việt Nam đương đại. Đã khá lâu nền văn học mới nổi lên một không khí văn chương sôi động như thế xung quanh một tác phẩm. Nguyễn Ngọc Tư được bạn đọc biết đến với lối văn gần gũi, giản dị gắn liền với cuộc sống, con người Nam Bộ hiền lành, lam lũ, chịu thương, chịu khó. Nhưng chị không muốn ở mãi trong cái vỏ bọc mà khi 3 mới đọc một vài dòng người ta đã biết ngay là Nguyễn Ngọc Tư. Chị muốn làm mới chính mình, muốn bạn đọc không chỉ biết đến mình với một màu mà từ đầu đến cuối không có chút gì thay đổi: “Tôi muốn thay đổi, muốn làm mới chính mình. Tôi muốn thử sức ở những đề tài khó, gai góc. Tôi cảm nhận được sự nhàm chán của bạn đọc, bạn viết với văn của Nguyễn Ngọc Tư… Mười năm tôi viết những cái người ta thích, giờ đây tôi viết những cái gì chính mình thích… Tôi muốn tùy nghi sống và viết theo đúng như bản chất thường vô chừng của mình. Tôi biết không ít người đang băn khoăn bởi ý nghĩ họ đã mất tôi rồi. Nhưng tôi đi đến đâu đó không có nghĩa là không quay lại. Con cá quẫy để khỏa bèo vì nó cần thở ở một không gian rộng hơn. Tôi cũng vậy” [20]. Và với Cánh đồng bất tận chị đã nới rộng chiều kích của tác phẩm qua những vấn đề mới về vô thức, bản năng, phức cảm của con người, lật giở từng trang tâm trạng trong cuộc sống các nhân vật để thật sự gây ấn tượng với bạn đọc và khẳng định bước chuyển của mình trên chặng đường sáng tác. Sau khi xuất hiện trên mặt báo rồi in thành sách, có rất nhiều cuộc bàn cãi liên quan đến tác phẩm này, cho đến nay vẫn chưa dứt, chỉ im lặng, tế nhị trên các diễn đàn. Các ý kiến khen chê tuy xới xáo được một số vấn đề về tư duy văn học đương đại nhưng chưa thật làm người đọc cũng như bản thân tác giả Nguyễn Ngọc Tư thỏa mãn. Chị tâm sự: “Vụ đó, tôi thấy mọi người thương hại mà không có lí gì để nói ra lẽ. Tôi cũng không có lí phản lại vì không phải là nhà phê bình. Tôi nghĩ sao viết vậy, chẳng biết nói gì” [29]. Nhìn lại các ý kiến bình luận đánh giá của độc giả cũng như của giới phê bình nghiên cứu có thể thấy Cánh đồng bất tận đã được đón nhận, quan tâm và là một “hiện tượng văn học” rất thú vị cho đến tận ngày nay. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát và dành sự quan tâm hơn cả đối với những công trình, bài viết tiếp cận và giải mã Cánh đồng bất tận ít nhiều có liên quan đến Phân tâm học như bài viết của các tác giả: Đào Duy Hiệp, Phú Thùy Hương, Hoàng Đăng Khoa, Lê Huy Bắc, Lê Lưu Oanh. Các ý kiến này trở thành tiền đề, và gợi ý để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và đặt ra vấn đề Phức cảm mẹ trong Cánh đồng bất tận. Đào Duy Hiệp trong Chất thơ trong Cánh đồng bất tận trên báo Văn nghệ 4 đã nhắc tới “nỗi nhớ” – hạt nhân của tình cảm – sợi dây gắn kết tình thân: “Bắt đầu từ nỗi nhớ mẹ “niềm nhớ lúc đi xa,…”; suốt nhiều năm sau đó không dám nhớ má, bởi ngay vừa khi nghĩ đến má, ngay lập tức hình ảnh ấy hiện ra”; bị cha đánh đòn: “Và tôi tự nhớ lại coi hồi sáng nay, hồi trưa nay mình đã làm gì giống má”; đến “nhiều lúc tôi hơi nhớ con – người”; “Hai nhớ trường học quá à, cưng”; “Đôi khi tôi nhớ người đàn bà ở Bàu Sen, nhớ bóng người xấp xãi, ngơ ngác chạy theo chiếc ghe sáng ấy”; “tôi nhớ nó (và nhớ chị) không thôi” và “tôi nhớ Điền, bao gồm nhớ một đồng – loại (và tôi là đồng – loại còn lại), nhớ một cách trò chuyện (đọc thấu lòng nhau), nhớ một người nghe được tiếng tim mình (điều này thì con vịt mù làm được, nhưng nó đã chết rồi), và nhớ một con người che chở (công việc này, đáng lẽ là của cha, má tôi)”; Nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa nghẽn trong bùn quánh”. Còn với những người đàn ông: “…Kí ức trống trơn, họ phơi phới ra đi, còn mình thì nhớ hoài, đau hoài…”; “Dường như chúng tôi nhớ, nhớ cồn cào. Nỗi nhớ bao gồm được chạy chơi trên cái vuông sân mọc đầy vú sữa đất…”. Biết bao nỗi nhớ: Nhớ má, nhớ lớp, nhớ em, nhớ chị, nhớ con – người, nhớ bóng người, nhớ một đồng – loại, nhớ một người che chở, nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa… như những lớp sóng cồn cào, trùng điệp, lặp lại, vang xa, khắc khoải và day dứt” [8;10]. Khởi đầu từ nỗi nhớ mẹ khiến những đứa trẻ gặp phải những chấn thương tinh thần ghê gớm, chúng bị cuốn vào vòng xoáy của sự cô đơn, của khát khao cháy bỏng muốn được yêu thương. Chúng quẫy đạp, ngụp lặn trong xoáy nước sâu ấy, nhưng càng cố vùng thoát lại càng chìm sâu xuống trong vô vọng. Đã có lúc chúng quên đi hình ảnh người mẹ năm xưa với những yêu thương như một sự kháng cự, chống đối mẹ, nhưng càng muốn quên đi thì khát khao muốn được có mẹ, được săn sóc, chở che trong vòng tay yêu thương của mẹ như càng cuộn trào hơn, mãnh liệt hơn. Chúng tự trấn an những dồn nén ấy bằng cách tránh xa thế giới người, hòa mình vào thế giới loài vật như một sự giải thoát. Trong Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Phú Thùy Hương cũng chỉ ra sự lệch lạc trong quá trình trưởng thành của Nương và Điền: “Hai chị em bị bỏ bê, như thuyền không lái, rịt lấy nhau trong một thứ 5 trực giác hoang dại: Tự mày mò chống lại những yếu kém tinh thần, tự dạy dỗ nhau, tự bảo vệ nhau, tự trấn những dồn nén, đòi hỏi của cơ thể. Hai chị em như những đứa trẻ bị bỏ hoang trên bãi chiến trường nguyên thủy, chúng chơi với những hố bom già, em hỏi chị: “Người ta thương mẹ ra làm sao?”, chúng phải tưởng tượng ra tình yêu, chúng phải sáng tác ra da thịt, chúng thiếp đi trong những cơn mộng mị “nằm co quắp, hai tay kẹp giữa đùi”. Những cuộc trả thù của người cha đã từ từ thấm độc vào cơ thể thằng con trai mình từ lúc nào không hay. Tới tuổi mười sáu dậy thì, Điền có những triệu chứng bất thường” [9;72]. Không được dạy dỗ, không lời chỉ bảo Điền và Nương như cây hoang tự gồng mình lên hướng về phía có ánh sáng mặt trời, chúng phải tự học cách để sống, tồn tại, đùm bọc và che chở nhau. Chúng trở nên cô đơn, lạc lõng ngay trong chính cuộc sống của mình, chúng làm bạn với bầy vịt, nói chuyện và dành tình cảm cho những con vật tưởng như vô cảm ấy. Về điều này, Nguyễn Ngọc Tư cũng tự nhận: “Trong cõi văn chương, tôi là đứa cực kì cô đơn. Nên tôi rất dễ dàng để nhân vật của mình sống trong cô đơn tận cùng. Trong hoang hoải, chán trường. Tôi, cũng như những con người trong Cánh đồng bất tận, sống giữa nhiều người, sống giữa cộng đồng, sống giữa biển người nhưng có cảm giác như bị bỏ rơi…” [23]. Bàn về Tính dục (Sexuality) trong “Cánh đồng bất tận”, Lê Huy Bắc nhận định: “Lướt qua chuỗi sự kiện chính hình thành nên cái sườn của văn bản, người đọc nhận thấy mối liên hệ giữa “chị”, “mẹ”, “cha” và Nương, Điền. Mạch nối kết các nhân vật này không phải là chuyện mưu sinh, không phải là những xung đột tình cảm, mà chính là những yếu tố thuộc về tính dục. Có thể nói tính dục là “nhân vật” quan trọng nhất của Cánh đồng bất tận, là nền tảng tư duy nghệ thuật của Ngọc Tư” [1;236]. Đồng thời, Lê Huy Bắc cũng chỉ ra Điền: “Là đứa bé hoàn toàn bình thường nếu môi trường sống của nó không bị xáo trộn. Từ việc khinh bỉ, căm ghét hành động trả thù của người cha và đồng cảm với những nỗi khổ của bao người phụ nữ, Điền quyết định hủy hoại mình, quyết định mãi mãi sẽ không trở thành đàn ông” [1;241]. Đây là một nhận định quan trọng sẽ được chúng tôi trở lại bàn luận và làm sáng tỏ hơn trong chương 2, đứa con trai bị mẹ bỏ rơi, bị cha thờ ơ, lạnh nhạt luôn khát khao tình thương 6 yêu gia đình, từ chỗ phải gánh chịu những thương tổn đã phản kháng bằng cách tự hủy hoại mình, chối bỏ những đòi hỏi ham muốn bản năng đang trỗi dậy mãnh liệt trong cái thân thể rừng rực của tuổi mười sáu, mười bảy. Dục tình là một phần tất yếu của cuộc sống, phần chìm vô thức này như một khối nham thạch luôn chờ cơ hội để trào vọt với những xung năng đóng vai trò là nhựa sống của con người. Nhưng thay vì sở hữu và duy trì thứ bản năng có sức tái sinh ấy, Điền lại nỗ lực tự hủy hoại, tự chối bỏ để nhận về mình bản năng chết. Lê Lưu Oanh, trong Chuyển hướng văn hóa trong nghiên cứu văn học – những chủ đề và những cách tiếp cận mới, cũng chỉ ra: “Trong suy nghĩ, tình cảm “bình thường nhất của những đứa con” bao giờ cũng thường trực khát khao được gần mẹ về thể xác cũng như tâm hồn. Trái ngược với sự tàn nhẫn của người cha, mô hình về một gia – đình – bình – thường trở đi trở lại trong mong muốn của những đứa trẻ lang thang như Nương và Điền” [15;82]. Chúng thể hiện khao khát ấy một cách vô thức trong những giấc mơ; trong những hành động mang sự thương tổn về mặt tâm hồn: Căm ghét người cha tàn nhẫn đã quyến rũ và bỏ rơi những người đàn bà trên những khúc sông, cùng với đó là sự đồng cảm, muốn bảo vệ những người đàn bà đó như bảo vệ chính người mẹ của mình: Đồng nhất với mẹ. Trong vô thức của những đứa trẻ như Nương và Điền có sự chuyển di những tình cảm đối với cha – mẹ, mà theo Freud đó là mặc cảm Oedipe phát triển thành mặc cảm gia đình được diễn ra theo hai hướng: Thù ghét anh chị em hoặc yêu mến họ thay đối tượng cha mẹ. Trong Cánh đồng bất tận, sự chuyển hướng tình cảm này được thể hiện rất rõ: Nương yêu thương, săn sóc, lo lắng cho em như tình yêu thương, che chở của một người mẹ, còn Điền cũng yêu thương, lo lắng và muốn bảo vệ chị một cách tuyệt đối. Nếu coi đây là bề nổi của vấn đề nghiên cứu thì phần chìm – vấn đề mà ta cần đi sâu vào khai thác ở đây là phức cảm mẹ lại biểu hiện ngầm ẩn. Ở Điền có sự thanh cao hóa của các năng lượng tính dục vì ám ảnh thấy mẹ dưới tấm lưng chi chít nốt ruồi của tên buôn vải trên chiếc giường tre quen thuộc và những hành dộng như sự trả thù của người cha đối với những người phụ nữ khác dẫn tới cảm giác ghê tởm tình dục. Đồng thời, Điền cũng đi tìm hình bóng mẹ ở những người đàn bà khác, 7 dành tình cảm quyến luyến đối với họ. Ở Nương là sự đồng nhất với mẹ, là sự bành trướng những yếu tố về mẹ qua những hành động, tình cảm Nương dành cho cha và em… Tất cả những tình cảm ấy trong hai nhân vật đều nằm trong tầng sâu vô thức, là những vấn đề mà chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu, khai phá để làm rõ những biểu hiện của phức cảm mẹ trong tác phẩm. Hoàng Đăng Khoa viết về ám ảnh tuổi thơ trong Truyện ngắn Cánh đồng bất tận từ ba góc nhìn đã khẳng định: “Hai chị em Nương và Điền trong Cánh đồng bất tận, sau cuối đã phát triển không bình thường về tâm sinh lí... là dư chấn tất yếu của những va chấn tâm sinh lí dữ dội buổi thiếu thời – những va chấn bởi những cảnh tượng, những âm thanh, những niềm mà chúng bất đắc dĩ phải nhìn thấy, nghe thấy và nghĩ...” [11;26-27]. Chúng như những vệt hằn chấn thương trong tâm hồn những đứa trẻ như Nương và Điền, mà hạt nhân sâu sắc nhất chính là niềm đau bị mẹ bỏ rơi, nó như trung tâm hút xoáy những đau khổ trong cuộc đời, làm rệu rã tâm hồn hai đứa trẻ tội nghiệp và khiến chúng trở nên cô đơn, lạc loài trong thế giới người. Hơn thế, nó còn gây nên sự lệch lạc trong thiên hướng tính dục: “Bao nhiêu tình yêu của một đứa con dành cho mẹ vẫn được Điền dốc hết cho chị. Mười bảy tuổi, Điền yêu “chị đĩ” bằng tình yêu vô điều kiện. Điền có những ngày bối rối. Nó hay hỏi tôi, “người ta thương mẹ ra làm sao?” Mặt nó dãn ra, khi biết cây kẹp tóc, trái dừa tươi hay con cá thác lác… mà nó dành cho chị cũng giống hệt như người ta vẫn thường cho mẹ. Và niềm nhớ lúc đi xa, nỗi khao khát được nằm gần, được dụi mũi mình vào da thịt người đó… cũng tự nhiên như ý nghĩ bình thường nhất của những đứa con” [11;28-29]. Trong sự ghẻ lạnh của người cha và trước sự hi sinh gần như tuyệt đối của chị “đĩ” với gia đình, trong Điền nảy sinh tình cảm. Nhưng đó là kiểu tình yêu tuyệt vọng, tình yêu khiếm khuyết, là sự kiếm tìm hình ảnh người mẹ trong những người đàn bà khác của một đứa con luôn khao khát được yêu thương. Nhận định này sẽ được chúng tôi tiếp tục triển khai và bàn luận trong chương 2 của khóa luận. Nhìn chung, truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư đã và đang được bạn đọc, giới phê bình nghiên cứu quan tâm trên cả phương diện nội 8 dung lẫn nghệ thuật. Trong số đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới một số ý kiến bước đầu nhận định về những vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề phức cảm mẹ. Ở đề tài này, chúng tôi sẽ kế thừa những ý kiến, nhận định nêu trên và tập trung hơn vào vấn đề: Phức cảm trong Cánh đồng bất tận từ góc nhìn phê bình Phân tâm học. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phức cảm mẹ trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài gắn với những lí luận của C.G Jung về phức cảm và phức cảm mẹ, trong khuôn khổ của khóa luận vấn đề phức cảm mẹ sẽ được tìm hiểu sự ảnh hưởng ở hai đối tượng khác giới là: phức cảm mẹ ở người con trai (Điền), và phức cảm mẹ ở người con gái (Nương). Phạm vi nghiên cứu: Phức cảm mẹ trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận, in trong tập Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, năm 2016, nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài vận dụng và triển khai những vấn đề lí thuyết của Phân tâm học vào phân tích, lí giải truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư để thấy được quan niệm nghệ thuật của nhà văn về hiện thực và con người của nhà văn về hiện thực cuộc sống và con người, cùng với đó là những đổi mới trong nghệ thuật viết truyện ngắn của tác giả được thể hiện trong tác phẩm đã gây được một làn sóng mới trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trước hết, chúng tôi làm sáng tỏ một số vấn đề của Phân tâm học, đặc biệt là xác định nội hàm khái niệm và đặc điểm của phức cảm mẹ. Trên cơ sở của những dấu hiệu phức cảm mẹ nói chung, chúng tôi tiến hành khảo sát để chỉ ra những biểu hiện cụ thể của phức cảm mẹ trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận và chỉ ra ý nghĩa của chúng trong bức tranh đời sống cũng như thế giới tâm hồn con người. 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp phê bình Phân tâm học là chủ đạo. Phương pháp này trước hết được thực hiện thông qua tiến trình khảo sát văn bản để khám phá và xác định các yếu tố phức cảm ở trong tác phẩm thông qua nhân vật, ngôn ngữ, chi tiết, hình ảnh, biểu tượng nổi lên như những ám ảnh. Sau đó, chúng tôi tiến hành phân tâm nhân vật bằng cách xem mỗi nhân vật như một “ca bệnh” tâm lí thực sự và soi chiếu những yếu tố phức cảm trên phông nền của khoa học tâm lí, văn hóa truyền thống, vô thức cá nhân (personal unconscious) và vô thức tập thể (collective unconscious). Cùng với một số thao tác cơ bản của nghiên cứu văn học như thống kê, phân tích, tổng hợp, bình giảng, so sánh, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thi pháp học: Nội dung ý nghĩa tác phẩm được thể hiện thông qua các hình thức nghệ thuật mang nghĩa. Chúng tôi tiếp cận truyện ngắn Cánh đồng bất tận dựa trên các dấu hiệu hình thức độc đáo, từ đó khám phá ý nghĩa bên trong, tư tưởng tác phẩm ẩn bên trong mỗi hình thức. Phương pháp hệ thống – cấu trúc: Thế giới hình tượng trong tác phẩm cũng như hệ thống nhân vật trong tác phẩm là một chỉnh thể được cấu nên từ nhiều yếu tố khác nhau. Bởi vậy, lựa chọn phương pháp hệ thống cấu trúc, người viết mong muốn chỉ ra các phương diện đặc điểm nội dung cũng như thủ pháp nghệ thuật miêu tả mỗi nhân vật cũng như hệ thống nhân vật. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận đóng góp thêm một cách nhìn mới trong nghiên cứu khoa học, góc nhìn về phức cảm mẹ của con người. Đây là vấn đề còn khá mới mẻ và sơ khai trong lí luận và phê bình nghiên cứu. Qua việc khảo sát những biểu hiện cụ thể của phức cảm mẹ trong tác phẩm và lí giải chúng, kết hợp với kiến thức lí luận về tác phẩm văn học, đề tài góp phần bổ sung vào hệ thống nghiên cứu về phức cảm cũng như những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói riêng và phê bình Phân tâm học nói 10 chung. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận được triển khai trong hai chương: Chương 1: Phức cảm và phức cảm mẹ. Chương 2: Biểu hiện phức cảm mẹ trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. 11 Chƣơng 1: PHỨC CẢM VÀ PHỨC CẢM MẸ Sigmund Freud với vai trò là người đặt nền móng cho lí thuyết Phân tâm học đã chỉ ra cấu trúc bộ máy tâm lí con người gồm ba phần: vô thức – tiềm thức – ý thức, trong đó vô thức được xem là cốt lõi trong đời sống tinh thần con người sẽ lấn át cả cái tôi để chi phối toàn bộ ngôi nhà của tôi. Vô thức sẽ tác động tới toàn bộ hoạt động tâm lí cũng như hành động của con người, ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Trong tâm lí học Freud “cõi vô thức là tối thượng và mọi hoạt động ý thức chỉ có một yếu tố phụ thuộc. Nếu hiểu được cái thầm kín bí mật sâu xa trong cõi vô thức ắt chúng ta hiểu được bản chất nội tâm của con người. Freud tuyên bố rằng chúng ta thường suy nghĩ một cách vô thức và chỉ thỉnh thoảng suy tư của chúng ta mới có tính chất ý thức. Tâm linh vô thức là nguồn gốc chính, là nguồn gốc gây bệnh tâm thần” [6;9]. Nội dung của vô thức chính là sự xung động bản năng giữa những dục vọng tình cảm, vì không thể đi vào ý thức, bị dồn nén buộc phải thoát mình bằng những giấc mơ, sự lầm lạc, sai lạc… Vô thức nằm ở tầng sâu nhất trong tâm lí người, nơi ẩn chứa những bản năng, ham muốn, dục vọng. Con người ta luôn tỏ ra mình bằng ý thức nhưng suy cho cùng vô thức mới là phần quan trọng trong tâm lí người. Vô thức sẽ cho ta thấy chính mình. Sau Freud, một người học trò, một người bạn của ông là C.G. Jung đã tiếp thu và phát triển những lí luận của Freud về vô thức và khám phá ra nhiều điều thú vị. Jung đã phân chia vô thức thành hai nhóm: Vô thức cá nhân và vô thức tập thể (phi cá nhân). Khái niệm “vô thức cá nhân” của Jung có sự gặp gỡ với khái niệm “vô thức” của Freud trước đó. Còn “vô thức tập thể vốn không thuộc về ý thức, cũng không phải là phạm vi cá nhân, không phải là những cái đạt được bởi cá nhân. Tuy thế tâm thần của mỗi người dường như có nhiều đặc điểm không thể phân biệt được với tâm thần của người khác bởi vì mọi tâm thần đều có một cơ sở hoặc nền tảng chung” [2;74]. Đây được xem là khám phá nổi 12 bật nhất của Jung về vô thức mà trong đó lí thuyết về phức cảm/mặc cảm lại được coi là đóng góp ban đầu quan trọng nhất của Jung đối với việc hiểu biết về vô thức và cấu trúc của nó. 1.1. Phức cảm 1.1.1. Khái niệm J.P.Charrier cho rằng: “Trong thực tế, sự dồn ép và sự kháng cự mà người ta có thể gọi là những lực lượng kiểm duyệt là nguồn gốc của những mặc cảm” [3;61]. Theo nhận xét này thì mặc cảm được hình thành từ những tư tưởng khuynh hướng vô thức của chúng ta, những khuynh hướng này không bao giờ thỏa mãn được vì bị dồn ép thường xuyên trong một bầu không khí tội lỗi. Sau cùng, chúng tạo nên sự xung khắc – một cuộc nội loạn giữa bản ngã và vô thức. Với cách lí giải này, Charrier đã chỉ ra được căn nguyên sự xuất hiện các phức cảm, tuy nhiên ông chưa lí giải được sự tác động của các phức cảm cũng như hoạt động của nó trong cấu trúc bộ máy tâm lí con người – đây mới là vấn đề quan trọng, cốt lõi mà ta cần phải quan tâm, kiến giải đối với một phức cảm cụ thể. Phức cảm (Complex) (mặc cảm theo cách lí giải của Sigmund Freud) là: “Chùm ý nghĩ có âm vang xúc cảm mạnh mẽ; quá trình nhờ đó mà một mặc cảm được vùi vào phần vô thức của tinh thần gọi là sự dồn nén. Toàn bộ chùm ý nghĩ trong tinh thần một cá nhân con người liên kết với những tình cảm mạnh mẽ, có thể được gọi một cách thích đáng là một mặc cảm; thật ra, đó rất thường khi là những kí ức về một kinh nghiệm hiện thực hoặc tưởng tượng, có kèm theo những kết luận của chủ thể về những kí ức và những tình cảm mạnh mẽ do những kí ức ấy gây ra. Chúng có thể có lợi hay có hại do sự thích nghi về xúc cảm của chủ thể đó, và nếu gặp dịp có thể lại trồi lên một phần hay toàn bộ trong những khu vực tiền ý thức của tinh thần; tuy rằng mục đích của sự dồn nén là ngăn cản sự tái trồi lên ấy” [4;147-148]. Vốn coi tính dục là cái lõi đầy bản năng của vô thức, Freud quy mọi hoạt động của con người đều xuất phát từ bản năng tính dục, con người luôn có những ham muốn và đồng thời có những phức cảm đặc biệt. Bản năng tính dục với những ham muốn cần được thỏa mãn vốn bị dồn 13 nén kéo dài dẫn đến những phức cảm (complex – còn được dịch là mặc cảm). Đó là sự dồn nén của những cảm xúc lẫn lộn giữa những ham muốn, tranh giành, đố kị. Và khi có một sự tác động nào đó kích thích thì những chùm ý nghĩ, liên tưởng vốn bộ phong kín này lại trồi lên với vẹn nguyên những đặc tính ban đầu. Trong Thăm dò tiềm thức, Jung khẳng định Freud đã khám phá ra cái mà các nhà tâm lí học gọi là “mặc cảm” nghĩa là những chuyện tâm tình đã bị dồn nén, chúng có thể gây ra những xao động thường xuyên trong đời sống tâm thần, có thể gây ra những triệu chứng suy nhược thần kinh. Đồng thời ông cũng chỉ ra “những mặc cảm thường có là những nhược điểm của linh hồn (psyché) phản ứng rất nhạy vì một kích thích, một sự rối loạn” [10;14]. Con người thường có cảm giác sợ hãi, lo lắng về bản thân tạo ra mặc cảm… Đó có thể là sự không trọn vẹn về thể xác cũng có thể sự tổn thương về tinh thần xuất phát từ hoàn cảnh sống nhất định. Bản thân con người luôn hướng tới sự cầu toàn và trọn vẹn đến hoàn hảo, ít ai có thể chấp nhận sự thiếu hụt, mất mát… Xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhưng đặc điểm chung của trạng thái tinh thần này là khiến cho con người rơi vào tình trạng bất ổn không yên. Cảm giác này do hiện thực, do đạo đức hay do ám ảnh về thần kinh… gây ra các phức cảm khác nhau. Chính hoàn cảnh đẩy con người vào ám ảnh, sợ hãi, thậm chí dồn nén đến mức có thể phản kháng. Trên thực tế con người thường có tâm lí tự ti vì mấy ai bằng lòng với chính mình, nỗi ám ảnh ấy trở thành sự dằn vặt và có khi đày đọa cả người xung quanh, họ thường nhìn thấy hạnh phúc của người khác và cảm nhận bất hạnh của chính mình. Đó chính là căn nguyên của nỗi khổ và phức cảm. Từ những lí luận nêu trên, chúng tôi đi đến cách hiểu một cách khái lược như sau: Phức cảm là cảm giác có nội dung tự trị mang sắc thái cảm xúc của vô thức cá nhân, thường hình thành qua tổn thương hay sang chấn tâm thần, là toàn thể những ham muốn phát xuất từ những thúc đẩy bị dồn ép, những xúc cảm đau đớn gắn liền với những ham muốn không được thỏa mãn này, những hình ảnh gắn liền với những xúc cảm. Nó là toàn thể những thái độ mâu thuẫn và vô thức, nhưng làm nên một hệ thống tư tưởng, hay nói đúng hơn một cơ cấu 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất