Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Pháp luật quyền của người cao tuổi ở việt nam hiện nay. ...

Tài liệu Pháp luật quyền của người cao tuổi ở việt nam hiện nay.

.PDF
88
8
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH HÀ PH¸P LUËT VÒ QUYÒN CñA NG¦êI CAO TuæI ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH HÀ PH¸P LUËT VÒ QUYÒN CñA NG¦êI CAO TuæI ë VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thanh Hà MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI...... 5 1.1. Khái niệm về ngƣời cao tuổi .................................................................. 5 1.2. Khái niệm quyền của ngƣời cao tuổi ..................................................... 6 1.3. Quyền của ngƣời cao tuổi trong một số văn kiện pháp lý quốc tế ............ 12 1.4. Quyền của ngƣời cao tuổi trong một số văn kiện pháp lý khu vực........... 32 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................. 38 Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI VIỆT NAM ..................................................................................................................39 2.1. Khái niệm về ngƣời cao tuổi ................................................................ 39 2.2. Quyền của ngƣời cao tuổi trong pháp luật Việt Nam .......................... 39 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................. 67 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI .........68 3.1. Quan điểm về việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền của ngƣời cao tuổi.............................................................................................. 68 3.2. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền của ngƣời cao tuổi ....................................................................... 71 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 75 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CEDAW: Công ƣớc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ CRPD: Công ƣớc về quyền của ngƣời khuyết tật ICCPR: Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự chính trị ICESCR: Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ILO: Tổ chức lao động quốc tế UDHR: Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, thế giới đã chứng kiến một cuộc cách mạng về tăng tuổi thọ, gắn liền với sự giảm nhanh tỷ lệ sinh, làm cho số lƣợng ngƣời cao tuổi ngày càng tăng và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong dân số. Đó là xu thế già hoá dân số, mang tính toàn cầu và trở thành một vấn đề xã hội có tác động rất lớn tới tiến trình phát triển chung của tất cả các nƣớc trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, nghệ thuật... Hiện tại, tỷ lệ ngƣời cao tuổi ở Việt Nam đang có xu hƣớng tăng nhanh, từ 6,9% năm 1979, 7,2% năm 1989, 8,1% năm 1999, 9% năm 2009 và hiện nay là hơn 10,5%. Theo dự báo, trong vòng 50 năm nữa, Việt Nam sẽ có hơn 10 triệu ngƣời cao tuổi. Do vậy, việc chăm sóc và bảo đảm các quyền của ngƣời cao tuổi sẽ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác dân vận của Đảng và Nhà nƣớc trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy công tác chăm sóc và bảo đảm các quyền của ngƣời cao tuổi chƣa thực sự hiệu quả.Hiện tƣợng ngƣời cao tuổi cô đơn, không nơi nƣơng tựa hay bị ngƣợc đãi còn nhiều; việc chăm sóc y tế đối với ngƣời cao tuổi, đặc biệt đối với hộ nghèo, vùng sâu vùng xa còn đặc biệt yếu kém. Xã hội hiện đại không đánh giá đúng vai trò, năng lực của ngƣời cao tuổi dẫn đến việc xem nhẹ vị thế của họ. So với các nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng khác, ngƣời cao tuổi chƣa đƣợc nghiên cứu cụ thể và chi tiết, Luật nhân quyền quốc tế cũng chƣa có quy định thực sự cụ thể. Pháp luật Việt Nam, tuy đã có những văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nhƣng việc bảo đảm thực thi lại chƣa thực sự hiệu quả. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài liên quan đến quyền của ngƣời cao tuổi 1 mang ý nghĩa quan trọng và phù hợp với xu thế thực tiễn, góp phần định hƣớng hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo tốt hơn quyền của ngƣời cao tuổi 2. Tình hình nghiên cứu Quyền của ngƣời cao tuổi là một đề tài khá mới trong hoạt động nghiên cứu khoa hoặc pháp lý. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này, nhƣ: - Diego Rodriguez-Pinzón and Claudia Martin (2003), The International Human Right Status of Elderly Persons, American University International Law Review. - Professor Dr Paul De Hert and Eugenio Mantovani, Specific Human Right for Older Person?, Vrije Universiteit Brussels (VUB) - Marthe Fredvang and Simon Biggs (2012), The rights of older persons Protection and gaps under human right law, Brotherhood of StLaurence and University of Melbourne Centre for Public Policy. Vấn đề ngƣời cao tuổi và quyền của ngƣời cao tuổi ở Việt Nam mới dừng lại ở phạm vi những bài viết ngắn nhƣ: - Nguyễn Thị Loan Anh (2013), “Về quyền của người cao tuổi trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”, Tạp Chí Cộng Sản điện tử. Tác giả khái quát các nguyên tắc của Liên hợp quốc về ngƣời cao tuổi, liệt kê các quyền và nghĩa vụ của ngƣời cao tuổi đƣợc quy định trong Luật ngƣời cao tuổi, liệt kê các quyền và nghĩa vụ của ngƣời cao tuổi đƣợc quy định trong Luật ngƣời cao tuổi, xác định chế định quyền của ngƣời cao tuổi trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. - Nguyễn Văn Đồng (2017), “Luật người cao tuổi – Thực tiễn triển khai sau 8 năm thi hành”, Tạp chí dân chủ pháp luật. Bài viết tóm tắt một vài kết quả sau khi thi hành Luật ngƣời cao tuổi, đƣa ra những bất cập và hạn chế trong thực tiễn triển khai Luật, và đƣa ra một số giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả Luật ngƣời cao tuổi. 2 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu  Mục đích Luận văn đƣa ra ba mục tiêu cơ bản: Thứ nhất, phân tích các quy định của luật nhân quyền quốc tế về ngƣời cao tuổi và quyền của ngƣời cao tuổi. Thứ hai: phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền của ngƣời cao tuổi. Thứ ba: đƣa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền của ngƣời cao tuổi.  Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất: khái quát một số vấn đề lý luận liên quan đến ngƣời cao tuổi, đến quyền của ngƣời cao tuổi, khái quát các quy định của luật nhân quyền quốc tế nói chung và một số khu vực nói riêng về quyền của ngƣời cao tuổi. Thứ hai: nêu và phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của ngƣời cao tuổi, đƣa ra những nhận định, đánh giá về các quy định đó. Thứ ba: đƣa ra quan điểm từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa MácLênin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), các quan điểm của Đảng Cộng sản, Nhà nƣớc Việt Nam và của Liên Hợp Quốc về quyền con ngƣời. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng trong luận văn bao gồm: khảo cứu tài liệu, phân tích – tổng hợp, thống kê, so sánh. Các cách tiếp cận của luận văn bao gồm: cách tiếp cận dựa trên quyền con ngƣời (HRBA), nhân học văn hóa, dân tộc học, triết học, chính trị học và luật học. 5. Ý nghĩa của đề tài Hiện tại đã có một số đề tài nghiên cứu về ngƣời cao tuổi ở Việt 3 Nam, tuy nhiên có rất ít công trình tiếp cận vấn đề dƣới góc độ quyền của ngƣời cao tuổi.Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hợp tác trong nƣớc và quốc tế với những chính sách liên quan đến việc hỗ trợ, thúc đẩy việc bảo đảm quyền của ngƣời cao tuổi. Luận văn này sẽ góp phần bổ sung cho những nghiên cứu hiện hành về quyền của ngƣời cao tuổi ở Việt Nam. Từ đó luận văn có giá trị tham khảo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm quyền của ngƣời cao tuổi. 6. Kết cấu luận văn Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn kết cấu thành ba chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Pháp luật quốc tế về quyền của ngƣời cao tuổi. Chương 2: Pháp luật về quyền của ngƣời cao tuổi tại Việt Nam. Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền của ngƣời cao tuổi. 4 Chương 1 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. Khái niệm về người cao tuổi Theo Báo cáo tóm tắt “Già hóa trong thế kỷ 21: thành tựu và thách thức” do Quỹ dân số Liên hợp quốc và Tổ chức hỗ trợ ngƣời cao tuổi quốc tế công bố năm 2012 thống kê số ngƣời cao tuổi trên toàn thế giới đạt 810 triệu ngƣời. Dự kiến trong vòng 10 năm tiếp theo sẽ đạt con số 1 tỷ ngƣời và đạt 2 tỷ ngƣời vào năm 2050, chiếm 22% tổng dân số trên thế giới [39]. Ở nhiều nƣớc phát triển, tuổi già không đƣợc định nghĩa dựa trên các mốc thời gian đánh dấu các giai đoạn của cuộc đời mà đƣợc bắt đầu tính từ thời điểm các đóng góp tích cực không còn nữa.Hầu hết các nƣớc thuộc khu vực Châu Âu đã chấp nhận độ tuổi đƣợc coi là ngƣời cao tuổi là những ngƣời từ 65 tuổi trở lên. Định nghĩa này phần nhiều liên quan đến độ tuổi bắt đầu đƣợc hƣởng chế độ trợ cấp hƣu trí ở khu vực này. Một số nƣớc kém phát triển nhƣ các nƣớc khu vực Châu Phi, dù không có một định nghĩa cụ thể, nhƣng đƣợc xem xét ở độ tuổi 50 đến 55 tuổi, tùy thuộc bối cảnh, vùng và đất nƣớc [45]. Mặc dù không có quy định cụ thể nhƣng nhƣng trong các văn kiện của mình, Liên hợp quốc thƣờng sử dụng 60 năm trở lên khi đề cập đến Ngƣời cao tuổi (Bình luận chung số 6 CESCR, Tuyên ngôn chính trị và chƣơng trình hành động quốc tế Madrid về Ngƣời cao tuổi). Tuy nhiên, vấn đề này dƣờng nhƣ vẫn còn chƣa thống nhất, bởi cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, nhƣ ILO lại sử dụng mốc 65 tuổi để đƣợc hƣởng các quyền lao động dành cho ngƣời già (Công ƣớc C128 về trợ cấp cho ngƣời tàn tật, ngƣời cao tuổi và ngƣời sống sót, 1967). 5 1.2. Khái niệm quyền của người cao tuổi Do xu hƣớng già hóa của thế giới ngày một tăng nên việc quan tâm đến quyền của ngƣời cao tuổi ngày càng đƣợc cộng đồng quốc tế chú trọng. Tuy vậy, quyền của ngƣời cao tuổi vẫn chƣa đƣợc cụ thể hóa bằng một công ƣớc chính thức mà chỉ đƣợc đề cập trong các văn kiện không ràng buộc nhƣ Bình luận chung số 6 của Uy ban công ƣớc các quyền kinh tế văn hóa xã hội, Bộ nguyên tắc của Liên hợp quốc về Ngƣời cao tuổi, Tuyên ngôn chính trị và chƣơng trình hành động Madrid về ngƣời cao tuổi,… Nhìn chung, quyền của ngƣời cao tuổi đƣợc tiếp cận dựa trên hai hƣớng - Quyền của ngƣời cao tuổi là quyền con ngƣời - Quyền của ngƣời cao tuổi thuộc nhóm quyền của “các nhóm dễ bị tổn thƣơng” 1.2.1. Quyền của người cao tuổi là quyền con người Quyền con ngƣời, theo định nghĩa khái quát, là những quyền bẩm sinh, vốn có của con ngƣời mà nếu không đƣợc hƣởng thì chúng ta sẽ không thể sống nhƣ một con ngƣời. Một khái niệm khác đƣợc Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc đƣa ra: “Quyền con ngƣời là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những quyền và tự do cơ bản của con ngƣời” [22, tr.23]. Các khái niệm, dù mang tính khái quát hay pháp lý đều chỉ rõ chủ thể của quyền con ngƣời là con ngƣời, là tất cả cá nhân hay nhóm ngƣời trên thế giới, và trong đó bao hàm ngƣời cao tuổi. Do vậy, tìm hiểu các vấn đề lý luận của quyền con ngƣời cũng chính là tìm hiểu quyền của ngƣời cao tuổi.  Quyền con ngƣời bao gồm ba tính chất cơ bản, bao gồm: Tính phổ biến: tính chất này thể hiện ở chỗ quyền con ngƣời là những 6 gì bẩm sinh, vốn có của con ngƣời và đƣợc áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trên thế giới, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Sự bình đẳng này mang ý nghĩa bình đẳng về tƣ cách chủ thể và cơ hội hƣởng thụ các quyền con ngƣời. Tính chất này đƣợc thể hiện trong tất cả các văn bản, văn kiện pháp lý liên quan đến quyền con ngƣời. Trong UDHR, tính chất này đƣợc thể hiện và khẳng định xuyên suốt tuyên ngôn, nhƣ tại Điều 1: Mọi ngƣời sinh ra đều đƣợc tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, Điều 2: Mọi ngƣời đều đƣợc hƣởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay địa vị khác… . [22, tr.27]. Tính không thể chuyển nhƣợng: quyền con ngƣời là quyền không thể bị tƣớc bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả bởi các nhà nƣớc, trừ một số trƣờng hợp đặc biệt, ví dụ nhƣ một ngƣời phạm tội thì có thế bị tƣớc quyền tự do. Trƣờng hợp khác mà nhà nƣớc có thể hạn chế quyền con ngƣời là trong tình trạng khẩn cấp. ICCPR quy định: Trong thời gian có tình trạng khẩn cấp xảy ra đe dọa sự sống còn của quốc gia và đã đƣợc chính thức công bố, các quốc gia thành viên có thể áp dụng những biện pháp hạn chế các quyền nêu ra trong công ƣớc này, trong chừng mực do nhu cầu khẩn cấp của tình hình, với điều kiện những biện pháp này không trái với những nghĩa vụ khác của quốc gia đó xuất phát từ luật pháp quốc tế và không chứa đựng bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc nguồn ngốc xã hội [11, Điều 4, Khoản 1]. Tính không thể phân chia: thể hiện ở chỗ các quyền con ngƣời đều có 7 tầm quan trọng nhƣ nhau, về nguyên tắc không có quyền nào đƣợc coi là có giá trị cao hơn quyền nào. Bất kỳ việc tƣớc bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều có ảnh hƣởng đến việc thụ hƣởng những quyền và tự do cơ bản khác và tạo tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con ngƣời.  Phân loại quyền con ngƣời. Quyền con ngƣời có thể đƣợc phân loại thành các nhóm khác tùy thuộc tiêu chí phân loại. Dựa trên lĩnh vực điều chỉnh, quyền con ngƣời đƣợc chia thành nhóm quyền dân sự, chính trị và nhóm quyền kinh tế,văn hóa, xã hội, và đƣợc cụ thể hóa bằng hai Công ƣớc: Công ƣớc về các quyền dân sự và chính trị 1966 và Công ƣớc về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội 1966. Nhóm quyền dân sự và chính trị bao gồm những quyền nhƣ: quyền sống, quyền không bị tra tấn và đƣợc đối xử nhân đạo, quyền tự do không bị làm nô lệ hay nô dịch, quyền tự do và an toàn cá nhân, quyền về xét xử công bằng, quyền tự do về tƣ tƣởng, lƣơng tâm và tôn giáo, quyền tự do biểu đạt, quyền tự do hội họp và lập hội, quyền không bị phân biệt đối xử,…. Nhóm quyền kinh tế, văn hóa và xã hội có thể kể đến nhƣ: quyền làm việc, quyền đƣợc hƣởng an sinh xã hội, quyền về gia đình, quyền có mức sống thích đáng, quyền về giáo dục, quyền tham gia vào đời sống văn hóa,…  Ngoài ra, khi nhắc đến quyền thì không thể không nhắc đến nghĩa vụ. Vậy chủ thể có nghĩa vụ của quyền con ngƣời là ai? Nhận thức chung cho rằng, chủ thể chính của nghĩa vụ đối với quyền con ngƣời là nhà nƣớc. Nghĩa vụ của nhà nƣớc bao gồm: (i) Nghĩa vụ tôn trọng: Nghĩa vụ này đòi hỏi Nhà nƣớc không đƣợc tùy tiện tƣớc bỏ, hạn chế hay can thiệp, kể cả trực tiếp hay gián tiếp, vào việc hƣởng thụ các quyền con ngƣời. (ii) Nghĩa vụ bảo vệ: nghĩa vụ này đòi hỏi nhà nƣớc phải ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền của các bên thứ ba bằng việc chủ 8 động đua ra những biện pháp và xây dựng các cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm. (iii) Nghĩa vụ thực hiện: nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nƣớc phải có những biện pháp nhằm hỗ trợ công dân trong việc thực hiện các quyền con ngƣời. Nghĩa vụ này ràng buộc nhà nƣớc phải có những kế hoạch, chƣơng trình cụ thể để đảm bảo cho mọi công dân đƣợc hƣởng thụ đến mức cao nhất có thể các quyền con ngƣời. Các quyền dân sự, chính trị thƣờng chỉ cần thái độ thụ động của nhà nƣớc. Bởi lẽ, nhà nƣớc, trong hầu hết các trƣờng hợp không cần chủ động thực hiện biện pháp hỗ trợ mà chỉ đơn thuần là kiềm chế không can thiệp vào việc hƣởng thụ các quyền dân sự, chính trị của ngƣời dân. Khi một nhà nƣớc tham gia Công ƣớc ICCPR, họ cần phải thực hiện ngay nghĩa vụ bảo đảm quyền vì việc bảo đảm đó không tiêu tốn nhiều nguồn lực quốc gia và có thể thực hiện đƣợc ngay. Ngƣợc lại, các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội đòi hỏi sự chủ động thực hiện của nhà nƣớc: nhà nƣớc phải chủ động thực hiện các biện pháp để hỗ trợ ngƣời dân, chứ không chỉ đơn thuần là kiềm chế không can thiệp vào việc hƣởng thụ các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của họ. Tuy nhiên, bởi việc thực hiện các quyền này cần nguồn nhân lực, vật lực lớn mà không phải quốc gia nào cũng có thể đáp ứng ngay, đặc biệt là các quốc gia nghèo, do vậy việc bảo đảm quyền có thể thực hiện dần dần, từng bƣớc, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mỗi nƣớc. Ngoài nhà nƣớc là chủ thể có nghĩa vụ chủ yếu, các tổ chức, thể chế quốc tế, các đảng phái chính trị, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế, các nhóm chính thức hoặc không chính thức, các cộng đồng,… (gọi chung là các chủ thể phi nhà nƣớc), tùy theo vị thế của mình cũng có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và góp phần thúc đẩy các quyền con ngƣời. 9 1.2.2. Quyền của người cao tuổi thuộc nhóm quyền của “các nhóm dễ bị tổn thương” Nhƣ phân tích ở trên, một trong những tính chất cơ bản của quyền con ngƣời là tính phổ quát. Mọi ngƣời sinh ra đều bình đẳng đƣợc hƣởng các quyền và tự do cơ bản mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Tuy nhiên sự bình đẳng về quyền không đồng nghĩa với việc cào bằng các quyền cho mọi chủ thể, mà nó có ý nghĩa mọi ngƣời đều có cơ hội đƣợc hƣởng thụ các quyền nhƣ nhau trong những điều kiện, hoàn cảnh, năng lực sẵn có nhƣ nhau. Do vậy, nếu một nhóm ngƣời với những thiệt thòi nhất định gặp khó khăn trong việc đạt đƣợc sự bình đẳng thực chất với các nhóm ngƣời khác trong việc hƣởng thụ quyền thì họ cần một số quyền đặc thù để xóa bỏ sự khó khăn đó. Khái niệm các nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng (vulnerable groups) đƣợc sử dụng phổ biến trong các văn kiện pháp lý quốc tế cũng nhƣ các hoạt động nghiên cứu về quyền con ngƣời. Mặc dù không có định nghĩa chính thức nhƣng từ các nguồn tài liệu và thực tiễn về quyền con ngƣời, có thể hiểu rằng khái niệm này chỉ “những nhóm, cộng đồng có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con ngƣời, và bởi vậy, họ cần đƣợc chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng ngƣời khác” [17]. Một số nhóm dễ bị tổn thƣơng trong luật nhân quyền quốc tế có thể kể đến nhƣ: phụ nữ, trẻ em, ngƣời khuyết tật, ngƣời già, ngƣời sống chung với HIV/AIDS, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời tị nạn, ngƣời không quốc tịch, ngƣời lao động di trú,…. Ngƣời cao tuổi thƣờng có xu hƣớng giảm sự hoạt động của họ trong xã hội bởi hầu hết bắt đầu thôi việc và nghỉ hƣu. Do đó, thu nhập của họ sẽ bị giảm sút và ở nhiều quốc gia thì họ trở thành ngƣời phụ thuộc vào con cháu hay họ hàng. Sự quan tâm đến nhu cầu hay chăm sóc của ngƣời cao tuổi có 10 thể bị bỏ qua và bị xâm phạm. Hơn nữa, ngƣời cao tuổi phải đối mặt với quá trình lão hóa khiến cơ thể và trí óc của họ suy giảm, do đó những dễ bị tổn thƣơng về tài chính, thể chất hay các dạng khai thác, bóc lột khác. Báo cáo của Tổng Thƣ ký Liên hợp quốc tại Hội nghị thế giới về Ngƣời cao tuổi lần thứ 2 ngày 22 tháng 07 năm 2011 đã chỉ ra những thách thức mà ngƣời cao tuổi phải đối mặt, bao gồm: (i) Nghèo đói và điều kiện sống: Những vấn đề nhân quyền mà ngƣời cao tuổi phải đối mặt hàng ngày có thể kể đến nhƣ: đói nghèo, vô gia cƣ, suy dinh dƣỡng, các căn bệnh mãn tính không đƣợc kiểm soát, thiếu nguồn nƣớc an toàn, thiếu thuốc men và phƣơng pháp điều trị bệnh an toan, tình trạng thu nhập bấp bênh. Nhiều quốc gia thừa nhận mức sống tiêu chuẩn tƣơng đối thấp của ngƣời cao tuổi so với các nhóm dân cƣ khác về tỷ lệ nghèo đói, thậm chí đói nghèo cùng cực. Thông thƣờng, mặc dù thu nhập ở mức thấp nhƣng họ lại chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi sống gia đình và chăm sóc cháu chắt và các thành viên khác trong gia đình…. (ii) Phân biệt đối xử Một trong những thách thức xảy ra nhiều nhất ở cả các nƣớc đã và đang phát triển là kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Dù ngƣời cao tuổi có vai trò quan trọng trong việc lƣu giữ văn hóa và lịch sử, nhƣng sự thành kiến và kỳ thị (“ageism”) với ngƣời cao tuổi lại diễn ra phổ biến trên toàn thế giới. Chủ nghĩa “ageism” phổ biến trong tuyển dụng lao động, mà pháp luật lại cho phép sự kỳ thị đó. Khiếu nại phổ biến từ ngƣời cao tuổi đến các cơ quan Liên hợp quốc là việc bị từ chối phỏng vấn, tuyển dụng hay tiếp cận các cơ hội vì lý do tuổi tác…. (iii) Bạo lực và lạm dụng ngƣời cao tuổi Khái niệm lạm dụng ngƣời cao tuổi, thƣờng đƣợc hiểu là sự lạm dụng 11 về thể chất, tinh thần hoặc tình dục bởi ngƣời đƣợc tin tƣởng, xảy ra trên phạm vi toàn thế giới. Có rất nhiều hình thức nhƣ: giám hộ bắt buộc, lạm dụng tình dục ở các trung tâm chăm sóc, bệnh viện hoặc ngay chính trong gia đình. Ngoài ra cũng tồn tại những mối đe dọa đặc biệt liên quan đến giá trị truyền thống, bao gồm bạo lực do nghi ngờ sử dụng tà thuật, hay bạo lực chống lại các nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhƣ ngƣời cao tuổi di cƣ, ngƣời cao tuổi khuyết tật, ngƣời cao tuổi trong các tình trạng xung đột và ngƣời cao tuổi nghèo, đặc biệt là ngƣời cao tuổi vô gia cƣ. (iv) Thiếu những biện pháp và dịch vụ cụ thể cho ngƣời cao tuổi Không có nghi ngờ nào khi cho rằng việc cung cấp dịch vụ và thiết lập những biện pháp cần thiết có ảnh hƣởng đến việc hƣởng thụ quyền con ngƣời. Trong bối cảnh này, việc thiếu nguồn lực và cơ sở vậy chất để đối phó với nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt trong dịch vụ chuyên biệt nhƣ khu dân cƣ, chƣơng trình chăm sóc sức khỏe tại gia hay dịch vụ riêng cho ngƣời cao tuổi. Trong một số trƣờng hợp, nhiều quốc gia thừa nhận việc thiếu các trung tâm dân cƣ, đặc biệt là vùng ngoại ô. Các trƣờng hợp khác nhƣ việc quá tải bệnh nhân hoặc thiếu nhân viên y tế và điều dƣỡng đƣợc huấn luyện…. . [45]. Các nguy cơ trên đây chỉ ra rằng nhóm ngƣời cao tuổi thực sự cần những biện pháp và cơ chế đặc thù để đảm bảo họ có thể bình đẳng hƣởng thụ các quyền con ngƣời. 1.3. Quyền của người cao tuổi trong một số văn kiện pháp lý quốc tế Mặc dù việc nhận thức về quyền của ngƣời cao tuổi càng ngày càng đƣợc nâng cao trong cộng đồng quốc tế, nhƣng quyền của ngƣời cao tuổi vẫn chƣa có đƣợc sự quan tâm đúng mức mà họ đáng đƣợc hƣởng. Bằng chứng là ngƣời cao tuổi vẫn chƣa có một công ƣớc riêng hay những công cụ pháp lý toàn diện để bảo vệ quyền của mình. Việc bảo vệ quyền của ngƣời cao tuổi dựa trên các Công ƣớc quốc tế nhƣ ICCPR, ICESCR và các công ƣớc nhân 12 quyền khu vực. Trong số các quyền đƣợc ghi nhận, một vài quyền quan trọng và cơ bản đối với ngƣời cao tuổi có thể kể đến nhƣ:  Quyền không bị phân biệt đối xử Quyền không bị phân biệt đối xử là một trong các nguyên tắc cơ bản của luật nhân quyền quốc tế, đƣợc ghi nhận trong hầu hết các văn kiện quốc tế về quyền con ngƣời. Quy định về quyền này đƣợc ghi nhận đầu tiên trong UDHR tại các điều khoản 1, 2, 6, 7, 8. ICCPR cũng tái khẳng định quyền này trong điều khoản 2, 3, 16 và 26. Khoản 1 điều 2 ICCPR quy định: Các quốc gia thành viên Công ƣớc cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi ngƣời trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phá của mình các quyền đã đƣợc công nhận trong Công ƣớc này, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác [11]. ICCPR quy định: Mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật và có quyền đƣợc pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi ngƣời sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác [11, Điều 26]. Nhìn chung, các điều khoản về không phân biệt đối xử không nêu rõ tuổi tác là một trong những căn cứ phân biệt bất hợp pháp. Tuy nhiên, “địa vị khác” (“other status”) ở đây có thể bao hàm căn cứ về tuổi tác. Trên thực tế 13 Ủy ban nhân quyền đã đƣa ra Bình luận chung số 18, giải thích rằng các căn cứ để phân biệt đối xử không bị giới hạn bởi những căn cứ đƣợc nêu trong phạm vi công ƣớc. Bình luận chung giải thích rằng: trong khi điều 2 giới hạn phạm vi quyền đƣợc bảo vệ không bị phân biệt đối xử dựa trên những căn cứ đƣợc quy định. Điều 26 không xác định những hạn chế nhƣ vậy. Điều đó có nghĩa, điều 26 quy định rằng tất cả mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật và pháp luật sẽ đảm bảo cho tất cả mọi ngƣời sự bảo vệ công bằng và bình đẳng chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên các căn cứ đã liệt kê. Ủy ban cho rằng, điều 26 không chỉ đơn thuần lặp lại điều 2 mà nó cấm phân biệt đối xử trong pháp luật hay bất cứ lĩnh vực nào đƣợc quản lý và bảo vệ bởi các cơ quan nhà nƣớc. Nói cách khác, nguyên tắc không phân biệt đối xử đƣợc quy định trong điều 26 không giới hạn trong những quyền đƣợc quy định trong công ƣớc [45]. Hơn nữa, Bình luận chung cũng giải thích về thuật ngữ phân biệt đối xử. Thuật ngữ này đƣợc hiểu là bất kỳ sự phân biệt, loại bỏ, hạn chế hay thiên vị nào thực hiện dựa trên bất kỳ yếu tố nào nhƣ chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, quốc tịch hay thành phần xã hội, tài sản, nguồn gốc hay các vị thế khác, mà có mục đích hoặc có tác động làm vô hiệu hóa hay làm suy giảm sự thừa nhận, thụ hƣởng hay thực hiện các quyền tự do của mọi ngƣời trên cơ sở bình đẳng. Bình luận chung số 6 ICESCR cũng cho rằng tuổi tác là một căn cứ chống lại sự phân biệt đối xử. Bình luận chung giải thích rằng việc căn cứ tuổi tác chƣa đƣợc nêu rõ trong các văn kiên pháp lý nhƣ UDHR, ICCPR hay ICESCR bởi tại thời điểm thành lập tuyên ngôn hay công ƣớc thì già hóa chƣa phải là vấn đề phổ biến và cần sự quan tâm nhƣ hiện nay. Và “địa vị khác” có thể đƣợc hiểu là áp dụng cho tuổi tác. Tuy nhiên, Bình luận chung số 6 cũng nêu rằng trong một vài lĩnh vực, 14 sự phân biệt đối xử liên quan đến tuổi tác vẫn đang hiện diện hợp pháp, ví dụ nhƣ việc nghỉ hƣu bắt buộc hoặc vấn đề tiếp cận giáo dục đại học. Nhƣ vậy, luật pháp nên tạo những điều kiện để ngƣời cao tuổi có cơ hội hƣởng thụ quyền một cách bình đẳng. Quyền bình đẳng, không có nghĩa là áp dung một kiểu đối xử cho mọi đối tƣợng trong cùng một tình huống, và không phải mọi sự khác biệt về đối xử đều tạo nên sự phân biệt đối xử.Bình đẳng ở đây có nghĩa bình đẳng trong cơ hội để hƣởng thụ quyền.Và nếu sự đối xử khác biệt đƣợc xác định dựa trên các điều kiện hợp lý, khách quan và nhằm mục đích để đạt đƣợc sự bình đẳng thì không bị coi là trái với ICCPR.Những “hành động ƣu đãi” này, đôi khi trong một số trƣờng hợp, là bắt buộc. Trong Bình luận chung số 18, Ủy ban cũng đề cập nhƣ sau: Ủy ban cũng muốn chỉ ra rằng, nguyên tắc bình đẳng đôi khi yêu cầu các quốc gia thực hiện những hành động ƣu đãi nhằm giảm bớt hay xóa bỏ những yếu tố là nguyên nhân tạo ra sự phân biệt đối xử mà bị nghiêm cấm trong Công ƣớc. Ví dụ, trong một quốc già nơi mà những điều kiện chung của một bộ phận dân cƣ nhất định ngăn cản hay làm ảnh hƣởng tới việc đƣợc hƣởng các quyền con ngƣời của họ, thì quốc gia thành viên phải thực hiện hành động cụ thể để chấn chỉnh những điều kiện trên. Những hành động nhƣ vậy có thể bao gồm cả sự ƣu đãi đƣợc áp dụng với một cộng đồng cụ thể trong một thời gian nhất định. Khi những hành động nhƣ vậy là cần thiết để chấn chỉnh sự phân biệt đối xử trong thực tế, nó đƣợc coi là một sự đối xử khác biệt hợp pháp theo Công ƣớc. Điều 5 của Công ƣớc về phân biệt đối xử của ILO quy định rằng các chính phủ phải chấp thuận “những biện pháp đặc biệt để đáp ứng những yêu cầu cụ thể của những ngƣời, vì những lý do nhƣ giới tính, tuổi tác, khuyết tật, 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan