Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển vốn từ cho trẻ 3 4 tuổi thông qua các clip quảng cáo...

Tài liệu Phát triển vốn từ cho trẻ 3 4 tuổi thông qua các clip quảng cáo

.PDF
67
165
143

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ====== TRẦN THỊ THU NGA PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA CÁC CLIP QUẢNG CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục mầm non Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. ĐỖ THỊ THU HƢƠNG HÀ NỘI – 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2, các thầy cô khoa giáo dục mầm non và các thầy cô trong tổ bộ môn phát triển ngôn ngữ đã giúp em trong quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo – T.S Đỗ Thị Thu Hƣơng - Ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và giúp em hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 09 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Trần Thị Thu Nga LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự hƣớng dẫn tận tình của cô giáo T.S Đỗ Thị Thu Hƣơng. Đề tài chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Hà Nội ngày 09 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Trần Thị Thu Nga MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 4 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4 PHẦN II: NỘI DUNG ...................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 6 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 6 1.1.1.Cơ sở giáo dục học ................................................................................... 6 1.1.2. Cơ sở sinh lí học...................................................................................... 8 1.1.3. Cơ sở giáo dục học ................................................................................ 10 1.2. Cơ sở ngôn ngữ học ................................................................................. 12 1.2.1. Khái niệm từ .......................................................................................... 12 1.2.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo bé.................................................... 12 1.2.2. Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo ........................................ 19 1.2.3. Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé................................... 23 1.2.4. Vai trò của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé ......................... 25 1.3. Một số vấn đề về các clip quảng cáo truyền hình .................................... 28 1.3.1. Khái niệm quảng cáo............................................................................. 28 1.3.2. Vai trò của các clip quảng cáo .............................................................. 29 1.4. Thực trạng sử dụng các clip quảng cáo truyền hình ở trƣờng mầm non Ngô Quyền ...................................................................................................... 31 2.2 Thực trạng về việc sử dụng các clip quảng cáo truyền hình vào các tiết học ở trƣờng mầm non. ................................................................................... 33 2.3. Thực trạng về khả năng phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé ở trƣờng mầm non Ngô Quyền thông qua các clip quảng cáo truyền hình. .................. 36 2.4. Tiềm năng phát triển của việc sử dụng các clip quảng cáo truyền hình vào trong các hoạt động để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé trong trƣờng mầm non Ngô Quyền. ..................................................................................... 38 CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ THÔNG QUA CÁC CLIP QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH................... 40 2.1. Nguyên tắc đề ra biện pháp ...................................................................... 40 2.1.1. Lựa chọn biện pháp phù hợp với khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ theo độ tuổi ...................................................................................................... 40 2.1.2. Lựa chọn các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ theo các chủ điểm ... 40 2.1.3. Lựa chọn các biện pháp cần căn cứ vào mục tiêu phát triển vốn từ cho trẻ ..................................................................................................................... 41 2.1.4. Lựa chọn biện pháp phải dựa vào hình thức tổ chức hoạt động ........... 41 2.2. Yêu cầu đối với các clip quảng cáo ......................................................... 41 2.2.1. Các clip quảng cáo phù hợp với lứa tuổi .............................................. 41 2.2.2. Nội dung các clip quảng cáo sử dụng trong trƣờng mầm non phải lành mạnh trong sáng .............................................................................................. 42 2.2.3. Các clip quảng cáo phải phù hợp với thuần phong, mĩ tục................... 42 2.2.4. Các clip quảng cáo phải mang tính thẩm mĩ ......................................... 42 2.3. Hệ thống các biện pháp ............................................................................ 42 2.3.1. Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé theo nội dung các clip quảng cáo ......................................................................................................................... 43 2.3.2. Tích hợp các clip quảng cáo vào trong các phần của tiết học............... 45 2.3.3. Phát triển vốn từ cho trẻ bằng cách tổ chức trò chơi qua các clip quảng cáo ................................................................................................................... 47 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM .................................... 49 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 59 1. Kết luận ....................................................................................................... 59 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” Trẻ em là mầm non tƣơng lai của đất nƣớc, là viễn cảnh tƣơi đẹp của xã hội. Thế hệ mầm non có đƣợc chăm sóc giáo dục ngay từ đầu mới tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đất nƣớc. Ngày nay trình độ khoa học phát triển ngày càng cao cùng với sự bùng nổ thông tin đòi hỏi con ngƣời phải có những phẩm chất, nhân cách phù hợp. Đặc biệt là tính tích cực nhận thức để cải tạo thế giới, cải tạo chính mình. Đây là bậc học quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và cho trẻ bƣớc vào trƣờng phổ thông. Một trong những nhệm vụ đặc biệt quan trọng của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là phát triển vốn từ. Trong ngôn ngữ từ là đơn vị trung tâm, là vật liệu trực tiếp để tạo ý, tạo câu. Để trẻ có thể giao tiếp với những ngƣời xung quanh, bộc lộ những suy nghĩ, cảm nghĩ của mình một cách hiệu quả nhất thì trẻ cần phải có một vốn từ phong phú. Tuy nhiên hiện nay cho thấy việc dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cụ thể là trẻ mẫu giáo bé còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Về cơ bản lứa tuổi 3-4 tuổi trẻ mới bắt đầu làm quen với ngôn ngữ, có nhiều trẻ còn nói ngọng, nói sai cấu trúc… Bên cạnh đó thì đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non nói chung và đặc điểm của trẻ 3-4 tuổi nói riêng là dễ nhớ mau quên, sự tập trung chú ý không cao. Trong khi nhiều giáo viên khi tổ chức dạy học còn mang tính dập khuôn, thiếu sự linh hoạt sáng tạo, không phát huy đƣợc tính chủ động sáng tạo của trẻ, làm cho giờ học trở nên nhàm chán, trẻ tiếp thu kiến thức một cách thụ động dẫn đến hiệu quả giảng dạy không cao. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì trẻ e cũng đƣợc tiếp xúc với công nghệ thông từ rất Sớm qua các thiếu bị điện tử nhƣ tivi, máy tính, điện thoại…Vậy chúng ta đặt ra câu hỏi “Có nên cho trẻ 1 em mầm non xem các clip quảng cáo không”. Chúng ta không thể phủ nhận những mặt tiêu cực của công nghệ thông tin cũng nhƣ quảng cáo truyền hình đối với trẻ mầm non. Mặt khác các clip quảng cáo có sức lôi kéo đối với trẻ em mầm non đặc biệt là trẻ em 3-4 tuổi. Những âm thanh vui tƣơi, hình ảnh sống động khiến trẻ không thể rời mắt. Các clip quảng cáo nếu đƣợc khai thác một cách hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển về nhận thức đặc biệt là ngôn ngữ. Giup trẻ phát triển về mặt vốn từ, hành vi văn hóa, ứng xử-giao tiếp…Các từ ngữ trong các clip quảng cáo mà trẻ xem trẻ sẽ nắm bắt và nhớ rất nhanh vì quảng cáo chủ yếu tác động trực tiếp vào thị giác và thính giác của trẻ. Để phát triển vốn từ cho trẻ mầm non, chúng ta có thể sử dụng các clip quảng cáo vào trong cuộc sống sinh hoạt và học tập của trẻ nhƣ một phƣơng pháp để phát triển vốn từ cho trẻ Chính vì những lý do trên, chúng tôi hiểu rõ nhiệm vụ cơ bản của việc phát triển vốn từ cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé, cũng nhƣ vai trò của clip quảng cáo trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé và mạnh dạn nghiên cứu đề tài “phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua các clip quảng cáo ” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi nghĩ rằng đây là một đề tài hấp dẫn và thiết thực đối với hoạt động dạy và học ở bậc học mầm non, cũng nhƣ đối với ngƣời quan tâm tới trẻ em và nghành giáo dục mầm non. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trẻ em luôn dành đƣợc nhiều sự quan tâm của gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Những vấn đề về trẻ em đƣợc các nhà nghiên cứu khoa học hết sức quan tâm. Riêng về phát triển ngôn ngữ và phát triển vốn từ cho trẻ đến nay đã có nhiều nghiên cứu khoa học với những công trình nghiên cứu đƣợc xã hội ghi nhận. 2 Trong cuốn [3], tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã nói về phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bé rất chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể. Trên cơ sở những đánh giá chung về đặc điểm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này. Dựa trên mối quan hệ của bộ môn ngôn ngữ học và những bộ môn khác, tác giả đã đƣa ra một số phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Trong đó bao gồm các vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ. Ngoài ra, ông cũng đƣa ra các cách sửa lỗi phát âm và một số trò chơi nhằm phát triển nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo. Tiếp sau đó là cuốn [5] , các tác giả Hoàng Thị Oanh – Phạm Thị Việt – Nguyễn Kim Đức đã nói lên tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ và nêu sơ lƣợc nội dung, phƣơng pháp để luyện phát âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Tác giả Đinh Hồng Thái trong cuốn [4], cũng chú trọng đến dạy nói cho trẻ, phát triển ngôn ngữ thông qua các thành phần ngữ pháp Tiếng Việt đó là giáo dục chuẩn mực ngữ âm Tiếng Việt, hình thành và phát triển vốn từ, dạy trẻ các mẫu câu Tiếng Việt, phát triển lời nói mạch lạc, phát triển vốn từ nghệ thuật cho trẻ qua các tác phẩm văn học. Và cuốn [6], của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cũng trình bày sự phát triển vốn từ ở từng giai đoạn, lứa tuổi. Bài viết [9], cũng đã đề cập tới vốn từ của trẻ về mặt số lƣợng cũng nhƣ cơ cấu từ loại. Trong [10], có rất nhiều bài viết về cách thức tổ chức, quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên và cán bộ quản lý nghành mầm non trong đó có khá nhiều bài viết về vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Trong tạp chí “Giáo dục mầm non” tác giả Đinh Thị Uyên có bài dịch tìm 3 hiểu về chƣơng trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn Quốc. Đây là một góc nhìn mở cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Cũng nhƣ tạp chí Giáo dục mầm non có bài “một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non”, của tiến sĩ Bùi Kim Tuyến ( Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam” đã đề cập tới việc tạo thói quen nói đúng ngữ pháp cho trẻ thông qua việc giao tiếp với trẻ bằng những câu hỏi gợi mở Nhƣ vậy, các tác giả đã nghiên cứu rất sâu sắc vốn từ vựng của trẻ mầm non và nêu lên những quan điểm của mình trong đó. Song chƣa có tác giả nào đi sâu và tìm hiểu vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua chƣơng trình quảng cáo truyền hình. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này, tôi mạnh dạn chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài “ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua chƣơng trình quảng cáo truyền hình. 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm xây dựng một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo bé 5. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ khóa luận, chúng tôi chỉ xin nghiên cứu các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua các clip quảng cáo 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận đề tài Đề xuất các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua chƣơng trình quảng cáo truyền hình. Giáo án thực nghiệm 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận 4 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp Phƣơng pháp thống kê Phƣơng pháp thực nghiệm 5 PHẦN II: NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1.Cơ sở giáo dục học Giai đoạn trẻ từ 3-4 tuổi là thời kì quan trọng cho sự phát triển mọi mặt, tâm lý, trí tuệ, thể chất đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ. Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thì đây là thời kì phát cảm về ngôn ngữ của trẻ, trẻ bắt đầu học nói và tập nói. Con ngƣời khác xa con vật nhờ có ngôn ngữ.Ngôn ngữ vừa là phƣơng tiện vừa là điều kiện để con ngƣời hoạt động và giao lƣu. Trong hoạt động học tập ngôn ngữ là công cụ có gia trị, có tác dụng vô cùng to lớn. Ngôn ngữ vừa là phƣơng tiện thực hiện hóa tƣ duy lĩnh hội tri thức, vừa nói lên khả năng trí tuệ của con ngƣời. Ngôn ngữ và tƣ duy có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Ngƣời có tƣ duy tốt sẽ nói năng mạch lạc trôi chảy, nếu trao dồi ngôn ngữ tỉ mỉ, chu đáo sẽ tạo điều kiện cho tƣ duy phát triển tốt. Đúng ở góc độ tâm lí học, các nhà ngôn ngữ thấy rằng: Việc tiếp thu ngôn ngữ còn có nhiều điểm khác so với việc tiếp thu kiến thức trong lĩnh vực khác. Ngôn ngữ đƣợc hình thành rất sớm, ngay từ giai đoạn hài nhi trẻ đã hình thành những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ . Nhu cầu giao tiếp với ngƣời lớn ngày càng tăng làm nảy sinh khả năng nói năng của trẻ . Trẻ không có ý thức về ngôn ngữ nhƣng bằng cách bắt chƣớc có tính chất bản năng, trẻ sẽ học đƣợc cách nói của ngƣời xunh quanh mình. Năm thứ 3 là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ “ trẻ lên ba cả nhà tập nói” điều này thật đúng. Do đặc điểm phát triển và nhu cầu giao tiếp mà vào giai đoạn ba tuổi lời nói của trẻ phát triển với một tốc độ mạnh mẽ nhất.Nhiệm vụ phát triển lời nói bao gồm nhiều mặt. 6 Cần dạy trẻ hiểu lời nói của ngƣời lớn, không cần sự giúp đỡ trực quan. Mở rộng vốn từ tích cực, dạy trẻ các mẫu câu phát triển giao tiếp ngôn ngữ của trẻ với ngƣời lớn và những trẻ khác. Sự phát triển mọi mặt của trẻ mẫu giáo chƣa hoàn thiện,còn non nớt. Hoạt động học tập đòi hỏi sự căng thẳng về trí tuệ và thể lực, đòi hỏi sự chú ý có chủ định kéo dài, đòi hỏi sự hoạt động nhiều mặt ở trẻ. Đặc điểm trí nhớ của trẻ mẫu giáo là tính trực quan, hiện tƣợng, tính không chủ định nhờ tác động một cách tự nhiên của những ấn tƣợng hấp dẫn bên ngoài. Trí nhớ chủ quan phát triển mạnh hơn trí nhớ từ ngữ- logic. Ghi nhớ máy móc là đặc điểm nổi bật, trẻ ghi nhớ những sự vật, hiện tƣợng cụ thể, dễ dàng hơn nhiều so với lời giải thích dài dòng. Ngôn ngữ giúp trẻ biết điều khiển chú ý của mình, biết tự giác hƣớng chú ý của mình vào những đối tƣợng nhất định, khối lƣợng chú ý tăng và sức tập trung chú ý trở nên bền vững hơn. Ở tuổi mẫu giáo bé các quá trình tâm lí không chủ định chiếm ƣu thế trong hoạt động tâm lí của trẻ,ngay cả hoạt động trí tuệ. Tƣ duy và tƣởng tƣợng của con ngƣời không thể tách rời. Ngôn ngữ là phƣơng tiện của tƣ duy, ngôn ngữ chính là “ đƣờng tƣ duy” . Tƣ duy của trẻ tƣ duy trực quan – hành động và trực quan hình ảnh , chƣa hình thành loại tƣ duy ngôn ngữ - logic nên ngôn ngữ của trẻ mầm non còn hạn chế so với các lứa tuổi khác. Ở tuổi ấu nhi hầu hết trẻ em đều rất thích hoạt động với đồ vật, nhờ đó mà trí tuệ, đặc biệt là tƣ duy phát triển khá mạnh, đó là tƣ duy trực quan- hành động. Nhƣng đó mới chỉ là những hoạt động bên ngoài , là tiền đề cho sự hình thành những hoạt động định hƣớng bên trong. Đến tuổi mẫu giáo , tƣ duy của trẻ có một bƣớc ngoặt rất cơ bản, chuyển từ kiểu tƣ duy trực quan-hành động sang kiểu tƣ duy bằng hình ảnh trong đầu, nhƣng do biểu tƣợng còn nghèo nàn và tƣ duy mới đƣợc chuyển từ bình diện bên ngoài vào 7 bình diện bên trong nên trẻ mới chỉ giải quyết đƣợc một số bài toán hết sức đơn giản theo kiểu tƣ duy trực quan hình tƣợng. Ở tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ phải giải quyết những bài toán ngày càng phức tạp và đa dạng, đòi hỏi phải tách biệt và sử dụng mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng và hành động. Trẻ mẫu giáo nhỡ bắt đầu đề ra những bài toán nhận thức, tìm tòi cách giải thích những hiện tƣợng mà mình nhìn thấy đƣợc, kiểu tƣ duy trực quan- hình tƣợng đã bắt đầu chiếm lĩnh. Đến tuổi mẫu giáo lớn, khi ngôn ngữ trở thành phƣơng tiện của tƣ duy cho phép trẻ giải những bài toán trí tuệ mà không cần sử dụng trực tiếp hành động và biểu tƣợng. Cũng là lúc trẻ lĩnh hội những khái niệm mà loài ngƣời xây dựng nên, tức là những tri thức về các dấu hiệu chung và bản chất của sự vật cũng nhƣ hiện tƣợng trong hiện thực đã đƣợc cung cấp bằng các từ. Trẻ biểu hiện năng lực trí tuệ qua hoạt động tổng hợp của lời nói,qua quan sát, chú ý và suy nghĩ bằng năng lực ghi nhớ và liên tƣởng và khả năng giải quyết các nhiệm vụ thông qua vui chơi sáng tạo. Tƣ duy trực quan giải thích việc trẻ em mẫu giáo bé và đầu mẫu giáo nhỡ có vốn từ biểu danh là chủ yếu.Tƣ duy trừu tƣợng và tƣ duy logic xuất hiện ở tuổi thứ năm, cho phép trẻ lĩnh hội những khái niệm đầu tiên- đó Là khái niệm về sự vật,hiện tƣợng gần gũi xunh quanh trẻ. Việc cho trẻ tiếp xúc với các clip quảng cáo truyền hình ngay từ giai đoạn đầu mẫu giáo sẽ giúp mở rộng vốn từ cho trẻ, thông qua các clip quảng cáo phù hợp với độ tuổi và tƣ duy của trẻ mẫu giáo bé. 1.1.2. Cơ sở sinh lí học Cho đến lúc ra đời, não bộ của trẻ chƣa phát triển đầy đủ, mặc dù hình thái và cấu tạo giải phẫu của nó không khác với não bộ của ngƣời lớn là mấy. Ở trẻ sơ sinh: não bộ có kích thƣớc nhỏ, khoảng 370-392g (1/8-1/9 trọng lƣợng cơ thể). Trong 9 năm đầu, trọng lƣợng não trẻ tăng lên mạnh mẽ. 8 Chẳng hạn, trẻ đƣợc 6 tháng tuổi, trọng lƣợng của não tăng lên gấp đôi lúc sơ sinh; trẻ 3 tuổi, tăng gấp 3 và đa số các tế bào thần kinh đã đƣợc biệt hóa. Học huyết về các hệ thống tín hiệu đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não. Hệ thống tín hiệu thứ hai có đƣợc là nhờ những kích thích trừu tƣợng nhƣ ngôn ngữ, lời nói, chữ viết.. Việc phát triển ngôn ngữ phải liên quan mật thiết tới việc phát triển và hoàn thiện bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung. Trong ba năm đầu là sự kết thúc trƣởng thành về mặt giải phẫu vùng não chỉ huy ngôn ngữ, vì thế phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc mới đạt kết quả tốt. Để có thể giao tiếp tốt, chúng ta không thể không kể đến bộ máy phát âm. Mỗi con ngƣời sinh ra đã có sẵn bộ máy phát âm, đó là tiền đề vật chất để sản sinh âm thanh ngôn ngữ. Đó là một trong những điều kiện vật chất quan trọng nhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ; nếu nhƣ cấu tạo của nó có một khiếm khuyết nào đó ( chẳng hạn nhƣ sứt môi, hở hàm ếch, ngắn lƣỡi… ) thì việc hình thành lời nói cũng hết sức khó khăn. Khi sinh ra, mỗi con ngƣời không phải đã có ngay một bộ máy phát âm hoàn chỉnh. Chính lứa tuổi mầm non là giai đoạn hoàn thiện dần bộ máy đó : sự xuất hiện và hoàn thiện của hai hàm răng, sự vận động của môi, lƣỡi, và hàm dƣới…Qúa trình đó diễn ra tự nhiên theo các quy luật của sinh học,nó phát triển và hoàn thiện cùng với sự lớn lên của trẻ . Trong thực tế có những em cùng sinh ra nhƣng có em ngôn ngữ phát triển tốt, có em không nói ngọng. Có sự khác nhau nhƣ vậy là do bộ máy phát âm khác nhau và do quá trình chăm sóc giáo dục cũng khác nhau. Trẻ nói ngọng là do bộ máy phát âm phát triển chƣa hoàn thiện. Tuy nhiên bộ máy phát âm hoàn chỉnh mới chỉ là tiền đề vật chất. Cùng với thời gian,quá trình học tập và rèn luyện có hệ thống sẽ làm cho bộ máy phát âm đáp ứng đƣợc nhu cầu thực hiện các chuẩn mực âm thanh ngôn ngữ.Cấu tạo bộ máy phát âm gồm: dây thanh và các hộp cộng hƣởng phiá trên thanh hầu. 9 Âm sắc và tiếng nói do tính chất của âm xác định và phụ thuộc vào các khoang cộng hƣởng của phần trên các bộ phận thanh quản, họng, khoang miệng, mũi. Bộ máy phát âm của trẻ chƣa phát triển đầy đủ, các bộ phận tạo thành tiếng nói chƣa liên kết chặt chẽ nên trẻ còn phát âm chƣa chuẩn, không chính xác.Do đó, việc nghiên cứu bộ máy phát âm để tìm hiểu vốn từ của trẻ mầm non hoàn toàn có cơ sở và mang tính khoa học. Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, nhiều trẻ đã không còn ngọng nữa. Đây cũng là điều kiện quan trọng để tích cực hóa vốn từ cho trẻ . Phát âm đúng từ khiên cho trẻ chịu khó sử dụng từ hơn. Từ ngữ đƣợc đƣa vào hoạt động tích cực hơn. Nhƣ vậy vốn từ tăng lên đáng kể. Đã có một số mẫu câu đơn đƣợc mở rộng; xuất hiện các mẫu câu ghép đơn giản trong lời nói của trẻ. Trẻ đã có thể nghe, kể chuyện, đọc thơ, kể những câu chuyện đơn giản có ý nghĩa là trong lời nói của trẻ đã xuất hiện ngôn ngữ mạch lạc. Tất cả các điều kiện trên thúc đẩy nhu cầu giao tiếp tăng nhanh, hoạt động ngôn ngữ phát triển mạnh. 1.1.3. Cơ sở giáo dục học Dạy học ở trƣờng mẫu giáo là quá trình phát triển có hệ thống, có kế hoạch, có mục đích các năng lực nhận thức của trẻ, trang bị cho trẻ hệ thống tri thức sơ đẳng hình thành kĩ năng, ki xảo tƣơng ứng. Trên cơ sở đó góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Trong quá trình dạy học gồm nhiều hoạt động khác nhau nhƣ: Làm quen với Văn học, Hình thành biểu tượng Toán học, Làm quen với môi trường xung quanh…tất cả các hoạt động này nhằm mục đích mở rộng kiến thức hiểu biết cho trẻ và bên cạnh đó còn có nhiệm vụ vô cùng quan trọng là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hiện nay ở các trƣờng mầm non có hai hình thức phát triển lời nói cho trẻ đó là: tiết học và ngoài tiết học. Các tiết học nhƣ: Nhận biết tập nói, Làm quen với chữ cái ( tiết học chuyên biệt), Làm quen với môi trường xung quanh, Làm quen với tác phẩm văn học ( tiết học có ƣu thế phát triển lời nói); các tiết học khác nhƣ Tổ chức hoạt động Tạo 10 Hình, Giáo dục âm nhạc …Tất cả các giờ học đều phát triển lời nói cho trẻ. Vì vậy trong giờ học các hoạt động khác nhau chúng ta phải chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ vì ngôn ngữ là cửa ngõ để trẻ có thể phát triển toàn diện nhân cách. Ngôn ngữ của trẻ chỉ đƣợc hình thành và phát triển qua giao tiếp với con ngƣời và sự vật hiện tƣợng xung quanh. Để thực hiện điều đó phải thông qua nhiều phƣơng tiện khác nhau nhƣ qua các giờ học, các trò chơi, dạo chơi ngoài trời và sinh hoạt hằng ngày, rèn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ biết nghe hiểu và phát âm chính xác các âm của tiếng mẹ đẻ, hƣớng dẫn trẻ biết cách diễn đạt ý muốn của mình cho ngƣời khác hiểu. Vì vậy, khi cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tƣợng thì phải cho trẻ biết gọi tên, đặc điểm của đối tƣợng; không những thế, giáo viên dạy trẻ biết nói câu đầy đủ, rõ nghĩa, dạy trẻ phát âm đúng các âm chuẩn của tiếng Việt, đảm bảo các nguyên tắc của giáo dục học tính khoa học, tính hệ thống, tính vừa sức, tính tiếp thu. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chƣơng trình giáo dục toàn diện trẻ. Chƣơng trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã đƣợc nhà giáo dục học Liên Xô (cũ) nổi tiếng Eiti – Kheeva xem là khâu chủ yếu nhất của hoạt động trong trƣờng mầm non, là tiêu đề thành công của các công tác khác. Ngày nay việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở mầm non khá phổ biến. Việc này giúp cho giáo viên có những cách dạy phong phú đa dạng và đặc biệt gây đƣợc hứng thú và sự chú ý của trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé. Những clip quảng cáo truyền hình rất phong phú với nhiều hình ảnh sinh động hấp dẫn sẽ thu hút đƣợc sự thích thú của trẻ để qua đó có thể phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các clip quảng cáo đó. Để việc vận dụng các clip quảng cáo đạt hiệu quả thì giáo viên phải linh hoạt tích 11 hợp các clip thành các chủ đề, hoặc tích hợp vào các tiết dạy ở các môn học ở trƣờng mầm non qua đó giúp trẻ phát triển vốn từ hiệu quả. 1.2. Cơ sở ngôn ngữ học 1.2.1. Khái niệm từ Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, đƣợc dùng để cấu thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con ngƣời đối với hiện thực. 1.2.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo bé 1.2.1.1. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mầm non Ngôn ngữ chính là một trong những phƣơng tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài ngƣời. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để ngƣời lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ. Lúc đầu ngôn ngữ của trẻ chỉ là những từ riêng lẻ xuất phát từ sự nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ chƣa thể nói thành câu hoàn chỉnh. Qua quá trình tiếp xúc với mọi ngƣời xung quanh, vốn từ của trẻ tăng lên , trẻ học đƣợc cách nói của ngƣời lớn, lúc đó trẻ mới nói đƣợc câu hoàn chỉnh. Với mỗi cá nhân, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra rất nhanh ở giai đoạn 0-6 tuổi ( lứa tuổi mầm non). Từ chỗ sinh ra chƣa có ngôn ngữ, đến cuối 6 tuổi – một khoảng thời gian rất ngắn so với cả đời ngƣời – trẻ đã có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Đây chính là giai đoạn phát cảm về ngôn ngữ. ở giai đoạn này nếu không có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ thì sau này khó có thể phát triển tốt đƣợc. a. Vốn từ xét về mặt số lƣợng 12 Sự phát triển vốn từ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trƣng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ sơ sinh chƣa hiểu đƣợc ngôn ngữ của ngƣời lớn. Ở giai đoạn này, trẻ mới bắt đầu cảm nhận ngữ điệu, giọng nói của ngƣời mẹ. Khi trẻ đƣợc 7-8 tháng, trẻ bắt đầu biết tên mình. Đến 10-11 tháng, trẻ bắt đầu hiểu một số từ chỉ sự vật, ngƣời mà trẻ thƣờng xuyên tiếp xúc. Từ 12 tháng trở đi,nhu cầu giao tiếp của trẻ với thế giới xung quanh ngày càng tăng lên, bên cạnh các âm bập bẹ xuất hiện các từ chủ động đầu tiên. Ở 18 tháng tuổi, số từ bình quân là 11 từ, trẻ bắt chƣớc, lập lại một số từ đơn giản gần gũi nhƣ:mẹ, bà, bố… Từ 19-21 tháng, môi trƣờng tiếp xúc của trẻ đƣợc mở rộng, trẻ đƣợc làm quen với nhiều sự vật, hiện tƣợng hơn, số lƣợng từ của trẻ tăng lên rõ rệt. Đến 21 tháng, trẻ đạt tới 220 từ. Giai đoạn 21-24 tháng, tốc độ chậm lại, chỉ đạt 234 từ vào tháng 24, sau đó tăng tốc : 30 tháng đạt 434 từ, 36 tháng đạt 486 từ. Nhu cầu giao tiếp với mọi ngƣời xung quanh ngày càng cao, điều đó thúc đẩy quá trình tiếp thu ngôn ngữ của trẻ. So với tuổi nhà trẻ ( 0-3 tuổi ), trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3-6 ) có số lƣợng từ nhiều hơn hẳn. Về số lƣợng từ của trẻ mẫu giáo, các nhà ngôn ngữ học và tâm lí học có đƣa ra số liệu khác nhau: N.D.Levitop: 3-5 tuổi 1000 từ YU.U.Pratuxevich: 4-5 tuổi 1900-2500 từ M.Becgiơrông 3-5 tuổi 1222 từ Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về ngôn ngữ của trẻ nội thành Hà Nội thì vốn từ của trẻ mẫu giáo là: Trẻ 4 tuổi: 1900-2000 từ 13 Trẻ 5 tuổi:2500-2600 từ Trẻ 6 tuổi: 3000-4000 từ. Còn theo thống kê của tác giả Đinh Hồng Thái, đến năm thứ ba, trẻ đã sử dụng trên 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ, tính từ và các loại khác rất ít. Danh từ chỉ có đồ dùng, đồ chơi quen thuộc, các con vật gần gũi nhƣ: mèo, chó ,gà… Động từ chỉ hoạt động gần gũi của trẻ với những ngƣời xung quanh nhƣ: Ăn,uống,đi, ngủ… Trẻ 4 tuổi có thể nắm đƣợc sấp sỉ 700 từ.Ƣu thế vẫn thuộc về danh từ và động từ. Hầu hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ. Từ 5-6 tuổi vốn từ của trẻ tăng bình quân đến 1033 từ, tính từ và các loại từ khác đã chiếm tỉ lệ cao hơn. Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi là khác nhau chậm dần theo độ tuổi: cuối 3 tuổi so với đầu 3 tuổi vốn từ tăng 107; cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi tăng 40,58%; cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi, vốn từ của trẻ chỉ tăng 10,40%; cuối 6 tuổi so với đầu 6 tuổi, vốn từ cũng chỉ tăng 10,01 Mặc dù số lƣợng từ của trẻ mẫu giáo do các nhà tâm lí học, ngôn ngữ học đƣa ra không khớp nhau, nhƣng sự chênh lệch không lớn lắm; bởi lẽ số lƣợng từ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó quan trọng nhất là tác động của môi trƣờng, sự tiếp xúc ngôn ngữ thƣờng xuyên với những ngƣời xung quanh, trình độ bố mẹ… b. Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ là một tiêu chí đánh giá chất lƣợng vốn từ. Tiếng Việt có 9 từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ, quan hệ từ, định từ, tình thái từ ( Nguyễn Xuân Khoa, Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1998). Số lƣợng từ loại ngày càng nhiều bao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho trẻ diễn đạt thuận lợi bấy nhiêu. Các loại từ xuất hiện 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất