Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở việt nam hiện nay ...

Tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở việt nam hiện nay

.PDF
112
10
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐOÀN THỊ THÙY DƢƠNG PH¸P LUËT VÒ B¶O VÖ M¤I TR¦êNG KH¤NG KHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐOÀN THỊ THÙY DƢƠNG PH¸P LUËT VÒ B¶O VÖ M¤I TR¦êNG KH¤NG KHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH ĐÀO TRÍ ÚC HÀ NỘI - 2017 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ. ................................................................... 5 1.1. Khái niệm về môi trƣờng không khí, ô nhiễm môi trƣờng không khí và bảo vệ môi trƣờng không khí. ..................................... 5 1.1.1. Khái niệm về môi trường không khí, ô nhiễm môi trường không khí ...... 5 1.1.2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí...................................... 10 1.2. Quan điểm chung về vị trí và vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trƣờng không khí ở Việt Nam hiện nay. ...................... 12 1.2.1. Khái niệm, vị trí và vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường không khí... 12 1.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc điều chỉnh pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay ............................................... 21 1.3. Đánh giá chung về pháp luật bảo vệ môi trƣờng không khí ......... 25 CHƢƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM ........ 37 2.1. Khung pháp luật về bảo vệ môi trƣờng không khí ........................ 37 2.1.1. Chế định pháp luật về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí.................................................................................. 44 2.1.2. Chế định pháp luật về đánh giá môi trường và đánh giá tác động môi trường. .......................................................................................... 53 2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường không khí. ....................... 60 2.1.4. Công tác thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp môi trường không khí.................................................................................. 69 2.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường không khí.................................................................................. 80 2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường không khí .......................................................................... 80 2.2.2. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí ............................. 86 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. ..................................................... 91 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng không khí. ........................................................................................... 91 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng không khí ở Việt Nam hiện nay.................................................................... 95 3.2.1. Hoàn thiện các quy định tiêu chuẩn, kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí.................................................................................. 95 3.2.2. Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động môi trường không khí.......97 3.2.3. Hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không khí ................................................. 98 3.2.4. Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường không khí ........................................................................ 100 3.2.5. Hoàn thiện các cơ chế thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí. .......................................................................................... 103 KẾT LUẬN .................................................................................................. 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 106 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, khoa học ngày càng tiên tiến, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì việc được sống trong một môi trường không khí trong lành lại trở nên khó khăn hơn. Bởi quá trình sinh sống và phát triển của con người không tránh khỏi tác động xấu gây ảnh hưởng tới môi trường, trong đó có môi trường không khí. Không khí không chỉ có vai trò quan trọng đối với con người và sinh vật trên trái đất mà nó còn là một thành phần không thể thiếu trong môi trường và hệ sinh thái. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định một trong bốn vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất đối với thế giới là môi trường và hệ sinh thái. Nhưng có một hiện trạng hiện nay đang diễn ra đó là môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm và suy thoái trầm trọng, đó không chỉ là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng. Nước ta trong những năm gần đây mặc dù vấn đề môi trường đã được quan tâm chú trọng nhưng môi trường không khí là một vấn đề khó quản lý nhất trong lĩnh vực môi trường. Việt Nam đã sử dụng nhiều công cụ, thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường 1 không khí, trong đó pháp luật được đánh giá là công cụ có hiệu quả nhất. Thông qua pháp luật, Nhà nước đã tác động đến các chủ thể khi họ có hành vi tác động đến môi trường không khí, qua đó định hướng cho các chủ thể thực hiện hành vi có lợi hơn cho môi trường không khí, góp phần bảo vệ môi trường không khí. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua bên cạnh một số kết quả đạt được vẫn còn đó những hạn chế chưa khắc phục do việc am hiểu và chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân còn yếu kém. Bên cạnh đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong vấn đề thực thi pháp luật còn nhiều bất cập. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng không khí ở Việt Nam hiện nay” làm công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Có thể nói, gần đây chưa có một đề tài nghiên cứu toàn diện, quy mô về pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay. Năm 2005 có khóa luận tốt nghiệp của sinh viên hệ cử nhân trường Đại học Quốc Gia Hà Nội “Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay” của sinh viên Nguyễn Thị Thu Huyền nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nhận định sơ bộ các quy định của pháp luật hiện hành, năm 2001 có luận văn thạc sỹ của Vũ Thị Duyên Thủy với đề tài “Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và hướng hoàn thiện”, đề tài đã nghiên cứu, đánh giá toàn diện về pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam nhưng kể từ khi Luật hiến pháp, Luật bảo vệ môi trường và các luật chuyên ngành khác có liên quan được sửa đổi, bổ sung bằng những quy định mới cụ thể hơn thì chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề “Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay”. Do đó việc nghiên cứu đề tài trên của tôi là không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào trước đây. 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu là: Các vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay; văn bản luật thực định của Việt Nam về bảo vệ môi trường không khí. Thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường không khí. Luận văn đã phân tích nội dung các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay, tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định này trên thực tiễn từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam trong thời gian tới. * Phạm vi nghiên cứu Luận văn có phạm vi nghiên cứu về những chế định chủ yếu của pháp luật bảo vệ môi trường không khí, làm rõ vai trò điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay. Luận văn không đi sâu vào các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan đến môi trường không khí mà chỉ lấy vấn đề này làm cơ sở để xác định vị trí, vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường không khí ở nước ta. Phạm vi thời gian của những vấn đề được nghiên cứu trong luận văn được giới hạn trong các năm 2006, năm 2014, năm 2015. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay. Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam - Phân tích nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam, từ đó đánh giá những thành tựu, hạn chế của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí 3 - Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ môi trường không khí. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm phương pháp lôgic, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp để nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học, hoàn thiện hệ thống lý luận pháp lý. Các phương pháp được sử dụng một cách linh hoạt để đảm bảo hiệu quả và tính thuyết phục của việc nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm có ba chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường không khí. 1.1. Khái niệm về môi trường không khí, ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường không khí. 1.2. Quan điểm chung về vị trí, vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay. Chương 2: Những nội dung chủ yếu của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay. 2.1. Khung pháp luật về bảo vệ môi trường không khí 2.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường không khí. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay. 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí. 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ. 1.1. Khái niệm về môi trƣờng không khí, ô nhiễm môi trƣờng không khí và bảo vệ môi trƣờng không khí. 1.1.1. Khái niệm về môi trường không khí, ô nhiễm môi trường không khí Môi trường là một khái niệm có nội hàm rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo nghĩa rộng thì môi trường là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết duy trì cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Theo nghĩa hẹp thì môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người mà không xét tới tài nguyên thiên nhiên. Nhìn chung có thể hiểu môi trường là một tập hợp các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Trong lĩnh vực pháp lý môi trường được hiểu như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, đó là những yếu tố, hoàn cảnh và tự nhiên bao quanh con người. Luật bảo vệ môi trường 2014 định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”[17, Điều 3, Khoản 1]. Theo quy định này, môi trường được hiểu là một hệ thống các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có liên quan trực tiếp đến con người, sinh vật. Do vậy, khi 5 nói tới môi trường bao giờ chúng ta cũng phải xác định chủ thể của môi trường và những yếu tố bao quanh nó với ý nghĩa là những yếu tố cấu thành môi trường. Xét dưới góc độ tự nhiên, con người chỉ có thể tồn tại, phát triển trong những điều kiện tự nhiên thích hợp, toàn bộ nguồn năng lượng để duy trì sự tồn tại, phát triển của con người đều được cung cấp bởi môi trường. Không khí “là hỗn hợp khí gồm có Nitơ chiếm 78.9%, oxy chiếm 20.59%, Acgong chiếm 0.93%, đioxit cacbon chiếm 0.32% và một số hiếm khí khác như Nêon, Hêli, Mêtan, Kripton. Ở điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1.3% thể tích không khí”[23, Trang 235]. Môi trường không khí là môi trường vô cùng quan trọng trong sự sinh tồn và phát triển của nhân loại. Là loại môi trường rất nhạy cảm, rất dễ biến đổi và lan truyền, sự lan truyền này không ở trong phạm vi một vài quốc gia, có thể lan rộng khắp các châu lục. Do đó việc giữ gìn môi trường không khí không chỉ đem lại một môi trường trong lành và sạch đẹp cho chính quốc gia đó mà nó còn góp phần quan trọng trong việc giữ gìn môi trường chung của thế giới. Nếu trong môi trường không khí có lẫn một số loại khí chất khác có gây ảnh hưởng đến đời sống của con người, của động vật và thực vật thì môi trường không khí đó bị coi là ô nhiễm. Khi đó ô nhiễm không khí được hiểu là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn xa (do bụi) Theo phương diện pháp lý, căn cứ vào khái niệm về “ô nhiễm môi trường” được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 thì ô nhiễm môi trường được hiểu là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.[14, Điều 3, Khoản 8]. Như 6 vậy, có thể thấy khi trong môi trường có sự xuất hiện của một chất lạ hoặc có sự biến đổi nhất định của các khí chất có trong môi trường không khí thì tùy theo mức độ biến đổi mà nó không còn phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường đã đề ra thì môi trường không khí lúc này đang ở mức báo động. Thực tế cho thấy khi môi trường không khí bị ô nhiễm nó không những tác động xấu tới sức khỏe của con người, thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Nhiều chương trình nghiên cứu cũng đã cho thấy biến đổi khí hậu không chỉ thuần túy do tác động của tự nhiên mà còn do tác động của con người thông qua việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất công nghiệp, giao thông, vận tải, nông nghiệp, kéo theo lượng phát thải khí nhà kính CO2 không ngừng gia tăng nhanh, góp phần gây nên biến đổi khí hậu. Bởi vậy, ô nhiễm môi trường không khí thường gây ra những hậu quả cụ thể như sau:  Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt đối với đường hô hấp. Khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh; các chức năng của cơ quan hô hấp suy giảm, gây ra các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tim mạch…và làm giảm tuổi thọ của con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người lao động thường xuyên phải làm việc ngoài trời…Mức độ ảnh hưởng của từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ, loại chất và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Không chỉ ở Việt Nam mà một số nước trên thế giới tình trạng ô nhiễm môi trường cũng đang diễn ra ở mức đáng báo động. Ví dụ như mức độ ô nhiễm không khí ở Trung Quốc tăng cao k lục. Vào tháng 11 2015, Tổ 7 chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mức độ khói bụi tại Trung Quốc đã cao hơn gấp 50 lần so với mức khuyến cáo an toàn của tổ chức. Một con số chắc chắn s khiến nhiều người còn giật mình hơn về mức độ ô nhiễm tại Trung Quốc, đó là 4.000 người chết mỗi ngày do ô nhiễm tại Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã tiến hành đóng cửa nhiều nhà máy, trường học, hạn chế các công trình xây dựng và nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác từ ngày 8-10 12 2015. Mặc dù, Bắc Kinh đã phải trải qua khá nhiều các đợt ô nhiễm khủng khiếp nhưng đây là lần đầu tiên thủ đô Trung Quốc ban hành một lệnh cấm ở mức độ cao đến như vậy. [31] Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể về tác hại do ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đến sức khỏe con người, tuy nhiên các bệnh lý liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, nhất là ở trẻ em hiện nay đang là thực trạng rất đáng lo ngại.  Ảnh hưởng đối với động thực vật Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng nặng nề cho tất cả sinh vật bởi thực vật rất nhạy cảm đối với ô nhiễm không khí. Các chất SO2, NO2, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn, làm lá vàng và rụng sớm. Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF - hợp chất fluorua (đây là hợp chất được sinh ra do quá trình sản xuất hóa chất). Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá. Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước. 8 Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.  Gây thiệt hại kinh tế. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm các khoản chi phí: Khám, chữa bệnh, thiệt hại cho sản xuất và nền kinh tế. Dự án “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng” do Cục bảo vệ môi trường (2007) tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định cho kết quả ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khỏe trên đầu người mỗi năm trung bình là 295.000 đồng.[32] Giả thiết, tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khỏe đối với người dân Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tương tự như người dân ở Phú Thọ và Nam Định thì Hà Nội với 6,5 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,3 t đồng và TP Hồ Chí Minh với 7 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,7 t đồng. Thực tế, môi trường không khí ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm cao hơn so với các tỉnh khác nên thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí thực tế còn cao hơn con số nêu trên.  Ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu Ô nhiễm không khí cũng đang ảnh hưởng tới điều kiện sinh sống của con người, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. Ảnh hưởng tổng hợp nhất là đối với sự biến đổi khí hậu. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra và trái đất đang nóng lên là do các hoạt động của con người chứ không phải thuần túy do biến đổi khí hậu tự nhiên. Do các hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, gas) trong công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp… lượng phát thải các loại khí nhà kính, đặc biệt là C02 không ngừng tăng nhanh và tích lũy trong thời gian dài, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Kéo theo nó là ô 9 nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, khiến cho số người chết tăng dần theo mỗi năm. Từ việc hiểu được tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra, chúng ta cần phải có những biện pháp và cách thức nhất định để bảo vệ môi trường. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 thì hoạt động bảo vệ môi trường được hiểu là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. Như vậy bảo vệ môi trường không khí không chỉ là vấn đề riêng của mỗi cá nhân nào đó mà nó trở thành vấn đề chung của toàn quốc gia, mỗi cá nhân cần tự ý thức được việc giữ gìn, cải thiện môi trường sống hàng ngày để từ đó góp phần chung tay bảo vệ môi trường chung của toàn nhân loại. 1.1.2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đang được dư luận đặc biệt quan tâm, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến không khí bị ô nhiễm, nhưng các hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải đang là nguyên nhân gây ô nhiễm hàng đầu ở nước ta, ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng theo sự phát triển công nghiệp. Sự gia tăng sản xuất công nghiệp và sự lưu thông xe có động cơ đã thải vào không khí một số lượng ngày càng lớn khói, độc và các chất ô nhiễm khác. Ngoài ra còn do khá nhiều yếu tố tiêu biểu khác mà chính nền văn minh hiện đại ngày nay mang lại, chẳng hạn: gia tăng sản xuất năng lượng, luyện kim, sản xuất, sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, các cơ sở hóa dầu, đốt rác. Ô nhiễm môi trường do các nguyên nhân chủ yếu sau đây: Trước hết là do các nguồn tự nhiên: - Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa: hoạt động của núi lửa phun ra một lượng khổng lồ các chất ô nhiễm như tro bụi, khí, có tác hại nặng nề và lâu dài tới môi trường. 10 - Ô nhiễm do cháy rừng: cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiên cũng như các hoạt động thiếu ý thức của con người, cháy rừng ảnh hưởng rất nặng nề tới môi trường không khí, sản sinh ra chất ô nhiễm, độc hại như khói, bụi, khí - Ô nhiễm do bão cát: hiện tượng bão cát thường xảy ra ở những vùng đất trơ và khô không có lớp phủ thực vật ngoài việc gây ra ô nhiễm bụi, nó còn làm giảm tầm nhìn do bụi. - Ô nhiễm do đại dương: Do quá trình bốc hơi nước biển kéo theo một lượng muối bị gió đưa vào đất liền. Không khí có nồng độ muối cao s có tác hại tới vật liệu kim loại, làm cho kim loại mất đi tính bền, nhanh bị hoen gỉ. - Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên: Do quá trình lên men các chất hữu cơ khu vực bãi rác, đầm lầy s tạo ra các khí độc hại, các hợp chất gây mùi hôi khó chịu và thậm chí có cả các vi sinh vật. Thứ hai do các nguồn nhân tạo: - Ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: ví dụ các nhà máy sản xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà máy nhiệt điện (sử dụng các nhiên liệu than, dầu …). - Hoạt động nông nghiệp: sử dụng phân bón, phun thuốc trừ sâu diệt cỏ. - Dịch vụ thương mại: chợ buôn bán. - Sinh hoạt: nấu nướng phục vụ sinh hoạt hàng ngày của con người (gia đình, công sở…). - Vui chơi, giải trí: khu du lịch, sân bóng … Các nguồn trên có thể coi là các nguồn cố định. Tùy vào các nguồn gây ô nhiễm mà trong quá trình hoạt động thải vào môi trường các tác nhân ô nhiễm không khí khác nhau về thành phần cũng như khối lượng. 11 1.2. Quan điểm chung về vị trí và vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trƣờng không khí ở Việt Nam hiện nay. 1.2.1. Khái niệm, vị trí và vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường không khí. Luật bảo vệ môi trường là công cụ pháp lý quan trọng nhằm giữ gìn, bảo vệ môi trường phục vụ cho phát triển bền vững, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của toàn thể nhân dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Đây là một lĩnh vực pháp luật tương đối mới không chỉ đối với hệ thống pháp luật Việt Nam mà còn cả đối với hệ thống pháp luật của nhiều nước đang phát triển khác. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế, xã hội cũng như các vấn đề môi trường nảy sinh thời gian qua như tác động của biến đổi khí hậu, an ninh môi trường, an ninh sinh thái đòi hỏi pháp luật về bảo vệ môi trường phải được cập nhật, bổ sung với các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh, có tính đột phá cho nên mặc dù ra đời muộn hơn so với các ngành luật khác nhưng lại có sự phát triển rất nhanh do nhu cầu bảo vệ môi trường được đặt ra cấp bách. Đến nay, không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước đều đã và đang xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường theo hướng ngày càng hoàn chỉnh và đầy đủ, trong đó có các quy định về bảo vệ môi trường không khí. Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Do đó, pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách cư xử cho mọi người trong xã hội, giúp cho mọi chủ thể trong xã hội đều có thể tìm được cách cư xử phù hợp với ý chí, mong muốn của nhà nước và giúp nhà nước quản lý xã hội, thiết lập và giữ gìn trật tự xã 12 hội. Các lĩnh vực đời sống xã hội mà pháp luật điều chỉnh bao trùm rộng khắp, trong đó có môi trường. Cùng với khái niệm môi trường và không khí đã nêu ở trên ta có thể suy ra định nghĩa pháp luật về bảo vệ môi trường không khí như sau: “Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể sử dụng hoặc tác động đến môi trường không khí hoặc các quan hệ giữa các chủ thể và môi trường không khí trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường không khí vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau” [9, trang 15] Pháp luật đã quy định một hệ thống các quy tắc để bảo vệ môi trường bằng việc thể chế hóa các chính sách, kế hoạch của Đảng, nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường và quy định các biện pháp, nhân lực,... để đảm bảo thực hiện các chính sách, kế hoạch đó. Chính vì thế, pháp luật về bảo vệ môi trường đã trở thành một công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo vệ môi trường. Các quan hệ xã hội mà các quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí điều chỉnh, bao gồm: - Quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động tới môi trường không khí. - Quan hệ về các hoạt động quản lý nhà nước về môi trường không khí. - Quan hệ về các biện pháp khắc phục suy thoái, ô nhiễm, phòng chống sự cố môi trường không khí. - Quan hệ về giải quyết tranh chấp môi trường không khí. - Quan hệ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí. Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở nước ta có một số đặc điểm sau đây: 13 - Có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng, đa dạng, phức tạp bao gồm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; các quan hệ xã hội liên quan đến việc phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường không khí, ô nhiễm môi trường không khí, sự cố môi trường; các quan hệ xã hội liên quan đến quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không khí; quan hệ về hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường không khí. - Chứa đựng các loại quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau, như Luật hiến pháp, hành chính, hình sự, dân sự…. - Có hình thức thể hiện phong phú, gồm các văn bản luật và văn bản dưới luật do nhiều loại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, tới môi trường và hệ sinh thái của mỗi quốc gia. Do đó mục tiêu cần đặt ra đối với mỗi nước không chỉ là phát triển kinh tế hài hòa mà còn phải gìn giữ xã hội từ sự cân bằng tốt nhất của môi trường thiên nhiên, trong đó có yêu cầu đảm bảo môi trường không khí được trong lành. Vì vậy bảo vệ môi trường không khí là thật sự cần thiết và cấp bách. Một trong những hình thức bảo vệ môi trường không khí là thông qua pháp luật. Đó là một hình thức có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật cũng như môi trường và hệ sinh thái. Trước hết có thể thấy do nhu cầu của cộng đồng được sống trong môi trường trong lành: không khí là nguồn cung cấp oxi cần thiết cho hoạt động bình thường của các sinh vật trên trái đất (con người), vì vậy việc bảo vệ không khí trong lành là mối quan tâm của con người vì chất lượng cuộc sống. Do đó cần thiết phải có biện pháp, cách thức nhất định để bảo vệ môi trường, trong đó pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường. Thứ hai, do sự tác động tới môi trường không khí của các hoạt động phát triển của con người, đặc biệt từ sau bùng nổ của cách mạng công nghệ và khoa học kỹ thuật; sự phát triển kinh tế đã kéo theo nhiều tác động to lớn đến 14 môi trường không khí: khí thải công nghiệp, khí thải giao thông vận tải, khí thải từ rác thải sinh hoạt. Thứ ba, do tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình bảo vệ môi trường không khí vì hoạt động bảo vệ môi trường không khí không phải là trách nhiệm của riêng Nhà nước mà nó là trách nhiệm của cả cộng đồng nên cần phải có pháp luật để bảo đảm cho các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động đó được ổn định và phù hợp với yêu cầu của bảo vệ môi trường không khí. Thứ tư, bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng được thực hiện bởi sự kết hợp giữa nhiều biện pháp khác nhau như: biện pháp chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học-công nghệ, biện pháp giáo dục và biện pháp pháp lý. Nhưng các biện pháp đó chỉ được thực hiện dựa trên quy định của pháp luật; nói cách khác, pháp luật là cơ sở để thực thi các biện pháp đó một cách có hiệu quả trên thực tế bởi pháp luật được sử dụng để tác động trực tiếp tới hành vi của người gây ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế những tác động xấu mà họ có thể gây ra cho môi trường cũng như khuyến khích họ thực hiện các hành vi có lợi hơn cho môi trường không khí. Như vậy, bảo vệ môi trường không khí là tất yếu, phù hợp với các yêu cầu khách quan của đời sống xã hội. Bảo vệ môi trường không khí có thể được thực hiện dựa trên sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, song không thể thiếu công cụ pháp luật. Đây là công cụ bảo đảm tính thống nhất, là cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt động khác để bảo vệ môi trường không khí. * Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay Thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội đòi hỏi phải có các chuẩn mực trong mọi hành vi ứng xử, giao tiếp cho mọi thành viên trong xã hội tuân theo. Những văn bản quy định những nguyên tắc như vậy người ta gọi là văn 15 bản quy phạm pháp luật, được nhà nước đảm bảo thực hiện. Các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường cũng chính là những quy tắc xử sự chung nằm trong khuôn khổ pháp luật. Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật bảo vệ Việt Nam, pháp luật bảo vệ môi trường cũng có các vai trò của pháp luật nói chung và cũng có những vai trò riêng của nó. Đó là pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, là cơ sở pháp lý cho việc quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, là cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, và là cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ môi trường. Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường không khí được thể hiện như sau: - Pháp luật quy định các quy tắc xử sự cho con người khi tác động đến môi trường không khí. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hệ thống các quy phạm này tạo khuôn khổ cho hoạt động xã hội, chứa đựng các quy tắc cấm đoán hoặc bắt buộc chung và tác động, điều chỉnh tới các quan hệ xã hội khi ở vào những hoàn cảnh nhất định chứ không phải chỉ áp dụng đối với một nhóm, một đối tượng nào đó. Trong bảo vệ môi trường không khí, pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng, chính con người trong quá trình khai thác các yếu tố trong môi trường đã làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, xác định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí của các tổ chức, cá nhân. Theo đó các chủ thể này bắt buộc phải thực hiện hoặc không được thực hiện những gì mà pháp luật quy định. Chính tính quy tắc và bắt buộc chung này đã tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm cho các chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan