Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp y tế đáp ứng yêu cầu nâng cấp thàn...

Tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp y tế đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành trường cao đẳng y tế nam định

.PDF
120
12
102

Mô tả:

1.3.4 Quy trình phát triển đội ngũ giảng viên................................................. 38 Tiểu kết Chương 1 .............................................................................................. 38 Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TÊ NAM Đ ỊN H ..................................................................................... 39 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, mạng lưới y tế của tỉnh Nam Đ ịn h ............................................................................................................. 39 2.2. Giới thiệu về Trường Trung cấp Y tế Nam Đ ịn h .................................. 40 2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Trường Trung cấp Y tế Nam Đ ịnh........... 40 2.2.2. Mô hình tổ chức và quản lý của Trường Trung cấp Y tế Nam Định .... 41 2.2.3. Các ngành nghề đào tạo của trường....................................................... 43 2.2.4. Cơ sở vật chất của Trường Trung cấp Y tế Nam Đ ịnh........................ 43 2.2.5. Quy mô đào tạo của Trường Trung cấp Y tế Nam Đ ịnh....................... 43 2.2.6. Kết quả đào tạ o ................................................................................... .... 44 2.2.7. Tổ chức Đảng và các Đoàn th ể .............................................................. 45 2.2.8. Đánh giá chung...................................................................................... 45 2.3. Yêu cầu của việc nâng cấp thành Trường Cao đảng Y tế Nam Định 45 2.3.1. Tổng quan về thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Nam Đ ịnh................... 45 2.3.2. Sự cần thiết phải nâng cấp trường Cao đẳng Y tế Nam Đ ịnh............. 47 2.4. Thực trạng việc quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Y tế Nam Đ ịn h ................................................................................ 49 2.4.1. Đặc điểm cơ bản của đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Y tế Nam Đ ịnh................................................................................................................... 49 2.4.2. Công tác tổ chức bố trí đội ngũ giáo viên trong Trường Trung cấp Y tế Nam Đ ịnh....................................................................................................... 2.4.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Y tế Nam Định 51 53 2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Y tế Nam Đ ịn h ................................................................................ 54 2.5.1. Những mặt mạnh của đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Y tế 54 2.5.2 Nguyên nhân của những mặt m ạnh......................................................... 54 2.5.3 Những mặt yếu của đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Y t ế .......... 55 2.5.4 Nguyên nhân của những mặt y ếu ............................................................ 55 2.5.5. Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Y tế Nam Định có những thời c ơ ............................................................................................ *......... 55 2.5.6. Phát triển đội ngũ giáo viên còn có những thách thứ c........................... 56 Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................... 55 Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TÊ ĐÁP ÚNG YÊU CẦU NÂNG CÂP THÀNH TRƯỜNG CAO ĐANG Y t ế n a m đ ị n h 3.1. Những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng các phương p h á p ........ 58 58 3.2 Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế Nam Định đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2 0 2 0 ............................................ 59 3.3. Các biện pháp cơ bản phát triển đội ngũ giảng v iê n ........................... 63 3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ giảng viên.............................................. 63 3.3.2. Thực hiên nghiêm túc, hiệu quả quy trình tuyển ch ọ n.......................... 72 3.3.3. Sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên......................................................... 75 3.3.4. Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng v iên .............................. 76 3.3.5. Xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ giảng v iê n ......... 85 3.4. Khảo sát tính quan trọng và tính khả thi của các biện p h á p ............. 86 Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................ 96 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN N G H Ị................................................................... 98 1. Kết lu ận ............................................................................................................ 98 2. Khuyên n g h ị..................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM K H Ả O .................................................................................... 101 PHỤ LỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ BCH Ban chấp hành BTTH Bổ túc trung học CĐ Cao đẳng CN Cử nhân CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ĐNGV Đội ngũ giảng viên ĐH Đại học GD-ĐT Giáo dục & Đào tạo HC Hành chính HS-SV Học sinh - sinh viên KHCN Khoa học công nghệ NCKH Nghiên cứu khoa học NVSP Nghiệp vụ sư phạm QT-TC-KT Quản trị - Tài chính - Kế toán RLNVSP Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm TB Trung bình TCCN Trung học chuyên nghiệp TCYD Trung cấp Y - Dược TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNHH Trách nhiệm hữu hạn ƯBND Uỷ ban nhân dân MỞ ĐẨU 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu chiến lược phát triển của nước ta đến năm 2010 là đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020 thành nước công nghiệp hiện đại. Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định rằng “Phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao”. Trong xu thê toàn cầu hoá hiện nay, Việt nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thê giới (WTO). Nước ta đã và đang hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế của khu vực và thế giới. Trong bôi cảnh đó, nền giáo dục Việt Nam nhất thiết phải đẩy mạnh tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giáo dục so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được điều đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là có ý nghĩa quyết định. Chính vì vậy, giáo dục và đào tạo đã được coi là quốc sách hàng đầu, một trong những động lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một điều kiện cần thiết để phát huy nguồn nhân lực, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, góp phần làm tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng và bền vững. Viộc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đang được coi là vâh đề quan trọng và cấp thiết mà trong đó có nguồn nhân lực cho ngành y tế. Bộ chính trị đã có nghị quyết 46-NĐ/TW ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân trong tình hình mới. Trong đó, chỉ đạo nghề y là nghề cần được đào tạo đặc biệt. Vì vậy, chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế cần được đặc biệt quan tâm. Thủ tướng chính phủ có quyết định số 243/2005/QĐ-TTG ngày 05/10/2005 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 46-NĐ/ TW ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực đã nêu rõ “Xây dựng và ban hành qui hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo cán bộ y 1 tế tiêu chuẩn định mức và cơ cấu nguồn nhân lực y tế hợp lý để kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế, nâng cao chất lượng hiộu quả của các hoạt động chăm sóc sức khoẻ. Sắp xếp, mở rộng, nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng yêu cầu vé số lượng và chất lượng cán bộ y tế phù hợp với quy hoạch phát triển ngành y tế. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giảng viên có năng lực để đào tạo đáp ứng tăng nhanh về số lượng, chất lượng Dược sỹ đại học, Điều dưỡng và nữ hộ sinh....” rằng “ Xây dựng kế hoạch nâng cấp hầu hết các Trường Trung học Y Dược của các tỉnh, thành phố thành Trường Cao đẳng Y Dược” cũng như phải “Phát triển nguồn nhân lực cân đối hợp lý, đảm bảo được các chỉ tiêu cơ bản: có trên 7 bác sỹ/10.000 dân vào năm 2010, có trên 8 bác sỹ/10.000 dân vào năm 2020 và 1 Dược sỹ đại học/10.000 dân vào năm 2010 và 1,5 Dược sỹ đại học/10.000 dân vào năm 2020. Trong đó, tuyến huyện có ít nhất từ 1-3 Dược sỹ đại học. Bảo đảm cơ cấu cán bộ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh là 3,5 Điều dưỡng/1 bác sỹ ...” Nam Định là một tỉnh lớn nằm ở trung tâm phía nam đồng bằng sông Hồng với dân số 2 triệu dân. Hiện tại, tổng số cán bộ toàn ngành y tế Nam Định có 3529, bình quân cán bộ y tế mới chỉ đạt 18,2/10.000 dân so với mặt bằng chung trong cả nước ià 25- 28/ 10.000 dân. Như vậy, số cán bộ y tế có trình độ cử nhân, trung cấp cần được bổ sung cho các cơ sở trong ngành nhất là tuyến cơ sở có số lượng rất lớn. Ngoài ra, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế có trình độ trung cấp, cử nhân cao đẳng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lao dộng trong thời kỳ hội nhập ngày càng tăng mà chúng ta chưa đáp ứng được. Yêu cầu chăm sóc người bộnh với các kỹ thuật cao được sử dụng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Hàng năm, đội ngũ cán bộ y tế nói chung cần được cập nhật thêm những kiến thức về kỹ thuật khám, chữa bệnh hiện đại, kỹ năng chăm sóc người bệnh cũng như năng lực quản lý hoạt động y tế. Do vậy, yêu cầu đào tạo lại, đào tạo liên tục đội ngũ cán bộ y tế trong thực tế cũng rất lớn và cần thiết. Trường Trung cấp Y tế Nam Định có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực y tế, cung cấp cho tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận. Để đáp ứng được nhiệm vụ được giao, nhà trường phải không ngừng phát triển cả về chất và 2 lượng, quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện nay đổng thời đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành Trường Cao đẳng Y tế Nam Định. Vì những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ giáo viên Trường trung cấp y tế đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành Trường Cao đẳng Y tế Nam Định”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và xác định các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Y tế đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành Trường Cao đẳng Y tế Nam Định. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách th ể Đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Y tế Nam Định. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biộn pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Y tế đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành Trường Cao đẳng Y tế Nam Định. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển đội ngũ giáo viên Trường trung cấp đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành trường Cao đẳng thì sẽ xác định được các biện pháp cơ bản xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, lực lượng quyết định chất lượng đào đạo cử nhân Cao đẳng y tế đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của trường Cao đẳng y tế Nam Định trong tương lai. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, khi tiếp cận đối tượng để chứng minh cho giả thiết khoa học, chúng tôi đề ra cho mình những nhiệm vụ như sau: 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển đội ngũ giáo viên Trường trung cấp đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành trường Cao đẳng. 5.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên Trường trung cấp Y tế Nam Định. 3 5.3. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Y tế đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành trường Cao đẳng Y tế Nam Định. 6. Phạm vỉ nghiên cứu Đề tài chủ yếu nghiên cứu các vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên Trường trung cấp y tế đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành trường Cao đẳng Y tế Nam Định. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu như: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích lý luận những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng, tham khảo Luật giáo dục, các Văn kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và đào tạo, nghiên cứu sách, tài liệu và báo cáo khoa học trong nước cũng như ở nước ngoài nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn, trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia, phân tích, tổng hợp, đánh giá, bình luận và tổng kết kinh nghiêm, phân tích thực tiễn hoạt động của nghề y dược, tìm hiểu thị trường lao động y dược ở tỉnh cũng như của các tỉnh khác trong khu vực Nam đồng bằng Sông Hồng. - Các phương pháp hỗ trợ khác: Phương pháp thống kế toán học. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được cấu trúc trong ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng sự phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Y tế Nam Định. Chương 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường trung cấp Y tế Nam Định đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành trường Cao đẳng Y tế. 4 Chương 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VÂN ĐỂ NGHIÊN c ứ u Tổng quan về vấn đề nghiên cứu của các công tác nghiên cứu về sự phát triển nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Nhìn chung trong những công trình nghiên cứu ở trong nước và thế giới về vấn đề này, các tác giả đã chỉ ra những cơ sở giáo dục học và lý luận quản lý của việc phát triển đội ngũ giảng viên của các trường Đại học và Cao đẳng. Cho đến nay, đã có những công trình nghiên cứu, những bài báo viết liên quan hoặc đề cập trực tiếp về việc quản lý, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên Đại học, Cao đẳng. Đại diện là: - Đề tài nghiên cứu “Quản lý, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên Đại học - Thực tế và một số suy nghĩ ” của TS. Phạm Xuân Hậu trường ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Đức Vũ trường ĐH Sư phạm Huế. Trong công trình này các tác giả đề cập “Phát triển giáo viên là một việc làm hết sức cần thiết trên cả hai phương diện: Số lượng và chất lượng. Phát triển giáo viên rất đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau: + Sinh viên giỏi giữ lại trường để bồi dưỡng; + Cán bộ giáo viên từ các trường Đại học khác ở trong nước; + Cán bộ là giáo viên từ các cơ sở giáo dục hoặc từ nước ngoài về”. - Đề tài “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực giảng viên cơ hữu cho Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ” của TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh và ThS. Tạ Thị Hồng Hạnh, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Mở Bán công thành phố Hồ Chí Minh. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã đé xuất một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực giảng viên cơ hữu cho Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh theo hai hướng: + Nhóm giải pháp tăng tương đối nguồn nhân lực giảng viên: 1) Tái bố trí đội ngũ; 2) Tạo môi trường làm việc thân thiện nhưng có cạnh tranh; 3) Đánh giá khen thưởng công bằng, minh bạch; 4) Đào tạo nâng cao kỹ năng làm việc. + Nhóm giải pháp tăng tuyệt đối nguồn nhân lực giảng viên: 1) Nghiên cứu phương án trả thù lao xứng đáng và tăng phúc lợi cho giảng viên; 2) Quảng bá hình ảnh tên tuổi của trường và của khoa đến các sinh viên cao học, 5 các nghiên cứu sinh đang du học ở nước ngoài hoặc trong nước; 3) Chủ động tạo nguồn tuyển dụng bằng cách quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ cộng tác viên, có những chương trình huấn luyện, hợp tác nghiên cứu để họ gắn bó hơn với hoạt động của khoa. - Đề tài nghiên cứu sinh “Cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp tăng cường vai trò đội ngũ cán bộ nữ trong hoạt động quản lý nhà trường Đại học” của tác giả Trần Thị Bạch Mai. Trong luận vãn Tiến sĩ tác giả đã phân tích “Một số lý do liên quan đến hạn chế về chính sách và cơ chế thực hiện chính sách đến cán bộ nữ và ảnh của định kiến giới trong môi trường nhà trường Đại học. Để khấc phục khoảng cách giới về số lượng và chất lượng trong tham gia quản lý nhà trường Đại học, tăng cường hơn nữa vai trò tham gia của cán bộ nữ, cần đẩy mạnh việc hoàn thiện chính sách và cơ chế nhằm tạo điều kiện và phát huy tiềm năng của đội ngũ cán bộ nữ, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng quản lý, sự tự tin trong công viộc, song song với việc tạo ra môi trường bồi dưỡng và khuyến khích hơn đối với họ”. - Đề tài Thạc sỹ “Các biên pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường trung học phổ thông Tân Sơn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010” của tác giả Phạm Hồng Dương. Trong luận văn nêu lên “Việc phát triển nâng cao chất lượng giáo viên là yêu cầu cấp bách. Phát triển đội ngũ giáo viên chính là bảo đảm cho sự phát triển của nhà trường thông qua việc quy hoạch vể cơ cấu, số lượng, trình độ ngành nghề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, trình độ nghiệp vụ Sư phạm và thái độ nghề nghiệp”. - Đề tại Thạc sỹ “Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố Yên Bái đến năm 2015” của tác giả Phạm Văn An. Trong luận văn đã nêu lên “Muốn phát triển giáo dục vấn đề then chốt là phải phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu bộ môn” Trên đây là sơ lược về tình hình nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo khoa học liên quan đến quản lý, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên. Song những biện pháp quản lý quá trình phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nâng 6 cấp lên trường Cao đẳng chưa được tìm hiểu và giải quyết một cách thoả đáng. Vì vậy, chúng tôi đi vào tìm hiểu để tìm ra các giải pháp có tính chất khả thi cho việc phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cấp Trường Trung cấp y tế Nam Định thành trường Cao đẳng y tế Nam Định. 1.1. Những khái niệm cơ bản của đề tài 1.1.1. Phát triển Phát triển là quá trình vận động liên tục của đối tượng về lượng và chất theo con đường đi lên. Sự phát triển diễn ra theo quy luật từ lượng đổi đến chất đổi, luôn có sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, đi theo đường xoáy ốc. Những đặc trưng cơ bản của phát triển được biểu hiện n h ư : 1) Sự phát triển tất cả mọi sự vật, hiộn tượng đều có mối liên hệ, tác động qua lại và quy định nhau; 2) Phát triển là quá trình vận động không ngừng; 3) Phát triển từ những thay đổi về số lượng được chuyển hoá thành những thay đổi về chất lượng; 4) Phát triển thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập; 5) Phát triển có thể diễn ra bằng cách chuyển hoá, xoáy ổc và nhảy vọt. Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng định hướng chiến lược cho sự phát triển của nước ta đi lên một cách bền vững gọi là phát triển bền vững. Phải đảm bảo cho nền kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển bển vững. Quá trình này được chỉ đạo bằng tư duy lý luận trên cơ sở có sự phát triển bền vững của môi trường. Sự phát triển của giáo dục có những tồn tại làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo đại trà thấp, hiệu quả đào tạo chưa cao, đào tạo chưa phù hợp với thực tế và yêu cầu của thị trường lao động do đội ngũ giáo viên thiếu - yếu, phương pháp giáo dục lạc hậu, phương tiện - thiết bị dạy học thiếu, yếu và môi trường giáo dục chưa đảm bảo được tính mô phạm. Phát triển bền vững giáo dục là một vấn đề vô cùng quan trọng vì nó quy định sự phát triển bền vững của nền kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhìn chung, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục chưa đảm bảo cho sự phát triển bền vững nhân cách thế hệ học sinh. Chiến lược phát triển giáo đục đã xác định song, trình độ tác nghiệp của giáo dục còn bị bất cập. 7 Sự nghiệp giáo dục, đào tạo của Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây. Quy mô giáo dục đào tạo tiếp tục được mở rộng ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân. Hiộn nay có gần 94% dân cư từ 15 tuổi trở lên biết chữ. Tất cả các tỉnh, thành phô trong cả nước đều đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Số năm đi học trung bình của dân cư đạt 7,3- Đã đào tạo được một lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật khoảng 8 triệu người, chiếm 18,3% trong tổng số 43,8 triộu lao động cả nước. Yếu tố quy định sự phát triển của xã hội là đảm bảo về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điểu kiện lao động và vệ sinh môi trường sống. Trong những năm qua, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và phát triển. Do đó, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu đã được thực hiện tốt ở nhiều địa phương, kể cả vùng núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi như dịch tả, dịch hạch và bệnh sốt rét. Hệ thống khám chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp và thực sự có những tiến bộ mới. Nhiều kỹ thuật cao trong chuẩn đoán và điều trị đã đựoc áp dụng thành công và phổ biến rộng rãi. Hộ thống Y - Dược học cổ truyền được củng cố và phát triển đã phát huy tác dụng tích cực trong việc điều trị các bênh thông thường và nhiều bệnh mang tính khác nhau với chi phí thấp. Tình hình sức khoẻ nhân dân ngày càng được cải thiện. Việt Nam đã đạt được các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ tốt hơn nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người, góp phần làm tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của nước ta. Tuy nhiên, trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ còn tồn tại những thách thức nhất định. Mô hình bệnh tật hiện nay vừa mang tính chất đặc trưng của các nước đang phát triển vừa mang tính chất của các nước đã - đang trong quá trình công nghiêp hoá. Thiên tai và thảm hoạ là một nguy cơ khó lường trước, khi xảy ra thường gây nhiều tổn thất về người và của kể cả cơ sở vật chất của ngành y tế. v ề mặt chủ quan, ngành y tế đang đứng trước tình trạng là trình độ cán bộ thiếu, yếu cả về chuyên môn và quản lý, chưa đáp 8 ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong tình hình mới. Mục tiêu của sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 là phấn đấu đẩy lùi bênh tật, phát triển sức khoẻ ngày một tăng, mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đểu được sống trong cộng đồng an toàn, môi trường trong sạch, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lộ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. Những hoạt động ưu tiên cần được tiến hành là: 1) Đáp ứng yêu cầu cơ bản về chăm sóc sức khoẻ cho dân cư; 2) Phát triển y tế dự phòng, phòng chống các bệnh truyển nhiễm; 3) Làm giảm tác hại của sự ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ của nhân dân; 4) Bảo vệ các nhóm người có nguy cơ cao. 1.1.2. Giáo viên Giáo viên là những người thay mặt Đảng và Nhà nước để trực tiếp làm nhiêm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. Giáo viên có những tiêu chuẩn sau 1) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; 2) Đạt trình độ chuẩn mực đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; 3) Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp; 4) Lý lịch bản thân rõ ràng. * Giáo viên có nhiệm vụ sau 1) Giáo dục và giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình giáo dục; 2) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân đúng như các quy định của Pháp luật và Điều lệ nhà trường; 3) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người học; 4) Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để nêu gương tốt cho người học. * Giáo viên có những quyền sau 1) Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo; 9 2) Được đào tạo để nâng cao trình độ, bồi dưỡng vé chuyên môn, nghiệp vụ; 3) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục và cơ quan nghiên cứu khác với điều kiện bảo đảm thực hiên đầy đủ chương trình, kế hoạch do nhà trường giao cho; 4) Được nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo; 5) Các quyền khác theo quy định của Pháp luật. Giáo viên trong khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục —giáo dưỡng không được phép xúc phạm danh dự, nhân phẩm, không xâm phạm thân thể người học, không được gian lận trong tuyển sinh, thi cử, đánh giá sai kết quả, xuyên tạc nội dung giáo dục, ép buộc học sinh học để thu tiền. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng, trong nhân cách người giáo viên phải có được những phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống, phong cách sống mô phạm, năng lực chuyên môn cũng như năng lực Sư phạm và năng lực quản lý. Đảng, Nhà nước, nhân dân rất tôn vinh nghể dạy học. Hoạt động giáo dục - đào tạo đòi hỏi giáo viên phải có năng lực chuyên môn Y - Dược, năng lực sư phạm và năng lực tổ chức - quản lý quá trình dạy học y tế. Hoạt động giáo dục và đào tạo của giáo viên có nhiệm vụ sản xuất ra nhân cách thế hệ con người mới XHCN cho nền kinh tế - văn hoá - xã hội. Tính chất của nền kinh tế - văn hoá - xã hội của Việt Nam trong tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung, phương thức và chiến lược đào tạo của người giáo viên ngày hôm nay. Để đáp úng được yêu cầu của nhiộm vụ giáo dục - đào tạo y tế, người giáo viên y tế phải không ngừng biết cách rèn luyện để nâng cao y đức, phát triển năng lực chuyên môn Y - Dược, học tập nghiệp vụ sư phạm dạy nghể y tế và bồi dưỡng về năng lực quản lý quá trình dạy học theo chiến lược quản lý hiện đại. Trong điểu kiện của nền kinh tế thị trường, hội nhập WTO, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bùng nổ thông tin khoa học - công nghệ đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kỹ năng tác nghiệp với phương tiện dạy học hiện đại. Do yêu cầu đào tạo, trường học phải có được một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng - chuyên ngành, chuyên khoa, mạnh vể chất lượng, có đạo đức, sức 10 khoẻ vững vàng về trình độ chuyên môn Y —Dược và có kỹ năng làm chủ quá trình đào tạo. Việc bồi dưỡng - tự bồi dưỡng, đào tạo - tự đào tạo lại đội ngũ giáo viên dạy các nghế y tế được coi là vấn để quan trọng trong hoạt động tư duy của các nhà quản lý các trường y tế. 1.1.3. Giảng viên Giảng viên là nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng, bao gồm các nhà sư phạm được tuyển dụng và bổ nhiộm vào các ngạch giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giảng viên cao cấp và giáo sư trong biên chế sự nghiệp của cơ sở đào tạo đại học - cao đẳng công lập hoặc trong danh sách làm việc toàn thời gian của cơ sở giáo dục đại học - cao đẳng ngoài công lập. Giảng viên là sĩ quan quân đội biột phái, giảng viên ở các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng vũ trang ngoài việc thực hiện những qui định theo chế độ làm việc tại cơ sở như nội dung của luận văn này còn phải thực hiộn theo chế độ phục vụ của lực lượng vũ trang. Giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học - cao đẳng y tế còn phải thực hiện chế độ làm việc kiêm nhiệm trong các bệnh viện thực hành theo quy định của ngành y tế. * Nhiệm vụ của giảng viên Ngoài việc phải thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục, giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học có những nhiộm vụ sau: 1. Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục đại học gồm các trình độ: Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật; 2. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; 3. Tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; 4. Thường xuyên học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của giảng viên; 5. Tham gia các hoạt động xã hội theo trách nhiêm, nghĩa vụ công dân. * 1. Nội dung của các nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của giảng viên Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình của chuyên ngành đào tạo, hiểu thấu đáo vị trí và yêu cầu của môn học được 11 phân công giảng dạy; tìm hiểu trình độ, khả năng, kiến thức và hiểu biết của người học; 2. Xây dựng kế hoạch dạy học, viết đề cương môn học, xác định nội đung bài giảng và thiết kế các học liệu cần thiết phục vụ cho bài giảng, phụ đạo và hướng dẫn sinh viên rèn luyện kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, làm thí nghiêm, thực hành, thảo luận khoa học, thực tập nghể nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế phục vụ sản xuất và đời sống; 3. Ra đề và chấm bài kiểm tra, bài thi để đánh giá kết quả học tập của sinh viên; ra đề và chấm thi kết thúc học phần, thi cuối khoá, thi tốt nghiệp; 4. Hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh viết báo cáo thu hoạch chuyển để sau đại học; luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; 5. Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy, giáo dục của các giảng viên khác; 6. Thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên; giúp họ biết phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện. Tổ chức phong trào và hướng dẫn sinh viên tự giác thực hiện mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ chính của nhà trường; 7. Tham gia xây dựng và phát triển ngành học, cải tiến nội dung chương trình, cải tiến phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học; 8. Biên soạn giáo trình, sách, chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bổi dưỡng; 9. Tham gia thiết kế, xây dựng các cơ sở thí nghiệm và thực hành; 10. Hướng dẫn người học tham gia đánh giá hoạt động dạy học; thường xuyên cập nhật thông tin từ người học để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh phương pháp, nội dung, kế hoạch giảng dạy, giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo với chất lượng, hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu của xã hội. * 1. Nội dung của nhiệm vụ chuyển giao công nghệ của giảng viên Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm ờ các cấp; 12 2. Nghiên cứu để phục vụ cho việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo; 3. Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học; 4. Viết chuyên đề tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học các cấp ở trong và ngoài nước; 5. Tổ chức và tham gia các buổi xê-mi-na của khoa, bộ môn; hướng dẫn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; 6. Ký kết và thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ với các tổ chức, cá nhân ở trong và cũng như ngoài cơ sở giáo dục đại học phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội; 7. Tư vấn về chuyển giao công nghệ và tư vấn kỹ thuật; 8. Thực hiện hợp tác quốc tế vể nghiên cứu khoa học và công nghệ; 9. Tham dự các cuộc thi sáng tạo về khoa học, công nghệ, sở hữu trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế, các hoạt động khoa học và công nghệ khác; 10. Phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống. * Nội dung của nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên 1. Tham gia công tác tuyển sinh hàng năm của nhà trường; 2. Tham gia xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học - công nghộ; 3. Đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu khoa học cũng như chất lượng chính trị, tư tưởng, đạo đức của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, cải tiến, đề xuất những biộn pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; 4. Tham gia các công tác kiêm nhiộm như: chủ nhiêm lớp, chỉ đạo thực tập, cố vấn học tập, phụ trách phòng thí nghiệm, lãnh đạo chuyên môn và đào tạo, công tác Đảng, đoàn thể, công tác quản lý ở bộ môn, khoa, phòng, ban, ... thuộc cơ sở giáo dục đại học và tham gia các công tác quản lý khoa học - công nghệ, công tác quản lý đào tạo khác khi có yêu cầu. 13 * Nội dung của nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng đ ể nâng cao trình độ của giảng viên 1. Học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ đào tạo để được cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ của chuyên ngành đào tạo đang đảm nhiệm; 2. Học tập, bồi dưỡng để được cấp bằng, chứng chỉ vể lý luận chính trị, nghiệp vụ sư phạm, quản lý giáo dục; 3. Học tập, bồi dưỡng năng lực, phẩm chất nhân cách của mình theo tiêu chuẩn nghề nghiệp của giảng viên và theo chương trình quy định cho từng đối tượng khi nâng ngạch, bổ nhiệm các chức danh của giảng viên; 4. Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu khoa học và khả năng hội nhập quốc tế; 5. Học tập, bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới và nâng cao sự hiểu biết mọi mặt. Nội dung của nhiệm vụ tham gia các hoạt động xã hội của giảng viên là thực hiện các công tác chung của xã hội theo nghĩa vụ của một công dân như: làm nghĩa vụ quân sự, tham gia bảo vệ môi trường, hoạt động văn hoá, bảo vệ trật tự, trị an ở địa phương, phòng, chống tệ nạn xã hội, thiên tai, dịch bệnh. * Phân công nhiệm vụ theo chức danh của giảng viên 1. Đối với ngạch (chức danh) giảng viên, đảm nhiệm việc giảng dạy đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học có nhiộm vụ cụ thể là: a) Giảng dạy có chất lượng phần chương trình, nội dung môn học được phân công đảm nhiộm; b) Tham gia hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng; c) Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân công đảm nhiệm; d) Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp cơ sở. Giảng viên có bằng tiến sĩ có trách nhiệm định hướng nghiên cứu, tổ chức tập hợp các giảng viên khác và nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu khoa học; e) Làm chủ nhiệm lớp, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ thực tập và tham gia công tác quản lý đào tạo khác khi có yêu cầu; 14 f) Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ. 2. Đối với phó giáo sư và ngạch (chức danh) giảng viên chính đảm nhiộm vai trò chủ chốt trong giảng dạy cao đẳng, đại học và sau đại học, chuyên trách giảng dạy vể một chuyên ngành đào tạo ở cơ sở giáo dục đại học có nhiộm vụ cụ thể là: a) Giảng dạy có chất lượng tốt phần chương trình, nội dung chính của môn học được phân công đảm nhiệm; giảng dạy một hoặc một số chuyên đề đào tạo sau đại học và tham gia bồi dưỡng sinh viên giỏi; b) Chủ trì, hướng dẫn, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng. Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn luận văn thạc sĩ, tham gia phản biện luận án tiến sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh (nếu có bằng tiến sĩ và có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đào tạo); c) Tham gia vào quá trình bồi dưỡng theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành; d) Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; e) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình môn học, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập; f) Chủ trì hoặc tham gia các đế tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ cấp cơ sở trở lên. Định hướng nghiên cứu, tổ chức tập hợp giảng viên và nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu khoa học. Tham gia viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm, đóng góp tích cực vào sự phát triển của bộ môn hay chuyên ngành ở trong và ngoài nước; g) Làm chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập, phụ trách phòng thí nghiệm, công tác quản lý bộ môn, khoa, phòng, ban, ... thuộc cơ sở giáo dục đại học và tham gia các công tác quản lý khoa học - công nghệ, công tác quản lý đào tạo khác khi có yêu cầu; h) Thực hiện đầy đủ nội dung của các qui định về chuyên môn, trình độ nghiệp vụ giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của cơ sở đào tạo và những qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 15 3. Đối với giáo sư và ngạch (chức danh) giảng viên cao cấp đảm nhiệm vai trò chủ trì, tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác giảng dạy cao đẳng, đại học và sau đại học, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ cụ thể là: a) Giảng dạy với chất lượng cao phần nội dung, chương trình chính của chuyên ngành đào tạo đuợc phân công đảm nhiệm và giáo trình mới như giảng dạy một số chuyên đề chính của chương trình đào tạo sau đại học, phát hiện và bồi dưỡng sinh viên giỏi của chuyên ngành đào tạo; b) Chủ trì, hướng dẫn, chấm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và giáo viên chính theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành; c) Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng, hoàn thiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo theo chuyên ngành ở các trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học; đề xuất các chủ trương, phương hướng cho sự phát triển của chuyên ngành; d) Chủ trì soạn giáo trình, sách tham khảo và tài liệu tham khảo chuyên môn của ngành học; e) Tổng kết, đánh giá kết quả giảng dạy, đào tạo theo chuyên ngành. Chủ động đề xuất viộc cải tiến mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tế; f) Chủ trì hoặc tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp bộ hoặc cấp nhà nước; g) Định hướng nghiên cứu, tổ chức tập hợp giảng viên, giảng viên chính và nghiên cứu sinh cùng tham gia nghiên cứu khoa học; h) Xây dựng, tham gia nghiệm thu các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của bộ môn của chuyên ngành ở trong và ngoài nước; i) Tham gia lãnh đạo các hoạt động chuyên môn và đào tạo khi có yêu cầu. 16 1.1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành trường Cao đẳng Qua việc phân tích chức trách của người giáo viên và chức trách của người giảng viên của các trường Đại học, Cao đẳng, ngoài những nhiệm vụ chung của nhà giáo được quy định tại Luật giáo dục, Luật công chức, sự khác biệt cơ bản được thể hiện ở các nội dung sau: * Vê' chuyên môn Giảng viên của các trường Đại học và Cao đẳng trướe hết phải ỉà nhà khoa học trong lĩnh vực mà mình giảng dạy. Điều này thể hiện ở chỗ người giảng viên phải tiếp cận với môn học như một khoa học, trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu nó, tức là người giảng viên phải có kiến thức đủ rộng vể đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đặc thù của môn khoa học mà mình đang giảng dạy, nắm được những thành tựu cơ bản của môn khoa học đó. Mặt khác, người giảng viên phải có kĩ năng nghiên cứu đi sâu giải quyết một hoặc một số vấn đề đang tồn tại trong môn khoa học đó nhằm phục vụ không chỉ cho giảng dạy mà rông hơn là phục vụ cho cộng đồng. * Về mặt nghiệp vụ Người giảng viên Đại học và Cao đẳng có đối tượng giảng dạy là sinh viên, tức là người học ở bậc học lấy tự học, tự nghiên cứu làm phương pháp học tập chủ đạo. Do vậy, người giáo viên phải được trang bị nghiệp vụ sư phạm Đại học, phải được rèn luyện các kỹ năng sư phạm Đại học như phương pháp dạy tự học, phương pháp rèn luyện các kỹ năng tư duy bậc cao cho sinh viên, như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy, kỹ năng làm việc độc lậ p ,... * V ề cơ hội thăng tiến của bản thân Khác với người giáo viên có thể phần nào đó yên tâm ở vị trí nghề ngh:ộp mà không phải phấn đấu nhiều, người giảng viên trong các trường Đại học và Cao đẳng thòi kỳ hội nhập luôn đứng trước những thách thức và thời cơ lớn. Những thách thức có thể là sự phát triển hết sức nhanh chóng của khoa học và công nghệ (ở đây là trong lĩnh vực y tế). Hội nhập cho phép người giảr.g viên nhanh chóng tiếp cận những thành tựu đó. Đây vừa là thách thức Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA HÀ NÔI TRUNG TẨM THÔNG TIN THU VIỆN 17 V - L O / /ỈG64-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan