Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Pháp luật về trái phiếu chuyển đổi (luận văn thạc sỹ luật)...

Tài liệu Pháp luật về trái phiếu chuyển đổi (luận văn thạc sỹ luật)

.DOC
136
1
110

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI................7 1.1. Khái quát chung về trái phiếu chuyển đổi..................................................... 7 1.1.1. Khái niệm trái phiếu chuyển đổi............................................................ 7 1.1.2. Đặc điểm pháp lý của trái phiếu chuyển đổi........................................10 1.1.3. Tính chất pháp lý của trái phiếu chuyển đổi......................................... 12 1.1.4. Phân loại trái phiếu chuyển đổi............................................................ 13 1.1.5. Ý nghĩa của trái phiếu chuyển đổi........................................................ 15 1.2. Nội dung pháp luật về trái phiếu chuyển đổi............................................... 16 1.2.1. Chủ thể tham gia vào quan hệ phát hành trái phiếu chuyển đổi...........16 1.2.2. Điều kiện phát hành............................................................................. 23 1.2.3. Thủ tục phát hành và chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi.......................34 1.2.4. Hệ quả pháp lý của việc phát hành trái phiếu chuyển đổi....................44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................... 49 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT........................................................ 50 2.1. Đánh giá chung.............................................................................................. 50 2.1.1. Sự đa dạng của văn bản điều chỉnh về trái phiếu chuyển đổi...............50 2.1.2. Sự bao quát về mặt nội dung của quy định.......................................... 52 2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về trái phiếu chuyển đổi........53 2.2.1. Thực tiễn áp dụng quy định về chủ thể phát hành................................54 2.2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về đối tượng sở hữu................................. 56 2.2.3. Thực tiễn áp dụng quy định về điều kiện phát hành............................. 59 2.2.4. Thực tiễn áp dụng quy định về thủ tục phát hành................................. 65 2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật.................................................................... 69 2.3.1. Hoàn thiện chủ thể phát hành trái phiếu chuyển đổi............................69 2.3.2. Quy định chi tiết và có hướng dẫn trách nhiệm của nhà đầu tư chiến lược 70 2.3.3. Hoàn thiện quy định về điều kiện, thủ tục phát hành trái phiếu chuyển đổi, chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi............................................................ 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................... 75 KẾT LUẬN........................................................................................................... 76 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp, bên cạnh việc tăng vốn góp của chủ sở hữu, thành viên góp vốn (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), phát hành thêm cổ phiếu (đối với công ty cổ phần) thì vay vốn là một phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Phương thức huy động vốn vay hiện nay thường tập trung vào các nguồn như: vay Ngân hàng Nhà nước (NHNN - tổ chức tín dụng được quyền vay), vay từ các tổ chức, cá nhân và vay bằng cách phát hành giấy tờ có giá. Phương thức phát hành giấy tờ có giá của doanh nghiệp để vay vốn hay còn gọi là phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong những năm trở lại đây phát 1 triển mạnh và không ngừng tăng về quy mô . Việc phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp giải quyết được nhu cầu về vốn mà không phải sử dụng vốn chủ sở hữu hoặc tăng vốn trong khi nguồn vốn thu được từ trái phiếu có thể đáp ứng cho các kế hoạch mang tính khẩn cấp và quan trọng như: tái cơ cấu nợ, đầu tư dự án mới, mua sắm tài sản… Ngoài ra, sử dụng phương thức này cũng mang lại những lợi ích đáng kể cho tổ chức phát hành (TCPH) nhờ lãi suất rẻ, cố định; có thể không cần tài sản bảo đảm; linh hoạt thời gian đáo hạn và đặc biệt là người sở hữu trái phiếu có thể chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu (cổ phần) của TCPH khi đến thời điểm quy định. Loại trái phiếu có đặc tính chuyển đổi từ nợ thành vốn chủ sở hữu được gọi là trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ), một dạng của trái phiếu doanh nghiệp bên cạnh các loại khác như trái phiếu kèm theo chứng quyền, trái phiếu xanh … Tại thị trường vốn Việt Nam, kênh huy động từ TPCĐ không chỉ diễn ra trên thị trường chứng khoán, nơi chứng khoán được mua bán dể dàng và nhanh chóng mà còn diễn ra ngay tại các doanh nghiệp chưa niêm yết. Có rất nhiều các doanh nghiệp đã sử dụng loại trái phiếu 1 Báo cáo trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 2021 ngày 11/11/2021 của Công ty Cổ phần FiinGroup có đoạn: “Quy mô giá trị phát hành sơ cấp trong 9 tháng 2021 đạt 430 nghìn tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước mặc dù có giai đoạn trì hoãn lại sau khi Nghị định 153 và 155 đi vào hiệu lực. Ngành Bất động sản với giá trị phát hành đạt 172 nghìn tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại gia tăng huy động vốn qua kênh trái phiếu với giá trị 116 nghìn tỷ đồng (chiếm 33% tổng giá trị phát hành), tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2020 với nhằm thực hiện tăng vốn cấp 2 và cải thiện tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định của NHNN trước nhu cầu vốn trung và dài hạn rất lớn từ doanh nghiệp.”, https://fiingroup.vn/upload/docs/fiinratings-insight-trai-phieu-doanh-nghiep-viet-nam.pdf, truy cập ngày 12/12/2021. Xem thêm: Nguyễn Thị Minh Huệ, Nguyễn Thị Thanh Hương (2020), “Tổng quan về thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp Chí Công Thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tong-quan-ve-phattrien-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-viet-nam-69408.htm, truy cập ngày 11/12/2021. 2 2 này nhằm tối ưu hóa mục tiêu tìm vốn của mình như : Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va, Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn VinGroup, … Mặc dù TPCĐ không phải là loại hình TPDN mới, tuy nhiên trong những năm qua, việc doanh nghiệp vận dụng loại trái phiếu này cho hoạt động vốn và hiệu quả của kênh dẫn vốn này vẫn còn nhiều bất cập và trở ngại bởi: Thứ nhất, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về loại hình trái phiếu này nằm rải rác tại nhiều văn bản dẫn đến sự thiếu thống nhất và mơ hồ trong cách áp dụng và căn cứ. Thứ hai, sự đa dạng của chủ thể phát hành, phương án phát hành và đối tượng sở hữu (nhà đầu tư) cũng dẫn đến sự khó khăn trong việc vận dụng các điều kiện, trình tự, thủ tục để phát hành, chuyển đổi TPCĐ. Thứ ba, việc thiếu các chuẩn mực kiểm soát và chế tài cho những hành vi vi phạm tạo cơ hội để một số TCPH không đủ tiêu chuẩn lạm dụng việc phát hành trái phiếu, xem đây là phương tiện để phục mục mục đích chiếm dụng vốn dẫn đến thiệt hại cho nhà đầu tư và hệ thống tài chính. Trong một thị trường vốn non trẻ và còn nhiều hứa hẹn như Việt Nam, TPDN nói chung và TPCĐ nói riêng sẽ còn được doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn để phục vụ nhu cầu vốn của mình. Từ những bất cập nêu trên, với mong muốn nghiên cứu và kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về TPCĐ, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về trái phiếu chuyển đổi” để phân tích, đánh giá nhằm mục đích góp phần củng cố và thống nhất các quy định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận dụng trong hoạt động tìm kiếm vốn, đưa TPCĐ trở thành một kênh hút vốn tối ưu, thúc đẩy thị trường TPDN phát triển và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực trái phiếu diễn ra đã góp phần nâng cao chất lượng và vai trò của trái phiếu đối với thị trường vốn nói riêng và nền kinh tế nói chung. Những công trình nghiên cứu khoa học này mang lại giá trị từ lý thuyết đến thực tiễn để góp phần nâng cao nhận thức và hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động phát hành loại chứng khoán này trở nên tốt hơn. Các vấn đề pháp lý đặt ra đối với trái phiếu và thị trường 2 Đây là một số doanh nghiệp cổ phần đại chúng phát hành trái phiếu chuyển đổi trong năm 2020, 2021 để huy động vốn. 3 trái phiếu đã được nghiên cứu trong một số đề tài và công bố trên các tạp chí khoa học pháp lý như: “Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý cao thị trường giao dịch trái phiếu tập trung tại Việt Nam” của tác giả Hà Thị Thùy Dương, Luận văn Thạc sĩ Luật học năm 2003. Với công trình này, tác giả đã khai thác các vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực trái phiếu và thị trường trái phiếu, tìm hiểu mô hình thị trường trái phiếu của một số nước trên thế giới, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh thị trường giao dịch trái phiếu tập trung ở Việt Nam, đánh giá hoạt động của thị trường này trong thời gian từ năm 1990, đặc biệt là từ khi thành lập thị trường giao dịch chứng khoán vào 7/2000 đến 2003 để làm cơ sở đề xuất hoàn thiện. “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Bạch Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Vân Anh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tài chính Kế toán, Học viện Tài chính, năm 2019, số 04. Với công trình nghiên cứu này, hai tác giả đã đưa ra những cải cách nhằm phát triển thị trường TPDN và chứng minh kết quả đạt được của Trung Quốc sau những cải cách đó, từ đó rút ra kinh nghiệm cho thị trường TPDN cho Việt Nam. Theo đó, Việt Nam cần bổ sung khung pháp lý cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp huy động vốn trái phiếu; tiếp tục phát triển hệ thống định mức tín nhiệm tạo cơ sở đánh giá mức độ rủi ro TPDN cho các nhà đầu tư… “Giải pháp hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển” của tác giả Nguyễn Thị Phương Dung đăng trên Tạp chí Tài chính, Bộ Tài chính, kỳ 02, tháng 12/2017, số 670. Với công trình nghiên cứu này, tác giả đưa ra một số giải pháp cho thị trường TPDN Việt Nam. Cụ thể, cần có những quy định nâng cao chất lượng trái phiếu cũng như tính minh bạch của thông tin để đảm bảo cho các nhà đầu tư tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác; cơ quan hữu quan cần cân nhắc về điều kiện phát hành TPDN. “Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Thanh Phương đăng trên Tạp chí Ngân hàng, NHNN Việt Nam, tháng 8/2017, số 15. Với công trình nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra những đánh giá chung về thực trạng phát hành TPDN và khuyến nghị đối với các quy định pháp luật trong hoạt động phát hành trái phiếu. Đối với TPCĐ, công trình nghiên cứu có tên “Phương pháp định giá và nghiên cứu tình huống trái phiếu chuyển đổi có điều kiện (CoCo) tại Ngân hàng An Bình” của tác giả Nguyễn Thị Phương Liên và Nguyễn Tuấn Anh đăng trên tạp chí Khoa 4 học Thương mại, Trường Đại học Thương mại, tháng 5/2019, số 129 đã đề cập và nghiên cứu loại chứng khoán này. Tuy nhiên, qua nội dung tác phẩm, hai tác giả chỉ đưa ra tính chất chung về chức năng, loại hình chuyển đổi, giá chuyển đổi và những rủi ro đi kèm, điểm mạnh, điểm yếu của TPCĐ có điều kiện (CoCo) nhằm so sánh 3 và khẳng định sự khác nhau giữa của CoCo so với TPCĐ, trái phiếu truyền thống mà Ngân hàng Thương mại nắm giữ. Có thể thấy, tính đến thời điểm nghiên cứu, theo sự tìm hiểu của tác giả thì vẫn chưa có thêm một công trình nào thực hiện nghiên cứu với mức độ chuyên sâu và toàn diện về quy định pháp luật đối với TPCĐ. Hầu hết các công trình chỉ nghiên cứu chung về TPDN hoặc nghiên cứu một góc độ nào đó của TPCĐ nên chưa làm bật lên được toàn bộ những vấn đề pháp lý, chưa đánh giá một cách tổng thể để định hướng khung pháp lý cho loại hình chứng khoán đặc biệt này. Tác giả trên cơ sở kế thừa kết quả và giá trị khoa học của các đề tài, công trình nghiên cứu trước đó kết hợp với việc nghiên cứu quy định của pháp luật và phân tích thực trạng thi hành để cố gắng chuyển tải được một cách đầy đủ, chi tiết, chuyên sâu các vấn đề. Đồng thời đánh giá, kiến nghị hoàn thiện pháp luật để làm cơ sở pháp lý cho quá trình vận dụng huy động vốn từ kênh phát hành TPCĐ trong tương lai. Đây cũng là điều thể hiện được tính mới của đề tài nghiên cứu bởi lần đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam, sẽ có đề tài nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về quy định của pháp luật đối với TPCĐ. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn này hướng đến mục đích phân tích, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh TPCĐ trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật hiện hành. Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả sẽ nghiên cứu hai (02) nhóm vấn đề sau đây: Thứ nhất, khái niệm về TPCĐ và phát hành TPCĐ là gì? Đặc điểm và tính chất pháp lý của TPCĐ? Quy định pháp luật hiện hành về TPCĐ và hệ quả của việc phát hành ảnh hưởng gì đến TCPH, nhà đầu tư và thị trường vốn? 3 “Trái phiếu chuyển đổi dự phòng trong tiếng Anh là Contingent Convertible, viết tắt là CoCo. Trái phiếu chuyển đổi dự phòng (CoCo) là một công cụ nợ được phát hành bởi các định chế tài chính châu Âu. Trái phiếu chuyển đổi dự phòng hoạt động theo cách tương tự như trái phiếu chuyển đổi truyền thống. Chúng có một mức giá thực hiện cụ thể mà một khi giá trái phiếu đạt được, thì có thể chuyển đổi trái phiếu thành vốn cổ phần hoặc cổ phiếu. Các nhà đầu tư chính của CoCo là các nhà đầu tư cá nhân ở châu Âu, châu Á và các ngân hàng tư nhân”. “Trái phiếu chuyển đổi dự phòng (Contingent Convertible – CoCo) là gì, đặc điểm?”,https://vietnambiz.vn/trai-phieu-chuyen-doi-du-phong-contingent-convertible-coco-la-gi-dac-diem20200417200011687.htm, truy cập ngày 12/12/2020. 5 Thứ hai, thực tiễn áp dụng pháp luật của TCPH để huy động vốn từ loại chứng khoán này và đề xuất hoàn thiện những quy định pháp luật để hoạt động phát hành, chuyển đổi TPCĐ đạt hiệu quả tốt nhất. 4. Đối tượng nghiên cứu Luận văn này nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về hoạt động phát hành trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp. 5. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tìm và trích dẫn, sử dụng các nguồn tài liệu, số liệu liên quan đến TPCĐ và phát hành TPCĐ nhằm phục vụ cho mục đích phân tích, đánh giá, so sánh giữa thực tiễn áp dụng và quy định pháp luật. Các tài liệu, số liệu này nằm rải rác tại các nguồn khác nhau và ra đời trong khoản từ năm 2010 trở lại đây. Luận văn tập trung khai thác, đào sâu khái niệm, đặc điểm về TPCĐ và quy định của pháp luật về TPCĐ như Luật Doanh nghiệp (LDN), Luật Chứng khoán (LCK), các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành qua các thời kỳ, các giao dịch đã thực hiện trên thực tế của các doanh nghiệp để phân tích về mặt lý luận, đánh giá thực tiễn và đưa ra cái nhìn tổng quan về sự thay đổi của các quy định pháp luật, sự hạn chế của pháp luật so với thực tiễn thi hành. 6. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu đề tài “Pháp luật về trái phiếu chuyển đổi” này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp phân tích, bình luận: phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ các vấn đề pháp lý, các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến điều kiện, trình tự, thủ tục phát hành và chuyển đổi TPCĐ. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được dùng để đánh giá, bình luận về cách thức các doanh nghiệp vận dụng pháp luật trong hoạt động phát hành TPCĐ trên thực tế. Phương pháp so sánh: phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm so sánh các quy định của pháp luật hiện hành với các quy định được ban hành đã hết hiệu lực thi hành; so sánh các quy định pháp luật chứng khoán so với quy định của pháp luật doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành khác; so sánh phương thức phát hành TPCĐ riêng lẻ so với phát hành TPCĐ ra công chúng; so sánh điều kiện, trình tự, thủ tục phát hành của công ty cổ phần đại chúng (CTCPĐC) so với công ty cổ phần chưa đại chúng (CTCPCĐC); so sánh hệ quả pháp lý sau chuyển đổi giữa TCPH và nhà đầu tư. 6 Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp thống kê để liệt kê, đưa ra các dẫn chứng về thực tế áp dụng pháp luật, các vấn đề về trình tự, thủ tục mà chủ thể thực hiện trong quá trình vận dụng pháp luật để phát hành TPCĐ. Phương pháp tổng hợp: Qua việc phân tích, đánh giá, bình luận, thống kê và so sánh các vấn đề lý luận, thực tiễn vận dụng quy định về TPCĐ, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm đưa ra nhận định về sự chưa tương thích giữa lý luận và thực tiễn. Từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh về TPCĐ và hoạt động pháp lý liên quan đến loại chứng khoán này. 7. Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận, thông qua việc nghiên cứu các đặc điểm pháp lý của TPCĐ và điều kiện, trình tự, thủ tục phát hành TPCĐ, tác giả đã cố gắng khái quát lại toàn bộ những quy định pháp luật kể từ thời điểm pháp luật Việt Nam công nhận sự tồn tại của TPCĐ cũng như sự thay đổi theo thời gian của quy định pháp luật trong việc điều chỉnh loại chứng khoán này. Từ những quy định đó, tác giả muốn nhấn mạnh những điểm còn hạn chế, bất cập của pháp luật và đưa ra các kiến nghị, góp ý hoàn thiện pháp luật trong tương lai. Về mặt thực tiễn, từ những ví dụ được dẫn giải xuyên suốt trong luận văn, tác giả đã cố gắng chứng minh sự thiếu thống nhất trong cách vận dụng pháp luật của doanh nghiệp khi phát hành TPCĐ. Vấn đề này nếu không được giải quyết sớm, về lâu dài có thể gây nên sự khó khăn của doanh nghiệp phát hành hoặc tạo kẻ hở cho những doanh nghiệp cố ý dùng TPCĐ như kênh hút vốn nhằm chiếm đoạt vốn. Cho nên, tầm quan trọng của việc hiểu và vận dụng một cách đồng bộ, nghiêm túc và chặt chẽ các quy định của pháp luật trên thực tế giúp việc phát hành TPCĐ diễn ra hiệu quả. Đó cũng là một gợi ý để nhà làm luật có cái nhìn tổng thể và đánh giá tính khả thi của quy định pháp luật hiện hành về TPCĐ. 7 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI 1.1. Khái quát chung về trái phiếu chuyển đổi 1.1.1. Khái niệm trái phiếu chuyển đổi TPCĐ không phải là loại hình chứng khoán mới nếu xét về thời điểm pháp luật Việt Nam công nhận sự tồn tại của nó trên thị trường vốn. Ngay sau khi Nghị 4 định 52/2006/NĐ-CP lần đầu tiên thừa nhận và quy định về TPCĐ, đã có nhiều TCPH lựa chọn TPCĐ như một kênh thu hút vốn như Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Công ty Cổ phần Đầu Tư Hạ Tầng Kỹ Thuật 5 Thành phố Hồ Chí Minh . Quy định về khái niệm, điều kiện, thủ tục phát hành TPCĐ của Nghị định 52/2006/NĐ-CP là một bước tiến lớn trong tư duy phát triển thị trường vốn bởi bên cạnh TPDN nói chung, pháp luật đã đưa TPCĐ trở thành loại chứng khoán độc lập và có những lợi thế, đặc thù riêng để TCPH đa dạng hóa cách sử dụng phương án huy động vốn. Là một loại chứng khoán nợ, TPCĐ ghi nhận cam kết thanh toán vốn và lãi của TCPH đối với chủ sở hữu trái phiếu theo thời gian và lãi suất đã thoả thuận tương tự như TPDN. Sự đặc thù của TPCĐ giúp nhà đầu tư thực hiện quyền chuyển đổi TPCĐ để sở hữu cổ phần của TCPH khi đến hạn chuyển đổi. Sự linh hoạt này giúp TPCĐ trở nên có nhiều lựa chọn hơn khi so sánh với TPDN thông thường. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định 52/2006/NĐ-CP, khái niệm TPCĐ quy định: “Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu 4 Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 5 Theo thông tin thông cáo báo chí thì đây là các tổ chức phát hành tiêu biểu sử dụng trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn ngay sau khi Nghị định 52/2006/NĐ-CP được ban hành. Cụ thể: Ngân hàng TMCP Sài Gòn là đơn vị đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi sau khi có Nghị định bằng đợt phát hành tháng 9/2006 với tổng giá trị đợt phát hành là 1000 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Á Châu phát hành trong Quý 4/2006 với tổng giá trị 1.650 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ Tầng Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh là doanh nghiệp phi tài chính chứng khoán đầu tiên phát hành 131,5 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi năm 2006. https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/sm/chitiet/inbaiviet?dDocName=CNTHWEBAP01162531 765&_afrLoop=43782497960341224#%40%3F_afrLoop%3D43782497960341224%26centerWidth%3D100 %2525%26dDocName%3DCNTHWEBAP01162531765%26leftWidth%3D0%2525%26pageTemplate%3D %252Foracle%252Fwebcenter%252Fsiteresources%252FscopedMD%252Fs8bba98ff_4cbb_40b8_beee_296 c916a23ed%252FsiteTemplate%252Fgsreb7f299f_0d88_4514_a092_22e830e01a86%252FTemplate.jspx%2 6rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state %3D12yavyooih_4, truy cập ngày 12/12/2021. https://finance.vietstock.vn/CII-ctcp-dau-tu-ha-tang-ky-thuatthanh-pho-ho-chi-minh.htm, truy cập ngày 12/12/2021. https://data.masvn.com/vi/2006/10/acb-thanh-congtrong-viec-phat-hanh-trai-phieu-chuyen-doi-dot-1-113-31795.htm?channel_temp=830, truy cập ngày 12/12/2021 8 phổ thông của cùng một tổ chức phát hành theo các điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành”. Cho đến nay, Nghị định 153/2020/NĐ-CP cũng không có sự thay đổi nhiều khi quy định: “Trái phiếu chuyển đổi” là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu”. Có thể thấy khái niệm về TPCĐ của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ vẫn giữ nguyên về nội hàm của ba (03) vấn đề. Bao gồm: (i) TCPH được quyền phát hành TPCĐ là CTCP. Bản thân TPCĐ sẽ trở nên hoàn hảo và trọn vẹn hơn khi hai bên trong giao dịch đạt đến đích cuối cùng là chuyển đổi TPCĐ thành cổ phiếu. Vì đối tượng chuyển đổi là “cổ phiếu” chứ không phải là “phần vốn góp” nên công ty trách nhiệm hữu hạn không thể đáp ứng được tiêu chí chuyển đổi này. Điều này cho thấy, pháp luật đã ưu ái hoạt động huy động vốn của CTCP là đa dạng hơn rất nhiều so với công ty trách nhiệm hữu hạn. 6 (ii) TPCĐ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông của TCPH . Vốn của CTCP gồm cổ phần phổ thông và các loại cổ phần ưu đãi khác như cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phần ưu 7 đãi khác quy định tại điều lệ của CTCP . Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ 8 thông là đa dạng và đầu đủ hơn so với các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi . Việc chuyển đổi TPCĐ thành cổ phần phổ thông đảm bảo cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ đầy đủ với tư cách là chủ sở hữu của nhà đầu tư sau khi chuyển đổi TPCĐ. Tuy nhiên, quy định về TPCĐ đã loại bỏ khả năng có sự tham gia của chủ 9 thể công ty mẹ và con khiến nó chưa thật sự linh hoạt ngoài yếu tố chuyển đổi . 6 Quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng chuyển đổi cũng hẹp hơn nếu so sánh với các nghiên cứu của các tác giả về pháp luật nước ngoài. Cụ thể, trái phiếu chuyển đổi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu cổ thông, trái phiếu hoặc các loại chứng khoán khác… Xem thêm: Nguyễn Hồng Năng (2015), “Thị trường vốn nợ, luật và hợp đồng”, Nhà xuất bản Công Thương, trang 295. Hoặc: Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2008), “Công ty, vốn, quản lý và tranh chấp”, Nhà xuất bản Tri Thức, trang 198. 7 Khoản 2, Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020 giữ nguyên quy định tại Khoản 2, Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014. 8 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông đầy đủ hơn so với quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi tại các Điều 116, 117, 118. 9 Trong tác phẩm “International Loans, Bonds and Securities Regulation” của tác giả Wood Philip, ông có đưa ra nhận định về trái phiếu chuyển đổi như sau: “Phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi là việc phát hành trái phiếu của công ty, điều khoản cho phép người sở hữu chuyển đổi trái phiếu của mình lấy cổ phiếu của công ty phát hành hoặc của công ty mẹ hoặc công ty con của công ty phát hành” - Dịch từ: “Convertible bond issues are issues of bonds by company, the terms of which allow the holder to exchange his bonds for shares of the company or of the company's parent or subsidiary.”, London, Sweet & Maxwell 1995, p.144. 9 (iii) Các điều kiện điều khoản của TPCĐ được TCPH quy định để làm cơ sở cho hoạt động phát hành và chuyển đổi. Điều này cũng khẳng định, các điều kiện, điều khoản mà TCPH quy định chính là hình dạng pháp lý của TPCĐ. Đối với hoạt động phát hành TPCĐ, pháp luật tạo nền tảng cơ sở pháp lý để hoạt động phát hành diễn ra theo nhu cầu huy động vốn và nhu cầu đầu tư của các chủ thể trên thị trường. Hoạt động phát hành TPCĐ được hiểu theo các yếu tố sau: Thứ nhất, hoạt động phát hành TPCĐ là hoạt động đặc thù của CTCP được triển khai với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức chuyên môn. Tương tự như TPDN và cổ phiếu, hoạt động phát hành TPCĐ buộc phải có sự tham gia của các cơ quan chuyển môn và cơ quan nhà nước về nhằm đảm bảo hoạt động phát hành phù hợp với quy định của pháp luật. Những cơ quan chuyên môn và cơ quan nhà nước góp phần tạo sự chắc chắn và đảm bảo tính an toàn, minh bạch của TPCĐ và giao dịch giữa nhà đầu tư với TCPH. Thứ hai, hoạt động phát hành TPCĐ đáp ứng nhu cầu về vốn và đầu tư của hai chủ thể chính trong giao dịch này là TCPH và nhà đầu tư Vận hành và phân bổ nguồn vốn là một trong những vấn đề phức tạp của doanh nghiệp. Khi nguồn vốn bị thiếu hụt, TCPH có thể sử dụng phương án huy động vốn mà pháp luật cho phép để đảm bảo mục tiêu duy trì hoạt động, tạo động lực để phát triển. Cùng với cổ phiếu và TPDN, TPCĐ là lựa chọn để TCPH sử dụng vốn vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn. Thông qua việc phát hành này, mục tiêu của TPCH là nguồn vốn thu được để phục vụ hoạt động. Tính chất chuyển đổi trong tương lai giúp TCPH tăng tính hấp dẫn của TPCĐ đồng thời là cách để TCPH tránh trả nợ khi nợ vay được chuyển thành vốn chủ sở hữu. Ngược lại, nhà đầu tư tham gia giao dịch này với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu thu lợi từ khoản đầu tư. Ban đầu bản chất của giao dịch này là vay vốn và trả lãi nhưng sự chuyển đổi diễn ra làm triệt tiêu trách nhiệm của quan hệ này. Thứ ba, pháp luật định hình khung pháp lý để hoạt động phát hành TPCĐ diễn ra hiệu quả hơn Kể từ khi thừa nhận sự tồn tại của TPCĐ và quy định về phát hành TPCĐ trong Nghị định 52/2006/NĐ-CP, pháp luật đã liên tục thay đổi theo hướng chi tiết và phân hóa hơn để đảm bảo hoạt động phát hành TPCĐ được diễn ra theo đúng chủ thể và phương án phát hành. Trải qua các lần sửa đổi, bổ sung, đến nay Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã thật sự phân chia về hoạt động phát hành TPCĐ rõ hơn cùng với LCK 2019. Theo những quy định này, hoạt động phát hành TPCĐ ra công chúng 10 thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật chứng khoán. Ngược lại hoạt động phát hành riêng lẻ sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp. TCPH căn cứ theo nội dung về điều kiện, trình tự, thủ tục để thực hiện phù hợp với nhu cầu của mình. Có thể nói, sự hiệu quả của hoạt động phát hành phụ thuộc rất lớn vào các quy định của pháp luật điều chỉnh. Cho nên, vấn đề cấp thiết đặt ra là pháp luật cần phải liên tục thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với tình hình và sự phát triển của thị trường vốn nợ. 1.1.2. Đặc điểm pháp lý của trái phiếu chuyển đổi TPCĐ là loại chứng khoán mang bản chất pháp lý đặc thù bởi người sở hữu TPCĐ có thể thực hiện quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu theo những điều kiện, điều khoản quy định ban đầu. Hoạt động phát hành TPCĐ cũng như sự chuyển đổi của TPCĐ khiến chúng mang những đặc điểm sau: 1.1.2.1. Trái phiếu chuyển đổi là một loại tài sản linh hoạt Theo quy định về quản lý giấy tờ có giá tại Thông tư số 135/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 thì có thể khẳng định TPCĐ cũng là giấy tờ có giá và là một loại 10 tài sản được quy định theo pháp luật dân sự . Tuy nhiên, không đơn thuần là “giấy xác nhận nợ” như TPDN, pháp luật đã tạo cho TPCĐ một đặc điểm riêng biệt mà căn cứ vào đây, TCPH có thể linh hoạt sử dụng TPCĐ để tận dụng đặc điểm “có thể chuyển đổi thành cố phiếu” làm tăng tính thu hút và linh hoạt khi phát hành. Chủ sở hữu TPCĐ không chỉ sở hữu quyền của một chủ nợ theo quy định của pháp luật dân 11 sự mà còn sở hữu cả quyền chuyển đổi trực tiếp để trở thành chủ sở hữu TCPH. Đặc điểm chuyển đổi này thể hiện tính linh hoạt về bản chất của TPCĐ mà còn tạo cho TCPH linh hoạt trong việc vận dụng để huy động vốn. 1.1.2.2. Trái phiếu chuyển đổi là vừa là công cụ để huy động vốn, vừa là phương thức thanh toán nợ vay bằng cách chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu Mang bản chất là một công cụ nợ, TCPH sử dụng công cụ TPCĐ nhằm huy động vốn vay từ các chủ thể bên ngoài. Ở khía cạnh này, tương tự như TPDN, TPCĐ cũng tạo cho TCPH nghĩa vụ của của một người vay thông thường như quy định của pháp luật dân sự. Đến thời điểm thanh toán nợ, TCPH phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, nợ lãi cho chủ nợ bằng tài sản của mình. Tuy nhiên, sự đặc thù của TPCĐ cho phép TCPH tránh khỏi nghĩa vụ thanh toán toàn bộ nợ gốc – giá trị trái phiếu cho 10 Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 135/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/12/2018 quy định về quản lý đối với tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi, tạm giữ do Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản. 11 Điều 466 và Điều 468 Bộ luật dân sự 2015. 11 chủ nợ. Thay vào đó, TCPH có thể dùng toàn bộ khoản nợ của trái phiếu để chuyển đổi thành khoản vốn sở hữu. Phương thức chuyển đổi nợ thành vốn này có thể coi là một cách trả nợ mang lại sự thỏa mãn cho cả TCPH và chủ nợ. Một mặt nó giúp TCPH tránh phải trả một khoản nợ đến hạn, mặt khác nó tạo ra một sự tăng vốn chủ sở hữu để mở rộng thêm. Đó là sự khác biệt mà TPCĐ tạo ra và là ưu điểm rất lớn nếu so với công cụ phát hành cổ phiếu hoặc TPDN thông thường. 1.1.2.3. Một bên trong giao dịch chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi là công ty cổ phần Pháp luật doanh nghiệp quy định loại hình công ty được quyền phát hành trái 12 phiếu bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn và CTCP . Tuy nhiên, vì hoạt động chuyển đổi TPCĐ là chuyển trái phiếu thành cổ phiếu của TCPH. Vì vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn không thể mang tư cách là TCPH. Điều này cũng có thể khẳng định, một bên trong giao dịch chuyển đổi TPCĐ chắc chắn là CTCP. Bên còn lại của giao dịch chuyển đổi trái phiếu sẽ đa dạng hơn bởi chỉ cần đáp ứng các điều kiện luật định về quyền sở hữu TPCĐ theo phương án phát hành riêng lẻ hoặc phát hành ra công chúng. Bên còn lại này bên cạnh là cá nhân thì có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc cũng có thể là CTCP. 1.1.2.4. Việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi dẫn đến hệ quả làm tăng vốn chủ sở hữu và “sự pha loãng” tỷ lệ sở hữu của mỗi cổ đông trong doanh nghiệp phát hành Khi chủ sở hữu TPCĐ và TCPH thực hiện hoạt động chuyển đổi TPCĐ thành cổ phiếu, TCPH buộc phải phát hành thêm một lượng cổ phiếu tương ứng theo tỷ lệ chuyển đổi đã quy định trong phương án phát hành và dựa theo giá trị của trái phiếu đó. Trong trường hợp này, lượng cổ phiếu phát hành thêm để thay thế cho toàn bộ khoản nợ của TPCĐ sẽ khiến vốn chủ sở hữu của TCPH tăng lên. Điều này đồng nghĩa với lượng cổ phần trong TCPH cũng tăng, vốn điều lệ của TCPH sẽ lớn hơn so với thời điểm chưa chuyển đổi. Số lượng cổ phần mà TCPH phát hành cho chủ sơ hữu mới (chủ nợ trước đó) làm cho tổng số cổ phần trong TCPH tăng lên. Khi này, tỷ lệ sở hữu cổ phần của của các cổ đông cũ của công ty sẽ bị pha loãng theo hướng giảm xuống khi mà vốn điều lệ của công ty tăng lên. 12 Điểm a, Khoản 1, Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP. 12 Vấn đề này có thể được diễn giải bằng ví dụ sau: Công ty cổ phần ABC phát hành TPCĐ cho nhà đầu tư với tổng giá trị khoản nợ là 10.000.000.000 đồng, mệnh giá chuyển đổi là 10.000 đồng/cổ phần. Vốn điều lệ của công ty ACB là 50.000.000.000 đồng chia thành 5.000.000 cổ phần phổ thông (công ty không có các loại cổ phần khác) tương ứng với mỗi cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng. Đến thời hạn chuyển đổi TPCĐ, tất cả TPCĐ đều được chuyển đổi. Công ty ABC tiến hành phát hành thêm 1.000.000 (quy đổi 10.000.000.000 nợ thành 1.000.000 cổ phần với mệnh giá chuyển đổi là 10.000 đồng/cổ phần) mới để thay thế cho toàn bộ giá trị TPCĐ. Khi thực hiện hoạt động phát hành này, tổng số cổ phần của công ty ABC tăng lên thành 6.000.000 cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cũng tăng lên 60.000.000.000 đồng. Trong công ty ABC có cổ đông X, trước thời điểm công ty ACB chuyển đổi TPCĐ, ông X sở hữu 1.000.000 cổ phần chiếm tỷ lệ 20% vốn điều lệ. Đến khi công ty ABC phát hành thêm 1.000.000 cổ phần để chuyển đổi TPCĐ, ông X vẫn sở hữu 1.000.000 cổ phần trong công ty ABC nhưng tỷ lệ sở hữu của ông X trong công ty ABC giảm xuống chỉ còn 16,6%. Đây là sự pha loãng cổ phần mà cổ đông cũ của công ty không mong muốn giao dịch chuyển đổi trái phiếu diễn ra. 1.1.3. Tính chất pháp lý của trái phiếu chuyển đổi Là một loại chứng khoán được pháp luật công nhận và điều chỉnh, TPCĐ cũng có những tính chất pháp lý như sau: 1.1.3.1. Tính thanh khoản Loại chứng khoán này mang bản chất này là một giấy nợ nhưng chủ nợ có quyền thực hiện chuyển nhượng TPCĐ để thu hồi vốn mà không cần phải chờ đến thời hạn thanh toán của chủ thể phát hành hoặc thời điểm chuyển đổi thành cổ 13 phiếu . Giá trị của trái phiếu chuyển đổi khi giao dịch không cố định, các bên trong giao dịch tự do thỏa thuận giá mua bán tùy thuộc vào nhu cầu, các quyền lợi của trái phiếu và yếu tố thị trường tại thời điểm giao dịch. Giá trị của TPCĐ là yếu tố để nhà đầu tư tính toán sự sinh lời, rủi ro trong hiện tại hoặc tương lai và đưa ra quyết định bán hay giữ trái phiếu này. 1.1.3.2. Tính hoàn trả 13 Điểm c, Khoản 3, Điều 8, Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020. Quy định này không chỉ cho phép nhà đầu tư thực hiện quyền chuyển nhượng trái phiếu chuyển đổi mà còn có quyền thực hiện các giao dịch khác như: cho, tặng, thừa kế, chiết khấu; được sử dụng trái phiếu làm tài sản bảo đảm trong các quan hệ dân sự. 13 Vì TPCĐ có bản chất vay mượn nên khi đến hạn thanh toán, TCPH phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi cho người sở hữu trái phiếu. Trường hợp TCPH mất khả năng trả nợ hoặc bị tuyên bố phá sản, khoản nợ từ TPCĐ được đưa 14 vào thứ tự ưu tiên thanh toán trước các cổ đông theo quy định của pháp luật . Mặt khác, khi chủ sở hữu trái phiếu thực hiện quyền chuyển đổi TPCĐ thì ngoài khoản lãi được TCPH chi trả thì chủ sở hữu TPCĐ còn được TCPH hoàn trả một lượng cổ phiếu tương ứng để thay thế cho TPCĐ đó. 1.1.3.3. Tính thu lợi Trong điều kiện lý tưởng, chủ sở hữu TPCĐ được quyền hưởng tối đa ba (03) khoản thu nhập từ TPCĐ. Trong đó bao gồm: (i) thu nhập từ mức lãi suất theo quy định trong phương án phát hành loại TPCĐ của TCPH; (ii) thu nhập từ chênh lệch giá giao dịch so với giá mua TPCĐ khi chủ sở hữu bán đi TPCĐ; (iii) thu nhập từ khoản lợi tức và chênh lệch giữa giá trị cổ phiếu nhận chuyển đổi so với giá cổ phiếu đang lưu thông trên thị trường mà chủ sở hữu nhận được khi thực hiện quyền chuyển đổi. Đây là một tính chất rất đặc thù mà tác giả gọi là tính “đa lợi” của TPCĐ khi so sánh với các loại TPDN khác. 1.1.4. Phân loại trái phiếu chuyển đổi Tùy thuộc vào góc nhìn đánh giá ở lĩnh vực tài chính hay pháp lý mà TPCĐ sẽ được phân loại theo từng tiêu chí riêng. Là một dạng của TPDN, mặc dù pháp luật hiện hành không quy định chi tiết về cách phân loại TPCĐ nhưng căn cứ vào quy định của mỗi văn bản và thực tiễn phát hành của mỗi TCPH, tác giả tự đánh giá và phân loại TPCĐ theo mỗi tiêu chí như sau: 1.1.4.1. Theo tiêu chí bảo đảm Theo tiêu chí này, TPCĐ được phân loại thành: TPCĐ có tài sản bảo đảm và TPCĐ không có tài sản bảo đảm. TPCĐ có tài sản bảo đảm là trái phiếu được TCPH cam kết bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của TCPH hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh 15 toán theo quy định của pháp luật . Tài sản bảo đảm cho TPCĐ có thể là bất động sản, động sản, tài sản cố định khác như máy móc, trang thiết bị… Tài sản bảo đảm là phương tiện trả nợ khi TCPH mất khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ cam kết đối 14 15 Điểm d, Khoản 1, Điều 54, Luật Phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19/6/2014. Điều 17 Nghị định 153/2020/NĐ-CP. 14 với TPCĐ đã phát hành. Khi TPCĐ có tài sản bảo đảm, nó không chỉ tạo sự an tâm cho nhà đầu tư mà còn giúp TCPH thực hiện đợt phát hành với khả năng thành công hơn. TPCĐ không có tài sản bảo đảm là loại TPCĐ được phát hành nhưng không có tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán nợ vay của TCPH. Trong trường hợp này, rủi ro pháp lý cho chủ sở hữu TPCĐ sẽ lớn hơn trong trường hợp TCPH không có khả năng thanh toán nợ vay đến hạn hoặc bị tuyên bố phá sản. Bên cạnh đó, theo quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán nợ vay, chủ sở hữu TPCĐ không có tài sản bảo đảm sẽ có thứ tự ưu tiên thanh toán sau của chủ sở hữu TPCĐ có tài sản bảo đảm. Do đó, nhà đầu tư ngoài việc đánh giá rủi ro pháp lý của TPCĐ còn phải đánh giá kỹ tình trạng, thông tin và khả năng của TCPH nhằm bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn. 1.1.4.2. Theo tiêu chí chủ thể phát hành và đối tượng sở hữu Dựa theo tiêu chí này, TPCĐ được phân loại thành: TPCĐ phát hành riêng lẻ và TPCĐ phát hành ra công chúng. TPCĐ phát hành riêng lẻ được phát hành bởi TCPH là công ty đại chúng (CTĐC) và CTCPCĐC nhắm đến đối tượng được quyền sở hữu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và số lượng nhà đầu tư trong đợt phát hành ít hơn một trăm (100) nhà đầu tư. Tùy thuộc vào TCPH, TPCĐ được phát hành theo hình thức này có thể tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán hoặc pháp luật doanh nghiệp. TPCĐ phát hành ra công chúng chỉ có thể được thực hiện bởi TCPH là CTĐC. Loại TPCĐ được phát hành ra công chúng được thực hiện thông qua thị trường chứng khoán để TCPH công khai chào bán cho mọi nhà đầu tư và không hạn chế về số lượng nhà đầu tư được quyền sở hữu. Doanh nghiệp khi thực hiện phát hành TPCĐ ra công chúng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật chứng khoán về điều kiện, trình tự, thủ tục phát hành. 1.1.4.3. Theo tiêu chí hình thức của trái phiếu Theo tiêu chí này, TPCĐ được phân loại thành: TPCĐ biểu hiện dưới dạng chứng chỉ và TPCĐ biểu hiện dưới dạng bút toán điện tử. TPCĐ biểu hiện dưới dạng chứng chỉ thông thường được TCPH là CTCPCĐC phát hành cho nhà đầu tư để chứng nhận quyền của chủ sở hữu trái phiếu. Về mặt pháp lý, TPCĐ biểu hiện dưới dạng chứng chỉ không có bất kỳ khác biệt gì về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu so với TPCĐ biểu hiện dưới dạng bút toán điện tử. Tác giả đánh giá rằng, hạn chế của loại trái phiếu này chỉ phát sinh trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, thế chấp, thừa kế 15 đối với trái phiếu. Khi xảy ra sự kiện pháp lý này, thủ tục thay đổi thông tin trên trái phiếu của bên nhận chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, thế chấp, thừa kế sẽ phức tạp và TCPH phải thực hiện cấp đổi lại, thời gian sẽ kéo dài. Hình thức và nội dung của TPCĐ biểu hiện dưới dạng chứng chỉ được Bộ Tài chính quy định cụ thể đối với việc in và phân phối cho chủ sở hữu sau khi hoàn thành đợt chào bán. TPCĐ biểu hiện dưới dạng bút toán điện tử được các CTĐC sử dụng bởi các hoạt động phát hành thường diễn ra trực tiếp trên thị trường chứng khoán. Xuất phát từ sự linh doạt trong giao dịch mua bán nhanh chóng và liên tục nên loại trái phiếu này được TCPH niêm yết thông tin tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (TTLKCK) để ghi và lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử. Ưu điểm của TPCĐ biểu hiện dưới dạng bút toán điện tử là thông tin chủ sở hữu có thể được cập nhật nhanh chóng ngay sau khi các giao dịch diễn ra. 1.1.4.4. Theo tiêu chí chuyển đổi Theo tiêu chí này thì TPCĐ được phân loại thành: TPCĐ tự do chuyển đổi và TPCĐ bắt buộc chuyển đổi. TPCĐ bắt buộc chuyển đổi được phát hành trong trường hợp TCPH có quy định điều khoản chủ sở hữu TPCĐ buộc phải chuyển đổi TPCĐ thành cổ phiếu trong một thời hạn được ấn định kể từ ngày phát hành. Trong trường hợp này, chủ sở hữu có nghĩa vụ tuân thủ điều kiện, điều khoản của TPCĐ đối với TCPH. Chủ sở hữu TPCĐ có thể quyền thực hiện việc chuyển nhượng TPCĐ trước thời hạn chuyển đổi để thu hồi vốn. TPCĐ tự do chuyển đổi là trái phiếu mà chủ sở hữu có quyền từ chối hoặc thực hiện quyền chuyển đổi căn cứ theo đánh giá của họ đối với tình hình của TCPH và giá trị TPCĐ vào thời điểm chuyển đổi. Khác với TPCĐ bắt buộc chuyển đổi, chủ sở hữu không bị ràng buộc điều kiện phải chuyển đổi. Do đó, quyền định đoạt TPCĐ của chủ sở hữu sẽ rộng hơn và tự do hơn. 1.1.5. Ý nghĩa của trái phiếu chuyển đổi 1.1.5.1. Đối với tổ chức phát hành TPCĐ giúp TCPH có thêm lựa chọn kênh huy động vốn nhằm phục vụ cho mục tiêu cấp thiết và quan trọng của doanh nghiệp. Với những ưu thế về lãi suất, thời hạn, điều kiện, điều khoản mà pháp luật đã trao cho bên vay được toàn quyền quyết định, phát hành TPCĐ giúp TCPH tìm được nguồn vốn với chi phí sử dụng vốn thấp, thời hạn linh hoạt trong khi lại tối thiểu hóa các quyền của người cho vay. Điều này khác biệt hoàn toàn trong mối quan hệ vay mượn khi TCPH vay vốn từ chủ nợ là ngân 16 hàng bởi TCPH hoàn toàn bị động trong quan hệ vay mượn này. Hơn nữa, so sánh với việc phương án phát hành thêm cổ phiếu thì thủ tục phát hành TPCĐ không làm phát sinh sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của TCPH, không tác động về quyền kiểm soát của các cổ đông TCPH trước khi trái phiếu được chuyển đổi và hạn chế được quyền với tư cách chủ sở hữu. 1.1.5.2. Đối với nhà đầu tư Sở hữu TPCĐ có thể giúp nhà đầu tư thực hiện các quyền sở hữu với tư cách khác nhau tùy thuộc vào quyết định của họ. Ban đầu, sau khi mua TPCĐ, nhà đầu tư có quyền với tư cách là chủ nợ của TCPH. Tư cách chủ nợ này cho phép nhà đầu tư được hưởng lợi tức từ lãi suất cho TCPH vay và có sự bảo đảm nghĩa vụ thanh toán hoặc ưu tiên thanh toán khi TCPH mất khả năng thanh toán nợ. Khi sở hữu TPCĐ với tư cách là chủ nợ, quyền của nhà đầu tư không có khác biệt so với người sở hữu TPDN thông thường. Tuy nhiên, đến thời hạn chuyển đổi, TPCĐ giúp nhà đầu tư có thêm quyền sở hữu cổ phần - làm đồng chủ sở hữu TCPH trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện quyền chuyển đổi TPCĐ thành cổ phiếu. Điều này cho thấy việc đầu tư vào TPCĐ ở khía cạnh này có ưu thế hơn so với TPDN thông thường. 1.1.5.3. Đối với nền kinh tế So với TPDN nói chung và cổ phiếu, TPCĐ là loại chứng khoán có tính an toàn và linh hoạt dựa vào sự đặc thù về quyền chuyển đổi của nó. Sự xuất hiện của TPCĐ như một sự đan xen về tính chất giữa TPDN và cổ phiếu đã làm đa dạng hoá nguồn huy động vốn của doanh nghiệp. Đồng thời đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, giúp dòng vốn được lưu thông, tạo ra sự kết nối giữa nơi có vốn (nhà đầu tư) và nơi cần vốn (TCPH) và giúp hạn chế đi sự phụ thuộc vào kênh cấp vốn truyền thống từ hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, có thể thấy việc TCPH tận dụng kênh huy động vốn từ TPCĐ thể hiện sự tự do thỏa thuận trong quan hệ vay mượn và quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của người đi vay và người vay. Nếu cả TCPH và nhà đầu tư sử dụng TPCĐ tuân thủ đầy đủ điều kiện luật định, TPCĐ không chỉ tác động hiệu quả về mặt tài chính mà còn cho thấy pháp luật đã định hình và có sự hỗ trợ tốt hơn cho sự vận hành của nền kinh tế. 1.2. Nội dung pháp luật về trái phiếu chuyển đổi 1.2.1. Chủ thể tham gia vào quan hệ phát hành trái phiếu chuyển đổi Hoạt động phát hành TPCĐ và chuyển đổi TPCĐ diễn ra có sự tham gia của các chủ thể khác nhau theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và chứng khoán. Các chủ thể này chia thành các nhóm với chức năng, nhiệm vụ được quy định riêng nhằm 17 phục vụ hoạt động phát hành và chuyển đổi diễn ra đúng theo điều kiện, trình tự và thủ tục luật định. Bên cạnh nhóm chủ thể phát hành và chủ thể sở hữu TPCĐ là hai chủ thể chính trong hoạt động phát hành và chuyển đổi thì còn có sự tham gia của các chủ thể hỗ trợ, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán, thị trường chứng khoán và các chủ thể thực hiện nghiệp vụ cho thị trường chứng khoán. Cụ thể, có thể liệt kê các chủ thể này bao gồm: (i) TCPH; (ii) chủ sở hữu TPCĐ - chủ nợ; (iii) chủ thể hỗ trợ hoạt động phát hành gồm: đại diện người sở hữu trái phiếu, cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh, công ty chứng khoán, công ty kiểm toán; (iv) chủ thể quản lý nhà nước về hoạt động phát hành TPCĐ gồm: Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ và Cơ quan ngang bộ khác, Ủy ban nhân dân các cấp, UBCKNN, NHNN; (v) chủ thể thực hiện nghiệp vụ cho thị trường chứng khoán gồm: SGDCK (Sở Giao dịch Chứng khoán) và TTLKCK (Trung tâm Lưu ký Chứng khoán). 1.2.1.1. Chủ thể phát hành 16 Căn cứ theo giải thích về tổ chức phát hành trái phiếu của LCK 2019 , có thể hiểu rằng chủ thể phát hành, chào bán TPCĐ là doanh nghiệp thực hiện các hoạt động chào bán, phát hành TPCĐ. Quy định này đã điều chỉnh cởi mở và rộng hơn 17 về phạm vi, chủ thể phát hành so với LCK 2006 cũng như hoàn thiện hơn so với Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 18 chứng khoán 2006 (LCK sửa đổi 2010) . Bên cạnh đó, quy định về tổ chức phát hành của LCK 2019 đã thừa nhận tổ chức phát hành có thể là doanh nghiệp cổ phần đại chúng hoặc chưa đại chúng và cũng không bó buộc hoạt động chào bán, phát hành theo hình thức phát hành ra công chứng hay phát hành riêng lẻ. Tại định nghĩa về TPCĐ theo Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì “Trái phiếu chuyển 19 đổi là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành” . Quy định về TPCĐ của Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã nêu đích danh tổ chức phát hành TPCĐ chỉ có thể là doanh nghiệp theo loại hình CTCP. Quy định này một mặt loại bỏ hoàn toàn quyền phát hành TPCĐ của công ty trách nhiệm hữu hạn bởi tính “có thể chuyển 16 17 Khoản 21, Điều 4 Luật Chứng khoán 2019. 18 Khoản 3, Điều 1 Luật Chứng khoán sửa đổi 2010 đã mở rộng hơn về định nghĩa tổ chức phát hành. Khoản 13, Điều 6 Luật Chứng khoán 2006 đã định nghĩa về tổ chức phát hành như sau: “Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng”. Định nghĩa này đã giới hạn phương thức phát hành chứng khoán chỉ được thực hiện ra công chúng và loại bỏ hoàn toàn hoạt động phát hành riêng lẻ. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, tổ chức phát hành chỉ có thể là công ty đại chúng mà thôi. Theo đó: “Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán”. Định nghĩa này đã cho phép cả công ty cổ phần chưa đại chúng tham gia hoạt động chào bán chứng khoán và được quyền thực hiện theo phương thức phát hành riêng lẻ chứng khoán. 19 Khoản 3, Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP. 18 đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành” mà công ty trách nhiệm hữu hạn không đáp ứng được. Mặt khác nó đã khẳng định lại sự bao hàm và công nhận cho loại hình CTCPCĐC và CTĐC được sử dụng TPCĐ cho hoạt động huy động vốn của mình. 1.2.1.2. Đối tượng sở hữu trái phiếu chuyển đổi - nhà đầu tư - chủ nợ Đối tượng sở hữu TPCĐ là nhà đầu tư cá nhân, tổ chức được quyền mua TPCĐ do TCPH chào bán, phát hành và tùy thuộc vào phương án phát hành riêng lẻ hoặc phát hành ra công chúng. Theo quy định của tại Nghị định 163/2020/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) thì cá nhân, tổ chức cũng có thể là những cá nhân, tổ chức nước 20 ngoài tham gia kinh doanh, đấu tư chứng khoán tại thị trường Việt Nam . Tuy nhiên Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã thay thế hoàn toàn quy định này bằng cách định nghĩa chi tiết về điều kiện năng lực tài chính hơn là kiểu quy định nhà đầu tư 21 theo phạm vi lãnh thổ . Trong trường hợp TCPH phát hành TPCĐ ra công chúng, pháp luật chứng khoán quy định thông thoáng hơn về người có thể mua trái phiếu này bao gồm tất cả cá nhân và tổ chức mà không cần đáp ứng điều kiện về tính “là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” hay “được xem là đối tác chiến lược” miễn sao số lượng 22 không dưới 100 người . Ngược lại với người mua TPCĐ được phát hành riêng lẻ, những cá nhân hoặc tổ chức được quyền mua phải đáp ứng điều kiện “là nhà đầu tư 23 chứng khoán chuyên nghiệp” hay “được xem là đối tác chiến lược” nêu trên . Trong trường hợp này, chủ nợ của TCPH không thể là các cá nhân hay tổ chức không xác định hoặc không đảm bảo các điều kiện luật định. 24 Với tư cách là chủ nợ khi mua TPCĐ được phát hành bởi TCPH, chủ sở hữu TPCĐ mang những quyền tương tự như trong quan hệ vay mượn của dạng hợp đồng 25 vay tài sản theo quy định của pháp luật dân sự . Trong quan hệ này, quyền của chủ sở hữu trái phiếu là nghĩa vụ của TCPH. Tính chất của một hợp đồng song vụ thể hiện thông qua mối quan hệ này. Vì vậy mà có thể khẳng định, chủ sở hữu TPCĐ là một bên đối kháng trong quan hệ phát hành và chuyển đổi TPCĐ với bên còn lại là TCPH. Sự kiện nhà đầu tư đăng ký và mua thành công TPCĐ làm phát sinh các quyền 20 21 22 23 24 25 Khoản 1, Điều 8 Nghị định 163/2020/NĐ-CP. Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP. Khoản 19, Điều 4 Luật Chứng khoán 2019. Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP. Khoản 21, Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP. Điều 463 đến Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2015. 19 với tư cách của một chủ nợ và phát sinh nghĩa vụ của TCPH với tư cách là người vay. Tuy nhiên, những quyền của chủ sở hữu TPCĐ sẽ chấm dứt ngay sau khi giao dịch chuyển đổi TPCĐ thành cổ phiếu của TCPH được thực hiện hoàn tất. Khi quan hệ vay mượn đặc thù này đến hạn, tư cách của chủ sở hữu TPCĐ cũng chuyển thành tư cách là một chủ sở hữu TCPH đi kèm theo đó là những quyền và nghĩa vụ mà 26 pháp luật doanh nghiệp đã quy định cho cổ đông . 1.2.1.3. Chủ thể hỗ trợ hoạt động phát hành Bên cạnh hai chủ thể chính trong hoạt động phát hành và chuyển đổi TPCĐ là TCPH và nhà đầu tư thì để hoạt động phát hành được diễn ra đúng trình tự, thủ tục, sự tham gia của các chủ thể mang tính hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ là không thể thiếu. Các chủ thể này gồm: (i) Đại diện người sở hữu trái phiếu tham gia khi TCPH trực tiếp chỉ định. Đại diện người sở hữu trái phiếu căn cứ theo các chức năng, quyền hạn của mình tham gia để đại diện cho các chủ sở hữu trái phiếu thực hiện các quyền giám sát tuân thủ của TCPH, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán của bên bảo lãnh, bảo 27 đảm, báo cáo cho UBCKNN khi phát hiện sai phạm của TCPH . (ii) Công ty chứng khoán tham gia với vai trò bắt buộc theo quy định của pháp luật bởi nghiệp vụ chuyên môn của công ty chứng khoán có thể giúp ích cho TCPH thông qua việc tư vấn và thực hiện hoạt động phát hành cho TCPH bằng hợp đồng dịch vụ giao kết giữa hai bên có phát sinh phí dịch vụ theo quy định của pháp luật chứng khoán cũng như pháp luật dân sự. Bên cạnh đó, trong trường hợp TCPH muốn thực hiện hoạt động phát hành thông qua môi giới, đại lý phát hành hay cần tổ chức bảo lãnh phát hành, công ty chứng khoán sẽ là doanh 28 nghiệp thực hiện những nghiệp vụ này . Khác với vai trò tư vấn phát hành là bắt buộc thì khi tham gia với tư cách là đại lý phát hành, môi giới phát hành hay bảo lãnh phát hành không bắt buộc bởi quyền quyết định thuộc về sự lựa chọn của TCPH. (iii) Công ty kiểm toán tham gia với tư cách là đơn vị kiểm toán đối với báo cáo tài chính của TCPH. Tương tự như công ty chứng khoán, sự tham gia của công ty kiểm toán là bắt buộc bởi nghiệp vụ chuyên môn của công ty kiểm toán là cần 26 Điều 114, 115 Luật Doanh nghiệp 2014. Điều 115, 119 Luật Doanh nghiệp 2020 đã có thay đổi một số nội dung về quyền và nghĩa vụ của cổ đông công ty cổ phần. 27 Điều 24 Nghị định 155/2020/NĐ-CP. 28 Điều 72 Luật Chứng khoán 2019.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan