Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí tại việt nam 07...

Tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí tại việt nam 07

.PDF
99
7
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI DIỆU LINH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI DIỆU LINH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Doãn Hồng Nhung HÀ NỘI - 2014 2 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Bïi DiÖu Linh 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường ĐTM : Đánh giá tác động môi trường HĐDK : Hoạt động dầu khí QPPL : Quy phạm pháp luật SCTD : Sự cố tràn dầu TCMT : Tiêu chuẩn môi trường TNMT : Tài nguyên môi trường 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt 1 MỞ ĐẦU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ MÔI 8 TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ 1.1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí 8 1.2 Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí 15 1.2.1 Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí 15 1.2.2 Nguyên tắc của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động 17 dầu khí 1.2.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường 20 trong hoạt động dầu khí 1.2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật bảo vệ môi trường trong 24 hoạt động dầu khí 1.3 Một số tiêu chí đánh giá pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt 27 động dầu khí 1.4 Kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới về bảo vệ 30 môi trường trong hoạt động dầu khí và bài học cho Việt Nam Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM HIỆN 5 34 NAY 2.1. Lược sử quá trình phát triển của pháp luật về bảo vệ môi trường 34 trong hoạt động dầu khí tại Việt Nam 2.2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ 37 môi trường trong hoạt động dầu khí tại Việt Nam 2.2.1 Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu 37 khí tại Việt Nam 2.2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt 44 động dầu khí tại Việt Nam 2.3 Nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu 46 khí tại Việt Nam hiện nay 2.3.1 Các quy định về tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động dầu khí 46 2.3.2 Các quy định về trách nhiệm nộp báo cáo về môi trường 48 2.3.3 Các quy định về tài chính cho việc bảo vệ môi trường trong hoạt 52 động dầu khí 2.3.4 Các quy định về xử phạt vi phạm môi trường trong hoạt động 55 dầu khí 2.3.5. Các quy định về giải quyết sự cố môi trường trong hoạt động 60 dầu khí 2.3.6. Các quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo vệ môi 62 trường trong hoạt động dầu khí 2.3.7 Các quy định về hợp tác quốc tế liên quan đến bảo vệ môi 63 trường trong hoạt động dầu khí 2.4. Đánh giá pháp luật bảo vệ môi trường từ hoạt động dầu khí tại 64 Việt Nam 2.4.1 Ưu điểm của hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt 64 động dầu khí tại Việt Nam 2.4.2 Nhược điểm, tồn tại của hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường 6 66 trong hoạt động dầu khí tại Việt Nam Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TỪ 73 THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường 73 trong hoạt động dầu khí tại Việt Nam 3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường từ 74 thực tiễn hoạt động dầu khí tại Việt Nam 3.2.1. Xây dựng hệ thống pháp luật chuyên ngành về bảo vệ môi 74 trường trong hoạt động dầu khí 3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn bảo vệ 78 môi trường trong lĩnh vực dầu khí 3.2.3. Xây dựng cơ chế thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong 80 hoạt động dầu khí KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành dầu khí là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc với tổng sản lượng khai thác đạt trên 100 triệu tấn (đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á về khai thác dầu thô) và đã triển khai hoạt động một cách toàn diện từ khâu thăm dò khai thác đến tàng trữ, xử lý, vận chuyển, phân phối sản phẩm, lọc hóa dầu và dịch vụ. Từ chỗ hoạt động bằng vốn ngân sách, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tạo được nguồn tích lũy đầu tư phát triển, có đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và là nhân tố quan trọng góp phần đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng hoảng trong đầu thập kỷ 90 [48, tr. 2]. Tuy nhiên, song song với sự phát triển của các hoạt động dầu khí (HĐDK) là sự ảnh hưởng của các hoạt động đó tới môi trường. HĐDK ở Việt Nam hiện nay đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi trường, đặc biệt là môi trường nước biển và các vùng cửa sông, đe dọa sự tồn tại, phát triển của các hệ sinh thái biển cũng như đời sống con người. Trong những năm gần đây, nhà nước đã chú trọng sử dụng pháp luật để bảo vệ môi trường (BVMT) trong HĐDK. Nhà nước đã xây dựng được nhiều quy định pháp luật về BVMT trong HĐDK, những quy định này với tính chất là cơ sở pháp lý, xác định rõ các quyền và nghĩa vụ về BVMT trong HĐDK của các cơ quan nhà nước cũng như tổ chức cá nhân HĐDK, góp phần quan trọng bảo đảm hiệu quả công tác trong BVMT trong HĐDK. Tuy nhiên, Nhà nước cần nhanh chóng củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí (đặc biệt là các cơ quan quản lý về môi trường trong HĐDK) đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức BVMT trong HĐDK, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có đủ năng lực, trình độ, đầu tư dây chuyền, trang thiết bị khoa học, 8 công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu BVMT trong HĐDK ở giai đoạn mới. Bên cạnh việc đầu tư vào con người, máy móc, khoa học kỹ thuật, Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống pháp luật về BVMT trong lĩnh vực dầu khí để phát huy hết hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường khác. Nếu như các biện pháp khoa học – kỹ thuật, biện pháp tổ chức, hành chính... là những biện pháp có tính tác động trực tiếp đến hoạt động BVMT trong HĐDK thì biện pháp pháp lý là một biện pháp quan trọng tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động này thông qua các quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, hình thức, chế tài xử phạt các chủ thể HĐDK. Có thể thấy tính hiệu quả của pháp luật đối với vấn đề BVMT trong HĐDK cực kỳ cao do nó tác động đến ý thức của những chủ thể HĐDK để giúp họ có những hành vi đúng đắn trong quá trình HĐDK, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường của các hoạt động đó. Hơn thế nữa, khi có các quy định pháp luật về các tiêu chuẩn môi trường, các quy chế hoạt động BVMT, sẽ giúp cho các biện pháp khác đạt được hiệu quả cao hơn, vì pháp luật là do Nhà nước ban hành, mang tính bắt buộc cao và có sự cưỡng chế nhà nước. Để biện pháp pháp lý thực sự có giá trị và phát huy tác dụng tối đa, chúng ta cần xây dựng một hệ thống pháp luật về BVMT hiện đại, khoa học, hợp lý, phù hợp với đời sống kinh tế xã hội và hiện trạng môi trường hiện nay, cũng như phù hợp với các nguyên tắc BVMT chung trong nước và quốc tế. Hiện nay, vấn đề BVMT nói chung và BVMT trong HĐDK nói riêng đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện qua việc ban hành các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này như: Luật BVMT năm 2005, Luật khoáng sản năm 2005, Luật dầu khí sửa đổi năm 2008,... Tuy nhiên trong quá trình thực hiện những quy định pháp luật này còn nhiều điểm mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc chưa hợp lý cần được sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài pháp luật về BVMT trong HĐDK tại Việt Nam là hết sức cần thiết và mang giá trị thực tiễn cao. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp các 9 nhà làm luật xem xét, đánh giá, phân tích các nội dung của pháp luật hiện hành, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của pháp luật hiện hành để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật, góp phần vào công tác BVMT trong HĐDK đạt hiệu quả cao. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, các công trình nghiên cứu về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoa ̣t đô ̣ng dầ u khí còn rấ t ha ̣n chế mă ̣c dù đây là mô ̣t vấ n đề rấ t quan trọng cần được quan tâm. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan tới vấn đề BVMT trong lĩnh vực dầu khí đã được thực hiện là: Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Lưu Ngo ̣c Tố Tâm : “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ", năm 2012; Luận án tiến sĩ của tác giả Mai Hải Đăng: "Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về phòng chống ô nhiễm dầu trên biển từ tàu", năm 2013; Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Diến: "Tổng quan pháp luật Việt Nam về phòng, chống ô nhiễm dầu ở các vùng biển", Tạp chí Khoa học (Kinh tế - Luật), số 24, năm 2008; Công trình nghiên cứu của KS. Dương Đình Nam và TS. Hà Dương Xuân Bảo "Nghiên cứu hoàn thiện quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan", Tạp chí Dầu khí, số 3, năm 2013... Ngoài ra, có một công trình nghiên cứu trực tiếp lĩnh vực này của Thạc sĩ Đặng Hoàng Sơn vào năm 2003 với tên đề tài: "Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí ở Việt Nam hiện nay". Tên đề tài có phần trùng lặp với tên đề tài của Thạc sỹ Đặng Hoàng Sơn nhưng nội dung đã được tác giả giải quyết theo hướng khác biệt. Tuy vậy cũng cần phải nói rõ rằng có nhiều lý do cần được tiếp tục nghiên cứu đề tài, có thể kể đến các lý do sau: Thứ nhất, đề tài của tác giả Đặng Hoàng Sơn nghiên cứu đã hơn mười năm. Trong thời gian này, hoạt động dầu khí đã thay đổi rất nhiều cả về bề 10 rộng lẫn chiều sâu, cụ thể: đối tượng của HĐDK đã được mở rộng hơn so với trước đây (thêm khí than), khoa học kỹ thuật sử dụng để thực hiện các HĐDK đã được hiện đại hóa hơn rất nhiều, nhiều thiết bị kỹ thuật máy móc được thay thế dẫn đến thời gian cho việc thăm dò, khai thác dầu khí được rút ngắn nhưng hiệu quả lại tăng lên nhiều lần. Do vậy mà tác động của các hoạt động này tới môi trường cũng phức tạp và phát sinh nhiều mối quan hệ hơn. Thứ hai, các quy định pháp luật về BVMT trong HĐDK đã được bổ sung, thay đổi, thêm mới để tương ứng với sự phát triển của HĐDK trong điề u kiê ̣n kinh tế mới hiện nay. Cùng với sự phát triển của hệ thống khoa học kỹ thuật trang thiết bị hiện đại, pháp luật về BVMT trong HĐDK cũng thay đổi khá nhiều để điều chỉnh các mối quan hệ mới trong hoạt động này. Ví dụ như sự sửa đổi Luật dầu khí năm 2008, việc xây dựng một số luật mới liên quan đến môi trường như: Luật BVMT năm 2005, Luật khoáng sản năm 2005, Luật biển Việt Nam năm 2012,... Thứ ba, những quy định pháp luật này đã hình thành một lĩnh vực pháp luật mới trong hệ thống pháp luật về BVMT nói chung. Pháp luật về BVMT trong HĐDK đang dần dần hình thành một hệ thống rõ nét hơn, tách riêng ra khỏi các quy định chung chung của pháp luật về BVMT, ví dụ như đã có các quy định về trách nhiệm BVMT của các chủ thể HĐDK, trách nhiệm nộp thuế, phí, bảo hiểm môi trường trong lĩnh vực này... Do tầm quan trọng của việc BVMT trong HĐDK nên hệ thống pháp luật về lĩnh vực này đang ngày một chi tiết, cụ thể, rõ ràng hơn và hình thành một hệ thống pháp luật BVMT riêng biệt điều chỉnh trong mối quan hệ dầu khí nói riêng. Thứ tư, công việc nghiên cứu là một quá trình liên tục, không ngừng nghỉ. Trong thời gian hơn mười năm qua, lĩnh vực này đã bị bỏ ngỏ rất lâu trong khi trên thực tế các vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến các HĐDK đã và đang gây nhiều nhức nhối trong xã hội do việc giải quyết và khắc phục dứt điểm hậu quả ô nhiễm chưa thực sự có hiệu quả vì thiếu các 11 chế tài bắt buộc thực hiện. Do đó , viê ̣c nghiên cứu đề tài này rấ t cầ n thiế t để hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tro ng các hoa ̣t đô ̣ng dầ u khí ta ̣i Viê ̣t Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã đánh giá được khái quát thực trạng môi trường trong HĐDK hiện nay, nêu thực trạng pháp luật Việt Nam; chỉ ra các ưu và nhược điểm của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật để đảm bảo phát triển bền vững trong HĐDK. 3. Nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu Đề tài củng cố, mở rộng những lý thuyết đã học, những kiến thức pháp luật về lĩnh vực BVMT trong HĐDK tại Việt Nam; nêu lên một số tiêu chí đánh giá pháp luật BVMT trong HĐDK tại Việt Nam; kinh nghiệm pháp luật về lĩnh vực này của một số quốc gia trên thế giới; đồng thời chỉ ra thực trạng quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về BVMT trong HĐDK. Qua đó đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về BVMT trong HĐDK tại Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề BVMT trong HĐDK tại Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu dưới góc độ luật kinh tế. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu là các văn bản pháp luật về BVMT trong HĐDK tại Việt Nam, chủ thể là các tổ chức, cá nhân thực hiện HĐDK tại Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực dầu khí. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tác giả chỉ để cập tới nội dung pháp luật về BVMT trong HĐDK tại Việt Nam theo Luật Dầu khí năm 1993, sửa đổi bổ sung năm 2000, 2008; Luật BVMT năm 2005; Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Khoáng sản năm 2005,... và một số luật liên quan khác cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. Qua đó, tác giả nêu được thực trạng, định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về BVMT trong HĐDK 12 tại Việt Nam. 5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên các phương pháp luận của triết học Mác - Lênin để đánh giá các sự vật, hiện tượng và đề xuất các phương hướng giải pháp theo quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử để làm rõ các khái niệm phạm trù trong luận văn và đánh giá thực tiễn một cách khách quan nhất, toàn diện nhất vấn đề cần nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp ở cả ba chương nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, đề xuất những phương hướng và giải pháp để đảm bảo pháp luật về BVMT trong HĐDK tại Việt Nam. Từ đó đưa ra định hướng và giải pháp để pháp luật được hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động hàng hải và từ nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Luận văn này không chỉ nhắc đến các nguồn ô nhiễm chung đó mà nêu được đầy đủ các nguồn ô nhiễm môi trường từ HĐDK, chứng minh rằng ô nhiễm môi trường trong HĐDK không chỉ liên quan đến các SCTD trên biển như trong các công trình đã công bố mà nguyên nhân còn từ các hoạt động khác như tìm kiếm, thăm dò, khai thác tại các giàn khoan và trên đất liền. Đồng thời, so với công trình nghiên cứu của Thạc sĩ Đặng Hoàng Sơn, luận văn đã được nghiên cứu, cập nhật các quy định pháp luật mới, chỉ ra các mâu thuẫn, thiếu sót trong quy định pháp luật hiện hành và đưa ra các tiêu chí đánh giá và ý kiến đóng góp để hoàn thiện pháp luật về BVMT trong lĩnh vực dầu khí. Đặc biệt, tác giả đưa ra một cơ chế thực thi pháp luật hiệu quả, đưa pháp luật vào thực tiễn đời sống và có tính áp dụng cao. Đối với thực tiễn, đề tài nghiên cứu cung cấp những thông tin có giá trị, một mặt giúp người dân hiểu hơn về vấn đề pháp luật để có kiến thức và trách nhiệm trong việc BVMT chung và môi trường xung quanh mình, mặt 13 khác, giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các chủ thể liên quan thực hiện BVMT trong HĐDK có hiệu quả hơn. Dựa vào các thông tin trong luận văn, các cơ quan nhà nước cũng có thể đưa ra các văn bản hướng dẫn và sửa đổi pháp luật cho phù hợp với thực tiễn hiện nay và có tính định hướng cho tương lai. Đối với nghiên cứu khoa học, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý, cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường nói chung, đồng thời cung cấp những thông tin khoa học có giá trị để từ đó cơ quan có thẩm quyền cũng như tổ chức cá nhân liên quan thực hiện BVMT trong HĐDK đạt hiệu quả cao hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kế t luâ ̣n danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , và phụ lục, nội dung của luận văn gồ m 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí và pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí. Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí tại Việt Nam hiện nay. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường từ thực tiễn hoạt động dầu khí tại Việt Nam. 14 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ 1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ Dầ u khí là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà con người đã tìm thấy và sử dụng từ rất lâu đời. Khái niệm về dầu khí cũng thay đổi dần theo thời gian, dựa trên những khám phá của con người về những nguồn nhiên liệu này. Là một loại đối tượng đặc biệt của khoáng sản, dầu khí được điều chỉnh bằng một hệ thống văn bản riêng mang tính chất chuyên ngành. Luật sửa đổi bổ sung Luật Dầu khí năm 2008 định nghĩa về dầu khí như sau: Dầu khí gồm dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả khí than, sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocarbon nhưng không bao gồm than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu [58, Điều 1]. So với Luật Dầu khí năm 1993, Luật Dầu khí sửa đổi năm 2008 đã mở rộng thêm khái niệm dầu khí, quy định khí than cũng là một trong những đối tượng tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Việc mở rộng thêm khái niệm dầu khí giúp cho đối tượng của dầu khí được định nghĩa cụ thể, chi tiết và rõ ràng hơn. Với đối tượng là dầu khí đã được mở rộng, hoạt động dầu khí cũng đa dạng, phong phú hơn. Khoản 4 điều 3 Luật dầu khí sửa đổi năm 2003 quy định: “Hoạt động dầu khí là hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả hoạt động phục vụ trực tiếp cho hoạt động này”. Kế t hợp với các 15 khái niệm trong Luật khoáng sản năm 2005, chúng ta có thể hiểu HĐDK là một hệ thống các hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau, bao gồm: hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí; hoạt động phát triển mỏ; hoạt động khai thác dầu khí; hoạt động tàng trữ dầu khí; hoạt động vận chuyển dầu khí; hoạt động chế biến dầu khí; dịch vụ dầu khí và các hoạt động liên quan… Đặc điểm của hoạt động dầu khí Hoạt động dầu khí là một hệ thống các hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau và mỗi hoạt động trong đó bao gồm rất nhiều các công đoạn, quy trình kỹ thuật phức ta ̣p và thường diễn ra trong khoảng thời gian da.̀ i Hoạt động dầ u khí không chỉ đơn giản là các hoa ̣t đô ̣ng thăm dò , khai thác , chế biế n mà bao gồ m rấ t nhiề u các hoa ̣t đô ̣ng , trong mỗi hoa ̣t đô ̣ng dầ u khí la ̣i có những công đoa ̣n, quy trình kỹ thuâ ̣t đă ̣c trưng như: tìm kiếm, thăm dò dầ u khí bao gồ m các hoạt động khảo sát địa chấn , điạ vâ ̣t lý , khoan tim ̀ kiế m thăm dò , thẩ m lươ ̣ng, phân tić h, minh giải, đánh giá trữ lươ ̣ng và khả năng thương ma ̣i của phát hiện dầu khí; hoạt động khai thác dầu khí bao gồm các hoạt động khoan , khai thác , vâ ̣n chuyể n , ký kết hợp đồng ... Do tiń h phức ta ̣p và nhiề u công đoa ̣n quy trin ̀ h kỹ thuâ ̣t nêu trên mà hoa ̣t đô ̣ng dầ u khí diễn ra trong mô ̣t khoảng thời gia n tương đố i dài , thường từ 5 năm đế n 25 năm, trong mô ̣t số trường hơ ̣p đă ̣c biê ̣t còn có thể gia ha ̣n thêm hai năm đế n năm năm [58, Điều 1.17]. Hoạt động dầu khí thường được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng giữa các bên, trong đó it́ nhấ t mô ̣t bên là đa ̣i diê ̣n của Viê ̣t Nam . Hình thức ký kế t hơ ̣p đồ ng trong hoa ̣t đô ̣ng dầ u khí là Hơ ̣p đồ ng phân chia sản phẩ m dầ u khí (PSC), Hơ ̣p đồ ng liên doanh (POC) hoă ̣c các hình thức khác . Nhưng dù dưới hình thức nào, các hợp đồng trên đều phải tuân thủ theo Hợp đồng mẫu do Chính phủ Việt Nam ban hành với các nội dung chính được quy định trong chương III Luật Dầu khí. Hoạt động dầu khí có thể được tiến hành ở đấ t liề n cũng như trên biể n, tại các giàn khoan , trên các tàu biể n hay ta ̣i các nhà máy sản xuấ t ... Do hoa ̣t 16 đô ̣ng dầ u khí là mô ̣t hê ̣ thố ng các hoa ̣t đô ̣ng có liên quan chă ̣t chẽ đế n nhau nên hoa ̣t đô ̣ng dầ u khí không bó he ̣p pha ̣m vi hoa ̣t đô ̣ng của nó như các hoa ̣t đô ̣ng khác (ví dụ: hoạt động hàng hải chỉ diễn ra trên sông , biể n...) mà có thể diễn ra ở mo ̣i nơi (ví dụ: hoạt động khai thác diễn ra tại các giàn khoan trên biể n hoă ̣c đấ t liề n , hoạt động chế biến dầu khí diễn ra tại các nhà máy lọc hóa dầ u, hoạt động vận chuyển diễn ra trên các tàu biển hoặc xe chở dầu...). Để tiế n hành mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng dầ u khí , cầ n đầ u tư rấ t nhiề u các ph ương tiê ̣n, máy móc, nhân lực; nghiên cứu và đánh giá về môi trường, trữ lươ ̣ng dầ u khí, khả năng khai thác ... do đó hoa ̣t đô ̣ng dầ u khí là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng cầ n có nguồ n kinh phí rấ t lớn để đầ u tư, duy trì hoa ̣t đô ̣ng đó. Vai trò của hoạt động dầu khí Hoạt động dầu khí mang lại một lợi ích không nhỏ cho cuộc sống của con người và nền kinh tế - chính trị. Đối với con người , hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí và các hoạt động liên quan đều mang lại giá trị không nhỏ cho cuộc sống của con người, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày, là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho các hoạt động đời sống, sinh hoạt, sản xuất hàng ngày (ví dụ: cung cấ p nhiên liê ̣u cho phương tiê ̣n, cung cấp năng lượng hoạt động cho các nhà máy,...). Các hoạt động dầu khí đóng góp một phần không nhỏ vào ngu ồn ngân sách của quố c gia, mang la ̣i nguồ n lơ ̣i kinh tế lớn; đóng vai trò quan tro ̣ng đố i với mo ̣i liñ h vực trong đời số ng kinh t ế, chính trị, xã hội. Đối với nền kinh tế, viê ̣c khai thác và bán các chế phẩ m dầ u khí mang la ̣i nguồ n thu nhâ ̣p lớn cho đấ t nước cũng như những người dân ở các nước đó . Bên ca ̣nh đó, những quố c gia có dầ u khí thường sử dụng nguồn tài nguyên này để đổi lấy nh ững lơ ̣i ích nhất định về chính tri ̣do dầ u khí là nguồ n nhiên liê ̣u thiế t yế u cho cuô ̣c số ng của con người. Phân loại hoạt động dầu khí Hoạt động dầu khí là một hệ thống các hoạt động có quan hệ chặt chẽ 17 với nhau bao gồm: tìm kiếm thăm dò dầu khí, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí, dịch vụ dầu khí và các hoạt động khác phục vụ cho mục đích dầu khí. Tìm kiếm thăm dò dầu khí là hoạt động được tiến hành nhằm mục đích phát hiện dầ u, khí than, thẩm lượng phạm vi và khối lượng của dầ u khí, các đặc tính của các bể chứa liên quan và các trạng thái biến đổi khi được khai thác. Hoạt động này là cơ sở quyết định sự diễn ra tiếp theo của các hoạt động khác trong hệ thống các HĐDK. Hoạt động tìm kiếm thăm dò có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở các khảo sát địa chấn, địa vật lý, địa hóa, khảo sát trên không và các khảo sát khác, các phân tích và các nghiên cứu, khoan, khoan sâu thêm, khoan xiên, đóng giếng, thử vỉa, hoàn thiện giếng, hoàn thiện lại giếng, sửa chữa giếng, hủy các giếng thử khí than CBM (coal-bed methane) và giếng thăm dò, bao gồm lấy mẫu lõi và thử địa tầng, thử vỉa các giếng đó và tất cả các công việc liên quan tới các hoạt động đó. Như vậy đây là hoạt động tiên quyết để quyết định các HĐDK tiếp theo có diễn ra được hay không. Hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng, là nền tảng để đảm bảo cho các hoạt động khác được thực hiện. Phát triển mỏ là quá trình chuẩn bị và đầu tư xây dựng công trình, khoan khai thác, lắp đặt thiết bị để đưa mỏ vào khai thác dầu khí kể từ khi mỏ đó được tuyên bố phát hiện có giá trị thương mại. Khi việc phân tích xác định một mỏ có giá trị thu hồi, phát triển mỏ bắt đầu và tiến hành xây dựng các công trình phụ trợ và nhà máy xử lý. Đây là giai đoạn các nhà thầu sẽ lắp đặt các máy móc, mở rộng mặt bằng, xây dựng thêm các nhà máy… Hoạt động này gây ảnh hưởng rấ t nhiều đến môi trường xung quanh khu vực. Khai thác dầu khí là hoạt động được tiến hành sau khi việc khai thác thương mại trong diện tích đã tìm kiếm, thăm dò thành công và có đủ trữ lượng để khai thác đảm bảo mang lại giá trị thương mại. Thời hạn khai thác đối với các khu vực thuộc dự án khuyến khích đầu tư, dự án tìm kiếm thăm dò 18 khai thác khí thiên nhiên tối đa là hai mươi sáu năm; các dự án còn lại được khai thác tối đa là hai mươi ba năm [58, Điều 1.9]. Thời gian khai thác này là thời gian có thể khai thác đươ ̣c tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Khi hết thời gian khai thác , các bên khai thác dầu khí phải kết thúc và giải phóng diện tích đã sử dụng, tháo dỡ các công trình cố định, thiết bị theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Tàng trữ dầu khí là hoạt động lưu giữ, chứa dầu khí ngay sau khi khai thác dầu khí hoặc trong quá trình chưa sử dụng dầu khí. Tàng trữ dầu khí cần phải có các bể chứa, các thiết bị van đóng mở theo tiêu chuẩn để tránh rò rỉ ra ngoài môi trường sống. Đây là hoạt động hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nếu có sự cố xảy ra. Vận chuyển dầu khí là quá trình đưa dầu khí từ nơi này sang nơi khác nhằm mục đích mua bán, trao đổi, sử dụng và các mục đích khác. Quá trình vận chuyển dầu khí thường diễn ra qua các ống cáp quang hoặc qua các loại xe vận chuyển chuyên dụng (như xe tải, tàu biển...). Đây là hoạt động chứa nhiều rủi ro trong quá trình di chuyển mang dầu khí từ nơi này sang nơi khác. Chế biến dầu khí là hoạt động thành phẩm để có thể sử dụng các sản phẩm đã khai thác được từ dầu khí. Đây có thể coi là công đoạn chính cuối cùng của một chuỗi các HĐDK. Hoạt động chế biến dầu khí bao gồm các công đoạn sàng lọc, chiết xuất,… để phân loại thành các sản phẩm có thể đưa vào sử dụng trực tiếp; những chất nào trong đó không sử dụng được hoặc thừa sẽ được thải ra hoặc đốt đi. Hoạt động này tác động khá lớn đến môi trường, nếu không có các biện pháp BVMT tích cực thì sẽ tàn phá môi trường rất lớn. Dịch vụ dầu khí là các dịch vụ liên quan phục vụ cho HĐDK như: cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, cung ứng vật tư thiết bị, dịch vụ xây lắp, dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo dưỡng vận hành, cung ứng lao động, khảo sát điều tra, nghiên cứu khoa học; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, tài liệu, mẫu vật phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí;… Dịch vụ 19 dầu khí là hoạt động bổ sung, hỗ trợ các hoạt động trên để giúp các HĐDK diễn ra thuận lợi hơn. Các hoạt động này nhìn chung không ảnh hưởng lớn và tác động trực tiếp đến môi trường nhưng lại gián tiếp tác động vào môi trường thông qua các hoạt động như khảo sát điều tra, nghiên cứu khoa học, bảo dưỡng vận hành vì các hoạt động này quyết định các HĐDK sẽ diễn ra theo phương pháp, cách thức như thế nào. Các hoạt động liên quan khác là các hoạt động bổ trợ, hỗ trợ cho các HĐDK nói trên. Ảnh hưởng của hoạt động dầu khí tới môi trường HĐDK có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, ví dụ như việc khoan một giếng khoan trên đất liền để thăm dò sẽ tác động đến kết cấu đất cũng như các động thực vật, môi trường sống xung quanh đó, chưa kể đến có nhiều nơi hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí diễn ra gần khu vực sinh sống của con người sẽ tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt bình thường của họ (như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm nguồn đất...). Việc thực hiện một hoạt động dầu khí bất kỳ đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh đó. Trên cơ sở thu thập các thông tin về tình hình ô nhiễm, suy thoái môi trường trong HĐDK tại Việt Nam từ các tài liệu khác nhau, có thể khẳng định HĐDK gây ô nhiễm, suy thoái môi trường khá lớn. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2001, hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục địa là một trong hai loại hình khai thác khoáng sản gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, phá hoại môi trường đất, rừng, ô nhiễm môi trường nước và không khí rất lớn [6, tr. 4]. Ngoài ra, tại Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy các SCTD xảy ra liên tục trong nhiều năm gần đây [13, tr. 43]. Giai đoạn từ năm 2009-2013 lượng dầu tràn trên vùng biển Việt Nam đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường xung quanh như: làm thoái hóa đất, làm chết các sinh vật biển, ô nhiễm nguồn nước, gây thiệt hại cho các lồng cá của ngư dân, ô nhiễm không khí... [50]. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan