Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Pháp luật việt nam về chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh và thực t...

Tài liệu Pháp luật việt nam về chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh và thực tiễn.

.DOC
13
132
75

Mô tả:

MỞ ĐẦU Hiện nay, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh đang diễn biến khá phức tạp trên thị trường với những hành vi rất đa dạng. Một trong những dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình là dạng hành vi chiếm đoạt hay sử dụng trái phép lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác, như gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, xâm phạm bí mật kinh doanh,… Có thể kể đến những vụ việc điển hình trên thực tế như: nước khoáng Lavie được giả mạo nhãn hiệu với các tên gọi thương mại na ná theo kiểu Laville, Leville, La vier,… Xe Wave của hãng Honda với kiểu dáng thanh lịch được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bị giả mạo với các loại xe Trung Quốc với hình dáng tương tự bằng các tên gọi như Waver, Weaser… Và rất nhiều những hàng hóa bị sao chép về kiểu dáng, khẩu hiệu kinh doanh,… Hay những vụ việc xâm phạm bí mật kinh doanh điển hình như vụ việc đánh cắp bí mật kinh doanh của công ty Coca-Cola,… Điều này không những khiến cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính phải “đau đầu” mà còn gây ra nhiều bất lợi cho người tiêu dùng. Bài tiểu luận sau đây sẽ đi tìm hiểu pháp luật Việt Nam về chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh và thực tiễn. NỘI DUNG I. Khái quát về hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn và xâm phạm bí mật kinh doanh Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn và xâm phạm bí mật kinh doanh đều là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại điều 39, điều 40, điều 41 luật cạnh tranh năm 2004. “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng” (khoản 4 điều 3 luật cạnh tranh 2004). Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được chia thành ba nhóm sau: Các hành vi mang tính chất lợi dụng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác; các hành vi mang tính chất công kích hoặc cản trở hoạt động kinh 1 doanh của doanh nghiệp khác; các hành vi lôi kéo bất chính khách hàng của doanh nghiệp khác. * Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn và xâm phạm bí mật kinh doanh thuộc vào nhóm các hành vi mang tính chất lợi dụng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác. Đây là nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình, được biết đến dưới nhiều dạng thức khác nhau như gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ, lợi dụng thành quả đầu tư của người khác, xâm phạm bí mật kinh doanh… Bản chất của hành vi này là việc chiếm đoạt hay sử dụng trái phép lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác. Đây cũng là dạng hành vi gần với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sự khác biệt chỉ nằm ở đối tượng bị xâm phạm. Trong trường hợp hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở số đối tượng nhất định được coi là tài sản trí tuệ sau khi chủ sở hữu xác lập quyền thông qua việc đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ. Còn trong trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, phạm vi lợi thế cạnh tranh bị xâm phạm có thể rộng hơn rất nhiều, bao gồm tất cả các giá trị, thành quả mà doanh nghiệp cạnh tranh đạt được một cách hợp pháp thông qua quá trình kinh doanh, bao gồm cả những yếu tố công khai như uy tín tên tuổi, chỉ dẫn thương mại hay không công khai như bí quyết kinh doanh. Do dạng hành vi này xâm phạm trước hết đến lợi thế cạnh tranh, cũng được coi là một dạng tài sản của các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp này thường tích cực đưa vụ việc đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu sự bảo vệ của pháp luật. Do đó, có nhiều vụ việc liên quan đến dạng hành vi lợi dụng được xử lý và dạng hành vi này được coi là phổ biến, điểm hình của cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý vụ việc, ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng được tính đến khi việc lợi dụng uy tín, thành quả đầu tư của người khác gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ, uy tín hay khả năng kinh doanh của bên vi phạm. Mặt khác, không phải mọi dạng thành quả đầu tư, lợi thế cạnh tranh đều được bảo vệ, có những đối tượng có được từ kết quả phát triển kinh tế xã hội, khoa 2 học kỹ thuật chung của ngành, khi đó các doanh nghiệp có quyền tiếp cận và sử dụng tự do để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Việc ngăn chặn và bảo hộ thái quá có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển chung của ngành. Căn cứ vào thực tế từng vụ việc, cơ quan xử lý sẽ đánh giá tính chính đáng trong yêu cầu của doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh. II. Pháp luật Việt Nam về chỉ dẫn gây nhầm lẫn và xâm phạm bí mật kinh doanh và thực tiễn thực hiện. 1. CHỈ DẪN GÂY NHẦM LẪN 1.1> Pháp luật Việt Nam về chỉ dẫn gây nhầm lẫn * Pháp luật Việt Nam về hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại điều 40 luật cạnh tranh 2004 và điều 130 luật sở hữu trí tuệ 2005. Theo điều 40 luật cạnh tranh, chỉ dẫn thương mại có thể bao gồm: “Tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của chính phủ.” Theo khoản 2 điều 130 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005: “Chỉ dẫn thương mại quy định là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch vụ bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiện kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa” . Như vậy, chỉ dẫn thương mại có thể được hiểu là tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm gắn liền với hàng hóa, dịch vụ hay hoạt động của doanh nghiệp nhất định, trải qua quá trình doanh nghiệp sử dụng, đầu tư, quảng bá lâu dài đã trở nên quen thuộc với khách hàng, trở thành những yếu tố chỉ dẫn để khách hàng nhận biết về một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hay về nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó1. Theo các quy định trên, chỉ dẫn gây nhầm lẫn bao gồm hai dạng vi phạm cụ thể sau đây: + Một là hành vi sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý… 1 Trường đại học Luật Hà Nội. Giáo trình luật cạnh tranh- trang 307. NXB công an nhân dân 2011. 3 làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh; + Hai là hành vi kinh doanh các sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn. * Đặc điểm của hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn là: Thứ nhất: Chủ thể thực hiện hành vi phải là doanh nghiệp theo nghĩa rộng. d không chỉ bao gồm các tổ chức kinh doanh như quy địnhcủa Luật DN 2005, mà còn bao gồm cả cá nhân kinh doanh, trong đó gồm cá nhân có đăng ký kinh doanh và cá nhân không có đăng ký kinh doanh. Thứ hai: Phương thức thực hiện hành vi là xâm hại đến tên thương mại,khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý… có trên sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Với việc thiết kế dưới dạng các quy phạm cấm đoán, Luật CT 2004 không đưa ra các dấu hiệu để nhận dạng các đối tượng bị xâm phạm này, do đó, phải sử dụng phối hợp các quy phạm định nghĩa trong các văn bản pháp luật hiện hành khác cóliên quan để từ đó có cách hiểu thống nhất trong quá trình áp dụng. Hiện nay,Luật SHTT 2005 và Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu (được ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ) mới có quy định các dấu hiệu nhận dạng đốivới một số chỉ dẫn về tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bao bì. Còn các chỉ dẫn khác trong Luật CT 2004, Luật SHTT 2005 như: biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệukinh doanh đều không được giải thích ở bất cứ văn bản nào trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam. Thứ ba: Mục đích của hành vi là gây nên sự nhầm lẫn của khách hàng giữa hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với hànghoá, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Như vậy, hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn phải cùng trong một thị trường với hàng hoá, dịch vụ của đối thủ cạnh tranhhoặc cùng trên thị trường liên quan. Cần phân biệt yếu tố “tương tự đến mức gây nhầm lẫn” thể hiện qua các chỉ dẫn thương mại của hai loại sản phẩm. Mức độ tương tự càng lớn, khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng càng cao. Để đánh giá yếu tố này, cơ quan cạnh tranh sẽ 4 căn cứ trên tính chất, đặc điểm của từng loại sản phẩm, điều kiện thị trường, thói quen tiêu dùng của khách hàng,… để xác định khả năng gây nhầm lẫn và kết luận về hành vi vi phạm. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm có các dấu hiệu đặc điểm hoàn toàn trùng nhau thì sẽ không còn được xem xét dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh mà bị coi là trường hợp hàng giả, với tính chất mức độ nghiêm khắc hơn rất nhiều. * Việc xử lý vi phạm hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn theo pháp luật Viêt Nam: Việc xử lý vi phạm hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn được quy định tại nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Cụ thể điều 30 quy định: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình và của doanh nghiệp khác nhằm mục đích cạnh tranh; kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tại điểm a khoản này. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị định này; hàng hoá, dịch vụ được lưu thông, cung ứng trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. - Ngoài việc bị phạt tiền theo khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục sau đây: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; buộc cải chính công khai. 1.2> Thực tiễn hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn ở Việt Nam. Hiện nay, đang tồn tại rất nhiều những trường hợp chỉ dẫn gây nhầm lẫn trên thị trường Việt Nam. Hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn chủ yếu được biểu hiện qua các vi phạm liên quan đến chỉ dẫn thương mại (tên thương mại, khẩu hiệu kinh 5 doanh, biểu tượng kinh doanh, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá, chỉ dẫn địa lý). Thực tế cạnh tranh cho thấy, không chỉ trước khi ban hành Luật CT 2004 mà hiện nay, các vi phạm này vẫn khá phổ biến, ngày càng tinh vi hơn, thể hiện dưới nhiều dạng, trong đó tập trung vào hành vi gây nhầm lẫn về tên gọi, xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp. Một số nhãn hiệu nổi tiếng như: nước khoáng Lavie được giả mạo nhãn hiệu với các tên gọi thương mại na ná theo kiểu Laville, Leville, La vier...; hay nhãn hiệu nước khoáng Aquafina cũng bị giả mạo nhãn hiệu với tên gọi: aquapila, aqualina. Nước tăng lực reb bull cũng bị giả mạo với tên gọi: red rull. Nhãn hiệu Kotex cũng bị giả mạo làm người tiêu dùng nhầm lẫn bởi tên sản phẩm Kotet,… Xe Wave của hãng Honda với kiểu dáng thanh lịch được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, lại kiến người tiêu dùng nhầm lẫn với các loại xe Trung Quốc với hình dáng tương tự bằng các tên gọi như Waver, Weaser. Một sản phẩm máy nông nghiệp của Công ty máy Nông nghiệp Miền Nam(Vikyno) đã bị làm nhái với tên gọi Vikjing, Vikno...Trong lĩnh vực dược phẩm, các vụ việc như trên chiếm không dưới 30% tổng số các vụ vi phạm với nhiều kiểu làm nhái (như nhái tên, mẫu mã, bao bì...)2. Ví dụ thuốc Decol-gen của Công ty dược phẩm Philipines đã bị 7 loại thuốc như Decoagen, Debacongen, Devicongen nhái dưới dạng sử dụng tên thuốc na ná, ngoài ra mẫu mã viên thuốc cũng được dập hình thoi nổi giống hệt nhau. Cả Tiffi lẫn Panadol cũng gặp tình trạng tương tự. Mặc dù pháp luật có quy định cấm nhưng trên thực tế vẫn tồn tại rất nhiều hàng hóa chưa đựng những thông tin gây nhầm lẫn được bày bán công khai tại các chợ, trung tâm thương mại, các cửa hàng,… Việc phát hiện và xử lý vi phạm không phải là vấn đề quá khó khăn đối với các cơ quan chức năng, tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trước hết, là do các chế tài xử phạt còn chưa nghiêm khắc. Mới dừng lại ở việc xử phạt hành chính, đôi khi mức xử phạt cũng không bằng lợi nhuận mang lại từ hành vi vi phạm, dẫn đến việc các doanh nghiệp vẫn ngang nhiên sản xuất hành hóa và chấp nhận chịu phạt. 2 http://cadn.com.vn/News/Print.ca?id=65558 6 Bên cạnh đó, về phần người tiêu dùng, trên thực tế người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua những hàng hóa “gần giống” hàng thật do tâm lý tiết kiệm, ham rẻ của người tiêu dùng, do vậy các hàng hóa có chứa đựng chỉ dẫn gây nhầm lẫn vẫn tiêu thụ được trên thị trường. 1.3> Ý kiến nhận xét và hoàn thiện pháp luật. Qua những tìm hiểu trên đây nhận thấy, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp trước hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, em xin đưa ra một vài quan điểm như sau: Thứ nhất, về mặt pháp luật, cần bổ sung các hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp mang tính cạnh tranh vào nhóm hành vi vi phạm chỉ dẫn gây trong Luật cạnh tranh 2004, làm rõ các dấu hiệu nhận dạng đối với biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh. Hiện tại, cả hai hành vi nêu trên chưa được Luật cạnh tranh 2004 quy định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, ngay cả khi nó là hành vi cạnh tranh. Theo quy định của Luật SHTT 2005 thì hành vi cạnh tranh vi phạm nhãn hiệu hàng hoá thuộc nhóm hành vi vi phạm chỉ dẫn thương mại và được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Như vậy, ngay trong hệ thống pháp luật hiện hành đã chưa có sự thống nhất về mặt quy định đối với hành vi cạnh tranh vi phạm nhãn hiệu hàng hoá. Thứ hai, nhận thấy thông thường chủ thể sản xuất là người cố ý đưa các dấu hiệu gây nhầm lẫn về chỉ dẫn, gắn vào hàng hóa, dịch vụ nên phải quy trách nhiệm pháp lý nặng hơn các chủ thế khác tham gia vào quá trình này. Tuy nhiên, điều 30 nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý vi phạm đối với hành vi này không có sự phân biệt giữa trách nhiệm của người sản xuất và người lưu thông sản phẩm vi phạm. Mà đôi khi, người lưu thông hàng hóa (cửa hàng, chợ,…) cũng không biết về sự vi phạm của hàng hóa, họ chỉ biết mua đi bán lại hàng hóa mà không biết về việc hàng hóa này có chỉ dẫn gây nhầm lẫn với các hàng hóa khác. Theo em, cần phải có quy định riêng về trách nhiệm của người lưu thông trong những trường hợp như vậy. 7 Thứ ba, có thể thấy pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam cũng có sự tồn tại của hai nhóm quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ. Sự quy định chồng chéo của pháp luật dẫn đến việc khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Thứ tư, về mặt thực tiễn, cần thiết đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hàng thật, hàng giả chưa được ngành chức năng phổ biến rộng rãi trong người dân và đặc biệt là các nhà sản xuất chân chính hiện chủ yếu xem trọng vấn đề quảng cáo sản phẩm mà quên "lồng ghép" cách phân biệt hàng thật với hàng giả, hàng nhái theo sản phẩm của mình để mọi người cảnh giác. Bên cạnh đó, trên thực tế do việc tiếp nhận và giải quyết đến cùng các vụ việc làm hàng giả, hàng nhái còn thiếu đồng bộ giữa các cơ quan chức năng khiến việc xử lý không triệt để. Mặt khác, chế tài xử lý đối với hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái chưa thật sự đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. Vậy nên, câu nói đã quá quen thuộc dành cho người tiêu dùng là "hãy trở thành người tiêu dùng thông thái" để tự bảo vệ mình. Như vậy, cần thiết phải có những điều chỉnh về cơ cấu tổ chức cũng như chức năng và thái độ làm việc của các cơ quan giải quyết vụ việc tốt hơn, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. 2. XÂM PHẠM BÍ MẬT KINH DOANH 2.1> Quy định của pháp luật Việt Nam về xâm phạm bí mật kinh doanh * Bí mật kinh doanh theo định nghĩa tại khoản 10 điều 3 Luật cạnh tranh và điều 84 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có những đặc điểm sau đây: Không phải hiểu biết thông thường; có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắmgiữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó; được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Điều 750 Bộ luật Dân sự cũng có quy định bí mật kinh doanh là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bên cạnh các đối tượng khác như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương 8 mại, chỉ dẫn địa lý. Bí mật kinh doanh được bảo hộ không cần phải đăng ký, có nghĩa là bí mật kinh doanh được bảo hộ mà không cần bất cứ hình thức mang tính thủ tục nào. * Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại điều 41 luật cạnh tranh 2004. Theo đó, cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây: Thứ nhất, hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó. Đây là dạng xâm phạm bí mật kinh doanh điển hình, để cấu thành hành vi này, người ta cần xác định hai điều kiện cơ bản sau đây: Doanh nghiệp vi phạm đang nỗ lực tiếp xúc hoặc góp nhặt những thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác; việc tiếp cận, thu thập thông tin là bất chính, không lành mạnh. Tính chất bất chính của hành vi được thể hiện thông qua phương cách mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh. Thứ hai, tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh. Theo Từ điển tiếng Việt, “tiết lộ” được diễn giải là để cho người khác biết một việc phải giữ kín. Dạng hành vi này hướng đến đối tượng thứ ba, không trực tiếp chiếm đoạt bí mật kinh doanh từ chủ sở hữu hay người nắm giữ hợp pháp bí mật nhưng có thể tiếp nhận từ người trực tiếp chiếm đoạt, những người thứ ba khác hoặc từ các nguồn công khai sau khi bí mật được bộc lộ. Kể cả trong trường hợp người này tiếp nhận thông tin một cách ngay tình, pháp luật cũng không cho phép họ tiếp tục sử dụng hay lưu truyền thông tin cho người khác. Thứ ba, vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó. Trường hợp này, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh sẽ đặt ra khi chủ thể thực hiện hành vi không chỉ vi phạm nghĩa vụ bảo mật theo hợp đồng mà còn sử dụng các thông tin bí mật có được từ giao dịch để cạnh tranh gây bất lợi cho đối tác cũ. 9 Thứ tư, tiếp nhận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm. Ở hành vi này, việc áp dụng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh cũng có thể kết hợp với xem xét trách nhiệm hành chính hoặc hình sự của đối tượng đã thực hiện hành vi “chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước”. * Việc xử lý vi phạm hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh: được quy định tại điều 31 nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó; tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh; vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó; tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây: Sử dụng bí mật kinh doanh để sản xuất và lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tiết lộ, cung cấp bí mật kinh doanh cho đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó. 10 - Ngoài việc bị phạt theo khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. 2.2> Thực tiễn về xâm phạm bí mật kinh doanh ở Việt Nam. Tính đến nay, ở Việt Nam chưa có vụ việc xâm phạm bí mật kinh doanh nào được ghi nhận và xử lý theo pháp luật cạnh tranh cũng như pháp luật về sở hữu trí tuệ3. Việc bảo vệ bí mật kinh doanh còn là vấn đề khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Từ sau vụ bí quyết Coca-Cola bị đánh cắp khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam giật mình xem lại việc bảo vệ công thức sản xuất. Tuy được chú ý hơn song vấn đề này chưa thực sự được quan tâm và thường mới chỉ được coi trọng ở các công ty lớn4. Bảo vệ bí mật kinh doanh là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. Mỗi nước đều có cách thức, chế tài riêng nhằm giúp doanh nghiệp có thể bảo vệ một cách tốt nhất bí mật kinh doanh của mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam điều này vẫn khiến các doanh nghiệp đau đầu. Ở Việt Nam, khái niệm bí mật kinh doanh cũng như vấn đề bảo vệ, gìn giữ bí mật kinh doanh còn khá mới mẻ và chưa thực sự được coi trọng. Các chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh cũng chưa thực sự nghiêm khắc (chủ yếu áp dụng biện pháp dân sự, hành chính). Điều này một phần là do hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh khi ít ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng và toàn xã hội mà chỉ ảnh hưởng tới chủ sở hữu nó. Do vậy, biện pháp tốt nhất hiện nay đối với doanh nghiệp để bảo vệ bí mật kinh doanh của mình là tự thiết lập các chiến lược, kỹ thuật bảo mật. 2.3> Ý kiến nhận xét và hoàn thiện pháp luật Do vấn đề bảo vệ bí mật kinh doanh và những hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên các doanh nghiệp hầu hết còn chủ quan trong vấn đề này. Mặc dù trên thực tế chưa xảy ra vụ tranh chấp nào về xâm phạm bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các quy định của pháp luật, em xin đưa ra một vài nhận xét như sau: 3 4 Trường đại học Luật Hà Nội. Giáo trình luật cạnh tranh. NXB công an nhân dân (2011). http://tuvanthuonghieu.com/site/www.tuvanthuonghieu.com/?mcat=271&mScat=295&cat=350&vietsun=447 11 Nhận thấy vấn đề liên quan đến “bí mật kinh doanh” là một vấn đề khá nhạy cảm đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển, một bí mật kinh doanh nếu bị tiết lọ sẽ bị truyền bá một cách hết sức nhanh chóng, và dẫn đến thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp. Trong khi chế tài đối với các hành vi xâm phạm đến bí mật kinh doanh lại chưa thực sự nghiêm khắc, mới dừng lại ở các quy định dân sự và xử phạt hành chính, mức phạt cao nhất mới chỉ dừng lại ở 20.000.000 đồng. Thêm vào đó, việc áp dụng quy định chống xâm phạm bí mật kinh doanh theo pháp luật cạnh tranh không lành mạnh cần thiết phải kết hợp với cơ chế bồi thường thiệt hại. Thông tin khi đã bị bộc lộ sẽ không bao giờ còn là bí mật nữa và hoàn toàn mất đi giá trị của mình5. Biện pháp khắc phục thiệt hại là quan trọng nhất. Tuy nhiên, luật cạnh tranh chưa có quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại, và với tư cách là một cơ quan hành chính thì cũng không có thẩm quyền giải quyết về bồi thường thiệt hại. Như vậy, việc xây dựng một cơ chế liên thông để tòa án có thể sử dụng kết quả điều tra vụ việc cạnh tranh để làm cơ sở cho việc bồi thường thiệt hại là rất cần thiết. KẾT LUẬN Vấn đề lợi dụng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác đang diễn ra khá phức tạp, nhất là trong thời buổi nền kinh tế thị trường, không ít những doanh nghiệp có thể bất chấp thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh để đạt được lợi nhuận. Việc quy định cấm các hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn và hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh đã phần nào giúp môi trường kinh doanh được ổn định và phát triển một cách bền vững, bảo vệ tốt quyền lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. 5 Trường đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật cạnh tranh- trang 320. NXB công an nhân dân 2011. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan