Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng (điều tra ...

Tài liệu Phân tích vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng (điều tra vụ án hình sự, xét xử vụ án hình sự, giáo dục, cải tạo phạm nhân). rút

.DOCX
12
138
85

Mô tả:

Lê Thị Hương- 361728 Lớp N02- TL2 Nhóm 03 MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 NỘI DUNG I Khái quát chung về hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp 1 Khái niệm hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp 1.1 Khái niệm hoạt động nhận thức..............................................................1 1.2 Khái niệm hoạt động tư pháp..................................................................2 2 Mục đích của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp.......................2 3 Các giai đoạn của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp................3 4 Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp...........3 5 Phương pháp cơ bản giải quyết vấn đề tư duy trong hoạt động tư pháp.....4 II Vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng. 1 Vai trò của hoạt động nhận thức trong cấu trúc tâm lí của hoạt động tư pháp........................................................................................4 2 Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.....5 3 Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự.......7 4 Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn giáo dục, cải tạo phạm nhân.......................................................................................8 III Kết luận........................................................................................................9 TỔNG KẾT....................................................................................................10 Bài tập học kì môn Tâm lí học tư pháp Page 0 Lê Thị Hương- 361728 Lớp N02- TL2 Nhóm 03 MỞ ĐẦU Hoạt động nhận thức đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tư pháp. Hoạt động nhận thức là một bộ phận, một mặt hoạt động rất cơ bản, rất cần thiết, không thể thiếu của hoạt động tư pháp. Bất kì một chủ thể nào của hoạt động tư pháp (điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên...) khi tiến hành nhiệm vụ của mình đều phải sử dụng hoạt động nhận thức. Trong nội dung bài tập học kì môn tâm lí học tư pháp em xin chọn đề tài: “phân tích vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng (điều tra vụ án hình sự, xét xử vụ án hình sự, giáo dục, cải tạo phạm nhân). Rút ra kết luận cần thiết” để làm rõ vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng. NỘI DUNG I Khái quát chung về hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. 1 Khái niệm hoạt động nhận thức và hoạt động tư pháp. 1.1 Khái niệm hoạt động nhận thức. Sống và hoạt động trong thế giới khách quan, con người phải nhận thức, tỏ thái độ, tình cảm và hành động với thế giới ấy. Nhận thức, tình cảm và hành động là ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người. Trong quá trình hoạt động con người phải nhận thức, phản ánh hiện thực xung quanh cả hiện thực bản thân mình, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm, hành động. “ Hoạt động nhận thức là quá trình tâm lí phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các cơ quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết vốn liếng kinh nghiệm đã có của bản thân”. Bài tập học kì môn Tâm lí học tư pháp Page 1 Lê Thị Hương- 361728 Lớp N02- TL2 Nhóm 03 Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ khác nhau: từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Mức độ thấp là nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác, trong đó con người phản ánh những cái bên ngoài. Mức độ cao là nhận thức lý tính, bao gồm tư duy và tưởng tượng, trong đó con người phản ánh những bản chất bên trong, những mối quan hệ có tính qui luật. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ, bỏ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con người. 1.2 Khái niệm hoạt động tư pháp. Hoạt động tư pháp là việc thực hiện các hoạt động cần thiết của cơ quan tiến hành tố tụng được pháp luật cho phép để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và của Nhà nước. Nói một cách dễ hiểu thì hoạt động tư pháp là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử...của các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án thực hiện trong khuôn khổ pháp luật tố tụng qui định nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức và của Nhà nước. 2 Mục đích của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. Trong hoạt động tư pháp, hoạt động nhận thức nhằm thực hiện các mục đích sau: - Thu thập tất cả các chứng cứ tài liệu liên quan đến vụ án. - Phân tích đánh giá các chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật của vụ án. - Tìm hiểu thái độ, hành vi xử sự của những người tham gia tố tụng. - Nắm bắt được đặc điểm tâm lí của những người tham gia tố tụng. - Đưa ra các cách thức, phương pháp tác động tâm lí đến những người tham gia tố tụng Bài tập học kì môn Tâm lí học tư pháp Page 2 Lê Thị Hương- 361728 Lớp N02- TL2 Nhóm 03 3 Các giai đoạn của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp được tiến hành qua các giai đoạn sau đây: - Giai đoạn 1: tri giác các sự việc bằng các cơ quan cảm giác. - Giai đoạn 2: thiết lập và tìm ra các cách thức phương hướng thu thập chứng cứ tài liệu liên quan đến vụ án. - Giai đoạn 3: xây dựng mô hình tư duy năng động về vụ án đã xảy ra trên cơ sở các chứng cứ tài liệu liên quan đến vụ án. - Giai đoạn 4: đề ra và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể. 4 Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp - Quá trình nhận thức là quá trình phát triển toàn diện tất cả các thành phần của hoạt động tư pháp. - Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp vừa mang tính gián tiếp vừa mang tính trực tiếp, phần lớn mang tính chất gián tiếp và ít trường hợp mang tính trực tiếp. - Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp là quá trình rất phức tạp, phải xử lí một khối lượng thông tin đồ sộ trong đó thông tin thật liên quan đến vụ án ít, mờ nhạt, khó xác định. - Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp liên quan chặt chẽ với các thủ tục tố tụng. - Hoạt động nhận thức trong quá trình tố tụng mang sắc thái tình cảm cao và được tiến hành trong trạng thái tâm lí căng thẳng. Bài tập học kì môn Tâm lí học tư pháp Page 3 Lê Thị Hương- 361728 Lớp N02- TL2 Nhóm 03 - Nhận thức bị hạn chế về thời gian. Sự hạn chế này được qui định trong các văn bản pháp luật. Sự hạn chế về thời gian đã thôi thúc những người tiến hành tố tụng phải hoạt động tích cực để xác định sự thật khách quan của vụ án đã xảy ra. 5 Phương pháp cơ bản giải quyết nhiệm vụ tư duy trong hoạt động tư pháp Trong hoạt động tư pháp những người tiến hành tố tụng thường giải quyết nhiều nhiệm vụ tư duy phức tạp nên vấn đề phương pháp giải quyết các nhiệm vụ tư duy được đặt ra khá quan trọng. Việc lựa chọn cũng như áp dụng các phương pháp giải quyết nhiệm vụ tư duy thích hợp sẽ mang lại hiệu quả lớn cho hoạt động nhận thức. Các phương pháp cơ bản giải quyết nhiệm vụ tư duy trong hoạt động tư pháp là: - Phương pháp tư duy lôgic - Phương pháp tư duy linh hoạt - Phương pháp tư duy theo kinh cảm - Phương pháp tư duy sáng tạo - Phương pháp phỏng đoán (mô phỏng) II Vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng. 1. Vai trò của hoạt động nhận thức trong cấu trúc tâm lí của hoạt động tư pháp Quá trình nhận thức là quá trình phát triển toàn diện tất cả các thành phần của hoạt động tư pháp. Trong cấu trúc tâm lí của hoạt động tư pháp có sau thành phần chức năng, trong đó hoạt động nhận thức thuộc nhóm chức năng cơ bản, là hoạt động nhằm mục đích đạt được mục đích của hoạt động tư pháp. Hoạt động nhận thức đóng vai trò là một hoạt động trung tâm, là hoạt động cơ sở cho các hoạt động tâm lí khác bởi hoạt động nhận thức là hoạt Bài tập học kì môn Tâm lí học tư pháp Page 4 Lê Thị Hương- 361728 Lớp N02- TL2 Nhóm 03 động đầu tiên, là tiền đề, căn cứ khởi đầu trong cấu trúc của hoạt động tư pháp. Chỉ khi nào những người tiến hành tố tụng nhận thức đúng đắn về vụ án thì mới có thể tiến hành các hoạt động khác, đưa ra các quyết định, hành vi đúng đắn còn nếu nhận thức ban đầu không đúng thì nhất định các hoạt động còn lại sẽ mắc sai lầm. Hoạt động nhận thức là một hoạt động cơ bản không thể thiếu trong hoạt động tư pháp, bất kì một chủ thể nào của hoạt động tư pháp khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ đều cần sử dụng tới hoạt động nhận thức. Khi có nhận thức đúng đắn mới có thể tiến hành thu thập, phân tích, đánh giá chứng cứ để nhằm xác minh sự thật khách quan của vụ án, qua đó giúp đưa ra các quyết định, bản án đúng đắn và có biện pháp giáo dục hợp lí. Trong từng giai đoạn thì hoạt động nhận thức có vai trò nhất định, hướng tới mục đích của từng giai đoạn tố tụng. 2. Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng, trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do pháp luật tố tụng qui định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án Đối với điều tra các vụ án hình sự, hoạt động nhận thức được coi là thành phần chủ yếu trong cấu trúc tâm lí trong hoạt động điều tra vụ tội phạm. Trong quá trình điều tra, hoạt động nhận thức gắn liền với việc thu thập, nghiên cứu các sự kiện đã xảy ra, nghiên cứu nhân cách bị can. Thông qua hoạt động nhận thức điều tra viên thu thập, lựa chọn, đánh giá các nguồn tin nhận được, đồng thời đề ra những giả định về mối liên quan giữa các sự kiện. Xuất phát từ nhiệm vụ của giai đoạn điều tra vụ án hình sự là xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án; xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, áp dụng các biện pháp khắc phục; lập hồ sơ, đề nghị truy tố bị can. Bài tập học kì môn Tâm lí học tư pháp Page 5 Lê Thị Hương- 361728 Lớp N02- TL2 Nhóm 03 Do đó hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra đóng một vai trò hết sức quan trọng: - Hoạt động nhận thức là hoạt động trung tâm của hoạt động điều tra vì nó hoạt động nhận thức trùng với mục đích của hoạt động điều tra. Ở giai đoạn này hoạt động nhận thức đóng vai trò quan trọng nhất, thông qua hoạt động nhận thức, từ việc tri giác, phân tích, tư duy cơ quan điều tra mới có thể xác định được nghi phạm, hành vi phạm tội, thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Trong hoạt động của điều tra viên, khía cạnh tìm kiếm và tái tạo của hoạt động nhận thức luôn giữ vai trò chủ đạo. Thu thập thông tin về sự kiện phạm tội thông quan nhận thức trong hiện tại và quá khứ trên cơ sở phân tích thông tin đó điều tra viên tái tạo và khôi phục lại mô hình về diễn biến khách quan của vụ án đã xảy ra. Hoạt động nhận thức nhằm đảm bảo thu thập tất cả các chứng cứ tài liệu liên quan đến vụ án, phân tích, đánh giá chứng cứ, tìm hiểu thái độ hành vi xử sự, nắm bắt được tâm lí của người tham gia tố tụng để đưa ra phương pháp tác động tâm lí hợp lí nhất để tác động đến họ nhằm đạt được mục đích của giai đoạn điều tra. Chỉ khi có sự nhận thức đầy đủ, rõ ràng thì cơ quan điều tra mới có thể tiến hành phân tích, đánh giá chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án cũng như nắm bắt được tâm lí của nhứng người tham gia tố tụng. Ví dụ: khi nhận thức được bị can khai báo gian dối điều tra viên sẽ tiến hành một số biện pháp tác động tâm lí tới họ như phương pháp thuyết phục, phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy... tác động lên bị can nhằm làm cho họ thay đổi thái độ, không dám khai báo gian dối nữa. - Hoạt động nhận thức là cơ sở cho các hoạt động tâm lí khác trong giai đoạn điều tra. Hoạt động nhận thức là hoạt động đầu tiên, là tiền đề, cơ sở cho những hoạt động còn lại. Trong giai đoạn điều tra, hoạt động nhận thức có quan hệ mật thiết, tác động qua lại với các hoạt động thiết kế và giáp dục. Trên cơ sở những nhận thức có được về vụ án, cơ quan điều tra sẽ đề ra Bài tập học kì môn Tâm lí học tư pháp Page 6 Lê Thị Hương- 361728 Lớp N02- TL2 Nhóm 03 những kế hoạch đúng đắn để giải quyết vụ án hình sự, hoạt động này chính là hoạt động thiết kế trong giai đoạn điều tra. Ví dụ sau khi nhận thức được một số hướng của vụ án như: hiện trường vụ trộm trật tự, không có sự xáo trộn mà tên trộm lấy đi một số tiền lớn trong khi cửa nhà không bị phá, do đó điều tra viên nhận định kẻ gây án là người thân quen trong gia đình, do đó cơ quan điều tra tiến hành khoanh vùng tội phạm, điều tra từ những người có thân trong gia đình bị hại, đây chính là hoạt động thiết kế, vạch kế hoạch trong giai đoạn điều tra. 3. Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự Xét xử vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó Toà án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án để ra bản án, quyết định tố tụng theo qui định của pháp luật. Nhiệm vụ của giai đoạn xét xử là ra được bản án, quyết định theo qui định của pháp luật, do đó trong giai đoạn này hoạt động hoạt động thiết kế đóng vai trò chủ đạo, tuy nhiên để thực hiện tốt và chính xác hoạt động thiết kế thì nhất thiết phải có hoạt động nhận thức trước đó. Hoạt động nhận thức là cơ sở để thực hiện các hoạt động tâm lí khác, trong đó có hoạt động thiết kế. Hoạt động thiết kế của Toà án chỉ được thực hiện sau khi thực hiện hoạt động nhận thức trên cơ sở kiểm tra và đánh giá những chứng cứ đã được thu thập. Để giúp cho Toà án dễ dàng thực hiện hoạt động thiết kế, mọi thông tin cần thiết phải được thu thập tương đối đầy đủ, chính xác ngay trong giai đoạn điều tra. Mục đích cơ bản của hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử là nghiên cứu, kiểm tra và đánh giá các chứng cứ được thu thập để từ đó đưa ra các bản án, quyết định đúng đắn về vụ án đang xét xử, hay còn gọi là thực hiện hoạt động thiết kế. Hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử đóng vai trò quan trọng tuy nhiên vai trò của nó không giống như vai trò trong giai đoạn điều tra (vai trò trọng tâm). Ví dụ từ những Bài tập học kì môn Tâm lí học tư pháp Page 7 Lê Thị Hương- 361728 Lớp N02- TL2 Nhóm 03 chứng cứ của cơ quan điều tra hội đồng xét xử nghiên cứu, đánh giá và nhận thấy hành vi của bị cáo cấu thành tội cố ý gây thương tích chứ không phải tội giết người thì Toà án ra bản án đối với bị cáo là tội cố ý gây thương tích. Việc ra quyết định, bản án đối với người phạm tội không những mang tính trừng phạt đối với hành vi của họ mà quan trọng hơn cả là mang tính giáo dục đối với cả người phạm tội lẫn quần chúng nhân dân. Khi có những hình phạt thích đáng đối với hành vi phạm tội (cải tạo không giam giữ, phạt tù, tử hình...) mọi người sẽ nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội và những hình phạt phải gánh chịu khi thực hiện hành vi đó, từ đó làm cho họ có thái độ tôn trọng, tuân thủ pháp luật cũng như cảm hoá người phạm tội không bước vào con đường phạm tội. Dó đó hoạt động nhận thức có tác động không nhỏ đến hoạt động giáo dục trong giai đoạn xét xử. Hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử được thực hiện bởi các thành viên Hội đồng xét xử nhằm kiểm tra lại tính đúng đắn của các thông tin thu thập được trong giai đoạn điều tra thông qua hồ sơ và lời khai của những người tham gia tố tụng. Hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử mang tính chỉ động, ít căng thẳng hơn so với giai đoạn điều tra do lượng thông tin ít hơn, cô đọng hơn, đã được sàng lọc qua giai đoạn điều tra, tuy nhiên hoạt động nhận thức ở giai đoạn xét xử vẫn mang ý nghĩa nhất định. Trong giai đoạn xét xử có thể phát hiện thêm tội mới nên hội đồng xét xử có thể yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc mời thêm người làm chứng để làm rõ hơn sự thật khách quan của vụ án, từ đó đưa ra những quyết định, bản án đúng đắn nhất. 4. Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn giáo dục, cải tạo phạm nhân Muốn giáo dục, cải tạo phạm nhân tốt thì cần phải có sự am hiểu tâm lí của phạm nhân, họ cần loại bỏ những phẩm chất nào, cần bổ sung những Bài tập học kì môn Tâm lí học tư pháp Page 8 Lê Thị Hương- 361728 Lớp N02- TL2 Nhóm 03 phẩm chất nào. Ví dụ phạm nhân do thiếu tiền nên đã cướp tài sản để lấy tiền ăn tiêu, trong quá trình cải tạo, giáo dục không những làm cho họ có ý thức tuân thủ pháp luật mà còn tạo cho họ ý thức làm việc, kiếm tiền để không sa vào phạm tội. Toàn bộ hoạt động giáo dục và hơn nữa là hoạt độn cải tạo cá nhan người phạm tội chỉ có thể tiến hành với sự hiểu biết sâu sắc về tất cả các đặc điểm tâm lí của phạm nhân. Để đạt được hiệu quả của hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân thì hoạt động giáo dục trong giai đoạn này chiếm một vai trò hết sức quan trọng, chỉ khi nhận thức được đầy đủ, rõ ràng đặc điểm tâm lí, hoàn cảnh gia đình...của phạm nhân thì hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân mới đạt được kết quả tốt nhất. Để giáo dục, cải tạo phạm nhân, cán bộ quản giáo không những phải biết trạng thái tâm lí của họ trong hiện tai mà còn phải biết những thiếu sót tâm líxã hôi của họ đã nảy sinh bằng cách nào trong quá trình hình thành những thói quen, cách xử sự chống đối pháp luật của họ. Nội dung hoạt động nhận thức trong quá trình giáo dục, cải tạo bao gồm: nghiên cứu tỉ mỉ điều kiện sống và lao động của phạm nhân; nghiên cứu hệ thống giao tiếp bắt buộc mà họ phải tham gia vào giao tiếp với cán bộ quản giáo, với những phạm nhân khác; ngoài ra cán bộ quản giáo còn phải thu thập thông tin về điều kiện phát triển của cá nhân phạm nhân khi nghị án cũng như thông tin về gia đình phạm nhân, về những mối quan hệ của họ với gia đình, về giáo dục, văn hoá, thói quen lao động của phạm nhân. Nhờ có những hoạt động này mà việc nhận thức cá nhân phạm nhân được đầy đủ, rõ ràng hơn, qua đó có thể xây dựng tổ chức giáo dục, cải tạo phạm nhân với những biện pháp đúng đắn, mang lại hiệu quả cao nhất. III Kết luận Hoạt động nhận thức là một quá trình phát triển toàn diện tất cả các thành phần của hoạt động tư pháp. Có thể nói hoạt động nhận thức là hoạt động cơ Bài tập học kì môn Tâm lí học tư pháp Page 9 Lê Thị Hương- 361728 Lớp N02- TL2 Nhóm 03 bản nhất của hoạt động tư pháp, là phương tiện để thực hiện các hoạt động khác trong hoạt động tư pháp. Hoạt động nhận thức là hoạt động xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn trong hoạt động tư pháp, bất kì một chủ thể nào của hoạt động tư pháp đều phải sử dụng hoạt động nhận thức khi tiến hành nhiệm vụ của mình. Hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra tạo cơ sở cho hoạt động xét xử được thuận lợi cũng như việc nhận thức đúng đắn trong giai đoạn ét xử góp phần không nhỏ giúp cho việc giáo dục cải tạo phạm nhân đạt được kết quả tốt. Có thể thấy rằng hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau qua từng giai đoạn, đảm bảo phải tuân theo pháp luật tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án, qua đó giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của quần chúng và người phạm tội. Hoạt động nhận thức có vai trò cực kì quan trọng trong hoạt động tư pháp, nếu nhận thức sai lệch thì sẽ ảnh hưởng tới việc xác định sự thật khách quan của vụ án, ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, quyền tự do và thậm chí là tính mạng của người dân, do đó những chủ thể trong hoạt động tư pháp cần hết sức thận trọng khi nhận thức một vấn đề khi tiến hành nhiệm vụ của mình. Vì vậy hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp cần tuân thủ triệt để những qui định của pháp luật tố tụng. Những người tiến hành tố tụng phải có nhận thức đúng đắn, khách quan dựa trên cơ sở những chứng cứ, những qui định của pháp luật mà không được dựa vào cảm tính, ý chỉ chủ quan của mình dẫn đến việc giải quyết sai sót vụ án hình sự, không đúng qui định pháp luật. TỔNG KẾT Trên đây là toàn bộ nội dung bài tập học kì của em, dù đã cố gắng nhưng không tránh được sai sót, rất mong nhận được sự đánh giá, bổ sung của thầy cô để em hoàn thiện hơn kiến thức của mình về vấn đề này. Bài tập học kì môn Tâm lí học tư pháp Page 10 Lê Thị Hương- 361728 Lớp N02- TL2 Nhóm 03 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình tâm lí học đại cương, NXB CAND Giáo trình tâm lí học tư pháp, NXB CAND Giáo trình khoa học điều tra hình sự, NXB CAND Bài tập học kì môn Tâm lí học tư pháp Page 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan