Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên...

Tài liệu Phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

.PDF
118
254
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---------- ---------- LÂM VĂN ĐỨC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA DAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---------- ---------- LÂM VĂN ĐỨC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA DAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ : 60.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN HÀ NỘI, NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Lâm Văn Đức Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi với sự tận tâm, tinh thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là các thầy, cô trong Bộ môn Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và có những góp ý chân thành cho luận văn. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Lâm Văn Đức Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục chữ viết tắt vii Danh mục bảng viii Danh mục sơ đồ x Danh mục biểu đồ x Danh mục hộp xi PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1 Mục tiêu chung 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.1 Các khái niệm có liên quan 5 2.1.2 Đặc điểm của cây na 9 2.1.3 Nội dung đánh giá phát triển sản xuất na 12 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất na dai 13 2.2 Cơ sở thực tiễn 15 2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất cây ăn quả trên thế giới 15 2.2.2 Tình hình phát triển sản xuất na dai ở Việt Nam 18 2.2.3 Các bài học kinh nghiệm 23 2.2.4 Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển sản xuất 25 2.2.5 Các nghiên cứu có liên quan Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 26 Page iv PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 27 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 32 3.2 Phương pháp nghiên cứu 39 3.2.1 Phương pháp tiếp cận 39 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 40 3.2.3 Phương pháp phân tích 41 3.2.4 Các chỉ tiêu phân tích 42 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44 4.1 Thực trạng phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai 44 4.1.1 Thực trạng phát triển về diện tích, quy mô và cơ cấu sản xuất na dai 44 4.1.2 Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất na dai 50 4.1.3 Phát triển kỹ thuật sản xuất và sử dụng đầu vào 61 4.1.4 Thực trạng cơ cấu giống và chất lượng na dai 66 4.1.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm 67 4.1.6 Kết quả và hiệu quả sản xuất na dai 70 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai 74 4.2.1 Chính sách và quy hoạch vùng trồng na dai 74 4.2.2 Tổ chức quản lý sản xuất na dai 76 4.2.3 Nguồn lực cho sản xuất 77 4.2.4 Giống và khoa học kỹ thuật 78 4.2.5 Thị trường tiêu thụ và quảng bá sản phẩm na dai 80 4.2.6 Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công 81 4.2.7 Yếu tố về tự nhiên 82 4.2.8 Yếu tố dịch bệnh 83 4.3 Đánh giá thuận lợi khó khăn trong phát triển sản xuất na dai 84 4.4 Định hướng và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 86 Page v 4.4.1 Căn cứ để đề xuất giải pháp 86 4.4.2 Định hướng phát triển sản xuất na dai ở huyện Võ Nhai 88 4.4.3 Các giải pháp phát triển sản xuất na dai ở huyện Võ Nhai 89 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96 5.1 Kết luận 96 5.2 Kiến nghị 97 5.2.1 Đối với Nhà nước 97 5.2.2 Đối với các cấp chính quyền 97 5.2.3 Với các thành phần trung gian 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 99 101 Page vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CP : Chi phí ĐVT : Đơn vị tính HTX : Hợp tác xã KHKT : Khoa học kỹ thuật KIP (Key informant panel) : Những người am hiểu cung cấp thông tin NQ : Nghị quyết NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân TN : Thu nhập Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 3.1 Các yếu tố khí hậu huyện Võ Nhai 29 3.2 Một số loại đất của huyện Võ Nhai năm 2014 30 3.3 Các loại rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên năm 2014 31 3.4 Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Võ Nhai năm 2014 34 3.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2012 - 2014) 38 3.6 Tổng hợp mẫu điều tra 41 4.1 Diện tích gieo trồng một số cây ăn quả chủ yếu ở Võ Nhai 44 4.2 Diện tích na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai năm 2012 – 2014 46 4.3 Năng suất sản lượng na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai năm 2012 – 2014 48 4.4 Tình hình sản xuất na dai của 3 xã La Hiên, Lâu Thượng, Liên Minh giai đoạn 2012 – 2014 49 4.5 Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình 52 4.6 Thông tin cơ bản của các hộ trồng na dai chọn làm điều tra 52 4.7 Tình hình đất đai, lao động, vốn của các hộ trồng na dai tại 3 xã điều tra 4.8 53 Diện tích, năng suất, sản lượng na dai bình quân 1ha điều tra tại 3 xã La Hiên, Liên Minh, Lâu Thương năm 2014 54 4.9 Đặc điểm hình thức tổ chức sản xuất theo Hợp tác xã 56 4.10 Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo hộ thu gom 57 4.11 Đặc điểm và quy mô hoạt động tổ chức thu gom 58 4.12 Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất them nhóm hộ 59 4.13 Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo trang trại 60 4.14 Diện tích, năng suất, sản lượng na dai của trang trại tại xã La Hiên năm 2012 - 2014 61 4.15 Phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây na dai 63 4.16 Tình hình đầu tư trồng mới na dai tại 3 xã điều tra năm 2014 64 4.17 Tình hình đầu tư cho na dai 1 - 3 tuổi năm 2014 tai 3 xã 66 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii 4.18 Tình hình sử dụng giống na trong phát triển sản xuất năm 2014 66 4.19 Tình hình tiêu thu na dai của huyện Võ Nhai năm 2012 – 2014 67 4.20 Tình hình tiêu thụ na dai của các hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2014 69 4.21 Chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất na dai của hộ nông dân huyện Võ Nhai 71 4.22 Dự định phát triển sản xuất của các hộ gia đình 72 4.23 Một số khó khăn chủ yếu 77 4.24 Lượng bón phân cho na dai theo tuổi của cây 79 4.25 Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất na dai của các hộ điều tra 87 Nhu cầu của hộ trong phát triển sản xuất na dai 88 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix 4.26 DANH MỤC SƠ ĐỒ Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang 4.1 Hệ thống tổ chức sản xuất và tiêu thụ na dai huyện Võ Nhai 51 4.2 Các hình thức tiêu thụ na dai của huyện Võ Nhai 70 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang 4.1 Cơ cấu một số cây ăn quả chính năm 2014 ở Võ Nhai 45 4.2 Diện tích na dai Võ Nhai qua các năm 2012 – 2014 47 4.3 Tình hình tiêu thụ na dai năm 2012 - 2014 68 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page x DANH MỤC HỘP Số hộp Tên hộp Trang 4.1 Thuận lợi trong quá trình tổ chức sản xuất thu gom na dai 58 4.2 Việc sử dụng đúng phương pháp kỹ thuật trồng na dai sẽ mang lại hiệu quả cao 4.3 63 Đầu tư cho phát triển sản xuất na dai giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động 73 4.4 Hiệu quả môi trường từ việc trồng na dai 73 4.5 Quy hoạch vùng sản xuất na dai tại xã La Hiên 75 4.6 Khó khăn bước đầu khi thực hiện sản xuất theo trang trại 76 4.7 Khó Khăn về vốn đầu tư cho phát triền na dai 78 4.8 Hỗ trợ về giống của Trạm khuyến nông 79 4.9 Thuận lợi trong việc tiêu thụ na dai 80 4.10 Khó khăn về cơ sở hạ tầng tại xã Lâu Thượng 82 4.11 Thời tiết ảnh hưởng đến trồng na dai 83 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page xi PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, sản xuất nông nghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần vào sự ổn định, tăng trưởng kinh tế mỗi quốc gia. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thực hiện tự do hóa thương mại thì việc cạnh tranh sản xuất các loại mặt hàng khác nhau trở nên rất quyết liệt, gay gắt hơn. Trồng trọt luôn là ngành quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp nước ta. Ngành trồng trọt nói chung, cây ăn quả nói riêng luôn là ngành đóng góp lớn vào GDP của ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế của quốc gia nói chung. Bên cạnh đó nước ta có lợi thế về các loại hoa quả nhiệt đới, có nhiều loại quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao đang là một trong những hướng phát triển bền vững trong nông nghiệp Việt Nam. Những năm gần đây, trước tình hình kinh tế hội nhập, ngành trái cây Việt Nam được quan tâm sâu sắc để phục vụ nhu cầu trong nước và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, diện tích cây ăn quả nước ta tăng khá nhanh và là một trong những ngành đóng góp rất lớn vào GDP của nông nghiệp và đã được hình thành ở nhiều vùng phù hợp với lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát huy lợi thế vốn có của nó. Như vậy việc đẩy mạnh phát triển sản xuất cho các sản phẩm nông sản là thiết yếu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013) Huyện Võ Nhai là huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên. Đây là huyện có diện tích lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên (845,1km2) và có mật độ dân số thấp nhất (70 người/km2). Vì là huyện thuộc miền núi nên diện tích về các đồi núi rất lớn. Điều đó sẽ khó khăn cho việc sản xuất lúa nước. Tuy nhiên đó lại là lợi thế cho việc cây na phát triển. Na có vị thơm, ngọt nhẹ, múi trắng, hạt đen rất đẹp. Thông thường người tiêu dùng thích ăn na dai hơn na bở. Na dai múi nhằn dễ tróc ra khỏi hột và múi cũng dai hơn. Trên toàn huyện, cây na dai được người dân trồng ở khắp các xã trong huyện. Nhưng na dai được trồng tập trung nhất tại ba xã La Hiên, Lâu Thượng và xã Liên Minh. Sự xuất hiện của cây na đã giúp Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 người dân nơi đây cải thiện được cuộc sống, tăng thu nhập cho người dân. Từ năm 2001 trở lại đây tỉnh Thái Nguyên và huyện Võ Nhai đã có chủ trương tăng diện tích trồng na, tập trung sản xuất ở các xã có điều kiện thuận lợi nhất cho na phát triển tốt, nhằm mục tiêu phát triển sản xuất với quy mô lớn. Na Võ Nhai quả không to nhưng đều và chắc nịch mang vị ngọt sắc như gom cả tinh túy của vùng đất khô cằn trong từng trái na. Khi đến mùa na, hầu như người dân nơi đây ít phải mang sản phẩm ra chợ, thường lái buôn đến tận nhà đặt mua, thậm chí có nhà lái buôn còn đến “dấm” sẵn cả cây khi na còn chưa mở mắt. Na, vì thế mà theo chân lái buôn đi về khắp các chợ lớn nhỏ trên địa bàn Thái Nguyên, xuôi về Thủ đô ngàn năm văn hiến và nhiều vùng phụ cận khác. Điều đó chứng tỏ đến nay sản phẩm na dai Võ Nhai đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Bên cạnh đó, những năm gần đây việc phát triển na dai tại huyện Võ Nhai còn gặp nhiều khó khăn: Giống cây còn hạn chế, người dân chủ yếu tự chiết cành hoặc chọn những hạt to để làm giống; từ những năm 2001 đến nay hầu như không có sự thay đổi về giống na; các nguồn lực về đầu vào, đất đai, lao động, kỹ thuật sản xuất na còn hạn hẹp; hệ thống cơ sở hạ tầng kênh mương tưới tiêu, đường giao thông chưa được cải thiện; mạng lưới tiêu thụ còn hẹp, chủ yếu là tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh lân cận; khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác cũng như sản phẩm cùng loại càng thấp bởi na dai Võ Nhai chưa xây dựng được thương hiệu riêng, cá biệt trên thị thị trường; tình hình sâu bệnh hại, thời tiết bất thường còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, năng xuất na. Do vậy, nhưng năm gần đây diện tích, năng suất na dai có sự chuyển biến không đều. Mặc dù có sự tăng lên về diện tích nhưng rất nhỏ so với tổng diện tích cây ăn quả. Vấn đề đặt ra là cần phải đẩy mạnh phát triển sản xuất cho sản phẩm na dai Võ Nhai, nhằm mục tiêu mở rộng diện tích trồng na cho huyện Võ Nhai. Như vậy, tình hình sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất na dai? Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất na dai là gì? Để trả lời các câu hỏi đó, tôi nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh thái Nguyên. Qua đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất na dai; - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên; - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Các đối tượng khảo sát là các hộ nông dân sản xuất na dai, cán bộ quản lý, người tiêu dùng trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất na dai. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. 1.3.2.2. Phạm vi thời gian - Số liệu được thu thập trong 3 năm (2012 – 2014) - Thời gian thực hiện đề tài: tháng 4/2014 – tháng 5/2015 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 1.3.2.3. Phạm vi không gian Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển sản xuất na dai. Đề tài được nghiên cứu tại một số xã thuộc huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên như xã La Hiên, xã Lâu Thượng, xã Liên Minh. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Các khái niệm có liên quan 2.1.1.1. Khái niệm phát triển Cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, đó là đại diện cho mỗi cách đánh giá khác nhau về phát triển. Theo Ngân hàng thế giới (WB) năm 1992: Phát triển là sự tăng trưởng về kinh tế, bao gồm những thuộc tính liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, tự do về chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank, 1992) Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng, phát triển bên cạnh sự tăng thu nhập bình quân đầu người còn bao gồm nhiều khía cạnh khác như: Sự tăng trưởng cộng các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là những nội dung của phát triển (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997) . Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Có thể hiểu sự phát triển được hình thành bởi nhiều yếu tố, nó là một quá trình thay đổi phức tạp của tập hợp các phạm trù: vật chất, tinh thần, sống, niềm tin, các quan hệ xã hội khác… Tuy nhiên, phát triển kinh tế được hiểu là sự lớn lên về mọi mặt như: tăng lên về số lượng, tốt hơn về chất lượng, cân đối, hiệu quả, công bằng, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Về phát triển kinh tế, nó không chỉ tạo ra nhiều hơn về số lượng của cải vật chất, tốt hơn về chất lượng mà còn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 bao gồm cả phân phối công bằng lợi ích xã hội. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ,…) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực thô sơ, tăng tỷ trọng của khu vực chế biến và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định. Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển, tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Còn phát triển có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997). Phát triển cũng được hiểu là đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng để đảm bảo phát triển bền vững thì phát triển hiện tại phải không làm tổn thương đến nhu cầu phát triển của tương lai. Do đó trên thế giới đã xuất hiện khái niệm mới về phát triển, là “phát triển bền vững”. Như vậy phát triển bền vững phải lồng ghép các vấn đề kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, phát triển bền vững được định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau" Phát triển kinh tế, xã hội và quản lý môi trường vững chắc là những mặt bổ sung cho nhau trong một chương trình hành động, cho thế hệ tương lai được thừa hưởng thành quả của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, khoa học, kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác. Hiện nay, mọi quốc gia đều nhấn mạnh mục tiêu phát triển và trải qua thời gia, khái niêm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nên kinh tế trong một thời kỳ nhất Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ về cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế được hiểu là tăng lên về số lượng và chất và là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mọi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006). Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển, tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Còn phát triển có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997). Như vậy phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân. Phát triển còn là sự tăng bền vững về các tiêu chuẩn sống, bảo gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người. 2.1.1.2. Khái niệm sản xuất Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra. Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất không có sẵn trong tự nhiên nhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người. Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như lao động, đất đai, máy móc, nguyên vật liệu... Các yếu tố tác động qua lại với nhau. Đầu ra là kết quả của quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như sản phẩm na Mối qua hệ giữa đầu vào và đầu ra được thể hiện Theo Philip Wicksteed: Hàm sản xuất được nhằm chuyển đổi các yếu tố đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm cụ thể. Y = f(x1,x2,...xn) Trong đó: Y: Mức sản lượng đầu ra x1, x2,...xn: Các yếu tố đầu vào Việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra hợp lý, tuân theo quy luật mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy trong quá trình sản xuất ta cần chú ý đến mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra để kịp thời tác động đến nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất sản phẩm na dai được nâng cao. Trong quá trình sử dụng đầu vào này thường kéo theo việc sử dụng đầu vào khác. Đó là quan hệ bổ trợ giữa các yếu tố đầu vào. Quan hệ thay thế được thể hiện: Khi ta tăng sử dụng đầu vào này thì đồng thời sẽ giảm sử dụng đầu vào khác. 2.1.1.3. Khái niệm về tiêu thụ Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là người sản xuất và một bên là người tiêu dùng. Hiểu theo nghĩa rộng, thì coi tiêu thụ là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu mà các khâu đó có quan hệ mật thiết với nhau để cùng thực hiện một mục tiêu là chuyển hàng được đến người tiêu dùng. Hiểu theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị (H-T). Tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng, là hoạt động gắn người sản xuất với người tiêu dùng, nhằm vào mục tiêu thoả mãn người tiêu dùng và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong các ngành sản xuất, sản phẩm sản xuất ra rất đa dạng do vậy cần nghiên cứu thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm hợp lý để nâng cao hiệu quả sản phẩm sản xuất ra (Dương Văn Hiểu, 2010). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan