Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay tại ng...

Tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại ở việt nam

.PDF
89
11
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THANH THÚY PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 60 38 50 Giáo viên hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG HÀ NỘI – NĂM 2010 LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn dến các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Luật trường Đại học quốc gia Hà Nội, các phòng ban, thư viện trong và ngoài nhà trường cùng toàn thể bạn bè và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn. Đặc biệt, em xin gửi lòi cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương đã tận tình động viên, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Tr. CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY VÀ TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG BẢO TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM……………………………………………………11 1. Khái niệm và vai trò của bảo đảm tiền vay..........................................................11 1.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay……………….. ....................................................... 11 1.2. Vai trò bảo đảm tiề n vay trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại …............15 2. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản..................................................... 19 2.1. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp............................................................... 20 2.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố................................................................. 25 2.3. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản của ngƣời thứ ba................................................. 31 2.4. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay......................................... .37 3. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay……………......... ……...40 3.1. Khái niệm tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản................................................................................................................... .40 3.2. Một số đặc trƣng trong quan hệ tranh chấp..........................................................41 3.3. Phƣơng thức giải quyết tranh chấp.......................................................................42 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ…..53 1. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay...............................................................................………………….... 53 1.1. Về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng thế chấp......................................................53 1.2. Về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng cầm cố........................................................ 60 2 1.3. Về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của ngƣời thứ ba............................ 62 1.4. Về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay......................64 1.5. Một số tồn tại khác.................................................................................................65 2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xử lý những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay.......................................................................... 70 2.1. Cơ sở của việc đƣa ra các kiến nghị…………………………………………….70 2.2. Một số kiến nghị cụ thể………………………………………………………….72 2.2.1. Về bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản hình thành từ vốn vay……………............72 2.2.2. Về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay …….............74 2.2.3. Về tài sản thế chấp để bảo đảm giá trị khoản vay là quyền sử dụng đất.................................................................................................................................75 2.2.4. Về quyền xử lý tài sản bảo đảm..........................................................................76 2.2.5. Nâng cao hiệu quả thực thi công tác giải quyết của Toà án…………………..78 2.2.6.Hoàn chỉnh khung pháp lý để chuyển bất động sản thành vốn đầu tƣ ………..80 KẾT LUẬN.................................................................................................................82 3 BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT  DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước  NHTM: Ngân hàng thương mại  TCTD: Tổ chức tín dụng  QSDĐ: Quyền sử dụng đất  GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  BĐS: Bất động sản  BĐTV: Bảo đảm tiền vay  TSBĐ: Tài sản bảo đảm  BLDS: Bộ luật dân sự  BLTTDS: Bộ luật tổ tụng dân sự  TAND: Tòa án nhân dân  TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao  UBND: Ủy ban nhân dân 4 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Vai trò của các tổ chức tín dụng trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng dài hạn đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm cũng như nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau của các nhà kinh tế, tài chính. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận rằng, ở tất cả các nền kinh tế, dù phát triển hay đang phát triển, dù mạnh hay yếu thì các tổ chức tín dụng luôn có một vai trò quan trọng không thể thay thế trong việc bình ổn thị trường kinh tế, giữ vững sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ quốc gia - những yếu tố mang tính quyết định đến sự phát triển của đất nước. Một nền kinh tế có các tổ chức tín dụng lớn mạnh có thể thúc đẩy sự tăng trưởng dài hạn của kinh tế đất nước, đổi mới khoa học công nghệ thông qua các kênh cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; nó không chỉ giới hạn ở chức năng huy động các nguồn vốn trong nước mà còn có chức năng rất lớn trong việc thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn huy động bên ngoài nền kinh tế. Không chỉ là các kênh huy động vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế mà các tổ chức tín dụng còn có chức năng giảm thiểu rủi ro tài chính thông qua việc cung cấp thông tin và tư vấn cho các nhà đầu tư. Ở tất cả các quốc gia, các tổ chức tín dụng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, ngay trong điều kiện nước nhà mới độc lập và thực hiện công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc xây dựng hệ thống các Tổ chức tín dụng của chế độ mới. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ tăng trưởng 5 cao so với khu vực. Với mức độ tăng trưởng như hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là hết sức lớn. Trong điều kiện hiện nay, đầu tư nước ngoài chưa đạt được mức kế hoạch, ngược lại ở nhiều nơi còn có dấu hiệu giảm sút thì chủ trương dựa vào nguồn vốn trong nước đang được thực hiện triệt để. Tuy nhiên, các kênh huy động vốn từ nội lực kinh tế còn hẹp. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới được hình thành và chưa thật sự trở thành kênh cung cấp vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam năng lực tài chính còn yếu kém, hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay từ các Tổ chức tín dụng. Đi kèm với vai trò là một kênh cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, thực tế đang đặt ra cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam không ít khó khăn trong hoạt động cho vay – một hình thức cung cấp vốn chủ yếu và giải quyết các tranh chấp thực tế phát sinh từ các hợp đồng bảo đảm tiền vay vốn đã nhiều phức tạp trên cả hai bình diện: lý luận pháp luật và thực tiễn. Để có một nền kinh tế ổn định, đòi hỏi quốc gia phải có hệ thống ngân hàng vững mạnh. Muốn vậy, Chính phủ phải thiết lập được hệ thống pháp luật chặt chẽ để đảm bảo được hành lang an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật cũng như thực tế áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo đảm tiền vay và giải quyết tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng đó bằng cơ chế tài phán là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Và trên cơ sở đó, có thể đề ra những phương hướng hoàn thiện có ý nghĩa thiết thực. Đây cũng là lý do học viên chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian quan, vấn đề về pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam luôn là trung tâm chú ý của các học giả, các chuyên gia, nhà khoa học và thậm chí là các 6 doanh nghịêp trên địa bàn cả nước. Đây là một trong những phạm trù thu hút được nhiều sự quan tâm với nhiều ý kiến, bài phân tích và nhiều công trình khoa học khác nhau để đi đến sự thống nhất trong cách nhìn, cách giải quyết thấu đáo những vướng mắc đang tồn tại cả trong cả lý luận và thực tiễn, như: “Pháp luật điều chỉnh các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng”, đề tài cấp trường, mã số 08/NCKH - KL(10/4/2001), nghiệm thu 3/2002, do Phó giáo sư.Tiến sỹ (PGS.TS) Lê Thị Thu Thuỷ chủ trì; “Pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản - kinh nghiệm các nƣớc và thực tiễn Việt Nam”, đề tài khoa học cấp đặc biệt ĐHQGHN, mã số QG.04.32, nghiệm thu tháng 12/2005, do PGS.TS Lê Thị Thu Thuỷ chủ trì; “Pháp luật về cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11/2002; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 8/2003; “Bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng”, PGS.TS Lê Thị Thu Thuỷ, Tạp chí Khoa học Kinh tế - Luật, số 3/2002….vv Khi tìm hiểu các tài liệu xung quanh vấn đề Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam, có thể nhận thấy có rất nhiều ý kiến khác nhau. Khác nhau về cách tiếp cận, quan điểm, về phương thức giải quyết tranh chấp, về tác dụng của các biện pháp bảo đảm tiền vay tại ngân hang và các tổ chức tín dụng, về chế tài áp dụng với các tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng tín dụng…. Và do đó, ngay bản thân vấn đề áp dụng các quy định pháp luật cũng còn tồn tại nhiều quan điểm không đồng nhất. Các công trình nghiên cứu ở nhiều mức độ về vấn đề trên hiện có khá nhiều và được đầu tư ở mức độ đáng kể, tuy nhiên không phải đã hẳn tháo gỡ được hết những vướng mắc còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật vốn nhiều thay đổi. Điều đó khẳng định rằng nghiên cứu về các chế định pháp luật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản ở cả 7 phương diện lý luận và thực tiễn là công việc khó khăn và đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực có liên quan. Trong phạm vi luận văn, học viên cố gắng tập hợp các quan điểm, phân tích, so sánh các khái niệm, tình huống để đưa ra được những nhận xét phổ quát nhất, đánh giá được chính xác phần nào tình hình thực tế trong giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam . Tuy nhiên với mức độ nghiên cứu của một luận văn, học viên chủ yếu phân tích, đánh giá, so sánh ở mức tổng quát những luận điểm khoa học đã được các nhà khoa học, luật gia nghiên cứu và kiểm định thực tế; cố gắng đưa ra được quan điểm cá nhân của mình để làm rõ thêm vấn đề cần giải quyết. 3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản và các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam cũng như thực tế việc giải quyết những tranh chấp đó bằng cơ chế tài phán để trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết những tranh chấp đó. Từ mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định là: Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan trực tiếp đến đề tài về hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản, về pháp luật điều chỉnh hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các ngân hàng thương mại. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng phát hiện những bất cập trong hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản và những tranh chấp phát sinh thực tế từ đó của các ngân hàng thương mại. Đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các ngân hàng thương mại và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu 8 quả trong việc giải quyết các tranh chấp từ hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng cơ chế tài phán. Đối tượng nghiên cứu được xác định là các quy phạm pháp luật Việt Nam, các tài liệu liên quan đến hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các ngân hàng thương mại và pháp luật giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản, từ đó so sánh với một số quy định của pháp luật nước ngoài tương ứng. Phạm vi nghiên cứu của luận văn không bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của các ngân hàng thương mại, mà giới hạn ở các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam bằng cơ chế tài phán. Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, học viên không có nhiều sự hiểu biết chuyên sâu, cũng như sự hạn chế về thời gian nên những vấn đề nêu ra trong luận văn chỉ dừng lại ở những vấn đề đã được nêu ra trước đó trong các nghiên cứu, cũng như trên các thông tin đại chúng trong thời gian và qua những kiến thức, mà học viên được học, nghiên cứu tại trường và thực tế cuộc sống. Vì vậy những phân tích và đánh giá chưa được sâu sắc và hoàn chỉnh, học viên mong nhận được sự góp ý đánh giá từ các Thầy Cô và các bạn có cùng quan tâm để luận văn có thể hoàn thiện hơn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận là phép biện chứng duy vật và sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể là phân tích, đánh giá và so sánh các quy định của pháp luật, để từ đó có một số đề xuất cụ thể có ý nghĩa thiết thực. 5. Cơ cấu của luận văn Luận văn ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, có 2 chương: 9 Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận về các biện pháp bảo đảm tiền vay và tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Chƣơng II: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay và một số kiến nghị. 10 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY VÀ TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG BẢO TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm và vai trò của bảo đảm tiền vay 1.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoản trả cả ngốc và lãi. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. “Để xác lập và thực hiện việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay (hoặc có thể liên quan đến người thứ ba trong trường hợp bảo đảm tiền vay bằng biện pháp bảo lãnh) phải ký kết cả hai loại hợp đồng, bao gồm hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay (hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh). Tuy nhiên, do pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận lập một hợp đồng chung nên trong trường hợp này các thỏa thuận về bảo đảm tiền vay được xem là một bộ phận hợp thành của hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản.” [3, Tr. 130-131]. Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bao gồm: tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của khách hàng vay, của bên bảo lãnh; tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lãnh là doanh nghiệp Nhà nước; tài sản hình thành từ vốn vay.... 11 Có thể nói, bảo đảm tiền vay là vấn đề trọng tâm trong hoạt động cho vay của các TCTD hiện nay. Khi cho vay, các TCTD thường yêu cầu khách hàng phải thực hiện một số biện pháp nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay. Nghĩa vụ này được quy định cụ thể trong hợp đồng tín dụng được ký kết giữa bên cho vay và bên vay. Hiện nay, ở Việt Nam, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng ngân hàng (bảo đảm tiền vay) được quy định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay tồn tại hai hệ thống pháp luật song song điều chỉnh về các biện pháp bảo đảm tiền vay: Một là, Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành; Hai là, Luật các TCTD và các văn bản liên quan như: Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm..... Biê ̣n pháp bảo đảm tiề n vay là biê ̣n pháp đươ ̣c pháp luâ ̣t quy đinh ̣ theo mô ̣t khuôn mẫu nhấ t đinh ̣ , có mục đích hướng dẫn cho các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ áp dụng (TCTD và khách hàng vay vốn ), để đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo đảm thực hiê ̣n (nghĩa vụ trả nợ của khách hàng ), đồ ng thời xác đinh ̣ quyề n và nghiã vụ của các bên trong biện pháp bảo đảm đó . Hiện nay, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới không đưa ra khái niệm cụ thể về bảo đảm tiền vay mà chỉ được thể hiện dưới dạng liệt kê từng biện pháp bảo đảm. Ví dụ, Bộ luật thương mại thống nhất của Mỹ, trong phần “bảo đảm các giao dịch” (phần 9) có quy định các biện pháp bảo đảm như cầm cố , thế chấp động sản , sở hữu động sản , quyền cầm giữ tài sản ; Bộ luật Dân sự của Liên bang Nga cũng quy định cụ thể các biện pháp này là cầm cố , thế chấp; Trong Bô ̣ luâ ̣t dân sự Cô ̣ng hoà Pháp , các biện pháp bảo đảm thực hiê ̣n nghiã vu ̣ đươ ̣c quy đinh ̣ trong quyể n 3: “Các phương thức lâ ̣p quyề n sở hữu” bao gồ m cầ m cố đô ̣ng sản và cầ m cố bấ t đô ̣ng sản (Thiên XVII từ điề u 2071 đến 2091), thế chấ p được quy đinh ̣ chung quyề n ưu tiên (Thiên XVII từ điề u 2144 đến 2145), bảo lãnh (Thiên XIV từ điề u 2011 đến 2043); Bô ̣ luâ ̣t dân sự Nhâ ̣t 12 Bản quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ : cầ m cố , thế chấ p trong quyề n II “Vâ ̣t quyề n” , bảo lãnh trong quyển III “Trái vụ”… Ở Việt Nam, xung quanh vấn đề định nghĩa các biện pháp bảo đảm tiền vay có một số quan điểm đồng tồn tại. Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Bảo đảm tiền vay được hiểu là các biện pháp hay công cụ để củng cố việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng”. Quan điểm thứ hai cho rằng: “Bảo đảm tiền vay là các hình thức đảm bảo việc trả nợ của người vay trước ngân hàng trong trường hợp người vay không thể trả nợ trong tương lai”. Ngoài ra, có một số quan điểm cho rằng “bảo đảm tiền vay cũng chính là bảo đảm tín dụng và bảo đảm tiền vay chính là bảo đảm cho một khoản vay hoặc những nghĩa vụ khác” [26, Tr. 42]. Bảo đảm tiền vay thông thường chỉ được xem là biện pháp thay thế , viê ̣c quyế t đinh ̣ cấ p tin ́ du ̣ng hay không là do tiń h khả thi của dự án , khả năng tài chính của khách h àng vay chứ không phải ở tài sản bảo đảm tiền vay . Chính vì vậy bảo đảm tiề n vay không phải lúc nào cũng là yế u tố cầ n thiế t khi vay vố n ngân hàng , viê ̣c bảo đảm tiề n vay không phải quyêt đinh ̣ hoàn toàn viê ̣c vố n vay sẽ đư ợc hoàn trả nhưng rủi ro trong hoạt động cho vay của các TCTD phần nào được giảm bớt . Theo nghiã rô ̣ng , “bảo đảm tiề n vay là viê ̣c thiế t lâ ̣p các điề u kiê ̣n nhằ m xác đinh ̣ khả năng thực có của khách hàng đố i với viê ̣c hoàn t rả vốn vay đúng hạn . Trước đây, viê ̣c bảo đảm tiề n vay đơn thuầ n chỉ đươ ̣c hiể u là viê ̣c TCTD đòi hỏi khách hàng phải có tài sản để làm cơ sở bảo đảm cho khoản vay , trong trường hơ ̣p khách hàng không hoàn trả được tài sản sẽ thuô ̣c quyề n sở hữu của ngân hàng hoă ̣c bị phát mại để trả nợ” . Trong thực tiễn , bảo đảm tiền vay cần được nhìn nhận dưới góc độ rộng hơn , góc độ đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay . Trong đó , thực hiê ̣n bảo đảm tiề n vay là viê ̣c ngân hàng đưa ra cơ sở kinh tế , pháp lý để xác định xem nguồ n tiề n khách hàng trả nơ ̣ cho ngân hàng lấ y từ đâu , khách hàng có phải là người có trách nhiê ̣m trong viê ̣c trả nơ ̣ không và đưa ra các cơ sở pháp lý 13 là các hơ ̣p đồ ng để chứng minh quyề n hơ ̣p pháp của mình trong đòi nơ ̣ và thanh lý tài sản bảo đảm. Bảo đảm tiền vay cần phải thực hiện suốt quá trình từ trước khi cho vay , trong khi cho vay và sau khi cho vay đế n khi khoản v ay đươ ̣c hoàn trả đầ y đủ cả gố c và laĩ . Theo nghiã he ̣p , “bảo đảm tiề n vay (hay còn go ̣i là bảo đảm tiń du ̣ng ) là những biê ̣n pháp mà các tổ chức tiń du ̣ng áp du ̣ng nhằ m ngăn ngừa và ha ̣n chế tới mức thấ p nhấ t những rủi r o có thể xảy ra trong hoa ̣t động cho vay của min ̀ h , cụ thể là bảo đảm cho việc thu hồi vốn và lãi suất vay . Bảo đảm tiền vay là những biện pháp bảo đảm việc trả nợ vốn vay (cầ m cố , thế chấ p bằ ng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba , cầ m cố , thế chấ p bằ ng tài sản hin ̀ h thành từ vố n vay ). Bảo đảm tiền vay là sự cam kết của người đi vay đối với người cho vay dựa trên các quy đinh ̣ của Nhà nước nhằ m thiế t lâ ̣p v à áp dụng các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo đảm việc trả nợ vốn vay , ngăn ngừa vi phạm và tạo khả năng khắc phục những hậu quả do vi phạm nghĩa vụ trả nợ gây ra”. Theo khoản 1, Điề u 2 Nghị định 178/1999/NĐ-CP, ngày 29/12/1999 thì “bảo đảm tiề n vay là viê ̣c tổ chức tiń du ̣ng áp du ̣ng các biê ̣n pháp nhằ m phòng ngừa rủi ro , tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay” . Trong hoa ̣t đô ̣ng t ín dụng , ngân hàng xác đinh ̣ nguồ n thu nơ ̣ khi cho vay chin ́ h là thu nhâ ̣p từ hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t , kinh doanh của khách hàng . Tuy nhiên, rủi ro luôn luôn là nguy cơ , không phải mo ̣i khách hàng vay , mọi khoản vay đều mang lại những kh oản thu nhập như dự tính từ hoạt động sản xuất , kinh doanh của mình để hoàn trả nợ . Trong trường hơ ̣p khách hàng không trả đươ ̣c nơ ̣ vay , hoă ̣c trả nơ ̣ không đúng thời ha ̣n đã cam kế t ta ̣i hơ ̣p đồ ng tiń du ̣ng thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro và phải gánh chịu tổn thất về tài chính . Để ha ̣n chế thiê ̣t ha ̣i khi gă ̣p rủi ro từ phiá khách hàng , ngân hàng thường áp du ̣ng biê ̣n pháp bảo đảm tiề n vay , hình 14 thức bảo đảm có thể là cho vay có bảo đảm bằ ng tà i sản hoă ̣c không có tài sản bảo đảm. Theo nghi ̣đinh ̣ 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 (thay thế Nghi ̣đinh ̣ 178) thì bảo đảm tiền vay không được định nghĩa một cách cụ thể , mà dưới dạng liệt kê từng biê ̣n pháp bảo đảm (giố ng nh ư cách thức của hầ u hế t các nước trên thế giới ), Nghị định 163 quy đinh ̣ chi tiế t viê ̣c áp du ̣ng biê ̣n pháp bảo đảm thực hiê ̣n nghiã vu ̣ dân sự theo khoản 1 Điề u 318 của Bộ luật Dân sự (cầ m cố tài sản , thế chấ p tài sản , đă ̣t co ̣c, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp ), viê ̣c bảo đảm tiề n vay của TCTD và giao dich ̣ dân sự của các tổ chức , cá nhân, hô ̣ gia điǹ h , tổ hơ ̣p tác có thoả thuâ ̣n về biê ̣n pháp bảo đảm đề u áp du ̣ng chung các quy đinh ̣ ta ̣i Nghị định này , tạo “sân chơi” bin ̀ h đẳ ng giữa các thành phầ n kinh tế . Từ việc phân tích trên cho thấy, bảo đảm tiền vay không chỉ đơn thuần và duy nhất là cho vay phải có tài sản để thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh (tức là bảo đảm bằng tài sản) mà cần hiểu nó theo nghĩa rộng. “Hay nói cách khác, bảo đảm tiền vay là hàng loạt các giải pháp nhằm mục đích thực hiện cho đƣợc yêu cầu buộc vốn cho vay ra phải đƣợc quay về với ngƣời cho vay sau một chu kỳ nhất định với đầy đủ cả gốc và lãi” [39, Tr.55]. Thực hiê ̣n các biê ̣n pháp đảm bảo tiề n vay không đồ ng nghiã với viê ̣c khoản cho vay của ngân hàng sẽ không gă ̣p rủi ro , tài sản bảo đảm tiền vay là nguồn thu nơ ̣ thứ hai khi nguồ n thu nơ ̣ thứ nhấ t không thể thanh toán đươ ̣c nơ ̣ ; tài sản cầm cố, thế chấ p bảo đảm cho khoản vay thực chấ t là biê ̣n pháp nhằ m ha ̣n chế mức đô ̣ thiê ̣t hại cho ngân hàng khi gặp phải rủi ro người vay không trả được nợ đúng hạn và đầ y đủ. 1.2. Vai trò bảo đảm tiền vay trong hoa ̣t động của ngân hàng thương mại Bàn về rủi ro tín dụng các nhà chuyên môn lý giải đó là sự xuất hiện của những yếu tố không bình thường trong quan hệ tín dụng, gây hậu quả xấu đến hoạt 15 động của ngân hàng như thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng, rộng hơn nữa là tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Thông thường rủi ro tín dụng được thể hiện dưới hình thức chính là rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn: rủi ro mất vốn là việc ngân hàng cho vay nhưng không thu hồi được nợ hoặc chỉ thu hồi được một phần, còn rủi ro đọng vốn là khách hàng chậm trễ trong việc trả nợ khi khoản nợ đến hạn. Cho nên có thể nói rủi ro tín dụng chính là nỗi ám ảnh và mối đe dọa hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Chính vì thế an toàn vốn là sự cần thiết khách quan, quyết định sự thành bại của một ngân hàng, là nền tảng cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và việc hoàn thiện cũng như áp dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay sẽ là một trong những biện pháp rào chắn rủi ro hữu hiệu nhất, bởi vì: - Là biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng , là cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt đô ̣ng của ngân hàng thương ma ̣i . Mô ̣t trong những nguyên tắ c cho vay của ngân hàng là phải thu đủ và đúng hạn cả gốc và lãi tiền đã cho vay . Nguyên tắ c này đươ ̣c tôn tro ̣ng và thực hiê ̣n trên thực tế sẽ bảo đảm cho hoa ̣t đô ̣ng của ngân hàng diễn ra bình thường và liên tu ̣c . Tuy nhiên, hoạt động cho vay của ngân hàng luôn phải đối mặt với những nguy cơ mấ t an toàn , với khả năng người vay không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ và đúng ha ̣n tiề n gố c và laĩ . Mất an toàn trong cho vay xảy ra khi khách hàng không thanh toán hoă ̣c thanh toán không đầ y đủ cho ngân hàng cho vay theo đúng thời ha ̣n đã đinh. ̣ Nế u viê ̣c châ ̣m trễ hoàn trả vố n vay kéo dài quá thời ha ̣n cam kế t trong hơ ̣p đồ ng vay vố n mà không đươ ̣c điề u chin̉ h kỳ ha ̣n , hay gia ha ̣n nơ ̣ , thì trở thành nợ quá hạn và khả năng mất vốn của ngân hàng rất lơn . Mấ t an toàn cho vay là loa ̣i rủi ro lớn thường hay xảy ra và gây thiê ̣t ha ̣i nhiề u nhấ t cho ngân hàng thương ma ̣i . 16 , Quan hê ̣ tín du ̣ng ngân hàng đươ ̣c xác lâ ̣p trên cơ sở nguyên tắ c bình đẳ ng thoả thuận giữa NHTM và khách hàng , , là sự c am kế t thoả thuâ ̣n bằ ng các điề u khoản thi hành , sự cam kế t này chính là cơ sở pháp lý để thực hiê ̣n nghiã vu ̣ của hai bên tham gia quan hê ̣ tín du ̣ng . Ngoài ra, các chủ thể hợp đồng tín dụng còn có các cam kế t nhằ m bảo đả m tiề n vay , có thể bằng vật chất hoặc uy tín như tài sản thế chấ p, cầ m cố hay bảo lañ h . Các quy định pháp luật về an toàn trong hoạt động NHTM đặt ra các điều kiê ̣n trong cho vay , đă ̣c biê ̣t là quy đinh ̣ cu ̣ thể về bảo đảm tiề n vay . Viê ̣c áp du ̣ng các biện pháp bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng . Trong các biện pháp bảo đảm tiền vay , NHTM thường áp du ̣ng biê ̣n pháp bảo đảm bằng tài sản, biê ̣n pháp này ngoài tác du ̣ng là đô ̣ng lực thúc đẩ y khách hàng hoa ̣t đông sản xuất kinh doanh hiê ̣u quả , còn là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện trả nợ . - Góp phần hạn chế tổn thất cho ngân hàng , kích thích hoạt động cho vay của các NHTM. Tài sản có cho vay thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có của NHTM. Đây là bô ̣ phâ ̣n tài sản có sinh lời chủ yế u của ngân hàng . Các khoản tiền cho vay có xác suấ t xảy ra rủi ro cao nhấ t trong to àn bộ các loại tài sản của NHTM . Tài sản cho vay là loại tài sản có tính lỏng lẻo kém và nguy cơ rủi ro cao nhưng la ̣i là bô ̣ phâ ̣n tài sản mang la ̣i lơ ̣i tức cao hơn các loa ̣i tài sản khác . Hơn nữa, nguyên nhân mấ t an toàn t rong cho vay chủ yế u bắ t nguồ n từ phiá khách hàng . Các quy định về bảo đảm tiền vay có tác dụng rất quan trọng trong việc kích thích hoạt động cho vay của NHTM , khi các điề u kiê ̣n về bảo đảm tiề n vay đươ ̣c tuân thủ sẽ có t ác dụng đảm bảo an toàn vốn cho NHTM , tạo sự yêm tâm trong hoạt đô ̣ng tin ́ du ̣ng của các NHTM . - Nâng cao trách nhiê ̣m thực hiê ̣n cam kế t trả nơ ̣ của khách hàng 17 Giá trị khoản cho vay thường được xác định theo một tỷ lệ nhất đ ịnh nhỏ hơn giá tri ̣của tài sản bảo đảm (thông thường chỉ tố i đa 70%) nên đã có tác du ̣ng buô ̣c khách hàng vay vố n phải có trách nhiê ̣m hơn trong viê ̣c trả nơ ̣ , trong trường hơ ̣p tài sản bảo đảm bi ̣xử lý phát ma ̣i , thu hồ i bù đắ p cho khoản vay thì thiê ̣t hại xảy ra đối với khách hàng còn lớn hơn giá trị khoản nợ . Bảo đảm tiền vay là động lực buô ̣c khách hàng phải xem xét tính toán kỹ lưỡng khi vay và sử du ̣ng vố n vay mô ̣t cách có hiê ̣u quả . - Hạn chế tranh chấ p , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hê ̣ tin ́ du ̣ng ngân hàng . Trong tấ t cả các da ̣ng mấ t an toàn của ngân hàng thì mấ t an toàn trong cho vay là da ̣ng mấ t an toàn lớn nhấ t và là vấ n đề đáng quan tâm nhấ t , đă ̣c biê ̣t đố i với những nươc đáng phát triể n , mới bước vào kinh tế thi ̣trường với xuấ t phát điể m về nguồ n lực , kế t cấ u ha ̣n tầ ng , nguồ n cung ứng vố n chiń h cho nề n kinh tế là từ các ngân hàng . Bảo đả m tiề n vay bằ ng tài sản đươ ̣c thể hiê ̣n bằ ng các hơ ̣p đồ ng cầ m cố , thế chấ p , bảo lãnh , các bên trong hợp đồng tín dụng ngân hàng có quyền thoả thuâ ̣n áp du ̣ng biê ̣n pháp bảo đảm cũng như thoả thuâ ̣n các điề u khoản trong giao dịch bảo đảm. Các giao dịch bảo đảm là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp về quyề n và nghiã vu ̣ của các bên trong hơ ̣p đồ ng tiń du ̣ng , quyề n và lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của các bên được Nhà nước bảo vệ. Quy đinh ̣ pháp luâ ̣ t về bảo đảm tiề n vay bảo vê ̣ quyề n và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp một cách khách quan cho cả bên có nghiã vu ̣ (bên đi vay) và bên có quyền (bên cho vay). “Nhà nước bảo vê ̣ quyề n và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp của các bên trong viê ̣c bảo đảm tiề n vay . Không mô ̣t tổ chức , cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào việc bảo đảm tiền vay và việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các bên” 178/1999/NĐ-CP, Điề u 5). Viê ̣c tuân thủ quy đinh ̣ về bảo đảm tiề (Nghị định n vay sẽ có tác dụng hạn chế tranh chấp , góp phần lành mạnh hoá hoạt động tín dụng ngân hàng . 18 Ngoài ra,nếu đối với ngân hàng, bảo đảm tiền vay là nguồn thu nợ thứ hai thì trên phương diện nền kinh tế, bảo đảm tiền vay góp phần tạo ra môi trường kinh doanh tiền tệ ổn định, phát triển thị trường trên cơ sở có sự ràng buộc trách nhiệm giữa các bên, chia sẻ rủi ro. Đó chính là sự bảo đảm ở tầm vĩ mô. Tóm lại, bảo đảm tiền vay đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, khách hàng vay vốn và đối với toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong việc tạo lập quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, giúp các tổ chức tín dụng phòng ngừa và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên bảo đảm tiền vay chỉ là biện pháp phòng vệ khi gặp sự cố trong thực hiện hoạt động tín dụng chứ không phải là nguyên tắc cấp tín dụng và việc vận dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với cán bộ ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng phát triển, nâng cao uy tín của ngân hàng và tăng cường sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng thương mại. 2. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản Có thể nói, trong số các loại bảo đảm tiền vay thì bảo đảm tiền vay bằng tài sản là một hình thức bảo đảm tiền vay được áp dụng tương đối phổ biến do việc đánh giá độ an toàn của khoản vay có tài sản bảo đảm dễ dàng hơn so với các biện phapr bảo đảm an toàn khác và các TCTD được quản lý tài sản bảo đảm hoặc giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh. Trong trường hợp có phát sinh tranh chấp thì nguy cơ rủi ro đối với khoản vay có tài sản bảo đảm cũng hạn chế hơn so với các biện pháp bảo đảm khác. “Đặc biệt, trong điều kiện môi trường kinh tế hội nhập, cạnh tranh, thua lỗ, phá sản và môi trường pháp lý ở Việt Nam chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi (ví dụ pháp luật về doanh nghiệp, về đầu tư...), luôn tác động và có xu hướng làm gia tăng những rủi ro cho bất kỳ khoản vay nào thì việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản là một trong 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan