Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích quá trình biến đổi cách tiếp cận của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực ...

Tài liệu Phân tích quá trình biến đổi cách tiếp cận của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực người khuyết tật

.DOC
15
41
104

Mô tả:

I.LỜI MỞ ĐẦU: Trong suốt một thời gian dài, người ta vẫn cho rằng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người khuyết tật có mối liên quan chặt chẽ với nhau nhưng tới nay mọi người đều thừa nhận rằng nguyên nhân chính của những bất lợi mà người khuyết tật đang phải đối mặt , cũng như việc họ thường xuyên bị tách biệt khỏi xã hội không phải do tình trạng khuyết tật của từng cá nhân, mà chính là hậu quả của những phản ứng tiêu cực từ toàn xã hội đối với người khuyết tật. Chính pháp luật và chính sách đã góp phần tạo ra các phản ứng tiêu cực này. Các vấn đề liên quan đến người khuyết tật đang ngày càng được xem xét dưới góc độ quyền của con người. Tư tưởng cơ bản của luật nhân quyền, dưới góc độ lấy nhân quyền, dưới góc độ lấy nhân phẩm là vấn đề cốt lõi, dựa trên quan điểm tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng, đặc biệt là quyền được sống một cuộc sống đầy đủ và có phẩm giá. Tương ứng với quyền của từng cá nhân. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, tôn trọng và thực thi các quyền con người. Cách nhìn này đã tạo ra những chuyển biến lớn trong pháp luật quốc gia và quốc tế về cách tiệp cận người khuyết tật. II. NỘI DUNG 1.Sự ghi nhận về người khuyết tật của pháp luật quốc tế qua các giai đoạn. Trong suốt một thời gian dài, vấn đề người khuyết tật được xem là một vấn đề phúc lợi xã hội. Điều này thể hiện một quan niệm chung của đông đảo mọi người rằng người khuyết tật cần được hỗ trợ và chăm sóc, và họ không thể cũng như không đủ khả năng tự chăm lo cho cuộc sống của mình. Từ đó suy ra người tàn tật được xem là các đối tượng của phúc lợi xã hội mà không phải là các chủ thể có quyền riêng, nói gì đến việc được hưởng đầy đủ quyền được làm việc. Do vị trí bất lợi của mình trong xã hội khiến họ ít xuất hiện trước công chúng, cũng như do các 1 thành kiến của đông đảo mọi người trong xã hội, người khuyết tật không được hưởng đầy đủ các quyền của mình, kể cả quyền được có việc làm xứng đáng. Trong quá trình xây dựng các văn bản pháp lí ghi nhận những vấn đề liên quan đến người khuyết tật ( quyền, vấn đề giáo dục, việc làm ) Liên hợp quốc ( UN ) và Tổ chức lao động thế giới ( ILO) giữ một vai trò quan trọng. Chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong cách tiếp cận của pháp luật quốc tế về lĩnh vực người khuyết tật qua quá trình xây dựng hệ thống văn bản pháp luật của các tổ chức này. Cụ thể:  Trong những năm 40 và 50 của thế kỉ XX, UN mới chỉ tập trung vào việc thúc đẩy quyền của người khuyết tật thông qua các phương pháp tiếp cận an sinh xã hôi. Cụ thể: Hiến chương và các công ước về quyền con người được các nước phê chuẩn từ giữa những năm 1940 cho đến cuối những năm 1960 – ví dụ Công bố Toàn cầu của Liên hợp quốc về Quyền con người năm 1946, Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Kinh tế, Văn hóa, Xã hội năm 1966, và Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 - đều không đề cập đến người khuyết tật. Trong nhìn nhận khía cạnh này, khuyết tật được hiểu dựa trên hai mô hình : y học và thảm kịch ( Duckworth, Freeney & Parkinson 1996). Mô hình đầu nhấn mạnh vấn đề khuyết tật là do vấn đề bệnh tật của cá nhân và điều này đôi khi được điều chỉnh thông qua sự can thiệp y tế và chữa trị. Qua đó, từ quan điểm này người khuyết tật luôn được nhìn nhận là có vai trò phụ thuộc và thiếu hụt khả năng về thể chất và tinh thần. Mô hình sau đề cập đến những quan điểm đối lập lại khi cho rằng một người bị khuyết tật thì đáng được thông cảm do đó cách tốt nhất để mọi người giúp đỡ người khuyết tật chính là việc quyên góp từ thiện để giúp đỡ họ trong cuộc sống. Cách nhìn nhận này cũng dẫn tới việc xem xét người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc cũng như tự thay đổi cuộc sống của bản thân. Cả hai mô hình này đều nhấn mạnh và quan tâm nhiều đến khía cạnh hệ quả của khuyết tật và làm tách rời họ ra khỏi xã hội. 2  Mãi đến những năm 1970, xuất phát từ Hoa Kỳ - bằng những hình thức khác nhau, người khuyết tật và các hiệp hội của họ đã minh chứng rằng họ hoàn toàn có khả năng, có quyền được sống và lao động như những người bình thường. Sự nỗ lực bền bỉ của họ cùng với sự thay đổi về nhận thức trong xã hội đã dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ về chính sách và pháp luật của Hoa Kỳ về người khuyết tật. Việc thay đổi từ cách tiếp cận phúc lợi xã hội sang cách tiếp cận dựa vào quyền con người được thể hiện thông qua việc đề cập một cách cụ thể về người khuyết tật trong hiến chương. Trong đó Bản tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền người chậm phát triển và tuyên bố về quyền của người khuyết tật được thông qua vào những năm 70 được coi là văn kiện quốc tế đầu tiên quy định rõ các nguyên tắc nhân quyền liên quan đến người khuyết tật. Việc áp dụng những công cụ pháp lí này vào thời gian đó là bước tiến quan trọng trong việc công nhận quyền của người khuyết tật, nâng cao nhận thức quyền con người của người khuyết tật. Tuy nhiên, các văn bản này sớm bị chỉ trích bởi người ta cho rằng chúng chỉ thể hiện các quan điểm y tế và từ thiện đối với người khuyết tật.  Vào thập niên 80 việc xác định lại vấn đề người khuyết tật theo cách thức mới diễn ra ở cấp quốc gia như là kết quả của phong trào ủng hộ cho quyền khuyết tật đang dấy lên ở tầm quốc tế. Trong thời gian này: các công ước và các sáng kiến về quyền con người được phê chuẩn và ngày càng nhiều các văn bản luật pháp quốc tế - thường không mang tính bắt buộc – được các tổ chức như Liên Hợp Quốc và Ủy ban Châu Âu thông qua: Các văn bản này bao gồm Chính sách Nhất quán của Ủy ban Châu Âu về tái thích ứng nghề nghiệp cho Người khuyết tật năm 1992, và Quy định của Liên Hợp Quốc về tạo cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật, năm 1993. Ngày 19 tháng 12 năm 2001, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Quyết định 56/168 về việc thành lập “một Ủy Ban đặc biệt”, cho phép sự tham gia của mọi nước thành viên và quan sát viên của Liên Hợp Quốc, nhằm xem xét các đề xuất xây dựng một công ước quốc tế toàn diện và đầy đủ nhằm tăng cường và bảo 3 vệ quyền và nhân phẩm của người khuyết tật, dựa trên cách nhìn toàn diện về phát triển xã hội, nhân quyền và không phân biệt đối xử; đồng thời chú trọng đến những khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền và Ủy ban về Phát triển xã hội”. Theo đề xuất của kỳ họp thứ hai của Ủy Ban đặc biệt tháng 6 năm 2003, Liên Hợp Quốc đã quyết định xúc tiến xây dựng Công ước này.  Sự ra đời của Công ước về quyền của người khuyết tật: Sau sáu năm, với tám kì họp , ngày 13/12/2006 Công ước về quyền của người khuyết tật đã được thông qua. Công ước ra đời là đã thiết lập quyền của 650 triệu người khuyết tật trên toàn thế giới. Và đây cũng là hiệp ước đầu tiên mang lại vị thế và quyền hợp pháp nhìn nhận tình trạng khuyết tật như là một vấn đề về quyền con người. Công ước này còn có ý nghĩa đặc biệt khi thay đổi cách nhìn đối với tình trạng khuyết tật là một vấn đề xã hội chứ không phải là vấn đề y tế, và xác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp cận theo hướng nhân đạo sang hướng nhân quyền.  Dựa trên văn bản pháp lí này quan niệm nhân quyền về người khuyết tật được phổ biến ở nhiều nước như Thụy Điển, Nhật Bản, Brazil…và gần đây là Hàn Quốc và Thái Lan…Tư tưởng cốt lõi của nhận thức mới này là các vấn đề về người khuyết tật được xem xét dưới góc độ quyền con người, dựa trên quan điểm tất cả mọi người đều có quyền được sống đầy đủ và có phẩm giá đã được ghi nhận trong tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948: “ Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được tạo hóa ban cho lí trí và lương tâm cần đối xử với nhau trong tình bằng hữu” ( Điều 1). Như vậy, có thể thấy quá trình chuyển đổi nhận thức về người khuyết tật như vấn đề phúc lợi xã hội sang nhận thức coi vấn đề khuyết tật là vấn đề bình thường trong xã hội và coi trọng khả năng, năng lực của người khuyết tật đã diễn ra trong khoảng thời gian tương đối dài và không phải đã hết sự khác biệt. 2.Quan điểm y tế và quan điểm xã hội về người khuyết tật. 4 Như đã phân tích ở trên sự ghi nhận về người khuyết tật trong các văn bản pháp luật quốc tế đã có sự thay đổi đáng kể .Lịch sử phát triển của vấn đề này cho thấy đã có các quan điểm khác nhau về khái niệm người khuyết tật. Hiện có hai quan điểm chính: Quan điểm khuyết tật cá nhân và quan điểm khuyết tật xã hội. Qua việc phân tích hai quan điểm này chúng ta sẽ làm sáng tỏ them được về sự thay đổi cách tiếp cận của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực người khuyết tật 2.1 Quan điểm khuyết tật cá nhân ( cá thể ) hay quan điểm khuyết tật dưới góc độ y tế ( y học). Đây là quan điểm mà ở thời kì trước những năm 80 của thế kỉ XX người ta dùng để nhìn nhận người khuyết tật.Theo quan điểm này thì : khuyết tật là do hạn chế cá nhân , là ở chính con người đó , chú trọng rất ít hoặc không để ý đến các yếu tố về môi trường vật thể xung quanh người khuyết tật. Quan niệm này cho rằng người khuyết tật có thể hưởng lợi từ phương pháp khoa học như thuốc điều trị và các công nghệ cải thiện chức năng. Mô hình y tế chú trong vào việc trị liệu cá nhân chứ không xem trọng việc trị liệu xã hội. Như vậy, mô hình y tế nhìn nhận người khuyết tật là vấn đề và đưa ra giải pháp để làm người đó “ bình thường”. Mô hình y tế đưa đến việc cung cấp giáo dục đặc biệt, giao thông đặc biệt, nghề trị liệu, vật lý trị liệu…Nó cũng có thể dẫn đến việc lựa chọn lọc khả năng sinh tồn, ngăn trẻ sơ sinh khuyết tật bằng cách ngăn chặn người mẹ khuyết tật và người mẹ bình thường sinh ra nó. Lí giải rõ thêm cho quan điểm này, theo phân loại của tổ chức y tế thế giới, có ba mức độ suy giảm: khiếm khuyết ( impairment), khuyết tật ( disability) và tàn tật ( handicap). Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lí hoặc ( và) sinh lí. Khuyết tật chỉ dẫn đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ ( WHO, 1999). 5 Như đã trình bày, định nghĩa theo quan điểm y tế thường tập trung vào sự khiếm khuyết về thể trạng, tinh thần, thính giác, thị giác và sức khỏe tâm thần…Có một số định nghĩa theo quan điểm này như sau: - Trung quốc : Điều 2 Luật của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về bảo vệ người khuyết tật ban hành năm 1990 quy định: “ Người khuyết tật là một trong những người bị bất thường, mất mát của một cơ quan nhất định hoặc chức năng tâm lí hay sinh lí, hoặc trong cấu trúc giải phẫu và những người đã mất toàn bộ hoặc một phần khả năng tham gia vào các hoạt động một cách bình thường. “ Người khuyết tật là những người có thính giác, thị giác, lời nói hoặc khuyết tật về thể chất, chậm phát triển tâm thần, rối loạn tâm thần, khuyết tật nhiều và khuyết tật khác” - Ấn Độ: Luật về người khuyết tật ban hành năm 1995 ( về cơ hội bình đẳng, bảo vệ quyền và đảm bảo cho người khuyết tật tham gia mọi hoạt động xã hội ) định nghĩa khuyết tật bao gồm những trạng thái bị mù, nghe kém, lành bệnh phong, thị lực kém, suy giảm khả năng vận động; chậm phát triển về trí óc và mắc bệnh tâm thần. Trong khi đó luật người khuyết tật lại được nêu “ một người bị bất kì một khuyết tật nào không dưới 40% theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền” - Đạo luật số 7277 với tên gọi là Đạo luật tạo nên sự phục hồi chức năng và tự phát triển, tự tin cho người khuyết tật và hòa nhập người khuyết tật vào xã hội và các mục đích khác, được thông qua bởi Thượng nghị viện và hạ nghị viện Philippines vào ngày 12 tháng 7 năm 1991 quy định: “ Người khuyết tật – là người có sự khác biệt về khả năng và hạn chế khiếm khuyết về giác quan, vận động, và tâm thần để thực hiện một hoạt động được coi là bình thường” Cùng với khái niệm người khuyết tật, Đạo luật số 7277 của Philippines còn giải thích một số thuật ngữ khác liên quan đến người khuyết tật như sau: 6 + Sự khiếm khuyết là sự mất, giảm hay rối loạn về chức năng, hay cấu trúc cơ thể, tâm lí và hành vi. + Khuyết tật có nghĩa là: sự khiếm khuyết về vận động hay trí não mà có ảnh hưởng đáng kể một hoặc nhiều chức năng vận động, tâm thần của một cá nhân hay các hoạt động của cá nhân, được coi là có khiếm khuyết. Qua các định nghĩa chúng ta thấy mô hình cá nhân hay y tế nhìn nhận người khuyết tật như những người có vấn đề về thể chất và cần phục hồi, chữa trị. Điều này đã đẩy những những người khuyết tật vào thế bị động của người bệnh. Mục tiêu của hướng tiếp cận y tế là làm cho những người khuyết tật cảm thấy trở lại trạng thái bình thường nhưng vô hình chung lại khiến cho những người khuyết tật cảm thấy họ không bình thường. Theo đó vấn đề khuyết tật được cho là hạn chế ở từng cá nhân. Khi bị khuyết tật, những người này cần phải thay đổi chứ không phải xã hội hay môi trường xung quanh phải thay đổi. 2.2 Quan điểm về khuyết tật theo mô hình xã hội: Vào cuối những năm 1990, mô hình xã hội trở nên khá nổi trội trong những nghiên cứu về khuyết tật trên thế giới , đó là khái niệm được sử dụng phổ biến nhất. Mô hình xã hội là mô hình có cơ sở lí thuyết và có quy tắc riêng, được coi là nền tảng của những biến chuyển của vấn đề người khuyết tật. Trong mô hình xã hội, khuyết tật được nhìn nhận là hệ quả bị xã hội loại trừ và phân biệt. Bởi vì, xã hội được tổ chức không tốt nên những người khuyết tật phải đối mặt với một số phân biệt đối xử như : + Thái độ: thể hiện rõ sự sỡ hãi, sự thiếu hiểu biết và ít kì vọng( ảnh hưởng bởi văn hóa và tín ngưỡng) + Môi trường: Dẫn đến việc không tiếp cận về vật chất, ảnh hưởng đến các mặt của đời sống ( trường học, cửa hàng, tòa nhà công cộng, giao thông) 7 + Thể chế: Là những phân biệt mang tính pháp lí ( ví dụ như không được lập gia đình hay có con, không được nhận vào trường học) Mô hình xã hội đưa ra cơ sở để hiểu những vấn đề phức tạp về khuyết tật. Nó thể hiện khuyết tật là lát cắt ngang các vấn đề xã hội và chính sách cơ bản làm thay đổi tình trạng và hoàn cảnh mà người khuyết tật bị hạn chế hay ngăn cản tham gia đầy đủ như những công dân bình đẳng. Mô hình xã hội về khuyết tật cho rằng nhiều người khiếm khuyết ở các cách khác nhau nhưng chỉ xã hội biến đổi họ thành người khuyết tật; con người bị khiếm khuyết nhưng xã hội bị khuyết tật. Nói cách khác mô hình xã hội khuyết tật coi xã hội là vấn đề, giải pháp là phải thay đổi xã hội. Chính xã hội và chính sách cần phải cải tổ chứ không phải là người khuyết tật. Hiểu khiếm khuyết hay khuyết tật là riêng biệt và khác nhau trong mô hình xã hội, trong đó khuyết tật là hạn chế và rào cản. Tuy nhiên, mô hình xã hội không phủ nhận tầm quan trọng cũng như sự khác nhau của khiếm khuyết. Đặc biệt trước đây sự khác biệt về khuyết tật chỉ được nhìn nhận theo cách tiêu cực, điều này dẫn đến việc người khuyết tật bị phân biệt đối xử và loại trừ khỏi đời sống xã hội. Mô hình xã hội giúp thừa nhận sự khác biệt theo cách tích cực hoặc trung lập và khiến người khuyết tật được hưởng quyền công dân và quyền con người. Vì mô hình xã hội phân biệt những rào cản khuyết tật và khiếm khuyết nên nó tạo điều kiện cho người khuyết tật chỉ tập trung vào khả năng và những điều kiện cần làm là loại bỏ các yếu tố rào cản trợ giúp cho các khiếm khuyết và đươc đối xử như những người khác. Mô hình xã hội giúp người khuyết tật hiểu điều gì cần thực hiện để tiếp cận với quyền công dân và quyền con người. Điều có ý nghĩa ở đây là chính người khuyết tật cũng phải nhận thức được đầy đủ các nghĩa vụ của mình với tư cách là công dân trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị , xã hội mà mình tham gia. 8 Định nghĩa người khuyết tật theo quan điểm xã hội là sự kết hợp giữa sự khiếm khuyết và các yếu tố môi trường và tiếp cận dưới góc độ quyền của người khuyết tật. Một số quốc gia theo quan điểm này định nghĩa người khuyết tật như sau: - Khoản 1 Điều 1 Công ước số 159 của ILO về phục hồi chức năng lao động và việc làm của người khuyết tật năm 1983 quy định: “ Người khuyết tật dùng để chỉ một cá nhân mà khả năng có một việc làm phù hợp , trụ lâu dài với công việc đó và thăng tiến với nó bị giảm sút đáng kể do hậu quả của một khiếm khuyết về thể chất và tâm thần được thừa nhận” - Điều 1 Công ước về quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc năm 2006 quy định : “ Người khuyết tật bao gồm những người suy giảm về thể chất, tinh thần, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”. - Ở Đức sách số chin của Bộ luật xã hội định nghĩa: “ Người khuyết tật là người có các chức năng về thể lực, trí lực hoặc tâm lí tiến triển không bình thường so với người có cùng độ tuổi trong thời gian trên 6 tháng và có sự không bình thường này là nguyên nhân dẫn đến việc họ bị hạn chế tham gia vào cuộc sống xã hội”. - Luật bình đẳng về việc làm của Nam Phi định nghĩa người khuyết tật là: “ người bị suy giảm khả năng về thể lực hoặc trí lực trong một thời gian dài hoặc tiếp diễn nhiều lần khiến người đó bị hạn chế đáng kể về khả năng tham gia hoặc phát triển nghề nghiệp”. - Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 định nghĩa: “ Người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống.” Cũng theo ADA những ví dụ cụ thể về khuyết tật bao gồm : Khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và 9 nghe, chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập , bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, các bệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh HIV ( có triệu chứng và không có triệu chứng). - Ngày 17/6/2010 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật người khuyết tật , có hiệu lực từ 01/01/2011. Chính thức được sử dụng khái niệm người khuyết tật thay chó khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này thì.” Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động sinh hoạt, học tập khó khăn.” Định nghĩa này kế thừa quy định tại Điều 1 Pháp lệnh về người tàn tật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1998 ( hiện đã được thay thế bằng Luật người khuyết tật năm 2010): “ Người tàn tật theo quy định của pháp lênh này không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tàn tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.” Theo cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả những người khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do bệnh tật, tai nạn, thương binh, bệnh binh…Như vậy, luật người khuyết tật Việt Nam đã đưa ra khái niệm người khuyết tật dựa vào mô hình xã hội, tuy nhiên còn chung chung so với khái niệm trong Công ước về quyền của người khuyết tật. Có thể nói, xu hướng của các quốc gia trong cách tiếp cận về người khuyết tật theo tư tưởng chủ đạo của các văn bản pháp luật quốc tế về quyền của của người khuyết tật là dưới góc độ nhân quyền, nhấn mạnh vai trò của xã hội trong việc tạo xóa bỏ các định kiến về người khuyết tật, đồng thời tạo điều kiện để họ thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình, hòa nhập với cộng đồng như những người bình 10 thường khác. Tuy nhiên, để các quyền của người khuyết tật được thực hiện tốt phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và pháp luật của mỗi quốc gia. 2.3 Những điểm khác biệt và tương đồng, mối quan hệ giữa quan điểm y tế và quan điểm xã hội .  Thứ nhất, về sự khác biệt giữa hai quan điểm +Trước hết, sự khác biệt chủ yếu dựa vào khởi nguồn của vấn đề gây nên khuyết tật đã được xác định: Trong mô hình y tế là ở cá nhân, trong mô hình xã hội là ở xã hội. Khuyết tật được nhìn như là khó khăn và khiếm khuyết của cá nhân trong mô hình y tế là sản phẩm của tổ chức xã hội trong mô hình xã hội. + Sự khác biệt thứ hai của hai mô hình là bản chất của khuyết tật : Mô hình y tế tập trung vào khiếm khuyết và cá nhân do vậy bản chất của khuyết tật là sự suy giảm về mặt thể chất, cảm giác và trí tuệ. Người khuyết tật mất khả năng bởi những điều họ không thể làm được. Mô hình xã hội tập trung vào những rào cản mà người khuyết tật phải đối mặt do đó bản chất của khuyết tật là những rào cản ( như thái độ, nạn đói nghèo, rào cản về thể chất và môi trường, rào cản về chính trị…) ngăn cản người khuyết tật tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự khác biệt thứ ba giữa quan điểm y tế và xã hội là việc sự dụng các thuật ngữ. Thuật ngữ được sử dụng trong mô hình y tế là tiên lượng bệnh, chuẩn đoán, kê đơn, tai nạn, thiếu hụt…( ví dụ như khiếm thính, khiếm thị, khiếm khuyết , rối loạn, phục hồi chức năng, phòng ngừa và chữa trị…) Trong khi đó, thuật ngữ được sử dụng trong mô hình xã hội là áp bức, phân biệt, tương đồng, khác biệt, kinh nghiệm, rào cản, quyền công dân, cấu thành xã hội…Việc sử dụng các khái niệm được hiểu như cách phản ánh hiểu biết của mỗi mô hình. + Cuối cùng, nghiên cứu về mô hình y tế đang cố gắng tìm ra cách chữa trị cho người khuyết tật để họ khắc phục tốt hơn về tình trạng sức khỏe và giúp họ điều chỉnh bản thân để chung sống cùng những bất lợi một cách tự lập. Ngược lại, 11 nghiên cứu về mô hình xã hội tập trung xác định lí do môi trường khó tiếp cận và cách thay đổi để những người khiếm khuyết thích nghi.  Về mối quan hệ giữa hai quan điểm : Thực ra mô hình y tế về khuyết tật thật sự bao hàm khiếm khuyết và đặc điểm của người bị khiếm khuyết chứ không nói về khuyết tật. Trong khi đó, mô hình xã hội nói về khuyết tật. Nói cách khác, mô hình xã hội đề cập việc tìm ra cách mà xã hội người bị khiếm khuyết không thể điều chỉnh sự khác biệt của mình. Lúc đó ưu tiên cơ bản để nghiên cứu, kiểm nghiệm những đặc điểm của xã hội bị hạn chế khả năng hơn là người bị khiếm khuyết. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các quan điểm khác nhau vẫn có những ưu thế nhất định trong tương lai nghiên cứu về khuyết tật. Trong bối cảnh toàn cầu và đa văn hóa, tất cả các mô hình đều xuất hiện mặc dù có thể được chấp nhận khác nhau phụ thuộc vào những bối cảnh nhất định. Như vậy mỗi quan niệm nói trên có những điểm mạnh và hạn chế nhất định: quan điểm khuyết tật cá nhân hoặc y tế có tác dụng tốt trong một số lĩnh vực cụ thể như y tế phục hồi và bảo đảm xã hội. Quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội là công cụ quan trọng để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của người khuyết tật bị tách biệt khỏi cuộc sống chung. Vấn đề về những bất lợi và vấn đề phân biệt đối xử. Mô hình xã hội ghi nhận rằng câu trả lời cho câu hỏi liệu ai đó có bị xếp vào danh sách người khuyết tật hay không có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố như văn hóa, thời gian và môi trường. Khái miệm người khuyết tật, cơ sở pháp lí để công nhận ai là người khuyết tật và từ đó được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật liên quan phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu mà luật hoặc chính sách cụ thể theo đuổi. Do vậy không có khái niệm chung về người khuyết tật áp dụng chung cho các nước. Tương ứng với các quan điểm đã nói đến ở trên, có những định nghĩa khác nhau về người khuyết tật theo quy định của các nước. 12 Thông qua quy định của các hệ thống pháp luật khác nhau cho thấy để đưa ra khái niệm thuyết phục và thống nhất về người khuyết tật là không dễ dàng. Việc nghiên cứu để đưa ra định nghĩa quốc tế về người khuyết tật là thách thức do những mô hình của khuyết tật chịu ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa, điều kiện kinh tế xã hội và các tiêu chí xác định khuyết tật. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Sự thay đổi về cách tiếp cận của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực người khuyết tật mà nhất là trong quan điểm về người khuyết tật từ mô hình y tế sang mô hình xã hội đã thể hiện cách nhìn nhận mới về nhóm đối tượng “ Đặc biệt” trong xã hội. Có thể nói dù tiếp cận dưới bất kì góc độ nào, nhất thiết phải phản ánh thực tế là người khuyết tật có thể gặp các rào cản do yếu tố xã hội, môi trường hoặc con người khi tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Họ phải được đảm bảo rằng họ có quyền và trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt động của đời sống như bất kì công dân nào với tư cách quyền con người. MỤC LỤC: I.LỜI MỞ ĐẦU:......................................................................................................1 II. NỘI DUNG..........................................................................................................1 1.Sự ghi nhận về người khuyết tật của pháp luật quốc tế qua các giai đoạn..1 2.Quan điểm y tế và quan điểm xã hội về người khuyết tật.............................4 2.1 Quan điểm khuyết tật cá nhân ( cá thể ) hay quan điểm khuyết tật dưới góc độ y tế ( y học)..............................................................................................5 13 2.2 Quan điểm về khuyết tật theo mô hình xã hội:...........................................7 2.3 Những điểm khác biệt và tương đồng, mối quan hệ giữa quan điểm y tế và quan điểm xã hội ........................................................................................11 III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:....................................................................................13 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam , Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân. 2. Công ước về quyền của người khuyết tật 2006 3. Tài liệu hướng dẫn : Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật, Tổ chức lao động quốc tế ILO, năm 2006 4. http://kham.tv/viec-lam-cho-nguoi-khuyet-tat-mot-so-cach-tiep-can/ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan