Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn...

Tài liệu Phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn

.PDF
104
269
57

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục các từ viết tắt vii Danh mục các bảng viii Danh mục biểu đồ ix Danh mục hình x PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN 4 NUÔI LỢN THỊT 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt 4 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm ngành chăn nuôi lợn 4 2.1.2. Quan điểm về phát triển và phát triển chăn nuôi lợn thịt 7 2.1.3. Nội dung phát triển chăn nuôi lợn thịt 9 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi 13 2.1.5. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển chăn nuôi 2.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi tại Việt Nam 20 23 2.2.1. Thực trạng chung về chăn nuôi tại Việt Nam 23 2.2.2. Bài học kinh nghiệm 30 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Hữu Lũng 32 3.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Hữu Lũng 33 3.2.1. Các đặc điểm tự nhiên 33 3.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 41 3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng 42 3.2.4. Thực trạng về văn hóa 44 3.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội 45 3.3.1. Thuận lợi 47 3.3.2. Khó khăn 48 3.4. Phương pháp nghiên cứu 48 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 48 3.4.2. Xử lý và tổng hợp số liệu 50 3.4.3. Các phương pháp phân tích 50 3.4.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 51 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53 4.1. Khái quát ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn 53 4.1.1. Thực trạng chung ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn 53 4.1.2. Thực trạng chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Hữu Lũng 54 4.2. Kết quả điều tra chăn nuôi lợn thịt huyện Hữu Lũng 60 4.2.1. Thông tin chung về các hộ điều tra 60 4.2.2. Nguồn lực của các hộ chăn nuôi lợn thịt 62 4.2.3. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra 67 4.2.4. Công tác tiêu thụ lợn thịt các hộ điều tra 69 4.3. Đánh giá hiệu quả chăn nuôi 70 4.4. Đánh giá tồn tại trong phát triển chăn nuôi lợn thịt tại Hữu Lũng 76 4.5. Định hướng và một số giải pháp phát triển chăn nuôi Lợn thịt trên địa bàn Huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 78 Page v 4.5.1 Định hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng tập trung trên địa bàn huyện Hữu Lũng 78 4.5.2 Các giải pháp nhằm tăng trưởng qui mô 78 4.5.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu trong phát triển chăn nuôi 82 4.5.4. Các giải pháp chung 87 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 5.1 Kết luận 89 5.2. Kiến nghị 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 94 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BQ Bình quân BTBDHMT Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung CN Chăn nuôi CNQMN Chăn nuôi quy mô nhỏ CNQMV Chăn nuôi quy mô vừa ĐVT Đơn vị tính ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐNB Đông Nam bộ GO Giá trị sản xuất GTGT Giá trị gia tăng IC Chi phí trung gian MI Thu nhập hỗn hợp PTBV Phát triển bền vững PTCN Phát triển chăn nuôi Pr Lợi nhuận SX NN Sản xuất nông nghiệp TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc XC Xuất chuồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 2.1 Số lượng lợn phân theo vùng ở Việt Nam 24 2.2 Sản lượng thịt lợn hơi phân theo vùng ở Việt Nam 25 2.3 Số trang trại phân theo lĩnh vực sản xuất và địa phương 26 2.4 Số lượng và cơ cấu hộ chăn nuôi lợn theo quy mô số con lợn 27 3.1 Tài nguyên đất huyện Hữu Lũng 38 3.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng (2011 – 2013) 46 3.3 Phân bố mẫu điều tra 50 4.1 Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Hữu Lũng (2010-2013) 53 4.2 Quy mô chăn nuôi lợn thịt huyện Hữu Lũng (2011 -2013) 55 4.3 Phương thức chăn nuôi lợn thịt huyện Hữu Lũng (2011 -2013) 56 4.4 Đặc điểm cơ bản của người được điều tra 61 4.5 Thực trạng đất nông nghiệp các hộ điều tra 62 4.. Nguồn lao động nông nghiệp các hộ điều tra 63 4.7 Tình hình vốn chăn nuôi lợn thịt các hộ điều tra 65 4.8 Tình trạng trang thiết bị, chuồng trại chăn nuôi lợn thịt các hộ điều tra 65 4.9 Thời gian và năng suất xuất chuồng lợn thịt các hộ điều tra 70 4.10 So sánh hiệu quả phương thức chăn nuôi giữa nuôi nhốt và thả rông (năm 2011- 2013) 4.11 4.12 71 So sánh hiệu quả qui mô chăn nuôi giữa qui mô vừa và qui mô nhỏ (năm 2011-2013) 72 So sánh hiệu quả trình độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 74 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Quy mô đàn vật nuôi trong nước 23 2.2 Cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô trong từng vùng kinh tế - xã 28 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix DANH MỤC HÌNH Số hình Tên hình Trang 3.1 Bản đồ hành chính huyện Hữu Lũng 34 3.2 Biểu đồ cơ cấu đất nông nghiệp huyện Hữu Lũng 39 3.3 Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng 47 tỉnh Lạng Sơn (2010 – 2012) 4.1 Tỷ lệ chăn nuôi lợn thịt có chuồng trại các hộ gia đình huyện Hữu Lũng 2013 4.2 57 Tỷ lệ tiêu thụ lợn thịt qua các kênh của các hộ gia đình huyện Hữu Lũng năm 2012 60 4.3 Tỷ trọng các loại thức ăn cho lợn của các hộ điều tra 68 4.4 Kênh tiêu thụ lợn thịt các hộ điều tra (tỷ lệ%) 69 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page x PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp, nó có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế văn hóa xã hội nhưng trong thời gian dài chăn nuôi ở Việt Nam phát triển chậm, phân tán, trình độ thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Từ năm 2000 đến nay, chăn nuôi cả nước nói chung và nhiều địa phương nói riêng đã có biểu hiện khởi sắc và có vai trò tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Giá trị sản xuất (GTSX) ngành chăn nuôi tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001- 2005 đạt khoảng 7.1% (gấp hơn 2 lần tốc độ phát triển ngành trồng trọt), sản phẩm chăn nuôi đã tham gia xuất khẩu, đã có nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn và công nghệ khá hiện đại. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ phát triển chăn nuôi của nước ta còn thấp hơn so với trình độ của khu vực ASEAN và thấp hơn rất nhiều so với các nước chăn nuôi tiên tiến. Trong những năm qua được sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của các Bộ ngành Trung ương; sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự phối kết hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và toàn thể nhân dân trong tỉnh, sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn Lạng Sơn đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế chung toàn tỉnh, giữ vững an ninh, ổn định chính trị trên địa bàn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn được tăng cường đầu tư khá đồng bộ cơ bản đáp ứng được sự phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn. Kinh tế nông thôn đang từng bước phát triển, đa dạng hoá ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, cơ giới hoá, điện khí hoá được tăng cường ở các khâu làm đất, chế biến, vận chuyển, góp phần nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động của người nông dân. Kinh tế hộ tiếp tục phát triển, hình thành một số trang trại trồng cây ăn quả, trang trại trồng rừng và trang trại chăn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 nuôi. Bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi mới, chất lượng cuộc sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Ngành chăn nuôi của tỉnh Lạng Sơn đã thu được kết quả nhất định, tốc độ phát triển của đàn gia cầm, đàn dê, đàn ngựa, đàn ong đạt khá, tuy nhiên đàn trâu, đàn bò tăng trưởng âm, đàn lợn phát triển chậm (Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê thời điểm 1/10/2013, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh Lạng Sơn hiện có: đàn trâu: 119.773 con giảm 1,1%; đàn bò: 31.902 con giảm 1,14 %; đàn lợn: 376.229 con tăng 1,08 %; đàn gia cầm: 3.878,84 nghìn con giảm 8,64 % so với cùng kỳ năm trước). Sản xuất chăn nuôi của Tỉnh trong những năm qua còn chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chưa khai thác hết các tiềm năng, thế mạnh trong nông nghiệp. Chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn chưa thực sự biến chuyển lớn, còn mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa hình thành vùng chăn nuôi thị trường có quy mô nổi bật, một số địa phương chăn nuôi trâu, bò vẫn còn hình thức thả dông, các thành phần kinh tế trang trại chăn nuôi cũng chưa phát triển. Chăn nuôi phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, thời tiết và chăn nuôi nhỏ lẻ mang tính tận dụng, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Trong những năm gần đây, dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc và gia cầm như Lở mồm long móng, Tai xanh, Cúm gia cầm H5N1 và H7N9 liên tục xảy ra trên cả nước không những gây ra những thiệt hại đáng kể cho nghành kinh tế nông nghiệp mà còn có những diễn biến phức tạp, lây lan và gây nguy hại cho cả con người. Xuất phát từ những lý do trên, với ý nghĩa nghiên cứu loại hình chăn nuôi của tỉnh Lạng Sơn, nên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, đề xuất định hướng các giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn thịt một cách có hiệu quả cho địa phương trong thời gian tới. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt. - Đánh giá được thực trạng chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn - Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn thịt một cách có hiệu quả trên địa bàn nghiên cứu. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt. - Đối tượng điểu tra là các chủ thể tham gia chăn nuôi lợn thịt như : các hộ chăn nuôi lợn, các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Hữu Lũng. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt tại các cơ sở chăn nuôi như các hộ, các trang trại trên địa bàn huyện, trong đó tập trung vào các giải pháp kinh tế, tổ chức và kỹ thuật. - Phạm vi về không gian: huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn. - Về thời gian: Nghiên cứu vấn đề về phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt qua 3 năm (2011 - 2013), từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt của huyện đến năm 2020. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm ngành chăn nuôi lợn - Khái niệm: Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp, không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu người hiện nay. Sản phẩm từ chăn nuôi một mặt cung cấp thực phẩm, nguyên liệu phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người, mặt khác là một ngành sản xuất với mục tiêu lợi nhuận như mọi ngành sản xuất khác. Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng. Sản phẩm của nghành chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến, là một trong các nghành tạo ra chuỗi nghành hàng rất phong phú như sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho nghành công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Trồng trọt kết hợp chăn nuôi tạo nền nông nghiệp bền vững. (Đỗ Kim Chung, 2009) Trong chăn nuôi ở nhiều địa phương, lợn là loại vật nuôi phổ biến nhất do nhu cầu thịt lợn trong tiêu dùng lớn, thời gian chăn nuôi tương đối ngắn và sức tăng trưởng nhanh về sản lượng và giá trị. Đồng thời, ở nhiều vùng nông thôn, các hộ chăn nuôi lợn có thể tận dụng được các nông sản thực phẩm trong nông nghiệp. Chất thải trong chăn nuôi phục vụ trực tiếp cho các hoạt động trồng trọt. - Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành chăn nuôi lợn thịt Trong nghành chăn nuôi nói chung thì chăn nuôi lợn là nghành kinh tế quan trọng và nó có những đặc điểm riêng so với các loại vật nuôi khác. Chăn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 nuôi lợn ở nước ta hiện nay đang được chú trọng và ngày càng phát triển bởi nhu cầu cung cấp về thịt ngày càng tăng. Sự phát triển của nền sản xuất kinh tế hàng hóa càng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt ở hộ gia đình phát triển. Do vậy, phát triển chăn nuôi lợn thịt có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như nghành kinh tế nói chung. Mặt khác với lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, chăn nuôi lợn thịt đang dần khẳng định cơ cấu chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất. Xu thê phát triển chăn nuôi lợn thịt là một tất yếu khách quan, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội.Phát triển chăn nuôi lợn thịt hộ gia đình góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông thôn. Để phát triển chăn nuôi lợn thịt cần chú trọng đến những vấn đề sau : Về con giống : Giống là tiền đề cho sự phát triển của đàn lợn nuôi, là điều kiện quan trọng để hộ gia đình tăng quy mô cả về chất lượng và số lượng của đàn. Những năm trước các giống lợn hầu hết được nuôi trong nước ta là giống lợn nội như Móng Cái, Ỉ, Lang Hồng... Hiện nay đã có rất nhiều giống lợn được nhập khẩu để nhân giống và lai giống nhằm phục vụ chăn nuôi thương phẩm, nâng cao hiệu quả sản lượng đầu lợn, chất lượng thịt như Landrace, Yorshire, Đại Bạch... Ở nước ta tùy vào điều kiện tự nhiên của từng địa phương, khả năng của chủ chăn nuôi mà chọn các giống lợn với đặc điểm khác nhau. Giống lợn Móng Cái có 12- 14 núm vú, trọng lượng cai sữa thấp khoảng 7kg/con. Lợn nái đẻ 1,72 lứa/năm. Nuôi 8-10 tháng đạt trọng lượng khoảng 60-70kg. Tỷ lệ thịt xẻ 7173%, tỷ lệ nạc thấp 34-35%, tỷ lệ mỡ cao 41-42%. Chi phí 5-6kg thức ăn cho 1kg tăng trọng. Giống lợn Ỉ thì lợn thịt nuôi 8-10 tháng đạt 40-50kg, tiêu tốn 6-7kg thức ăn cho 1kg tăng trọng.Tỷ lệ thịt xẻ 63%, tỷ lệ mỡ 48%. Giống lợn Landrat, lợn thịt nuôi tăng trọng nhanh, 6 tháng đạt 100kg. Tỷ lệ nạc cao chiếm 56-57%, chi phí cho 1kg tăng trọng là 3,5kg. Giống lợn Duroc, lợn thiên về thịt nạc, phẩm chất thịt tốt, chóng lớn, nuôi 143-172 ngày là có thể đạt 100kg. Ngoài ra còn có các giống lợn khác như Yosirse, lợn lai thương phẩm hai máu, ba máu.... Về thức ăn : Trong chăn nuôi lợn nhu cầu dinh dưỡng có sự khác nhau rất lớn theo từng đối tượng lợn. Các thành phần dinh dưỡng chính gồm : Năng lượng là thành phần dinh dưỡng chính và quan trọng nhất, chiếm chi phí cao nhất trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 tổng chi phí thức ăn cung cấp cho lợn, nó là thành phần cần thiết tham gia vào cấu tạo mô cũng như tạo thịt, tiết sữa, bào thai. Chất khoáng và vitamin là những thành phần dinh dưỡng chiếm tỷ lệ thấp nhưng cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của lợn được cung cấp bởi các loại thức ăn như bột xương, bột sò, muối ăn...Hiệu quả kinh tế chăn nuoi lợn phụ thuộc trực tiếp vào mức độ đảm bảo khẩu phần ăn cho lợn. Vì vậy, việc xây dựng khẩu phần ăn đáp ứng nhu cầu của đàn lợn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng sẽ mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi. (Nông Thị Lan Anh, 2014) Về hình thức chăn nuôi có thể là tập trung hoặc phân tán tuỳ đặc điểm và điều kiện tự nhiên mỗi khu vực nuôi. Chăn nuôi tự nhiên: Là phương thức chăn nuôi ra đời sớm nhất. Cơ sở của phương thức chăn nuôi này là dựa vào nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Nguồn thức ăn chủ yếu là các phụ phẩm nông nghiệp, tận dụng thức ăn thừa trong sinh hoạt. Dần phương thức này phát triển thành các hình thức nuôi thả hoặc nuôi nhốt trong các gia đình ở nông thôn. Chăn nuôi công nghiệp: Ra đời phục vụ cho nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của con người. Đặc điểm của hình thức chăn nuôi này là nuôi số lượng lớn, thức ăn hoàn toàn là công nghiệp, thời gian nuôi ngắn, mức tăng trọng nhanh. Hệ thống chuồng trại chăn nuôi từ chỗ là tận dụng, tự dựng với quy mô nhỏ đã chuyển dần theo hướng hiện đại, quy mô ngày càng lớn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh trưởng và phát triển của con lợn. Chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh gió lùa; thích hợp với sinh lý, sinh trưởng của lợn thịt, có tường ngăn vững chắc, nền chuồng không quá nhẵn, dễ cọ rửa, có hệ thống máng ăn, vòi uống đầy đủ; có hệ thống làm mát bằng vòi phun nước hoặc quạt thông gió về mùa hè, có đèn sưởi ấm mùa đông cho lợn mới sinh; số lợn trong một ngăn chuồng và diện tích mỗi ô chuồng không nên vượt quá tiêu chuẩn qui định. Bên cạnh đó các công tác chăm sóc thú y cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình chăn nuôi lợn thịt. Bệnh của lợn có nhiều loại và do nhiều nguyên nhân khác nhau như bẩm sinh, lây nhiễm, do thức ăn, do thoái hóa...nhưng sự lây nhiễm dịch bệnh đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Do sự phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 nghành chăn nuôi ngày càng mạnh nên quy mô cũng tăng lên, sự trao đổi mua bán con giống, thịt lợn ngày càng nhiều nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cũng tăng theo làm giảm hiệu quả kinh tế và gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi. Do vậy cần thực hiện một số nguyên tắc vệ sinh chuồng trại chăn nuôi hàng ngày và tiêm phòng định kỳ vắc xin cho lợn, nhất là những bệnh đỏ bao gồm dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, thương hàn lợn. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển chăn nuôi lợn của người chăn nuôi là điều kiện kinh tế của hộ gia đình, của trang trại chăn nuôi còn khó khăn, nên vẫn chăn nuôi theo cách truyền thống chỉ tận dụng những thức ăn thừa và phế phẩm của nghành trồng trọt, thời gian chăn nuôi lại kéo dài nên hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thấp. Nên xu hướng thay đổi cơ cấu chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, sử dụng chủ yếu thức ăn công nghiệp, hình thức chăn nuôi quy mô lớn, thời gian chăn nuôi ngắn là cần thiết cho nghành chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng. 2.1.2. Quan điểm về phát triển và phát triển chăn nuôi lợn thịt 2.1.2.1. Quan niệm về phát triển: Đã có rất nhiều khái niệm của lý thuyết kinh tế học phát triển mà cơ sở của nó là từ các khái niệm rất cơ bản của lý thuyết kinh tế học hiện đại trên thế giới từ hơn nửa thế kỷ qua. Có quan điểm cho rằng : “Phát triển theo nghĩa hẹp là sự mở rộng, mở mang, phát đạt của sự vật, hiện tượng hoặc ý tưởng , tư duy trong đời sống một cách tương đối hoàn chỉnh trong một giai đoạn nhất định. Phát triển theo chiều rộng là thuộc tính cơ bản của phép biện chứng, là sự diễn biến của hiện tượng luôn đúng theo quy luật trong các thế giới vô sinh, hữu sinh và loài người. Trong xã hội loài người phát triển gắn liền với sự thay đổi hình thái kinh tế xã hội.” Theo Raaman Weitz (1987) : “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” Theo Lưu Đức Hải (2001): “Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, kỹ thuật, văn hóa...” Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 Theo Nguyễn Ngọc Long và cộng sự (1991): “ Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ”. Quan điểm này cho rằng “ Sự phát triển là kết quả của quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn.” Các nhà kinh tế thế giới đã đưa ra nhiều quan điểm về phát triển, trải qua thời gian khái niệm về phát triển đi đến thống nhất : “ Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự hoàn thiện về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế ở mỗi quốc gia.” Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong đó con người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà cửa, và những của cải khác phục vụ cuộc sống. Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường. Sản xuất cho thị trường là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. Về mặt sản xuất ra của cải cho xã hội, phát triển là tăng sản phẩm hơn, phong phú hơn nhiều về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bố của cải. Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao gồm các khía cạnh khác như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, bao Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người. Phát triển kinh tế gắn với phát triển nghành chăn nuôi lợn là một khía cạnh của phát triển vật chất. 2.1.2.2. Phát triển chăn nuôi lợn thịt Xét theo quan điểm phát triển, phát triển chăn nuôi lợn thịt là sự tăng lên về mặt số lượng với cơ cấu tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về sản phẩm chăn nuôi lợn thịt. Phát triển chăn nuôi lợn thịt phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế- xã hội- môi trường. Phát triển chăn nuôi lợn theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, phát triển chăn nuôi phải theo hướng sản xuất hàng hóa. Do dó, đi đôi với việc phát triển chăn nuôi lợn phải chú ý mở rộng thị trường. Phát triển chăn nuôi lợn phải tính đến việc khai thác lợi thế so sánh sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương và theo hướng tập trung có trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao. Chất lượng thịt lợn phải chứa hàm lượng Protein cần thiết đủ cho người sử dụng, làm tăng thể lực và sức làm việc của con người. Trong điều kiện nước ta, lao động thủ công chiếm phần lớn, mức sống của người dân còn thấp, do đó thịt lợn là nguyên liệu chủ yếu tăng cường thêm các dưỡng chất trong mỗi bữa ăn. Thịt lợn còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến thực phẩm tạo ra đồ hộp, đồ ăn liền có chất lượng cao. 2.1.3. Nội dung phát triển chăn nuôi lợn thịt Sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân được hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Phát triển chăn nuôi bền vững là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớn hơn, được đầu tư nhiều về cả vốn và kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sản xuất ra một hoặc vài loại sản phẩm hàng hóa từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường.(Nguyễn Đức Chiện, 2005) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9 Ngoài mặt kinh tế, chăn nuôi còn có thể được nhìn nhận từ mặt xã hội và môi trường. Về mặt xã hội, chăn nuôi là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó các mối quan hệ xã hội đan xen nhau. Về mặt môi trường, chăn nuôi bền vững là một không gian sinh thái, trong đó diễn ra các quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái của chăn nuôi bền vững có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái của vùng. Ba mặt trên của phát triển chăn nuôi bền vững có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Sự kết hợp hài hòa va mặt này sẽ bảo đảm cho kinh tế chăn nuôi phát triển bền vững và bảo vệ tốt môi trường, sử dụng tối ưu các nguồn lực. Trong các mặt kinh tế - xã hội và môi trường vả phát triển chăn nuôi thì mặt kinh tế là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi của sự phát triển. Vì vậy trong nhiều trường hợp khi nói đến kinh tế chăn nuôi, tức là nói tới mặt kinh tế của chăn nuôi. Có thể nói rằng phát triển chăn nuôi là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa dựa trên cơ sở lao động, đất đai, tư liệu sản xuất cơ bản của hộ gia định, hoàn toàn tự chủ, sản xuất kinh doanh bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác, sản phẩm làm ra chủ yếu là để bán và tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình. Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất của chăn nuôi là sản xuất hàng hóa, vì vậy các yếu tố sản xuất phải được tập trung với quy mô nhất định. Mặt khác, tư liệu sản xuất của các hộ chăn nuôi thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng của một người chủ độc lập nên họ cũng chính là người quyết định các phương án sản xuất, kinh doanh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cao hơn để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của thị trường. 2.1.3.1 Tăng trưởng về quy mô Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Sự gia tăng được biểu hiện ở quy mô và tốc độ. Sự gia tăng về quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, đồng nghĩa với sự tăng thêm về lượng tuyệt đối. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10 Sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ảnh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ, đồng thời là sự gia tăng thêm về lượng tuyệt đối. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng nâng cao. Trong ngành sản xuất lợn thịt, phát triển sản xuất nghĩa là số lượng đầu lợn ngày càng nhiều lên, trọng lượng và sản lượng lợn hơi xuất chuồng cũng được tăng dần theo thời gian chăn nuôi và cuối cùng số hộ gia đình người dân chăn nuôi lợn thịt cũng tăng lên về mặt số lượng. 2.1.3.2.Hoàn thiện về cơ cấu Cơ cấu ngành kinh tế là sự tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng giống như cơ cấu kinh tế của đất nước, có thể bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần, những cơ cấu này có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Cơ cấu ngành nông nghiệp là sự phản ánh cao nhất sự tiến bộ của phân công lao động xã hội và trình độ phát triển sản xuất trong nông nghiệp, nó được thể hiện trên những vùng lãnh thổ nhất định. Cơ cấu ngành nông nghiệp phát triển tiến bộ mang lại sự biểu hiện về mặt không gian của cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành trong nông nghiệp thường biểu hiện bằng các quan hệ tỷ lệ: giữa trồng trọt và chăn nuôi; giữa cây lương thực và cây công nghiệp – rau quả; chăn nuôi gia súc và chăn nuôi gia cầm; giữa sản xuất cây nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn. Quá trình thay đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là chuyển dịch cơ cấu ngành. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11 Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phong phú hơn. Thay đổi cơ cấu nghành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi sẽ được thực hiện toàn diện ở cả vật nuôi, vùng nuôi, phương thức chăn nuôi và hệ thống giết mổ, chế biến.Với hướng phát triển này, việc tái cơ cấu vật nuôi sẽ dựa vào nhu cầu thị trường và lợi thế của ngành cũng như gắn kết với tiềm năng của ngành trồng trọt nhằm khai thác các sản phẩm của ngành này để phục vụ chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi lợn thịt là sẽ phát triển cả về số lượng, cùng với việc tập trung tăng năng suất, sản lượng và chất lượng thịt. Các khu chăn nuôi cũng được quy hoạch theo vùng sinh thái và gắn kết với thị trường. Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi lợn thịt từ ba yếu tố là thay đổi phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi thả rông lợn sang nuôi nhốt, tăng quy mô chăn nuôi từ quy mô nhỏ lên chăn nuôi theo quy mô vừa và quy mô lớn, thay đổi các kỹ thuật chăn nuôi kết hợp với ứng dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào chăn nuôi. Hiện nay tình hình chăn nuôi ở Lạng Sơn nói chung và các tỉnh khác trên cả nước nói chung chủ yếu vẫn chăn nuôi sản xuất theo hình thức thả rông để tiết kiệm chi phí, nguồn vốn và nhân lực trong sản xuất. Tuy nhiên chăn nuôi thả rông thường cho năng suất trọng lượng lớn kém hơn, thời gian nuôi lâu hơn và đặc biệt là lợn dễ mắc các dịch bệnh truyền nhiễm dẫn đến chết hàng loạt. Về phương thức chăn nuôi,cần duy trì và nâng cao hiệu quả của phương thức chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại. Tuy nhiên, quy mô nông hộ sẽ chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, còn quy mô chăn nuôi trang trại sẽ được đầu tư đáp ứng nhu cầu của khu vực đô thị, khu công nghiệp và tham gia xuất khẩu. Gắn với các phương thức này là việc tái cơ cấu hệ thống giết mổ và chế biến, với phương thức Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12 giết mổ tập trung công nghiệp, áp dụng công nghệ hiện đại; giết mổ bán tập trung, bán công nghiệp và giết mổ thủ công. Cần có sự đầu tư tập trung và huy động các nguồn lực thực hiện các giải pháp đồng bộ từ quy hoạch đến công tác giống, với phương châm chấn chỉnh căn bản về giống, đặc biệt là giống phục vụ chăn nuôi theo phương thức nông hộ, lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, giết mổ, chế biến, thú y và phát triển nguồn nhân lực cho ngành chăn nuôi. Bên cạnh đó cũng cần có các chính sách tín dụng với hướng xây dựng chính sách ưu đãi cho người chăn nuôi được khoanh nợ, giãn nợ, được vay mới với lãi suất ưu đãi hoặc Nhà nước dành một khoản ngân sách để hỗ trợ lãi suất tín dụng để người chăn nuôi có thể đầu tư khôi phục sản xuất sau. Các giải pháp gắn với việc hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý ngành chăn nuôi - thú y từ Trung ương đến địa phương cũng được đề cập như một trong những giải pháp không thể thiếu nhằm đem lại hiệu quả cho việc tái cơ cấu ngành. Bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng, để phát triển bền vững ngành chăn nuôi, công tác kiểm dịch, vệ sinh thú y cần được tăng cường hơn nữa, song song với việc đẩy mạnh công tác kiểm soát thị trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi a) Yếu tố về điều kiện tự nhiên Nhân tố tự nhiên bao gồm các yếu tố về vị chí địa lý, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết thủy văn, môi trường sinh thái. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến chăn nuôi. Trong những năm gần đây diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, rét thường đến muộn hơn và kéo dài, mưa đầu mùa bất thường, nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng. Chính vì vậy, yếu tố về thời tiết có tác động rất lớn đến năng suất và chất lượng của vật nuôi. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có tác động tích cực tới quá trình chăn nuôi và ngược lại. Do đó việc bố trí vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên sẽ quyết định đến kết quả của quá trình chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. (Nông Thị Lan Anh, 2014) b) Yếu tố con người Con người là yếu tố quan trọng nhất có tính quyết định đến kết quả và Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan