Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa tron...

Tài liệu Phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa trong giai đoạn hiện nay

.PDF
47
35
107

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH NGUYỄN THỊ THÙY LINH PHÒNG CHỐNG ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh HÀ NỘI - 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH NGUYỄN THỊ THÙY LINH PHÒNG CHỐNG ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh Người hướng dẫn khoa học ĐẠI TÁ ĐÀO VĂN CHUNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Đào Văn Chung - Đại tá, PGĐ. Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ tôi trưởng thành trong suốt thời gian học tập tại trung tâm, đã tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian học tập và quá trình thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi. Những kết quả thu được hoàn toàn chân thực và chưa có đề tài nào nghiên cứu. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 4 1.1. Các khái niệm ............................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm về văn hóa.............................................................................. 4 1.1.2. Khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc .................................................... 5 1.2. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 1.2.1. Một số quan điểm về văn hóa ................................................................. 5 1.2.2. Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội .............................................. 9 1.2.3. Vai trò của văn hóa trong bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam hiện nay 10 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11 1.3.1. Truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc ta ........................................ 11 1.3.2. Âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa ................................................................................................................... 12 1.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 21 Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............................................................ 22 2.1. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. ...................................................................................... 22 2.1.1. Trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, thông tin truyền thông, văn hóa văn nghệ. ................................................................................................................ 22 2.1.2. Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo ......................................................... 28 2.2. Nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân.............................................. 29 2.2.1. Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục ................................................ 30 2.2.2. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc .................................................................................................................... 31 2.2.3. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ ......................... 33 2.3. Nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ................ 34 2.4. Xây dựng môi trường văn hóa, đời sống mới trong xã hội...................... 35 2.5. Xây dựng điển hình, nhân điển hình tiên tiến .......................................... 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 38 KẾT LUẬN ................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT KÝ HIỆU VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CNXH Chủ nghĩa xã hội 2 CNH- HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa 3 DBHB Diễn biến hòa bình 4 XHCN Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá ta toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…và không loại trừ lĩnh vực nào. Khi có điều kiện và thời cơ, chúng kết hợp cả “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ với biện pháp vũ trang, tiến hành chiến tranh xâm lược. Trong tất cả lĩnh vực đó thì tư tưởng - văn hóa là một lĩnh vực mà chúng đặc biệt chú ý tìm mọi âm mưu, thủ đoạn hết sức nham hiểm để phá hoại, coi đây là mũi nhọn đột phá, thọc sâu, vừa dùng các lực lượng và phương tiện từ bên ngoài, vừa tận dụng phát triển các lực lượng và phương tiện ở bên trong để chống phá ta một cách quyết liệt, từng bước làm cho ta giảm sút niềm tin, thiếu sự tin tưởng vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng rất coi trọng các phương tiện truyền thông như tài liệu, sách báo, truyền đơn, băng hình, băng nhạc,... có nội dung phản động, đồi trụy vào Việt Nam; viết nhiều bài xuyên tạc, bôi nhọ tình hình Việt Nam. Hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch thông qua “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa đối với nước ta trong những năm vừa qua được thể hiện qua các thủ đoạn và nội dung chủ yếu như xuyên tạc, bôi nhọ, đả kích bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là truyền thống văn hóa, văn nghệ cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa, những giá trị tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa. Truyền bá văn hóa, lối sống tư sản phương Tây vào nước ta, lối sống thực dụng, vụ lợi cá nhân, sùng bái đồng tiền, dâm ô, trụy lạc phi nhân tính... để kích thích sự phục hồi, phát triển lối sống mê tín dị đoan, tôn thờ chủ nghĩa hữu thần; tìm hiểu, móc nối, mua chuộc, lôi kéo, kích động trí thức, văn nghệ sĩ có tư tưởng bất mãn, thù địch, cơ hội, hữu khuynh cực đoan, sa đọa về phẩm chất đạo đức... thiếu sự tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó chúng tìm cách thao túng, lũng đoạn, chi phối các cơ quan, tổ chức văn hóa, văn nghệ làm cho văn hóa, văn nghệ đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. 1 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài khóa luận. Với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đấu tranh phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa ở nước ta. Tìm ra những biện pháp phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu, khái quát, hệ thống các cơ sở lí luận và thực tiễn của văn hóa. Chỉ ra những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa Đề xuất các biện pháp phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng nghiên cứu Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa trong giai đoạn hiện nay. 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu Giáo trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Văn kiện Đại hội Đảng IX, XII. Âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa và các biện pháp phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay. 2 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp lịch sử - logic, phương pháp nghiên cứu lý luận. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn, biện pháp phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa trong giai đoạn hiện nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Phát triển và vận dụng các biện pháp phòng chống những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay. Nếu đề tài được bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên khóa sau. 8. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Một số biện pháp phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa trong giai đoạn hiện nay. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm về văn hóa Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng lớn, phong phú và đa dạng, liên quan đến mọi mặt của đời sống vật chất tinh thần của con người, vì thế có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống... Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Còn theo UNESCO thì “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội mà nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Như vậy, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. 4 Văn hóa gắn bó với dân tộc, là bộ gen của dân tộc. Có dân tộc là có văn hóa, mất văn hóa là mất dân tộc. Văn hóa là sức sống bên trong của dân tộc. Văn hóa của dân tộc nào cũng có kiểu tồn tại và biểu hiện một bản sắc riêng, một tính chất nội sinh độc đáo của mình. Càng phát triển bản sắc dân tộc của văn hóa càng rõ nét và đa dạng. 1.1.2. Khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ đưa ra khái niệm bản sắc là màu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính. Bản sắc văn hóa dân tộc là những biểu hiện giá trị của dân tộc, là cái hồn của dân tộc được biểu hiện trong văn hóa chi phối và chỉ đạo văn hóa. Đó là hệ thống những yếu tố độc đáo, đặc sắc của nền văn hóa, biểu hiện “đặc tính”, “cốt cách” dân tộc. Bản sắc này tạo nên sức mạnh duy trì và phát triển cộng đồng với tư cách là một dân tộc. Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng nêu rõ: “Bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong hình thức biểu hiện, mang tính dân tộc độc đáo”. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Một số quan điểm về văn hóa * Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin Văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người. Văn hóa là cái phản ánh tính đặc thù của hoạt động con người và sự tồn tại, vận động, phát triển cùng với tính đặc thù như vậy của con người trong thế giới. 5 Chủ thể sáng tạo văn hóa là con người. Con người sử dụng văn hóa đó để phát triển năng lực của mình trong quá trình cải tạo và biến đổi tự nhiên, đồng thời cải tạo chính bản thân mình. Văn hóa là cái thể hiện sự giải phóng và tự giải phóng con người khỏi sự ràng buộc, thống trị với một sức mạnh bí ẩn của thế giới tự nhiên và thế giới thần thánh mà con người tưởng tượng ra do sự bất lực của mình trước giới tự nhiên đầy bí ẩn. Thế giới văn hóa là thế giới con người, do con người tạo ra cho chính mình - thế giới mà trong đó “con người nhân đôi mình không chỉ về mặt trí tuệ như xảy ra trong ý thức nữa, mà còn nhân đôi mình một cách hiện thực, một cách tích cực”, để rồi “ngắm nhìn bản thân mình trong thế giới do mình sáng tạo ra”. Văn hóa là cái thể hiện sức mạnh xã hội của hoạt động lao động sản xuất của con người. Hoạt động lao động sản xuất tạo ra toàn bộ sự phong phú, đa dạng cho tồn tại của con người, hình thành mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên xung quanh và quan hệ của con người với con người trong cộng đồng xã hội - chính là cội nguồn của văn hóa. Song, nội dung của văn hóa không chỉ thể hiện ở đó, mà còn thể hiện ở sự phát triển của bản thân con người, ở sự phát triển và hoàn thiện của con người cả về thể xác lẫn tâm hồn, cả về đạo đức lẫn năng lực trí tuệ và trình độ thẩm mỹ. Văn hóa là lĩnh vực hoạt động mà nhờ đó, con người sản xuất và tái sản xuất ra bản thân mình với tư cách là một thực thể xã hội. Đó là hoạt động của con người nhằm tạo ra một hệ thống giá trị mang tính định hướng cho sự phát triển ý thức con người và cho lối ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội. * Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Về văn hóa giáo dục, Người phê phán nền giáo dục phong kiến là nền giáo dục kinh viện xa rời thực tiễn, coi kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. Giáo dục phong kiến hướng tới kẻ sỹ, người quân tử, bậc trượng phu, phụ nữ bị tước quyền học hành. Trong nền giáo dục thực dân, không mở mang trí tuệ, thực hiện ngu dân. Đó là nền văn hoá đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Nền giáo dục của nước Việt Nam sau khi được độc lập là 6 nền giáo dục mới. Nền giáo dục đó sẽ “... làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở Việt Nam, Người đã đưa ra hệ thống quan điểm định hướng cho nền Giáo dục Việt Nam: Giáo dục toàn diện; Giáo dục tiên tiến; Giáo dục toàn dân; Giáo dục nhằm đào tạo con người mới XHCN. Về văn hóa văn nghệ thì văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng. Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống của nhân dân, văn nghệ vừa phải phản ánh thực tiễn ấy, vừa hướng cho nhân dân thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn ấy theo quy luật của cái đẹp. Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước, của dân tộc. Người nói: “Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích”. “Cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi. Cũng như vào vườn hoa, cần cho mọi người thấy nhiều loại hoa đẹp”. Về văn hóa đời sống, thực chất là đời sống mới. Xây dựng đời sống mới là một quan điểm độc đáo của Hồ Chí Minh về văn hoá. Đời sống mới bao gồm cả đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Theo Hồ Chí Minh, thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Người đã nhiều lần khẳng định: “Nếu không giữ được Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”, “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”. Lối sống mới là lối sống có lý tưởng có đạo đức, văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu: phải “sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”. Nếp sống mới phải kế thừa những truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục lâu đời của nhân dân ta. Cái gì cũ mà xấu thì bỏ. Cái gì cũ mà không xấu thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm. 7 * Quan điểm của Đảng ta về văn hóa Hội nghị Trung ương 10 chỉ rõ cần tiếp tục thực hiện đầy đủ 5 quan điểm chỉ đạo đã được Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII đề ra và thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn. Năm quan điểm đó là: Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Năm là, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. Đảng ta đã xác định văn hóa là một mặt trận quan trọng, đó là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta cần phải phát huy khối đại đoàn kết toàn dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng để xây dựng, giữ gìn và chống lại sự xâm nhập về văn hóa của các thế lực thù địch. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, với tư duy đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, Đảng đã chủ trương đổi mới tư duy trên lĩnh vực văn hóa. Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 05 về văn hóa - văn nghệ trong cơ chế thị trường và những chỉ thị quan trọng về đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình văn học - nghệ thuật, công tác quản lý văn học - nghệ thuật và một số nhiệm vụ văn hóa - văn nghệ. Trong quá trình hội nhập và phát triển, bên cạnh những cơ hội thuận lợi, Đảng ta đã ý thức về tính chất nguy hiểm trước vấn nạn của “luồng văn hóa độc hại” xâm nhập vào nước ta từ nhiều con đường khác nhau, kịp thời ban hành Nghị quyết 23 - NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và Chỉ thị số 46 - CT/TW của Ban Bí Thư 8 Trung ương Đảng, định hướng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân quyết tâm giữ gìn, bảo vệ “bản sắc văn hoá” trong thời kỳ hội nhập quốc tế; yêu cầu các Cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể và đội ngũ đảng viên, cán bộ chung tay góp sức, kiên quyết ngăn ngừa, phòng, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống và đạo đức xã hội. 1.2.2. Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội Trong đời sống hiện nay, văn hóa có vai trò quan trọng đặc biệt và càng quan trọng hơn nữa trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam ta. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa có những vai trò sau: Văn hóa bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người. Vấn đề chú yếu nhất trong đời sống tinh thần của con người là tư tưởng và tình cảm. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể cao đẹp hoặc thấp hèn. Vì thế cho nên văn hóa có chức năng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm đúng đắn và cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm và thấp hèn có trong tư tưởng và tình cảm của mỗi người. Đặc biệt phải quan tâm, bồi dưỡng nâng cao những tư tưởng tình cảm lớn có ý nghĩa chi phối đến tinh thần của mỗi con người và của cả dân tộc. Văn hóa nâng cao dân trí. Văn hóa và dân trí luôn song hành cùng nhau. Nói đến văn hóa là phải nói đến dân trí, đó là trình độ hiểu biết của mỗi người dân. Trình độ ban đầu từ biết đọc, biết viết rồi cao dần lên là sự hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, lịch sử, xã hội rồi ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật trong đời sống. Đất nước càng phát triển thì đòi hỏi dân trí ngày càng phải nâng cao hơn nữa và không giới hạn. Văn hóa bồi dưỡng nhưng phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, tiên tiến, luôn hướng tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Những phẩm chất tốt đẹp tạo nên giá trị của con người. Văn hóa giúp con người ta bồi đắp, hun đúc những tư tưởng, tình cảm lớn thành những phẩm chất tốt đẹp. Đó là những phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ. Phẩm chất thường được biểu hiện qua phong cách, sự gắn bó với nhau. Con người phải có phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh thì mới thúc đẩy sự nghiệp cách mạng đi lên. Văn hóa giúp con người phân 9 biệt được tốt xấu, lạc hậu và tiên tiến từ đó hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ. Bên cạnh những vai trò đặc biệt ấy, văn hóa còn luôn hiện hữu trong mọi lĩnh vực, hoạt động của đời sống xã hội. Chính vì vậy, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách tác động, làm phai mờ dần bản sắc văn hóa dân tộc để từng bước hoàn thành mục tiêu của chiến lược “DBHB”. Do đó, chúng ta cần phải biết phát huy tối đa sức mạnh của văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho các nhân tố văn hóa ngày càng gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào mọi lĩnh vực, phương diện của đời sống xã hội. 1.2.3. Vai trò của văn hóa trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay Văn hóa được hình thành, tích lũy và phát triển từ ngàn đời, hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh, trí tuệ, tư tưởng và nghệ thuật quân sự độc đáo của người Việt Nam. Nó trực tiếp tác động đến nhận thức, tình cảm, ý chí, chuyển hóa thành hành động thực tiễn, tạo ra sức mạnh vật chất, tinh thần to lớn trong sự nghiệp bảo vệ non sông, bờ cõi và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Văn hóa có vai trò hết sức to lớn đối với sức sống của một dân tộc, nó tác động trực tiếp đến tư tưởng, chính trị, tình cảm của con người. Văn hóa thực sự là một lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh thần, góp phần củng cố sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc. Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức đẩy mạnh chiến lược “DBHB” nhằm mục đích xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Muốn xây dựng trận địa tư tưởng vững vàng cho mọi người thì phải hết sức chú trọng xây dựng mặt trận văn hóa vững chắc cho mọi tầng lớp nhân dân. Ở đại hội X, Đảng đã khẳng định phòng, chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đảng ta luôn phát huy giá trị truyền thống, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mà ở đó văn hóa thẩm thấu vào tất cả các yếu tố, làm nên bản sắc, cốt cách riêng của người Việt Nam, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 10 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc ta Văn hóa Việt Nam là thành quả của hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là thành quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện. Văn hóa Việt Nam là một dòng chảy liên tục, không đứt đoạn và có sức mạnh nội sinh tiềm ẩn. Ngay từ buổi đầu dựng nước, văn hóa nước ta đã mang những dấu ấn đặc sắc và khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc đó là giá trị mang đậm tinh thần nhân bản, đề cao vị thế của con người, thương yêu quý trọng con người. Tinh thần yêu nước là đạo đức cao quý của người Việt là điểm sáng trên bảng giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Thời kì Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thi hành chính sách cai trị tàn bạo về văn hóa với chủ trương “diệt tôn văn hóa”, “hán hóa”. Nhưng với tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, ý chí độc lập tự cường, văn hóa nước ta không hề bị đồng hóa mà còn lớn mạnh và phong phú, đa dạng hơn nhờ hội nhập văn hóa ngoại sinh. Điều này khẳng định bản lĩnh và sức sống bất diệt của văn hóa Việt Nam. Đến thời kì Đại Việt và thời kì thực dân phương Tây thống trị, trải qua những biến động lịch sử dữ dội đầy bão táp người dân Việt Nam trỗi dậy đó là lòng yêu nước của mình, văn hóa Việt trỗi dậy chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của nó. Đất nước ta hoàn toàn độc lập, văn hóa Việt Nam được tiếp nhận một luồng sinh khí mới bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác-Lênin đỉnh cao văn hóa nhân loại. Năm 1943, Đảng đưa ra Đề cương văn hóa Việt Nam với ba tiêu thức lớn: khoa học - dân tộc - đại chúng. Đại hội VII, Nghị quyết lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VII (1993) đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần đời sống xã hội, thể hiện tầm cao, chiều sâu và trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, vỡi xã hội và thiên nhiên. Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là động lực và mục tiêu của sự phát triển, là linh hồn, sức sống của dân tộc. Tháng 7 năm 1998, Hội nghị Trung ương 5 khóa VII ra Nghị quyết về vấn đề văn hóa và chỉ ra phương hướng: “Xây dựng và phát triển 11 nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”. Cho đến nay nền văn hóa của chúng ta phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu to lớn và khẳng định được những giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc ta trước những đổi thay của thế giới. 1.3.2. Âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa Hiện nay, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh “DBHB” chống phá ta toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Song, trọng tâm, then chốt vẫn là phá hoại về chính trị - tư tưởng, trong đó lấy phá hoại về văn hoá là khâu đột phá. Để thực hiện điều này, chúng đã và đang tổ chức phối hợp lực lượng phản động trong nước tập trung xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; kêu gọi và kích động đòi “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”, đòi “tự do hoá về chính trị” theo hướng dân chủ tư sản; núp dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để truyền bá tư tưởng tư sản và các quan điểm “xã hội dân chủ” ở Việt Nam. Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, chống tham nhũng và những sơ hở, yếu kém của một bộ phận tổ chức, cán bộ trong quản lý kinh tế, xã hội để kích động, chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Trắng trợn hơn, chúng còn nuôi dưỡng, bảo trợ, tiếp tay cho bọn phản động đội lốt tôn giáo, bọn ngụy quân, ngụy quyền trước đây không chịu cải tạo, cũng như những hoạt động của bọn cơ hội chính trị cấu kết với các thế lực phản động bên ngoài đẩy mạnh các hoạt động chống phá, kích động bạo loạn, lật đổ, nhằm gây bất ổn về chính trị, tạo cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Phạm vi can dự, can thiệp của chúng để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” bao gồm tất cả các lĩnh vực. Thông qua thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư với Việt Nam, các thế lực thù địch thực hiện chính sách hai mặt đối với Việt Nam: vừa hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực, vừa tăng cường các hoạt động chỉ trích Việt Nam, vu khống Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, tự 12 do ngôn luận, báo chí, tìm cách can thiệp gây sức ép đòi Việt Nam phải cải cách chính trị, thúc đẩy dân chủ, hỗ trợ cho các đối tượng chống đối bằng cách tiếp xúc, kích động đa nguyên, đa đảng. Các thế lực thù địch tìm cách hạ thấp nền giáo dục Việt Nam, lợi dụng những bất cập của nền giáo dục Việt Nam để đưa ra những nhận định, đánh giá xuyên tạc về tình hình giáo dục ở Việt Nam; tuyên truyền, quảng bá, khuếch trương một số nền giáo dục của phương Tây, lôi kéo, mua chuộc học sinh sinh viên tác động làm chuyển hóa tư tưởng và đưa lối sống theo kiểu phương Tây vào giới trẻ. Vừa qua, các thế lực thù địch đã sử dụng công cụ truyền trông của một số nước, phương tiện truyền thông của bọn phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài và lợi dụng hệ thống truyền thông của Việt Nam để tạo dư luận nhằm kích động tư tưởng “tự do” theo tiêu chí của phương Tây. Các thế lực thù địch đã chi hàng triệu đô la cho các đài phát thanh và các tổ chức phi chính phủ thực hiện âm mưu, đẩy nhanh “tiến trình dân chủ” tại Việt Nam. Chúng triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài với 63 đài phát thanh truyền hình có chương trình Việt ngữ, 88 nhà xuất bản, hơn 400 báo, tạp chí và các trang web điện tử, đặc biệt là chúng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trên mạng internet với các trang mạng xã hội để đăng tải, tán phát hàng triệu bài viết với nội dung phê phán, phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền, xuyên tạc tình hình nội bộ Đảng, đời tư các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước; xuyên tạc tình hình kinh tế xã hội, phủ nhận thành tựu của sự nghiệp đổi mới, cường điệu hóa yếu kém, khuyết điểm của nền kinh tế - xã hội. Hiện nay các thế lực thù địch đang lợi dụng những vấn đề phức tạp như tệ tham nhũng, biểu tình, đình công, khiếu kiện để kích động, chia rẽ sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ nhân dân và trong Đảng Cộng sản Việt Nam, hạ thấp vai trò lãnh đạo và làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Bằng mọi cách, các thế lực thù địch đã và đang hỗ trợ các tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài như: “Đảng Việt tân”, “Đảng Dân chủ nhân dân Vệt Nam”, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” để moi tin, tìm hiểu tình 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất