Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phật giáo ở đàng trong thời chúa nguyễn (thế kỷ xvii đến giữa thế kỷ xviii)...

Tài liệu Phật giáo ở đàng trong thời chúa nguyễn (thế kỷ xvii đến giữa thế kỷ xviii)

.PDF
57
1
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA LỊCH SỬ -------KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề Tài: PHẬT GIÁO Ở ĐÀNG TRONG THỜI CHÚA NGUYỄN (THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XVIII) Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Bảo Trân Chuyên ngành: Sư phạm lịch sử Lớp :18SLS Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Thu Hiền Đà Nẵng, tháng 2, năm 2022 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy, Cô khoa Lịch Sử, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình giảng dạy, gợi mở cho em nhiều kiến thức trong quá trình học tập và thực hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình tới Cô giáo - TS. Lê Thị Thu Hiền người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu xót, kính mong quý Thầy Cô và các bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn Đà Nẵng, ngày……tháng 01 năm 2022 Tác giả 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... 0 MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................ 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 7 3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 8 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 8 5.1. Nguồn tài liệu ............................................................................................................. 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8 6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................................... 9 7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1 : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ......................... 11 CỦA PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XVIII .......... 11 1.1. Khái quát tình hình Phật giáo Đàng Trong trước thế kỷ XVII .............................. 11 1.2. Những nhân tố tác động đến Phật giáo Đàng Trong thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII .................................................................................................................................... 13 1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................... 16 1.2.2.2. Đời sống xã hội ................................................................................................... 18 1.2.3. Về văn hoá, tư tưởng ............................................................................................ 19 1.3. Chính sách của chúa Nguyễn đối với Phật giáo ........................................................ 20 CHƯƠNG 2: DIỆN MẠO CỦA PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XVIII............................................................................................................ 24 2.1. Cơ sở thờ tự .................................................................................................................. 24 2.2. Nghi lễ và kinh sách Phật giáo.................................................................................... 28 2.3. Các dòng thiền ............................................................................................................. 30 2.4. Các danh tăng tiêu biểu .............................................................................................. 34 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XVIII ........................................................................................ 37 3.1. Đặc điểm của Phật giáo ở Đàng Trong thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII .......... 37 3.2. Vai trò của Phật giáo ở Đàng Trong thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII .............. 44 3.2.1. Phật giáo đối với chính trị ở Đàng Trong........................................................... 44 3.2.2. Phật giáo đối với đời sống văn hoá xã hội, giáo dục ở Đàng Trong ................ 46 2 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 52 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 1558, Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông phong tước Đoan Quận công và cử trấn thủ Thuận Hoá. Năm 1570, ông được vua cho trấn giữ Quảng Nam. Sau khi vua Lê Thế Tông băng hà, năm 1600, Nguyễn Hoàng quay lại Thuận Hóa với ý đồ ly khai với vua Lê - chúa Trịnh, xây dựng một vùng lãnh thổ riêng cho dòng họ Nguyễn. Lúc đó, lãnh thổ của chúa Nguyễn Hoàng chỉ là một dải đất hẹp kéo dài từ phía nam đèo Ngang đến đèo Cù Mông (Bình Định). Trong thời gian làm trấn thủ hai xứ Thuận Hóa - Quảng Nam, chúa Nguyễn Hoàng đã thực hiện vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, chính sự khoan hoà, quân lệnh nghiêm trang, mở mang ngoại thương, khiến cho dân trong cõi đều an cư lạc nghiệp để làm kế dung thân lâu dài. Bằng tài năng của mình, ông đã từng bước biến hai xứ Thuận Hoá - Quảng Nam thành một vùng đất trù phú, ổn định đời sống dân cư, đem lại sự phát triển, thịnh vượng cho vùng đất này. Kế thừa Nguyễn Hoàng, các vị chúa như Nguyễn Phúc Nguyên (16131635), Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), Nguyễn Phúc Tần (1648-1687),… cũng đã củng cố thế lực nhằm xây dựng riêng cho mình một cõi giang sơn tách biệt và đối đầu với chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài. Các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh biện pháp chiêu dụ nhân dân khai khẩn đất đai, đồng thời mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Trong hai thế kỷ XVII - XVIII, cùng với sự phát triển của Đàng Trong, Đại Việt không ngừng được mở rộng về phía Nam cho đến tận vùng đất Mũi Cà Mau. Cũng với đó, kinh tế, xã hội, văn hoá,… ở Đàng Trong không ngừng phát triển theo. Trong quá trình xây dựng chính quyền, thiết lập quyền lực nhà nước trên vùng đất mới Đàng Trong, một vùng đất có thành phần cư dân, dân tộc đa dạng, chính quyền chúa Nguyễn luôn đối mặt với những vấn đề như đa tôn giáo - đa sắc tộc, củng cố quyền lực nhà nước trên vùng đất mới này, cùng với việc xây dựng, phát triển kinh tế, tiến hành công cuộc mở mang lãnh thổ về phía Nam. Nguyễn Hoàng nhận thức rõ phải có một ý thức về một niềm tin tôn giáo chung làm điểm tựa tinh thần, cố kết cộng đồng. Cho nên, việc lựa chọn một tôn giáo nhằm tạo chỗ dựa tinh thần mới phù hợp với cư dân vùng đất này được chúa Tiên Nguyễn Hoàng quan tâm. Nhận thấy Phật giáo là một tôn giáo được truyền vào nước ta từ rất sớm, trải qua hơn 1000 năm thăng trầm của lịch sử, dẫu có lúc thịnh, lúc suy nhưng Phật giáo luôn tạo ảnh hưởng sâu rộng và thâm nhập hầu hết với mọi tầng lớp dân chúng, chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã quyết định lựa chọn Phật giáo làm nền tảng tinh thần cho xã hội Đàng Trong. 3 Trong hơn 200 năm tồn tại của Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã hết lòng sùng mộ và ra sức phát triển đạo Phật, bản thân các chúa Nguyễn cũng quy y Phật pháp. Có thể nhận ra điều này rõ ràng thông qua các danh xưng của các chúa Nguyễn: Nguyễn Hoàng được gọi là Chúa Tiên, Nguyễn Phúc Nguyên còn được gọi là Chúa Sãi hay Chúa Phật, Nguyễn Phúc Lan gọi là Chúa Thượng, Nguyễn Phúc Tần còn gọi là Chúa Hiền và Nguyễn Phúc Trăn được gọi là Chúa Nghĩa. Riêng chúa Nguyễn Phúc Chu là người thọ giới Bồ Tát có hiệu là Thiên Túng Đạo Nhân và được xưng tụng là Minh Vương, Nguyễn Phúc Chú (Trú) được xưng tụng là Ninh Vương,… Vào thế kỉ XVII, từ buổi đầu tạo dựng xứ Đàng Trong, Phật giáo được đề cao và phát triển, các nhà sư rất được trọng vọng. Phật giáo đã nhanh chóng trở thành chỗ dựa tin cậy đối với Nguyễn Hoàng và những người kế nghiệp. Từ đây, Phật giáo bước vào giai đoạn phục hưng và phát triển mạnh mẽ hưng thịnh sau giai đoạn suy thoái của những triều đại trước. Trong bối cảnh đó, các chúa Nguyễn lựa chọn chính sách ưu tiên phát triển Phật giáo để Phật giáo được sử dụng như một công cụ để tập hợp quần chúng, song song với việc thu phục lòng người, quy tụ nhân tâm, Phật giáo góp phần củng cố quyền lực nhà nước và tính hợp pháp của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phật giáo ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn (thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII)” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay có khá nhiều công trình, bài viết nghiên cứu có đề cập hay có liên quan đến Phật giáo Việt Nam nói chung và thời Đàng Trong thời Chúa Nguyễn nói riêng. Có thể chia thành các nhóm sau: Thứ nhất, nhóm công trình, bài viết liên quan đến Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII như: “Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh (1999); “Việt Nam Phật giáo sử luận (toàn tập)” của Nguyễn Lang (2008);... Những tác phẩm này đều có nói đến những nội dung liên quan gián tiếp hay trực tiếp về Phật giáo thông qua việc tác giả phân tích về kinh tế, chính trị, văn hoá trong thời gian Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Đặc biệt là cuốn “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang. Với lối trình bày chính là viết sử và bình luận lịch sử, cùng với đó kết hợp xây dựng giữa các mốc biên niên sử truyền giáo và tìm cho mình sợi dây thống nhất các mốc biên niên sử ấy, tác giả Nguyễn Lang tạo cho người đọc cảm nhận được bản sắc của Phật giáo Việt Nam theo một dáng vẻ riêng. Tác phẩm của Nguyễn Lang đã tạo cho chúng ta thấy bức tranh sống thực của lịch sử Phật giáo Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, cuốn“Việt Nam Phật giáo sử lược” của Thích Mật Thế (1943) trình bày lịch sử Phật giáo từ khởi nguyên cho đến những năm đầu của thập niên 1940. Nó thể hiện một nỗ lực tập hợp tư liệu Phật giáo qua các thời gian lịch sử. Có nhiều nhà 4 nghiên cứu cho rằng, đây là cuốn sách có nguồn tư liệu nhiều nhất về Phật giáo Việt Nam. Tiếp sau đó là sự ra đời của cuốn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của Lê Mạnh Thát (1972), tổng cộng có 3 cuốn được chia Phật giáo Việt Nam theo năm thời kỳ lớn: Thời kỳ thứ nhất, từ khởi nguyên cho đến khi Lý Bôn xưng đế lập nên Nhà nước Vạn Xuân. Thời kỳ thứ hai, bắt đầu từ lúc dòng thiền Pháp Vân ra đời cho đến vua Lý Thái Tông. Thời kỳ thứ ba, từ đời vua Lý Thánh Tông đến vua Trần Thánh Tông. Thời kỳ thứ tư, từ vua Trần Nhân Tông đến chúa Nguyễn Phúc Thái. Thời kỳ thứ năm, từ chúa Nguyễn Phúc Chu đến khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945. Mỗi một thời kỳ đều được Lê Mạnh Thất phân tích và chỉ ra những nét đặc trưng cùng với quá trình phát triển của Phật giáo trong thời kỳ đó. Ngoài ra còn cuốn sách “Phật giáo Việt Nam góc nhìn lịch sử và văn hoá” của Trần Thuận. Trong tác phẩm này, tác giả đã cho ta thấy được sự dung hoa giữa Phật giáo với tín ngưỡng truyền thống của ngươi Việt Nam, giữa các tông phái Phật giáo, dung hoà với Lão và Nho tạo nên tinh thần tam giáo. Qua tác phẩm còn thấy được Phật giáo Việt Nam tuy không tham gia chính trị nhưng có quan hệ mật thiết với chính quyền và có vai trò to lớn trong việc “trị nước an dân”. Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn thế kỷ XVII - XVIII như: Đầu tiên phải kể đến công trình Xứ Đàng Trong (Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18) của Li Tana. Đây là một nghiên cứu bao quát mọi mặt về kinh tế - xã hội, chính trị, quân sự,... của xứ Đàng Trong ở hai thế kỷ XVII và XVIII. Li Tana đã sử dụng các nguồn tư liệu của nhiều nước, nhiều thứ tiếng như Pháp, Anh, Hoa,… để tổng hợp lại để viết ra công trình nghiên cứu của mình. Thứ đến là công trình Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777) của Phan Khoang và “Đàng Trong dưới thời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu” của Ngô Văn Minh . Cả hai tác phẩm là sự tái hiện hệ thống và chi tiết nhất về lịch sử hình thành Vương triều Nguyễn nói riêng và lịch sử Đại Việt thời Lê - Trịnh nói chung cùng với sự phát triển của Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn cai trị. Bên cạnh đó, còn có Hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX tổ chức tại Thanh Hoá vào ngày 18,19/10/2008. Phạm vi nghiên cứu của Hội thảo trên các lĩnh vực từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, từ kinh tế, xã hội đến chính trị, tôn giáo,… Thông qua các lĩnh vực để các nhà nghiên cứu có thể nhìn nhận và đánh giá vai trò của các chúa Nguyễn cũng như vương triều Nguyễn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Ngoài ra, còn phải kể đến, công trình Đàng Trong thời chúa Nguyễn do Nguyễn Duy Chính tuyển dịch. Đây là cuốn sách tổng hợp các bài dịch của Nguyễn Duy Chính 5 nhằm cung cấp những thông tin thú vị về cảm nhận của người nước ngoài khi đặt chân tới xứ Đàng Trong. Những du khách nước ngoài đến với xứ Đàng Trong với những mục đích khác nhau có người truyền giáo, có người chỉ vì muốn đến đây để mở rộng tầm mắt về đất nước này. Họ nhìn thấy và miêu tả lại những sinh hoạt hằng ngày của người dân Đàng Trong, sau đó họ viết lại như một cuốn du kí của mình để ghi cảm nhận của mình sau cuộc hành trình khám phá. Cùng với đó là công trình“Đàng Trong thời chúa Nguyễn - Kinh tế, văn hoá, xã hội” của do PGS. TS Đỗ Bang chủ biên. Công trình được chia làm hai phần với phần một là bức tranh kinh tế của xứ Đàng Trong với 15 tham gia, phần hai là trình bày về vấn đề xã hội và văn hoá Đàng Trong gồm 7 tham luận như : vai trò của các chúa Nguyễn đối với dân tộc thiểu số; Đóng góp của đội ngũ trí thức nho học; Tam giáo và các tín ngưỡng dân gian trong đời sống tư tưởng người dân; Chuông đồng, gốm sứ - những dấu ấn văn hóa nghệ thuật;… và cuối cùng là công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thời chúa Nguyễn - một vấn đề quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Việt Nam. Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp Phật giáo Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII như : Công trình “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong” của Nguyễn Hiền Đức (1995) và bài viết “Chính quyền chúa Nguyễn với Phật giáo ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)” của Trương Thuý Trinh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 11(2018). Kết quả nghiên cứu của hai công trình này đều cho thấy sự trọng dụng của các chúa Nguyễn đối với Phật giáo, sự phát triển của Phật giáo trong thời kì này và sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với những vấn đề như kinh tế, chính trị, xã hội,… của xứ Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII. Bên cạnh đó, còn có công trình của Đỗ Kim Trường (2019) “Tín ngưỡng Phật giáo Đàng Trong thế kỷ XVII qua ghi chép của người nước ngoài”. Tác giả nhận định thế kỷ XVII trong lịch sử dân tộc là khoảng thời gian đầy biến động với nhiều sự kiện: công cuộc mở đất phương Nam của chúa Nguyễn; chiến tranh Trịnh - Nguyễn; xu thế chính trị và tranh chấp quyền lực trong tam giác Việt - Xiêm - Miên; cuộc truyền giáo Ki tô; sự xuất hiện chữ Quốc ngữ và tiếp tục hoằng dương đạo Phật. Tác giả thông qua phân tích tín ngưỡng Phật giáo của người dân Đàng Trong qua lăng kính của những người nước ngoài, tiêu biểu như Cristophoro Borri, Chu Chi Du (Thuấn Thủy) và Thích Đại Sán. Ngoài ra, còn có những bài viết trên các tạp chí và trên mạng như:“Phật giáo ở Huế dưới thời chúa Nguyễn” của Lê Bình Phương Luân đăng tại Tạp chí Khoa học và Công Nghệ, trường Đại học Khoa học Huế, số 2/2015; “Phật giáo dưới thời chúa 6 Nguyễn Phúc Chu” của tác giả Tôn Thất Thọ đăng tại Tạp chí Văn hoá Phật giáo; “Đạo giáo thời cúa Nguyễn qua nghiên cứu chùa Thiên Tôn” của Onishi Kazuhiko đăng tại Tạp chí Xưa và Nay, số 448 (6/2014); “Phật giáo trong vai trò xác lập hệ tư tưởng chính thống ở Đàng Trong” của Trần Đình Hằng (16/1/2013); “Các chúa Nguyễn và Phật giáo” của Võ Phương Lan (5/2011); “Sự phục hưng Phật giáo ở Đàng Trong thời các chúa Nguyễn” của. Ngô Thị Hường; “Phật giáo Đàng Trong đôi điều cảm nhận” của tác giả Trần Thuận (16/12/2011); “Phật giáo ở Quảng Nam thời chúa Nguyễn” của Châu Yến Loan(2017);… Những bài viết này đều tập trung đề cập đến chính sách của các chúa Nguyễn về Phật giáo nói chung và từng địa phương ở Đàng Trong nói riêng như Quảng Nam, Huế,… và về quá trình phát triển hưng thịnh của Phật giáo tại Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII. Như vậy, đã có một số công trình, bài viết tiếp cận Phật giáo thời chúa Nguyễn thế kỷ XVII-XVIII ở một số phương diện riêng lẻ. Hầu như có rất ít những công trình, tài liệu nghiên cứu một cách hệ thống chi tiết về Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn trong hai thế kỷ XVII - XVIII. Tuy nhiên, những công trình nói trên là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, có giá trị để chúng tôi hoàn thiện đề tài khóa luận của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Phản ánh diện mạo Phật giáo ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. - Đánh giá vai trò, đóng góp của Phật giáo đối với xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được những mục tiêu nói trên, đề tài cần thực hiện và hoàn thành những nhiệm vụ sau: - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển Phật giáo Đàng Trong thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. - Phản ánh diện mạo của Phật giáo ở Đàng Trong từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. - Đánh giá đặc điểm và vai trò, ảnh hưởng của Phật giáo đối với xứ Đàng Trong từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn. 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Trên cơ sở khái quát tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Đàng Trong trong của các chúa Nguyễn, đề tài đi sâu nghiên cứu về tình hình phát triển của Phật giáo tại xứ Đàng Trong. Từ đó, rút ra nhận xét, đánh giá về sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với xứ Đàng Trong thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về Phật giáo Đàng Trong từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII (1600 - 1738), tương ứng với giai đoạn trị vì của chúa Nguyễn Hoàng (1600 - 1613) cho đến hết giai đoạn trị vì của chúa Nguyễn Phúc Chú (1725 - 1738). Phạm vi không gian: Tìm hiểu về Phật giáo trên phạm vi xứ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Đề tài dựa vào các nguồn tài liệu chính sau: - Các tài liệu biên niên sử như: Đại Việt sử ký toàn thư của Quốc sử quán triều Lê, Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Quốc sử quán triều Nguyễn (2002) với Đại Nam thực lục tiền biên... Hầu hết các bộ chính sử được tiếp tục bổ sung, biên soạn qua nhiều thế hệ của triều đại nhà Nguyễn, ghi chép khá đầy đủ các sự kiện (kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục,...), trong đó có đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến tình hình Phật giáo ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. - Các tài liệu của các tác giả Việt Nam như: Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh (1999); Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang(2008), Phan Khoang với Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777), Việt Nam Phật giáo Sử lược của TS Thích Mật Thế (1943), Phật giáo Việt Nam góc nhìn lịch sử và văn hoá của Trần Thuận, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong của Nguyễn Hiền Đức, Đỗ Kim Trường (2019) với tác phẩm “Tín ngưỡng Phật giáo Đàng Trong thế kỷ XVII qua ghi chép của người nước ngoài”,….. - Các tài liệu của các tác giả nước ngoài như: Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán, Xứ Đàng Trong năm 1621 của Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong: Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17-18”của Li Tana,….. - Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các khóa luận, luận văn, các bài viết trên báo, tạp chí, bài viết trên các website,... 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên cơ sở lí luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh quan điểm của Đảng và Nhà nước. Về phương pháp chuyên ngành, đề tài vận dụng các phương pháp: 8 - Phương pháp lịch sử: đề tài thông qua các nguồn tư liệu để nghiên cứu và tái hiện diện mạo Phật giáo ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII, đồng thời thấy được tác động, ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội lúc bấy giờ ở Đàng Trong. Phương pháp logic: đề tài nghiên cứu tổng quát bối cảnh lịch sử ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn trên các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Cũng như nghiên cứu các chính sách của các chúa Nguyễn để làm rõ sự phát triển của Phật giáo trong giai đoạn này. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: đề tài dựa trên các dữ kiện lịch sử thu thập được từ các nguồn cổ sử và tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ và cung cấp thông tin về Phật giáo ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn một cách rõ ràng và chính xác. - Phương pháp so sánh: đề tài nghiên cứu, so sánh Phật giáo dưới thời các chúa Nguyễn với các triều đại phong kiến trước đây để làm rõ hơn đặc điểm Phật giáo từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. 6. Đóng góp của đề tài - Đề tài “Phật giáo ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn (thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII)” là công trình mang tính hệ thống, phản ánh cái nhìn tương đối toàn diện về tình hình Phật giáo ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn, đồng thời cho thấy được sự ảnh hưởng trên nhiều phương diện của Phật giáo đối đối với xã hội Đàng Trong từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. - Bên cạnh đó, đề tài góp phần củng cố tư liệu cho lịch sử Phật giáo Việt Nam qua các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc; giúp người đọc có nhận định, đánh giá chính xác, khách quan về sự đóng góp của Phật giáo đối với lịch sử Việt Nam nói chung và giai đoạn từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII ở Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn nói riêng. - Ngoài ra, kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, học tập của sinh viên và việc giảng dạy và cho những ai quan tâm về muốn nghiên cứu sâu hơn về Phật giáo Việt Nam nói chung và Đàng trong nói riêng. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. 9 Chương 2: Diện mạo của Phật giáo ở Đàng Trong thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. Chương 3: Đặc điểm, vai trò của Phật giáo ở Đàng Trong thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII 10 CHƯƠNG 1 : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XVIII 1.1. Khái quát tình hình Phật giáo Đàng Trong trước thế kỷ XVII Đạo Phật truyền bá vào Việt Nam, đến nay đã trên 2000 năm và đã nhanh chóng thích nghi với lối sống của người Việt. Những quan điểm trong giáo lý, giáo luật,… của Phật giáo gần với đời sống tâm linh của người Việt, với những nét văn hoá Việt. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo đã đóng góp tích cực vào nhiều mặt của đời sống xã hội, trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, kiến tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc mang tính nhân văn sâu sắc. Cùng chung dòng chảy ấy, Phật giáo đã du nhập, phát triển rực rỡ ở vùng duyên hải miền Trung và khẳng định vai trò quan trọng của tôn giáo này với vương quốc Champa. Phật giáo được truyền vào Champa trong giai đoạn niên kỉ I sau Công nguyên, cùng song song với sự du nhập “nở rộ” của nền văn hoá Ấn Độ và Nam Á. Với điều kiện thuận lợi về tiềm năng hàng hải, có các cửa biển tự nhiên ưu đãi về vấn đề an toàn nơi trú ngụ của tàu thuyền, Champa trở thành địa điểm các thương buôn thường chú ý và tìm đến nhất bởi tầm quan trọng của vấn đề trao đổi hàng hoá. Sự tác động mạnh mẽ đó làm ảnh hưởng nhất định đến Phật giáo trong thời kì này. Cũng từ đây, một số vị Sa môn nhìn nhận và thấy rằng vùng đất này có thể phù hợp để truyền bá chánh pháp và được cộng đồng này chấp nhận một cách tích cực. Có thể nói Phật giáo có thể truyền bá vào Champa khoảng thế kỷ I sau Công nguyên. Điều này minh chứng qua những tấm bia được tìm thấy trên vùng đất vốn thuộc lãnh thổ Champa trước đây. Trong 128 bia Champa được tìm thấy, có 7 bia Phật giáo, 92 bia liên quan đến Shiva, 5 bia đề cập đến Brahma, 3 bia đề cập đến Vishnu, 21 bia chưa xác định rõ [6, tr.278]. Tuy nhiên, bia Phật giáo Champa chiếm số lượng khiêm tốn nên chưa đủ cơ sở khoa học để đoán định dấu ấn Phật giáo ở Champa. Để biết được điều này, chúng ta phải tìm đến nội dung bia có văn khắc liên quan đến Phật giáo Champa, tiêu biểu như: bia Võ Cạnh (Khánh Hòa), bia An Thái (Quảng Nam), bia Đại Hữu và bia động Phong Nha (Quảng Bình), bia Phú Quý (Phan Rang), bia Bakul (Phan Rang), bia Nhan Biểu (Quảng Trị), bia Đồng Dương (Quảng Nam). Những bia Phật giáo này phân bố đều trong vương quốc Champa. Trong số bia Phật giáo Champa, bia Võ Cạnh (làng Võ Cạnh, thành phố Nha Tranh, tỉnh Khánh Hòa ngày nay) rất có giá trị. Bia này làm bằng đá hoa cương, niên đại cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III. Nội dung bia cho biết thời điểm Phật giáo du nhập vào Champa. Ngoài ra, để làm rõ thêm việc hình thành Phật giáo Champa, có thể kể đến những di tích Phật giáo Champa tìm được trong những năm gần đây có mặt rải rác trên mọi địa 11 bàn của người Chăm. Qua các di tích khảo cổ tìm thấy liên quan đến Phật giáo Champa, tiêu biểu ba địa điểm dấu chân Phật ở Hưng Ấn (Bình Thuận), núi Địa Điểm và hòn Santcô (Bình Định). Còn có di tích tập trung những vùng chính như Bắc Champa (Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế), vùng Bình Định và Nam Champa (Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận). Các di tích Phật giáo được tìm thấy trên khắp các địa bản, chứng tỏ Phật giáo có mặt khá phổ biến trong cộng đồng cư dân Champa và giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Sự kiện vua Lê Đại Hành trong cuộc bình Chiêm đưa về nước nhà sư người Ấn Độ đang hành đạo tại Champa cũng minh chứng điều đó. “Vua (Lê Hoàn) thân chinh đi đánh Chiêm Thành thắng được trước đây vua sai Từ Mục và Ngô Tử Cảnh sang sứ Chiêm Thành bị họ bắt giữ. Vua giận mới đóng thuyền chiến sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém được Paramesvaravarman tại trận, Chiêm Thành thua to, bắt được binh sĩ không biết bao nhiêu mà kể, bắt được kỹ nữ trong cung trăm người và một thầy tăng Thiên Trúc, lấy các đồ quý thu được mang về”. Về sau, nhiều ý kiến cho rằng, “thầy tăng” bị bắt đưa về là Thiền sư Thảo Đường. Năm 1069, Thiền sư Thảo Đường cũng được vua Lý Thái Tông đưa về Đại Việt khi ông từ Trung Hoa sang Champa hành đạo [16, tr.31-38]. Sự kiện cho thấy thời Lý, và có thể trước đó nữa, đất Chămpa đã có nhà sư (Trung Hoa và Ấn Độ) đến truyền giáo và các tín đồ. Tuy nhiên, sau một thời kỳ dài hưng thịnh, các cuộc chiến tranh với Đại Việt góp phần làm mất dần vai trò Phật giáo Champa. Champa và Đại Việt trong lịch sử đã nhiều lần xung đột với nhau. Năm 1470, quân Đại Việt do vua Lê Thánh Tông trực tiếp chỉ huy lại tấn công Chăm Pa. Quân Đại Việt lúc này đã rất mạnh và có tổ chức tốt. Ngược lại quân Chăm rất yếu và thiếu tính tổ chức. Đại Việt nhanh chóng đánh bại quân Chăm và bao vây Vijaya. Vua Chăm bị bắt sống và chết trên đường chở về Thăng Long. Kinh thành Vijaya bị phá hủy hoàn toàn. Sau chiến thắng vua Lê Thánh Tông đã sáp nhập các địa khu Amaravati và Vijaya và lập nên thừa tuyên Quảng Nam. Đặc biệt, công cuộc Nam tiến của chúa Nguyễn Hoàng trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh đã khiến cho diện tích của Champa ngày càng “thu hẹp” và bại vong vào năm 1832. Dù vương quốc Champa đã bị xâm chiếm và Phật giáo Champa cũng mất đi vai trò của mình nhưng vẫn còn đó những dấu ấn văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm, trong đó có Phật giáo. Vì vậy, những người Việt di cư theo chân chúa Nguyễn Hoàng vào Nam đã tiếp nhận, dung hòa Phật giáo của người Chăm trên nền tảng tín ngưỡng Phật giáo mang theo từ miền quê Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Phật giáo bình dân của người Việt di dân hoà lẫn nền Phật giáo của cư dân Champa đã có mặt từ trước đó. Trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh (1533 - 1788), Phật giáo Đàng Trong là một bộ phận của Phật giáo Đại Việt. Chủ nhân xứ Đàng Trong lúc bấy giờ là di dân 12 từ nhiều phương tụ về, đa dạng về nhân chủng lẫn văn hóa. Do đó, Phật giáo phát triển trên vùng đất này cũng mang những sắc thái riêng và đóng góp rất quan trọng ngay từ buổi đầu khai hoang mở cõi. Phật giáo gắn liền với quá trình mở cõi vào Nam của người Việt. Có thể nói, Phật giáo trở thành là tôn giáo của từ bi, là nơi che chở cho tâm hồn di dân Việt tha hương trên hành trình chinh phục vùng đất mới, lạ lẫm, đầy thách thức. 1.2. Những nhân tố tác động đến Phật giáo Đàng Trong thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII 1.2.1. Tình hình chính trị Đầu thế kỷ XVII, đất nước ta bước sang giai đoạn chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài với hai chính quyền cai trị khác nhau, Đàng Ngoài do vua Lê - chúa Trịnh và Đàng Trong do các chúa Nguyễn cai trị. Do đó, thế kỷ XVII - XVIII được xem là giai đoạn tương đối đặc biệt trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam thời cổ trung đại. Đó là thời kỳ chiến tranh phân liệt giữa các tập đoàn phong kiến, thời kỳ đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong, hình thành nên một thể chế lưỡng đầu; Vua và Chúa cùng điều hành chính sự - sản phẩm đặc biệt của lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Trong thời kỳ này, các chúa Nguyễn đã cho khai hoang đất đai, lập các đồn điền và cùng lúc đó đã mở rộng thương mại, giao thương với các nước phương Tây và phương Đông để phát triển kinh tế - chính trị của xứ Đàng Trong. Năm 1602, Chúa Nguyễn Hoàng vượt núi Hải Vân vào xứ Quảng xem xét tình hình, rồi sai lập dinh trấn, cử con của mình là Nguyễn Phúc Nguyên làm Tổng trấn xứ Quảng. Những năm đầu trấn trị ớ đây, Nguyễn Hoàng biết dùng chính sách an dân, ổn định đời sống, xây dựng nếp sống hiền thiện để hướng đến quốc thái dân an:“Vỗ về quân nhân, thu dụng hào kiệt, quân lệnh nghiêm trang, mở mang ngoại thương, khiến dân trong cõi an cư lạc nghiệp”[9, tr.67], chính vì vậy, Nguyễn Hoàng “thường gọi là chúa Tiên” [32, tr.28]. Ở thời kỳ đầu, trong suốt 56 năm cai quản của Nguyễn Hoàng, mọi thể chế chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong đều phải tuân theo sự cắt đặt cùa triều Lê. Năm 1613, Nguyễn Hoàng chết, Nguyễn Phúc Nguyên lên thay. Năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên cho cải tổ bộ máy hành chính, tự bổ dụng tất cả quan lại, thải hồi hết các thuộc tướng của chúa Trịnh, chia đất Thuận Quảng làm nhiều đinh và bắt đầu đặt Tam ty. Năm 1615, Nguyễn Phúc Nguyên bắt đầu quy định về chức vụ của quan lại ở phủ, huyện [32, tr.39], tiếp tục công việc xây dựng củng cố cơ sở cát cứ, cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh theo lời trăn trối của cha: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang (Hoành Sơn) và sông Gianh (Linh Giang) hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và núi Đá Bia (Thạch Bi sơn) vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu 13 biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời”[32, tr.37]. Khi địa vị đã được củng cố vững chắc, Nguyễn Phúc Nguyên tỏ rõ thái độ đối lập với họ Trịnh, cắt đứt quan hệ lệ thuộc và không nộp thuế hằng năm cho họ Trịnh [48, tr.42]. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã phát triển với mức độ gay gắt. Năm 1620 bắt đầu bùng nổ cuộc tấn công của quân Trịnh, mở đầu thời kỳ nội chiến kéo dài. Từ năm 1627 đến năm 1672, hai bên đã 7 lần vượt sông Gianh đánh nhau, tuy nhiên kết quả không phân thắng bại và cuối cùng sông Gianh được lấy làm ranh giới phân chia lãnh thổ hai nhà Trịnh - Nguyễn. Ngay khi cuộc phân tranh kết thúc, chúa Nguyễn đã thiết lập Đàng Trong thành một giang sơn riêng, mở rộng lãnh thổ về phía Nam và thực hiện việc cai trị của mình. Năm 1611, Chiêm Thành xâm lấn biên giới, Nguyễn Hoàng sai đem quân đi đánh, lấy đất lập ra phủ Phú Yên. Năm 1623, chúa cho sứ sang Chân Lạp xin cho người Việt đến làm ăn và lập cơ sở quan thuế ở Prey Kor (Sài Gòn). Mở đầu việc bang giao với Chân Lạp và gây dựng những cơ sở đầu tiên của chúa Nguyễn trên đất Nam Bộ. Năm 1653, chúa Hiền Phúc Tần mở rộng đất đến Phan Rang, đặt phủ Diên Khánh (Khánh Hoà), bắt vua Chiêm giữ lệ cống. Năm 1692, vua nước Chiêm Thành là Bà Tranh làm phản. Chúa Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Kính đem quân đi đánh, bắt vua Chiêm về Phú Xuân. Năm 1693, xứ ấy lại nổi loạn. Nguyễn Hữu Kính đem quân dẹp yên. Cho đất ấy được làm phiên vương, bắt cống nộp. Đến năm 1697, bỏ nước Chiêm, đặt phủ Bình Thuận, từ đó nước Chiêm Thành mất hẳn. Giữa thế kỷ XVII, các vương triều Chân Lạp phân hoá và liên tục nội loạn. Hoàng tộc chia phe phái, vì tranh quyền mà đánh lẫn nhau. Các phe đối địch, bên cầu cứu chúa Nguyễn, bên cầu viện Xiêm La. Đối với Chân Lạp, như vai trò một nước bảo hộ, các chúa Nguyễn thi hành chính sách tích cực can thiệp, luôn đưa quân binh giúp dàn xếp các cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ của họ, rồi bắt chính quyền mới đó phải phụ thuộc (định ngôi cho vua, bắt triều cống, dâng đất...). Năm 1698, chúa Phúc Chu sai Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược Chân Lạp. Hữu Cảnh phân chia địa giới hành chính, đặt quan cai trị, xác lập chủ quyền chính thức của Đại Việt trên vùng Đông Phố mà người Việt đã đặt chân đến trước đó ngót trăm năm. Họ Nguyễn đã mở rộng lãnh thổ xuống đến vùng Đông Nam bộ phì nhiêu. Cuộc Nam tiến cơ bản hoàn thành vào đời vị chúa thứ tám, Võ vương Phúc Khoát (1738 - 1765). Tính từ năm 1611 đến giữa thế kỷ XVII, một thế kỷ rưỡi, toàn bộ nam Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp đã nhập vào Đàng Trong Đại Việt. Cuối thế kỷ XVII, Nguyễn Phúc Chu có ý định tách Đàng Trong thành một vương quốc riêng và tự xưng vương vị nhưng không thành, đến giữa thế kỷ XVIII, Nguyễn 14 Phúc Khoát đã thực hiện được ý đồ đó. Năm 1744, sau khi xưng vương, Phúc Khoát đã cho tổ chức lại cơ cấu chính quyển ở Đàng Trong, Chúa Nguyễn bắt đầu cho đúc ấn “Quốc vương”. Cùng với việc vừa bảo vệ vùng đất Đàng Trong, vừa phải lo đối phó với họ Trịnh ờ mặt Bắc, vừa phải thực hiện công cuộc khai phá đất đai ở phía Nam nên họ Nguyễn đã sớm chú ý đến việc xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh. Quân đội của họ Nguyễn ở Đàng Trong được chia làm 3 loại: quân Túc vệ ờ kinh thành Phú Xuân, quân Chính quy thường trực ở các dinh và Thổ binh ở các địa phương [48, tr.123]. Ngoài ra, quân đội của Đàng Trong cũng giống như Đàng Ngoài, gồm có bộ binh, thủy binh, pháo binh và có thêm tượng binh. Trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, chúa Nguyễn đã tranh thủ sự viện trợ của các nước tư bản phương Tây như việc mua được một số vũ khí dùng cho chiến tranh và học thêm được cách đúc súng, đóng tàu của người phương Tây. Cristophoro Borri là một giáo sĩ phương Tây khi đặt chân tới Đàng Trong vào thế kỷ XVIIđã ghi lại nhận xét trong cuốn hành trình của mình về quân đội Đàng Trong như sau: “Điều giúp chúa Đàng Trong rất đắc lực trong cuộc dấy binh chống chúa Đàng Ngoài, đó là ngài có một trăm thuyền chiến và hơn nữa, chúa rất mạnh về đường biển, như đã mạnh về đường bộ vì có súng ống. Thế là chúa dễ dàng thi hành ý đồ và âm mưu chống chúa Đàng Ngoài là chủ mình”[5, tr.83]. Có thể nói, quân đội của chúa Nguyễn thường xuyên được tổ chức luyện tập rất chu đáo và sẵn sàng ứng chiến. Nhìn chung, thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII, các chúa Nguyễn luôn định hướng mở rộng cương vực về phía Nam, từ đó đòi hỏi cho chúa Nguyễn phải có cách ứng xử khôn khéo đối với người dân nơi vùng đất mới. Phật giáo do vậy đã giữ vai trò trong công cuộc trị nước thống nhất tinh thần, liên kết cộng đồng người dân nơi đây. Giới tăng sĩ được tham chính và một số thiền sư có uy tín, học thức uyên thâm như Minh Châu Hương Hải, Thạch Liêm,…., trở thành những cố vấn đắc lực cho nhà vua trong việc giải quyết nhiều vấn đề quân quốc trọng sự của đất nước. Phật giáo Đàng Trong không hướng đến mục đích chính trị, nhưng trong tay người làm chính trị, Phật giáo Đàng Trong đã phát huy vai trò tích cực trong việc xác lập và củng cố sự cai trị của vương triều các chúa chúa Nguyễn. 15 1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 1.2.2.1. Đặc điểm kinh tế * Về nông nghiệp. Ngay khi cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kết thúc, chúa Nguyễn thực hiện việc tách Đàng Trong thành một giang sơn và lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng về phía Nam, các chúa Nguyễn đã cho người lập khai hoang đồn điền. Vào đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn đã sai người vào trong Nam để khai hoang ruộng đất, thành lập phủ Gia Định, đem lại “an cư lạc nghiệp” cho người dân Việt làm ăn sinh sống. Công cuộc khai khẩn đất đai ngày càng được đẩy mạnh. Năm 1669, chúa Nguyễn Phúc Tần lại sai đo đạc ruộng đất để định tô thuế, sai Hồ Quang Đại dẫn các quan chia nhau đo đạc những ruộng đất thực cày của xã dân các huyện định làm ba bậc và chia các hạng mộng mùa thu, đất khô để thu thóc thuế theo thứ bậc. Cùng với đó, từ chúa Nguyễn Hoàng, các đời chúa Nguyễn vẫn áp dụng chính sách khuyến khích đặc biệt, đó là ai bỏ công sức“khai khẩn rừng hoang mà cày thành ruộng thì cho trưng thành ruộng tư [bản bức tư điền] cho cày mãi mà nộp thuế riêng”[32, tr.82]. Chính sách này đã khuyến khích nhiều địa chủ giàu có ở Đàng Trong chiêu mộ dân đến khai phá biến thành ruộng tư. Nhờ thế, ruộng đất được khai khẩn ngày càng nhiều, đời sống lao động sản xuất của cư dân nơi đây nên rất nhộn nhịp. Sử nhà Nguyễn chép: “Từ đó dân hết mối kiện, yên phận làm ăn. Về sau mộng khẩn ngày một nhiều, lại đặt ty nông lại để coi việc thu thuế” [32, tr.82]. Nhờ khai hoang ruộng đất với chính sách khai khẩn của các chúa Nguyễn mà công cuộc khai khẩn ở đây mở rộng rất nhanh và sản xuất nông nghiệp sớm đi vào sản xuất lớn, đưa tới hình thành một nền kinh tế hàng hóa lớn phát đạt với thị trường nông sản hàng hóa dồi dào. Chính sách ruộng đất đã mở rộng nhanh chóng việc khai khẩn đất đai và phát triển mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn. Ngoài ra, các chúa Nguyễn còn quan tâm đến trị thuỷ, thuỷ lợi. Một loạt các con sông và kênh được đào vét ở vùng Thuận Quảng để dẫn nước vào đồng ruộng. Năm Tân Dậu (1681), Nguyễn Phúc Tần cho đào 2 con kênh là kênh Trung Đan và Mai Xá. Tiếp đó, năm Quý Dậu (1693) lại một lần nữa đào kênh Trung Đan. Các con đập giữ nước và ngăn mặn cũng đã được xây dựng ờ vùng đất hẹp và dốc miền Trung [46, tr.190]. Do chính sách khuyến khích khai hoang làm thủy lợi của các chúa Nguyễn và sức lao động cần cù, dũng cảm của những người nông dân đi khai hoang mở đất, sang thế kỷ XVIII, nền nông nghiệp ờ Đàng Trong khá phát triển. 16 * Về công thương nghiệp. Trong bối cảnh đất nước kéo dài gần 50 năm bị chia cắt thành hai khu vực Đàng Trong - Đàng Ngoài với cuộc hỗn chiến của hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn, kinh tế công thương nghiệp ờ thế kỳ XVII - XVIIl vẫn có những bước phát triển. Thủ công nghiệp dưới thời gian này đều đa dạng phong phú do có sự tiếp xúc với bên ngoài. Đặc biệt, ngành kỹ nghệ là kỹ thuật tàu biển. William Dampier đã từng đến Đàng Trong và ông đã ghi lại về kỹ thuật tàu biển ở Đàng Trong “Ngành kỹ nghệ đặc biệt mà ngày nay có thể nói là người xứ Nam Hà nổi trội hơn cả là kỹ thuật đóng tàu biển của họ: chẳng thiếu loại kích cỡ nào cũng như có đủ các loại chất gỗ dùng để đóng. Những du thuyền dùng mái chèo là những chiếc thuyển thật xinh đẹp” [4, tr. 86]. Trong cuốn nhật ký hành trình đó, ông đã mô tả cấu tạo của con thuyền biển, cách trang trí và quan sát rất tỉ mỉ, đưa ra những nhận xét so sánh với những con tàu ở Trung Quốc. Ông nhận xét, thuyền của Đàng Trong ít khi dùng cho việc tàu chiến chủ yếu là giao thương buôn bán. Điều đó có thể cho thấy sự phát triển kinh tế của Đàng Trong trong đó có thủ công nghiệp là tiền đề cho sự phát triển giao thương sau này. Ngoài ra, còn xuất hiện nhiều làng nghề ở Đàng Trong với các hoạt động thủ công nghiệp khá phát triển. Đây là một nguồn cung cấp hàng hóa cho hoạt động thương nghiệp ở Hội An. Các chúa Nguyễn bên cạnh nông nghiệp và thủ công nghiệp còn chú trọng phát triển thương nghiệp với việc mở rộng thương mại, giao thương với các nước phương Tây lẫn phương Đông để phát triển kinh tế của xứ Đàng Trong. Các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, với chính sách ngoại giao cởi mở đã thu hút thương nhân các nước phương Đông, đặc biệt là người Hoa và người Nhật cũng như thương nhân, các nhà truyền giáo phương Tây đã đến định cư và giao lưu buôn bán. Qua đó, thúc đẩy nền kinh tế Đàng Trong phát triển, đặc biệt là nền ngoại thương - kinh tế mậu dịch hàng hải. Các thương thuyền phương Tây và của các nước Trung Quốc, Nhật Bản... qua lại thường xuyên tạo nên không khí nhộn nhịp tại các bến cảng, thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành sản xuất hàng hóa trong nước, mở ra cơ hội cho sự phồn vinh của các đô thị ở thời điểm này. Đến khoảng thế kỷ XVII - XVIII, một loạt các thành thị đã khởi sắc ở Đàng Trong, tạo nên những tác động đáng kể đối với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, đánh dấu một bước sự phát triển trong lĩnh vực nội thương và ngoại thương của đất nước, điển hình như Phú Xuân, Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé... ở Đàng Trong. Nhìn chung, giao thương buôn bán với các thương nhân nước ngoài đã giúp rất nhiều cho sự phát triển của Đàng Trong, nâng cao đời sống cho người dân xứ Đàng Trong. Có thể nói, những chính sách phát triển nền kinh tế của chúa Nguyễn đã giúp cho kinh tế Đàng Trong phát triển mạnh mẽ, tiếp xúc với các nước phương Tây, đem lại cho 17 người dân một cuộc sống ổn định. Từ đó, chính quyền các chúa Nguyễn cũng chăm lo tới việc xây dựng các chùa chiền để phục vụ cho nhu cầu tinh thần của người dân nơi vùng đất mới. 1.2.2.2. Đời sống xã hội Xây dựng vùng đất Đàng Trong trong bối cảnh phải đương đầu với họ Trịnh ở Đàng Ngoài và tự mở mang thêm lãnh thổ nhằm tạo thế lực nên Nguyễn Hoàng và các chúa kế nghiệp đã xây dựng một thể chế đậm tính quân sự, lấy quân đội làm chỗ dựa và ưu tiên việc binh. Từ đầu thế kỷ XVII, người Đàng Trong đã học được cách đúc súng và trang bị cho thuyền chiến. Phương thức tổ chức chính quyền, quân đội như vậy đã tạo cho Đàng Trong có bước chuyển biến nhanh, đạt được ý đồ xây dựng cơ đồ của họ Nguyễn. Thành phần lưu dân Việt ở Đàng Trong, ngoài những người di cư để mưu sinh, còn có nhiều thành phần khác, như: các nhóm theo nhà Mạc, tù đày, du đãng, quan và quân bất mãn với họ Trịnh, hoặc bị mắc lỗi trốn tránh sự trừng phạt... Ngoài ra, thời kỳ đầu, trước sự xuất hiện của chính quyền mới, trong cộng đồng người Chăm có một số nhóm nhỏ ngấm ngầm chống đối... Việc chọn Phật giáo làm niềm tin tinh thần cho ngừoi dân vùng đất mới là chiến lược nhân tâm hết sức đúng đắn của các chúa Nguyễn trong thời kỳ này. Phật giáo có vai trò quan trọng trong việc vỗ về dân chúng, cảm hóa và thu phục nhân tâm. Trên tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của Phật giáo, trong các sinh hoạt thực hành Phật giáo thời kỳ này luôn gắn với các hoạt động phát chẩn, bố thí, qua đó triều đình thường cấp tiền, gạo cho dân nghèo. Nhà Nguyễn xây dựng cơ đồ trên đất Đàng Trong đã có sự tác động tích cực đến sự phát triển của Đàng Trong từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. Song với bộ máy hành chính cồng kềnh do thực hiện chế độ mua quan, bán tước, điều đó đồng nghĩa với việc người dân phải nai lưng làm việc để nuôi đội ngũ quan lại. Quan lại càng đông thì nạn nhũng nhiễu, tệ bớt xén, hối lộ càng đè nặng lên cuộc sống của người dân, làm cho sự phân hóa xã hội diễn ra gay gắt. Từ năm 1744, khi Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng dinh phủ quy mô to lớn, lộng lẫy. Các gia đình quý tộc, quan lại cao cấp ăn chơi xa xỉ, đời sống của nhân dân càng gặp nhiều khó khăn. Sau khi Nguyễn Phúc Khoát mất (1765), Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi khi mới 12 tuổi, quyền hành rơi vào tay Trương Phúc Loan, nạn nhũng nhiễu, vơ vét, đục khoát nhân dân càng trở nên trầm trọng. Để cung đốn cho triều đình và cuộc sống xa hoa của quan lại, triều đình đã áp dụng chế độ thuế khóa nặng nề. Đến nửa sau thế kỷ XVIII, ở Chính Dinh đã chứa đựng sự bất ổn do “luôn mấy mùa đói kém, lại phải đánh trận bắt lính không thôi, quân dân lìa lòng, sùng sục mong làm loạn” [56]. Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, chế độ phong kiến Đàng Trong bước vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc. 18 Vào khoảng cuối thời kì trị vì của các chúa Nguyễn, Phật giáo đã không còn được xem trọng Tuy nhiên, Phật giáo xâm nhập vào làng xã, đời sống xã hội của người dân xứ Đàng Trong. Với bối cảnh Đàng Trong loạn lạc, vua quan lại không còn quan tâm đến người dân như trước, người dân nơi đây phải tìm đến Phật giáo làm chỗ dựa tinh thần của mình trong đời sống xã hội thời gian này. 1.2.3. Về văn hoá, tư tưởng Ngay từ lúc bắt đầu xây dựng và phát triển Đàng Trong, chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã nhận ra vai trò quan trọng và bền lâu của Phật giáo trong cuộc sống tinh thần người Việt. Cùng với đó, tầng lớp di dân người Việt vào vùng đất mới chủ yếu là những người nông dân nghèo khổ. Nhà du hành Alexis Marie de Rochon nhờ có sự quan sát và trải nghiệm nên ông đã có những miêu tả chân thực, xác đáng về tình hình vương quốc Đàng Trong bao gồm cả con người, cảnh vật thời ấy. Ông cho rằng:“Ở thế kỷ XVII, tuy Đàng Trong đã hoàn toàn thuộc quyền cai trị của chúa Nguyễn (mặc dầu phần lớn khu vực núi non vẫn do những tiểu vương cai trị tương đối độc lập), đời sống và sinh hoạt của quần chúng vẫn theo những tập quán địa phương, lắm khi rất khác biệt với ngày nay” [7, tr.34]. Ngoài ra, phong tục, tập quán về hôn nhân ở Đàng Trong:“Người Đàng Trong rất thích phụ nữ, tục đa thê được chấp nhận. Một người đàn ông thường có nhiều vợ, miễn là có thể nuôi nổi, luật pháp cho họ nhiều quyền hành, với vợ cũng như với con cái” [7, tr.40]. Bên cạnh đó, ở Đàng Trong có sự phân biệt địa vị của đàn ông và phụ nữ theo tư tưởng của Nho giáo. Điều này tồn tại cho đến cuối thế kỷ XVIII khi nhà du hành John Barrow đến Đàng Trong đã nhận ra và viết lại trong cuốn “Một chuyến du hành tới xứ Nam Hà (1792-1793)”: “Những người dân Nam Hà đã dùng một câu ngạn ngữ tương tự như khi chúng ta nói đến chiếc roi tra tấn cho 9 nút thắt để miêu tả một người đàn bà có 9 cuộc sống [vía] nên phải chịu nhiều nỗi cực nhọc. Thực vậy, xuất phát từ cách ứng xử mang tính kẻ cả của mình, những người đàn ông, thậm chí ở những tầng lớp bình dân đều coi phái nữ được dành cho họ sử dụng, còn những người ở địa vị cao hơn thì họ coi là những kẻ hầu hạ mua vui” [4, tr.74,75]. Về mặt tư tưởng, đối với các nhà nước phong kiến Nho giáo được sử dụng như thước đo giá trị đạo đức hiếu trung của Nho gia để hướng lòng người về mình. Đương nhiên, Nguyễn Hoàng không thể bỏ qua ý thức hệ Nho giáo. Các chúa Nguyễn đều giữ lòng trung với triều Lê, luôn ghi nhớ là con dân Đại Việt dường như là một tín ước lớn gắn kết họ Nguyễn với lưu dân Việt tại vùng đất mới xa lạ. Nhưng Nho giáo thôi là chưa đủ,“các nhà lãnh đạo họ Nguyễn cảm thấy cần phải đưa ra một cái gì đó khác với tín 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất